Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

BA LỜI KHUYÊN CHO HỘI THÁNH LAO-ĐI-XÊ


Không có văn bản thay thế tự động nào.Khải Thị 3: 14 – 22

Vào thế kỷ thứ nhất, Lao-đi-xê là thành phố tọa lạc trong trũng Lycus của Tiểu A-si, nay thuộc Thổ-nhĩ-kỳ. Khi ấy, thành phố này là một trung tâm tài chính giàu có, là đầu mối quan trọng sản xuất và buôn bán vải sợi, hơn nữa nơi đây rất nổi tiếng với công nghệ bào chế dược phẩm, đặc biệt là thuốc trị viêm mắt.[1]  Tuy nhiên nghịch lý của Hội thánh Lao-đi-xê là sự giàu có bên ngoài trái ngược hoàn toàn với sự nghèo khó tận cùng trong tâm linh của họ. Thậm chí Hội Thánh này không biết rằng tình trạng của họ là “khốn khổ, đáng thương, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ” (c. 17). Qua ngòi bút của sứ đồ Giăng, Chúa Jesus đã gửi thư kêu gọi Hội thánh Lao-đi-xê hãy sốt sắng ăn năn. Có ba lời khuyên quan trọng được nhấn mạnh ở đây:

MỤC VỤ CHĂN BẦY

I Phi-e-rơ 5: 1 – 4 Không có văn bản thay thế tự động nào.Trước khi Chúa Jesus thăng thiên, Ngài đã giao phó chức vụ chăn chiên cho các sứ đồ, các trưởng lão, các mục sư, các tôi tớ Ngài (Giăng 21: 15 – 17). Với tư cách Đấng chăn chiên hiền lành đã chết thay cho bầy chiên, Chúa Jesus đã trao trọng trách cho những người chăn tiếp tục mục vụ chăn bầy cho đến lúc Ngài tái lâm. Những ai được Chúa kêu gọi vào chức vụ là những người có lòng ao ước, có ân tứ chăn bầy, là Cơ-đốc-nhân nhiều năm, được nhiều người chứng tốt (I Tim 3: 1 – 7; Tít 1: 6 – 9). Chăn bầy là công tác đối diện với nhiều khó khăn, thử thách và nguy cơ nhưng cũng đầy vinh hiển khi Chúa Jesus Christ tái lâm. Theo sứ đồ Phi-e-rơ, muốn chăn bầy tốt, đẹp lòng Chúa, người chăn phải hội đủ các yếu tố sau:

CÁI LƯỠI

Image result for wordsGia-cơ 3: 1 - 12 Sử dụng lời nói là cả một nghệ thuật, vì vậy Ca dao từng khuyên rằng:
“Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Mặt khác tục ngữ Việt Nam còn cảnh báo nên “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Điều này cho thấy sự cẩn ngôn là hết sức cần thiết đối với Cơ-đốc-nhân đặc biệt là những người hầu việc Chúa (c.1). Cũng trong đề tài về “Cái lưỡi,” Gia-cơ cảnh báo độc giả của mình phải suy nghĩ hai lần trước khi trở thành người dạy dỗ. Một giáo viên Cơ-Đốc phải có cả khôn ngoan và chân chính, vì điều này sẽ được chứng minh bằng sự tự chủ trong lời nói.[1] Gia-cơ đã phân tích phương diện tiêu cực của cái lưỡi để dạy dỗ con dân Chúa cẩn thận trong nói năng. Tác giả đã phân tích năng lực, những tác động, sự nguy hiểm cũng như cách kiểm soát lời nói sao cho đúng đắn, đẹp lòng Chúa. Cái lưỡi được mô tả bằng những hình ảnh như sau: