Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Nữ Giáo Sĩ Mary Travis


Viện Thánh Kinh Moody là nơi Chúa trang bị cho cô trong chức vụ, và cũng chính là nơi cô tìm thấy một nửa của mình. Những lần đầu gặp gỡ cứ nắm sâu trong ký ức cô...


Ngày ấy, Lincoln Park là nơi đẹp đẽ, nhưng chàng trai của lòng cô không đến để ngắm cảnh, chàng đến để được ngồi bên cô, cầm lấy bàn tay mềm mại và ngắm xem gương mặt hiền diệu với mái tóc màu nâu sậm. Đó là thời gian khởi đầu cho một mối quan hệ mật thiết. Nhưng liệu cả hai có gắn bó với nhau trọn đời nếu họ không cùng nhìn về một phía?     
Một buổi tối chàng trai ngỏ lời cầu hôn với tất cả lòng tự tin, thế nhưng cô làm chàng trai hoàn toàn bất ngời bởi câu trả lời “Không”. Rồi một tuần lễ sau, kiên trì chàng lập lại lời cầu hôn, lần này nàng trả lời bằng một câu hỏi: “Anh có chịu làm một nhà truyền giáo hải ngoại không?... Niềm vui mừng không thể tả hết, vì cách đó hai ngày, chàng là một trong số những thanh niên đã giơ cao tay, hứa nguyện sẳn sang bước vào cánh đồng truyền giáo! Họ đã ôm nhau vui mừng vì nhận biết Chúa là Đấng đã phối hợp và có chương trình tuyệt vời cho cả hai.
Ngày tốt nghiệp cũng là ngày cô kết hôn với chàng thanh niên năng đông Chester Travis và đương nhiên, kể từ đây, người ta gọi cô là Mary Travis. Cô không chỉ là vợ của giáo sĩ mà chính là nữ giáo sĩ thực thụ. Chúa đã dự bị mọi việc để có thể sử dụng cuộc đời người thiếu nữ này cho Ngài tại đất nước Việtnam.
Từ bỏ mọi đời sống tiện nghị, thoải mái Mary Travis sát cánh bên chồng từ như một chiến hữu tận tụy.
Năm tháng đi qua, nàng thiếu nữ trung xinh đẹp ngày nào nay đã trở thành người mẹ dịu dàng và cũng là dòng suối ngọt ngào yêu thương, không chỉ riêng cho chồng con mình mà cho bất cứ ai… Nhiều người Việtnam xem giáo sĩ Mary Travis là một người yêu qúi nhất mà họ từng gặp, bà thật sự là nguồn phước cho nhiều người.

