Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Nhân Loại Nghĩ Gì Về Thượng Đế ?


Thượng Đế còn được gọi là Đấng Tạo Hóa, Ông Trời, Trời, Thiên, Thiên Chúa, Đấng Tối Thượng, Đấng Tối Cao, Đức Chúa Trời, mặc dù người Việt nam chúng ta có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng cũng chỉ nói đến một Đấng duy nhất đã dựng nên mọi loài mọi vật trên trời, dưới đất, hữu hình và vô hình.
Dân Việt tin vào Trời. Ca dao, Tục ngữ, hoặc những câu nói trong dân gian đầy dẫy, nói lên niềm tin đó:

Trời sinh voi, sinh cỏ. Trời đánh tránh bữa ăn.Trời sinh, Trời dưỡng. Trời kêu ai nấy dạ.Sống nhờ Trời, chết về chầu Trời.Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay.Trời cao không phụ kẻ có lòng.Trời cho hơn lo làm. Chỉ có Trời cứu.

Đèn Trời soi xét. Có Trời chứng giám.Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt.Thiên bất dung gian (Trời không dung kẻ ác).

Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh (Trời sinh ra mọi loài, con người là khôn hơn hết).Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần (giàu lớn do Trời, giàu nhỏ do cần kiệm).Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên (Con người lập mưu, thành bại do Trời).Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong (Thuận với Trời thì còn, nghịch Trời thì diệt vong).Ở hiền thì lại gặp lành, những người nhân đức Trời dành phúc cho.Duyên ba sinh Trời đã sẵn dành (chuyện vợ chồng là do trời sắp đặt).

Ơn Trời mưa nắng phải thì,Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.Lạy Trời mưa xuống,Lấy nước tôi uống,Lấy ruộng tôi cày.Lấy đầy bát cơm.Nhờ Trời mưa thuận gió hòa,Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.Lạy Trời mưa thuận gió đều,Cho đồng lúa tốt, cho chìu lòng em.Con chim nó hót trên cành,Nếu Trời không có, có mình làm sao ?Con chim nó hót trên cao,Nếu Trời không có, làm sao có mình ?Ngẫm hay muôn sự tại Trời,Trời kia đã bắt làm người có thân.Bắt phong trần phải phong trần,Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Đức Khổng Tử nói: 

'Duy Thiên vi đại' (Chỉ có Trời là lớn)'Nhân tri nhân bất khả dĩ bất tri Thiên' (Người ta còn biết nhau, không thể nào không biết Trời được).

Pascal nói: 'Nếu muốn tin vào Thượng Đế, bạn phải quì xuống.'

Nhà bác học Pasteur nói: 'Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế.'

Nhà bác học Becquerel nói: 'Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin.'

Nhà bác học Newton nói: 'Tôi đã thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính.'

Platon nói: 'Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Thượng Đế trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ.'

Nhà bác học Duclaux nói: 'Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cớ đó kỳ dị như hòn đá tự nó bò lên sườn núi.'

Charles Dickens nói: 'Kinh Thánh Tân Ước chính là quyển sách tốt nhất đã từng và sẽ được biết đến trên thế giới.'

Isaac Newton nói: 'Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó.'

Victor Hugo nói: 'Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare; còn Kinh Thánh làm nên nước Anh.'

Nhà bác học Albert Einstein nói: 'Khoa hoc mà không tôn giáo thì mù lòa; tôn giáo mà thiếu khoa học thì què quặt', 'Thượng Đế không chơi trò may rủi.'

Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong phẩu thuật, khi được hỏi về những phát minh của ông, ông đã trả lời: 'Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giê-su.'

Triết gia Kant nói: 'Không ai chứng minh một cách xác đáng là không có Đức Chúa Trời.'

Nhà bác học Edison đã ghi vào sổ lưu niệm khi ông đến viếng tháp Eiffel: 'Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tất cả các kỹ sư, trong đó gồm cả Đức Chúa Trời.'

Văn hào Bossuet nói: 'Những chân lý đời đời không thay đổi [của luân lý] buộc ta phải tin rằng có một Đấng Tạo Hóa.'

