Không còn phải tranh luận hay chối cải gì nữa, nền văn minh Tây Phương tiến bộ vượt bực cho đến ngày hôm nay là do những cố gắng đáng phục của các khoa học gia. Làm việc một cách kiên nhẫn, tận tụy và say mê, họ đã đem lại cho chúng ta nhiều điều hữu ích trong đời sống, từ viễn vọng kính của thời xa xưa tới phát minh điện thoại, đèn điện, phi cơ rồi tới các thuốc trụ sinh để chữa được những bệnh tật hiễm nghèo.
Nhưng nên ghi chú rằng những khoa học gia đầu tiên trên thế giới là những người có niềm tin Cơ đốc sâu xa. Đó không phải là một sự trùng họp ngẫu nhiên. Đó là sự tìm tồi không những để khám phá có phải Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ, mà còn tìm hiểu Ngài đã sáng tạo nên vũ trụ như thế nào. Tại sao vậy? Vì khoa học đặt nền tảng trên tiền đề là Thượng Đế sáng tạo ra trật tự trong vũ trụ. Và các khoa học gia trong đó có số lớn là người tín đồ trung kiên với niềm tin vững chắc vào một Đức Chúa Trời vô sở bất năng, đã dùng phương pháp khoa học để khám phá nhiều điều mới lạ, dẫn chúng ta đến nền văn minh ngày hôm nay. Trong cuộc đi tìm những bí ẩn của vũ trụ, một số các nhà khoa học bắt đầu đặt giả thuyết về Thượng Đế. Một số đã quyết tâm đặt mình vào vị thế vô thần, khăng khăng cho rằng Thượng Đế không có hay không hiện hữu, và nay cho rằng không cần đến Thượng Đế để sáng tạo ra vũ trụ.
Nhà vật lý Stephen Hawking không phải là người đầu tiên nêu lên nghi vấn trên. Thật ra sự tranh luận về việc vũ trụ có một đấng sáng tạo, và vị đó là ai, là một trong những câu hỏi xưa như trái đất trong lịch sữ nhân loại. Hawking một người bị bệnh thần kinh vận động hay còn được gọi là ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis) là một căn bệnh cơ-lãng phí. Trước đây ông đã viết một cuốn sách có tựa đề là "Lược Sử của Thời Gian" (A Brief History of Time) trong đó ông nói, "Nếu chúng ta khám phá một định lý hoàn chỉnh, nó quả là thành quả tối hậu của lý luận con người - để lúc đó chúng ta biết được ý muốn của Thượng Đế." Năm 2009 cả thế giới đã tưởng ông phải đi qua thế giới bên kia khi viện Cambridge loan báo ông bị bệnh nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi hồi phục khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, ông họp tác với một vật lý gia người Mỹ Leonard Mlodinov viết cuốn "The Grand Design" chủ đích đề ra "định lý cho vạn vật" để giải thích về đời sống, vũ trụ, và tại sao chúng ta hiện hữu. Trong cuốn đó ông nói Thượng Đế không cần thiết cho sự sáng tạo.
Mọi thứ đều ở trong phương trình của Hawking, ngoại trừ Thượng Đế. Chính bà Jane Hawking, bà vợ thứ nhất của ông còn nói ông là một người vô thần. Trong cuốn Grand Design, mới đầu ông không thể chối bỏ một thực tế rằng vũ trụ đã được sáng tạo cực kỳ tinh tế cho đời sống. Thực tế này được gọi là Nguyên Tắc vị nhân (Anthropic principle), đã hướng dẫn nhiều nhà khoa học suy nghĩ về việc để dành một chỗ trong phương trình của họ cho một Đấng Sáng Tạo. Chính Albert Einstein cũng thốt lên rằng, "điều không thể hiểu nhất về vũ trụ là nó dễ hiểu." Vũ trụ này dễ hiểu tới một mức độ nào đó cho những con người ngoại hạn vì nó được sáng tạo hay được thiết kế bởi một Đấng Sáng Tạo để cho có thể hiểu được.
Nhưng Hawking không làm điều đó. Trong cuốn "The Grand Design", ông ẩn náu trong một định lý, không chứng minh được, không thử nghiệm được, và hoàn toàn giả thuyết rằng chúng ta đang sống ở trong một vũ trụ trong số muôn vàn vũ trụ (đa vũ trụ) - có lẽ tới hàng vô cực vũ trụ, mỗi cái tự nhiên được sáng tạo, chuyển động theo một tiến trình không định được và trong số đó vài cái có thể có đời sống. Nhưng qua đề nghị của Hawking về đa vũ trụ không chắc đã khoa học hơn lời mở đầu của sách Sáng Thế Ký, vừa đơn giản vừa chí lý, "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất..." Một nhà khoa học như Stephen Hawking lại đưa ra một giả định vừa không khoa học, không chứng minh được, Hawking chỉ chọn theo thuyết vô thần, nhưng cố đề cao phẩm giá của con người dường như đang đơn độc trong một vũ trụ vô biên, ông viết, "mặc dầu chúng ta nhỏ bé và vô nghĩa theo khuôn khổ của vũ trụ, điều này đem lại cho chúng ta một cảm giác chúa tể của việc sáng tạo."
Chúa tể của việc sáng tạo? Con người là chúa tể của việc sáng tạo! Điều này quả gây kích động và nghi vấn trong chúng ta. Nó chỉ là một ý tưởng vô nghĩa. Một kiều dân nhỏ bé cư ngụ trong một vũ trụ vô biên không có Thượng Đế. Một sự sáng tạo không có Đấng Sáng Tạo! Tế bào thuộc linh của Hawking đã chết mòn như những tế bào cơ động trong thân thể ông. Dinesh D'Sousa, tác giả cuốn sách "Điều Rất Hay Ho về Cơ Đốc Giáo" (What so great about Christianity) và cũng là nhà tranh luận kinh nghiệm trong chương trình Ai Ai theo hàng ngũ Người Vô Thần Mới (Who-who lineup of New Atheists), ghi nhận về Hawking như sau: ‘với tư cách là một khoa học gia, Hawking đã không đối xứng xu hướng thiên về vật thể tới câu trả lời cho vấn đề thuộc linh. Đem những lời giải thích vừa vô lý chưa được chứng minh được coi là thích họp cho vấn đề siêu nhiên. Đó là lời phát biểu võ đoán vô thần'.
Việc phủ nhận của Hawking rằng Thượng Đế không cần thiết cho việc sáng tạo vũ trụ và sự phát sinh của đời sống, có lẽ vị giáo sư nỗi tiếng này cần nghe những lời của những người đã từng là người vô thần, nhưng nay phải đi đến kết luận rằng chúng ta cần một Đức Chúa Trời Hằng Sống để đem lại sự tốt đẹp nhất của con người. Roy Hattersley là một nhà bình luận của tờ báo cấp tiến Guardian đã ghi nhận sau cơn khủng hoảng của cơn bảo Katrina năm 2005 như sau, "chỉ có đa số những người tín đồ Cơ Đốc cứ tiếp tục giúp đở, chứ không phải những người vô thần." Hattersley viết, "Câu kết luận chỉ có thể là đức tin đi kèm với một gói mệnh lệnh đạo đức, có thể không phải là thái độ hành động cho tất cả người tín đồ, nó có đủ ảnh hưởng trên đời sống họ làm cho họ có đời sống đạo đức trội hơn những người vô thần như tôi. Chân lý giải phóng chúng ta. Nhưng nó không làm cho chúng ta đáng được bái phục như đội trưởng trung bình trong tổ chức Salvation Army."
Một người vô thần khác đã được tái sinh - ít nhất theo sự dự đoán của ông ta về Cơ Đốc Giáo - là Matthew Parris. Viết cho tờ báo Times của Luân Đôn, Parris kể lại rằng Phi Châu cần Đức Chúa Trời hay ít nhất theo quan điểm thế giới - nghĩ rằng đức tin vào Thiên Chúa rất thường được sanh ra. Ông nói rằng Cơ đốc giáo cung cấp một liều thuốc giải độc cho định mệnh của một lục địa bị tê liệt.
"Bây giờ tôi là một người vô thần đã được công nhận, nhưng tôi bị thuyết phục qua sự đóng góp to lớn về việc truyền bá Cơ đốc giáo ở Phi Châu: phân biệt một cách rõ rệt so với công tác phi chính quyền theo thế tục, các dự án của chính phủ và những nỗ lục viện trợ quốc tế," Ông Parris viết tiếp, "Chỉ những nỗ lực này không thấm tháp vào đâu. Sự học vấn và huấn luyện cũng không đủ vào đâu. Ở tại Phi Châu chính Cơ Đốc giáo thay đổi tấm lòng người ta. Nó đem lại một sự chuyển đổi tâm linh. Việc tái sinh có thật. Sự thay đổi thật tốt."
Chúng ta không cần phải tranh luận với Stephen Hawking về vấn đề này mặc dầu một số người có thể làm điều đó. Qua những minh chứng về sự thay đổi tấm lòng ở trên đây, chúng ta chỉ cần tự hỏi chúng ta và thử hỏi nhà vật lý lừng danh câu này: Tại sao đức tin trong Đấng Christ làm cho một người trở thành một người tốt hơn một người không có Đấng Christ? Như thể chúng ta được tạo ra cho chính Ngài. Chúng ta là ai nếu chúng ta đơn giản chỉ là sản phẩm ngẩu nhiên của trọng lực và sự sáng tạo tự nhiên? Liệu chúng ta có thể đương đầu nỗi với sự hỗn loạn của thế giới xẩy ra chung quanh chúng ta? Còn chưa nói tới sự việc bao la của vũ trụ bên ngoài! Câu trả lời nào chúng ta lựa chọn: Một Đức Chúa Trời Hằng Sống tể trị vận mạng của nhân loại, vừa yêu thương vừa đầy năng quyền hay một đa vũ trụ vô định, không linh hồn, một đa vũ trụ tự phát sinh không ai vận hành?
Chúng ta tốt hơn sống trong một vũ trụ có sự điều động của một Đức Chúa Trời Chí Cao, đã xác định một sự sáng tạo tinh tế trong một thế giới cần mối liên hệ mật thiết giữa thể chất, tâm hồn và tâm linh trong một vũ trụ mà chúng ta chỉ mới bắt đầu thám hiểm.
Anh Châu - TNPA