VIII. MẬT ONG RỪNG
1. Chữa dị ứng (Allergy)
3. Mắt có tia màu đỏ ngầu:
4. Đàn bà sau khi sanh tự nhiên khát nước uống vô độ
5. Khó sinh hay sinh ngang đẻ ngược
1. Chữa dị ứng (Allergy)
Chứng bệnh
này, hầu như không mấy người thoát khỏi. Có người bị nặng mặt mũi sưng ù lên, mắt
mũi ngứa ngáy khó chịu. Có người vừa thức dậy đã hắt hơi mấy chục cái, rồi nước
mắt, nước mũi chảy liên tục, ướt hết khăn này tới khăn khác v.v. LM Phan Ph.
đang coi một giáo xứ Mỹ lớn, ở miền bắc Texas, Ngài bị bệnh dị ứng, sưng húp mặt
mũi, đã chích thuốc mãi mà không dứt, may có người bầy cho uống mật ong rừng
thì khỏi dứt bệnh (thử mật này do loại ong làm tổ ở khu rừng, có nhiều hoa, ong
hút nhụy hoa đem về tổ làm mật. Khác với mật ong bán ở chợ, nguời ta nuôi ong bằng
đường, để lấy nhiều mật, thứ mật này không tốt cho việc trị bệnh. Có người pha
mật ong với nước trà uống.
Mật ong rừng
tìm mua ở các farms có rừng cây, có nhiều hoa, có khi bày bán bên cạnh đường. Thứ
này không bán ở chợ.
2. Chữa lở miệng:
2. Chữa lở miệng:
Lấy mật
ong tốt bôi cho lở miệng sẽ hết.
3. Mắt có tia màu đỏ ngầu:
Lấy mật
ong tốt, nhỏ mắt mấy lần sẽ làm tan tia máu.
4. Đàn bà sau khi sanh tự nhiên khát nước uống vô độ
Lấy mật
ong pha nước nóng uống, bất kể nhiều ít là khỏi.
5. Khó sinh hay sinh ngang đẻ ngược
*Mật ong tốt
và dầu mè, mỗi thứ l bát, 2 bát nấu còn lại 1 bát, cho uống sẽ sinh dễ dàng.
* Mật ong
dùng được lâu dài, làm sáng tai mắt, bồi bổ sức khỏe, sống lâu, làm yên ngũ tạng.
1/ Lấy que lửa đang cháy, nhúng vào mật ong, nếu đem
ra thấy bốc hơi là thật, nếu bốc khói là giả.
2/ Lấy chút mật nhỏ vào giấy napkin, nếu không thấm
sang hay không dính là thật.
II. Hữu sinh vô dưỡng - Củ gai
Người mẹ sinh con bình thường, nhưng sinh đứa nào chết
đứa đó hoặc sớm hay muộn gọi là “Hữu sanh vô dưỡng”. Để chữa chứng bệnh này,
Cha Chính Túc, Địa Phận Thái Bình đã cho một phương thuốc đơn giản, nhưng hiệu
quả lạ thường. Khi còn là cậu nhỏ giúp lễ cho Cố Y Pha Nho; một hôm ngài được
Cha xứ xai phơi cuốn sách cảc bài thuốc gia truyền, tháo rời từng trang, sách
viết bằng chữ Nho, ngài đọc được bài thuốc chữa người “Hữu sanh vô dưỡng” đến
khi về Đại Chủng Viện Nam Định học, phải đi qua bến đò Cựa Gà, gặp lúc trời
mưa, ngài ghé nhà một người không Công Giáo tạm trú, sau câu chuyện hỏi thăm xã
giao, biết được gia đình này không con vì chứng ''hữu sanh vô dưỡng'',ngài nhớ
lại bài thuốc đã đọc đuợc khi phơi sách như sau:
Lấy một niêu đất còn mới, nấu cơm nếp, khi cơm sôi
thì lấy mấy củ gai cắm ngược đầu xuống đáy nồi, nấu chín cơm thì ăn hết cả cơm
cả củ. Chỉ có thế thôi mà từ đó bà mẹ này sanh đứa nào, đạt đứa đó, con cái đùm
đìa.
Củ gai, lá nó làm bánh ăn, gọi là bánh gai; vỏ nó làm
sợi rất bền chắc. Củ luộc ăn chữa bệnh TIỂU ĐÊM.
III. Bệnh sâu quảng – lá muồng
Người vết thương làm độc mà trị khỏi sớm, vi trùng ăn
sâu dần, be bờ chung quanh, mỗi ngày mỗi ăn sâu thêm, rất khó trị được, có người
phải cắt chân. Thầy Phan Th. G. bị thương biến thành sâu quảng, rất đau đớn, đã
chở đi nhà thương nhiều lần đề có đủ phương tiện chữa tri, nhưng vết thương mỗi
ngày mỗi to và sâu thêm. Thấy thất vọng, tôi tìm nắm lá muồng, giã với chút muối
rồi đắp, chỉ làm vài lần đã thấy miệng thu lại dần và thịt cũng dày lên. Làm tiếp
3,4 ngày nữa thấy ăn da non và khỏi hẳn.
Lá muồng, mọc ở bờ bụi, trái nó tròn hơi dài, giống
quả đậu xanh, có hạt khô, lắc thấy kêu bên trong.