Triết gia Brubetter nói: 'Đã từ lâu, tôi cố gắng tìm kiếm một nền luân lý vô tôn giáo. Trước hết, tôi thấy rằng điều nầy khó thực hiện; sau tôi thấy rằng quá liều lĩnh; cuối cùng tôi thấy rằng không thể được. Tôi là một người thuộc nhóm Tự Do Tư Tưởng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Cơ-Đốc Giáo. Tôi đã học hỏi rất lâu, suy nghĩ rất cẩn thận, cuối cùng tôi phải nói rằng, chân lý ở phía chân trời đó.'


Giáo sĩ Moreus, Giám dốc đài thiên văn Bourges nói: 'Tôi liên lạc với các vị Giám đốc thuộc hết mọi đài thiên văn trên thế giới, tất cả đều tin có Đức Chúa Trời.'

Văn hào Victor Hugo nói: 'Thượng Đế là Đấng vô hình xác thực, chống Ngài là mù quáng điên rồ.'

Thánh Augustine nói: 'Không ai phủ nhận Thượng Đế, nếu họ không có lợi gì khi phải phủ nhận Ngài.'

Châteaubriand nói: 'Tiêu hủy sự tin kính theo Phúc âm, thì mọi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình.'

Nhà bác học T. Termier nói: 'Cứ chung mà nói, tất cả khoa học đều dọn trí khôn cho ta nhận biết Đức Chúa Trời hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, được tạo dựng, hỗn tạp, khuyết điểm, có cùng mục đích và rất phức tạp. Do đó, hơn những người dốt nát khác, nhà khoa học dễ có ý tưởng về một Đấng bất di dịch, tự hữu, cần thiết, hoàn toàn và là Đấng duy nhất an bày mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: Khoa học dẫn đến Đức Chúa Trời.'

Bismarc, nhà quân sự và chính trị nổi tiếng của Đức viết thư cho vợ, đã nói: 'Người có trí khôn mà không nhìn biết, hay chẳng muốn nhìn biết có Đức Chúa Trời, thì anh không hiểu sao họ không chết quách đi, vì chán nản và bị khinh bỉ.'

A. Eynieu đã công bố bảng thống kê, trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 vị không biết lập trường tôn giáo, còn 398 vị phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin Đức Chúa Trời thực hữu. Như vậy, có 92% các nhà bác học tin Đức Chúa Trời.

Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kết quả tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhất thuộc bốn thế kỷ qua: '38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị thì 20 vị dửng dưng, 242 vị tin. Tức là cũng có 92% tin có Thượng Đế.'

Svetlana Staline (Con gái nhà độc tài Cộng sản Staline), sinh ra trong vô thần, được huấn luyện trong vô thần, và đã trở nên Cơ-Đốc nhân.

Các nhà bác học vô thần đã trở lại Cơ-Đốc Giáo: Taraschi Nagai, Alexis Carrel, Bregson…
Ông Mashaba, một học giả Ấn độ, được du học tại Anh, tuy có tài về hành chánh, ông không nhận một công tác nào trong khối Liên Hiệp Anh. Sẵn có khuynh hướng về thần bí, ông đã sống độc thân để nghiên cứu về các tôn giáo. Ông nói: 'Sở dĩ mỗi tôn giáo công dụng khác nhau, vì mỗi giáo tổ nhìn thấy một khía cạnh đau khổ của con người và tìm cách cứu giúp theo khía cạnh đó. Bởi thế có thứ kêu gọi từ bi quảng đại, có thứ chủ trương diệt dục hi sinh, có thứ dùng hiếu thảo nhân nghĩa, có thứ giúp tu thân cứu đời, công bằng bác ái, v.v… nhưng không tôn giáo nào đầy đủ như Cơ-Đốc Giáo, vì xây dựng cho con người một cuộc sống có ý nghĩa cao thượng, bảo đảm cho một tương lai hạnh phúc. Có nhiều đặc điểm mà các tôn giáo khác không có, như:
- Vị Giáo tổ bởi Trời giáng thế và đã được sấm ký báo trước từ mấy ngàn năm trong lịch sử hẳn hoi, khác hẳn với những Giáo tổ khác, chỉ là người trần tục.
- Có từ Trời xuống lập Đạo, thì đạo đó mới có khả năng đưa con người về Trời được.
- Đạo trời thì như thuốc trường sinh, dùng thuốc nầy thì không cần thuốc nào nữa.. Các đạo khác chỉ xoa dịu, hay là làm quên đau khổ trong một thời gian, còn Đạo Trời chẳng những cứu khổ, còn ban cho con người sự sống đời đời. Đó mới thật là uớc vọng tối cao của mỗi người.
- Chúa Giê-su đã chiến thắng sự chết, đã sống lại và về Trời, bảo đảm cho cuộc hành trình của tín hữu trên đường đời, là hi vọng vững chắc của người tín hữu.
- Vì mang sắc thái siêu phàm và chứa đựng những giá trị cao thượng vượt mức, nên Đạo Trời thường bị ghen tị, hiểu lầm hay lấn áp, thế mà vẫn phát triển điều hòa, vẫn vững bền giữa mọi gian lao thử thách, khiến cho nhiều người trước kia thờ ơ lãnh đạm, thù ghét, phải tìm hiểu cảm phục và do đó nhiều khi trở nên tín hữu nhiệt thành.'
J.J. Rousseau mỉa mai những ai cho rằng câu chuyện về cuộc đời Chúa Giê-su là bịa đặt, như sau: 'Bịa đặt như thế thì không được; đến nỗi tác giả bịa đặt (nếu có), chắc chắn còn lạ lùng hơn anh hùng trong sách.'