Trong những năm đầu chức vụ, vượt qua những trờ ngại về ngôn ngữ, giáo sĩ Chester cảm động nhìn Mary, người vợ yêu qúi của mình, ngồi  giữa nơi nhang đèn mù mịt,bên cạnh bàn thờ phủ đầy vải đỏ với đầy dẫy những hình ảnh người đã khuất… Không một chút ngại ngần nhưng rất gần gũi, thương yêu, bà giảng dạy bằng tiếng Việt trôi chảy cho những phụ nữ nơi đây nghe về Tin Lành cứu rỗi của Chúa. Hầu hết những người Việtnam đề tin có một thần linh vĩ đại, là Đấng tạo dựng trời đất, muôn loài. Nhưng lạ một điều, họ chưa bao giờ nghĩ đến việc thờ lạy Ngài.  Nhiều người phải sống trong sự sợ hãi, thấp thỏm, và lo cúng bái để không bị tà linh quyấy nhiễu… Trước tình trạng đó, Mary Travis sẳn sàng bước tới và khao khát chinh phục những linh hồn đáng thương về cho Chúa. Người phụ nữ ngoại quốc khác chưa  bao giờ làm  sống hoà mình với những phụ nữ Việtnam. Khi đến với gia đình nào,bà thường đi ra phiá sau thân thiết ngồi chuyện trò bên bếp lửa, bà cho rằng việc tiếp cận với các “bà xã” người Việtnam là rất quan trọng,vì qúi bà thường là người nắm giữ túi tiền, đi chợ mua sắm, chăm lo các con cùng quyết định những việc quan trọng. Thế nên, nếu người phụ nữ trong gia đình tiếp cận tiếp nhận Chúa thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Có một điều gì thật mới mẻ và tuyệt diệu nơi Mary Travis khiến cho những phụ nữ Việtnam cảm thấy rất gần gũi. Bà không chỉ chia sẻ cho họ Tin Lành mà còn bày tỏ tình yêu thương với họ. Trong những căn nhà nho nhỏ những phụ nữ Việtnam ngồi vòng quanh bà, thân thiết nghe một người từ đất nước xa xôi hướng dẫn họ cách thoát khỏi những sự rang buộc tối tăm từ bao đời.
Bà cũng là phụ tá đắc lực bên cạnh chồng và là người mẹ tuyệt vời của năm đứa con. Giáo sỉ Chester nói về bà: “Người phụ nữ thu hút và qúi báu nhất trần gian. Nàng có tất cả những gì cần thiết để giúp một người bất tài tiến bộ”.
Những ai từng làm mẹ cũng hiểu được nổi khó khăn khi phải vừa làm chức vụ vừa chăm sóc đàn con nhỏ. Dù vậy, các con của của bà vẫn được lớn lên trong sự dưỡng dục hoàn hảo, chúng không được phép nói dối và tuyệt đối không được ăn hiếp trẻ em Việtnam. Bà luôn dạy các con về long tôn trọng người khác ngay khi chúng còn nhỏ.
Cũng giống như người mẹ nào trên đời, đối với Mary Travis xa rời con cái là nỗi đau lớn nhất. Dù vậy,suốt những năm tháng truyền giáo tại Việtnam, không ít lần Mary Travis phải gạt nước mắt nói lời chia tay để tiển con đi học xa hoặc để con lại quê nhà và sau đó, bao lần trong nơi riêng tư với Chúa, người mẹ qùi gối khóc nức nở như một đứa trẻ. Đó là sự hy sinh âm thầm, lớn lao mà chỉ Chúa là Đấng duy nhất có thể bù đắp. Và sự bù đắp của Ngài là vô tận,vì Mary chấp nhận xa rời những đứa con thuộc linh người Việtnam đông hơn gấp nhiều lần. Bà yêu thương họ bằng tình yêu thương nồng nhiệt và vô điều kiện. Suốt cuộc đời tận tụy tìm kiếm những linh hồn hư mất cho Chúa, bà nhận ra không có giá trị nào qúi cao, cũng không có sự hy sinh nào quá lớn  nhất để mang Tin Lành cứu rổi của Chúa đến cho dân tộc này.

Năm mươi năm (1925-1975) truyền giáo tại Việtnam là khoảng thời gian dài bà trải nghiệm một cuộc phiêu lưu đầy kỳ thú với Đấng Christ. Chính Chúa đồng đi với đầy tớ của Ngài qua những con đường thô sơ dành cho xe bò cho đến những bước chân hồi hộp ngập ngừng trên  những chiếc cầu tre.. Ngài dẫn bà băng qua ngang những cánh đồng trong đêm và che chở bà qua những thời khắc đạn bom khốc liệt…
Thật khích lệ cho tôi khi được đọc và viết về bà giáo sĩ Mary Travis vì qua cuộc đời âm thầm tận hiến ấy, tôi tìm thấy ý nghĩa và niềm vui đích thực của một người khi họ khao khát được ích lợi cho Chúa và biết đặt cuộc sống mình trong bàn tay đầy yêu thương của Ngài, Mary Travis không còn, nhưng ảnh hưởng tốt đep của bà vẫn còn tồn tại trong lòng nhiều người.
Chắc chắn, Chúa sẽ là Đấng ban thưởng xứng đáng cho tất cả những con người gieo giống Tin Lành của Ngài trên mảnh đất Việtnam này.

Thy Ca