Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Ơn Cứu Rỗi Diệu Kỳ


Tôi là kẻ hậu sinh, tình cờ được nghe những câu chuyện này, những câu chuyện vừa lạ lùng, vừa hấp dẫn. Điều thú vị là những nhân vật của các câu chuyện, hoặc bản thân họ, hoặc con cháu họ vẫn còn sống, và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện không phải ở đâu xa vời mà ngay chính tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Cảm tạ Chúa, vì từ những câu chuyện đẹp như vậy, ơn cứu rỗi của Chúa đã đến với biết bao người tại vùng đất này, và hiện nay, những hậu tự của các cụ vẫn tiếp nối con đường của cha ông mình...

Thành phố Tam Kỳ trước đây là huyện Hà Đông, có nguồn gốc lịch sử khá phong phú, là bộ phận của vùng đất mới được hình thành từ đời Hồ Hán Thương (1403) với địa danh “xứ Hà Đông”. Đến năm Thành Thái 18, (1906), đổi thành phủ Tam Kỳ. Tam Kỳ, chỉ về 3 ngọn núi vây quanh thành phố: Kỳ Phú, An Hà và Chiên Đàn.

TÔI ĐÃ CHỌN


Tôi chống Cơ-đốc-giáo

Gia đình tôi thật ra không thực hành một tôn giáo nào. Cha tôi theo Nho-giáo, nhưng có khuynh hướng tự do. Mẹ tôi theo Phật-giáo như trăm nghìn đồng bào khác, thỉnh thoảng đi chùa chiền lễ bái ngày rằm và mùng một, và ăn chay.


Riêng tôi, tôi chống mọi thứ tôn giáo; đối với tôi, tôn giáo chỉ là mê tín dị đoan, dành riêng cho hạng đàn bà quê mùa, mù chữ, dốt nát.

Đến bậc trung học, tôi được cha mẹ gởi vào một trường tư thục Công-giáo La-mã ở Huế, không phải vì có lòng mộ đạo, nhưng chỉ vì chúng tôi không tìm được trường nào khác ở vùng ấy. Ngoài những môn học thường lệ, học sinh còn phải học giáo lý cương yếu và đọc kinh trước mỗi giờ học.

Như tất cả các học sinh trong trường, tôi quì gối đọc kinh, hoặc giả bộ đọc, cố ra vẻ trang nghiêm sùng kính nhiệt thành. Nhưng trong thâm tâm tôi ghét mọi điều ấy. Như tôi đã nói, trên nguyên tắc, tôi chống mọi thứ tôn giáo. Nhưng tôi ghét Công-giáo hoặc Cơ-đốc giáo nhất, lúc bấy giờ tôi lầm tưởng hai danh từ này đồng nghĩa.

Phép Lạ Sau Bức Tường Bá-Linh

EmailPrint

Ngày 9 tháng 11 năm 2009 đánh dấu 20 năm, ngày bức tường Bá Linh bị sụp đổ và sự chấm dứt của thời kỳ chiến tranh lạnh. Trước khi bức tường Bá Linh được xây lên, Billy Graham có đến giảng 2 lần ở Bá-Linh vào năm 1954 và 1960.



Ngày 9 tháng 11 năm 2009 đánh dấu 20 năm, ngày bức tường Bá Linh bị sụp đổ và sự chấm dứt của thời kỳ chiến tranh lạnh. Trước khi bức tường Bá Linh được xây lên, Billy Graham có đến giảng 2 lần ở Bá-Linh vào năm 1954 và 1960. Năm 1982 ông giảng ở Đông Bá Linh và nhiều thành phố khác ở Đông Đức. Trong những lần thăm viếng này, ông gặp nhiều tín đồ trung tín hầu việc Chúa, dù phải ở dưới chế độ Đông Đức. Câu chuyện sau đây kể về vài tháng trước khi bức tường sụp đổ:Chúa làm việc qua một gia đình Cơ-Đốc để bày tỏ quyền năng của Ngài cho những viên chức trong chính quyền vô thần ở Đông Đức. “Với Chúa mọi việc có thể làm được”, mẹ tôi trả lời một viên lính gác ở ranh giới Đông Đức.