Các vị Tổng thống Mỹ:

George Washington nói: 'Không thể có một chính phủ đúng, khi chính phủ đó phủ nhận Thượng đế và Kinh Thánh.'

Abraham Lincoln: 'Kinh Thánh là quà tặng quý nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại.'

Dwight Eisenhower: 'Văn minh của chúng ta được xây dựng trên nền tảng Kinh Thánh.'

Andrew Jackson: 'Kinh Thánh phải là nền tảng cho thể chế của chúng ta.'

- Một nhà bác học Mỹ có ý mỉa mai những kẻ chủ trương vô thần như sau: 'Trong con người có một lượng nước đủ giặt một cái khăn bàn. Máu chứa chất sắt đủ làm 7 cây đinh đóng móng ngựa. Có một số vôi đủ quét một bức tường nhỏ. Đốt thân người ra than, có thể làm được 65 cây bút chì. Chất Phốt-phát đủ làm được hộp diêm. Muối thì khoảng hai hoặc ba muỗng nhỏ. Bán tất cả những vật đó được khoảng 95 cent, chưa đầy một đô-la.'

Cái chết của Voltaire (nhà vô thần)
Người ta coi Văn hào Voltaire là ông tổ vô thần. Với ngòi bút thiên tài, ông cố hạ bệ Đức Chúa Trời. Ông dạy: Hãy đánh đổ cái đứa quái gở kia (ông ám chỉ Hội Thánh của Chúa). Không một lời gian dối nào mà ông tởm gớm, không một vu oan nào mà ông ghê sợ. Ông chiêu tập một số người lấy tên là nhóm Beelzebuth (Bê-ên-xê-bun là chúa quỉ - theo Kinh Thánh sách Mathiơ 12:24) mục đích là để hạ bệ Đức Chúa Trời. Ông có chịu lễ theo đạo, nhưng chỉ để chế nhạo Chúa. Năm 1753, ông đã lên án Đức Chúa Trời: '20 năm nữa Đức Chúa Trời có thể về hưu, vì không ai còn phục vụ Ngài.' Đúng 20 năm sau, 1773, Voltaire đã qua đời trong cái chết thê thảm. Ông trông thấy những hình ảnh làm ông run sợ, ông la lên: 'Một bàn tay đang kéo tôi xa rời Đức Chúa Trời… Quỉ muốn bắt tôi… Tôi trông thấy hỏa ngục.' Ông tru tréo, gầm thét như thú vật hung dữ. Ông lấy móng tay cấu xé thịt mình ra từng miếng. Một bà già thường giúp đỡ người hấp hối, sau khi chứng kiến cái chết của Voltaire lúc hấp hối đã nói: 'Khi ấy tôi đang ở gần giường của ông ấy, tôi không còn muốn thấy một người vô thần chết nữa.' Một người khác cũng đã nói: "Nếu quỉ có thể chết được, cũng không chết thê thảm như Voltaire." Và căn nhà của ông đã trở thành nơi in Kinh Thánh.

Tác giả: NGUYỄN HY VỌNG.
(
Trích: Bán Nguyệt San Ý DÂN số 281 Ngày 15 đến 30-11-2004)