Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Hành Trình Đến Sự Cứu Rỗi Của Một Gia Đình Do Thái

Ông bà nội của tôi và ông bà cố của tôi là những người Do Thái chánh thống đã chạy trốn khỏi những cuộc tàn sát người Do Thái dưới thời Nga Hoàng. Khi họ ẫn náo trong xe chở rơm đi xuyên qua biên giới để đến một nước ở Đông Âu, lính của Nga Hoàng dùng gươm đâm vào bụi rơm, để tìm những người Do Thái có ý tẩu mã.  Nhờ ơn Chúa, không có đứa con nào ho hay nhảy mũi hay là nói, “Chúng ta đã đến nơi chưa?”  Nhờ ơn Chúa, không ai trong gia đình chúng tôi bị thương hại gì cả.  Và nhờ ơn Chúa, gia đình chúng tôi trốn thoát được cảnh thù ghét người Do Thái ở Nga, nhưng không cam chịu định cư ở Ba Lan, Đức, hay nước Áo.  Gia đình chúng tôi đi xuyên qua Âu châu, đáp tàu thủy đến thế giới mới, đặt chân đến đảo Ellis, và cũng giống như bất cư gia đình Do Thái tốt lành nào khác, chúng tôi mở một cửa tiệm ở Brooklyn, New York.

Phản ứng của tôi về việc này hơi khác một chút.  Như tôi đã nói với Ted Koppel của ABC News lúc đó, cha tôi được lớn lên trong Do Thái chính thống ở Brooklyn là thế hệ Mỹ gốc Do Thái đầu tiên.  Ông bà nội và ông bà cố của tôi trốn thoát được những làn sóng đẩm máu ghét người Do Thái ở Nga vào năm 1905 khi quân của Nga Hoàng tiêu diệt hết người Do Thái từ thôn này đến thôn nọ.  Gia đình ông bà của ông cố và ông nội tôi trốn thoát ra khỏi tỉnh Minks.  Nhờ ơn Chúa, gia đình chúng tôi đến được đảo Ellis và tìm thấy được tự do tín ngưỡng ở Mỹ quốc.  Cha mẹ tôi trở thành tin Chúa Jêsus là Đấng Mê Si vào năm 1973, khi tôi được sáu tuổi.  Mãi đến khi tôi 17 tuổi, tôi phải vật lộn với chính bản thân, và trở nên người tin Chúa.  Vì vậy tôi cảm thông được cả lời Kinh Thánh và câu chuyện của Gibson.
Brooklyn là nơi cha tôi lớn lên, ở vùng Bedford-Stuyvesant, trong một gia đình rất tôn sùng Do Thái giáo - sùng kính, nhưng buồn bã thay, hầu như không có tình yêu.  Mỗi bữa ăn theo đúng mẩu mực nhưng thiếu vẽ nồng ấm thân thương trong gia đình hay gia đình quanh quần trong việc chuyện vản, mà trẻ con được nuôi nấng lớn lên hưởng được không khí lành mạnh trong gia đình.  Mỗi ngày cha tôi đi học ở trường Do Thái, và mỗi lễ Sa Bát cha tôi và cả gia đình ông bà nội đi đến nhà hội, nhưng ông không bao giờ được cắt nghĩa những lời ông học thuộc lòng có nghĩa là gì hay là nó quan trọng cho đời sống như thế nào.  Gia đình ông nội tôi hội họp ăn mừng mỗi ngày lễ đặc biệt cho người Do Thái, từ lễ Vượt Qua đến lễ Hanukkah, nhưng đó là dịp để cho bà con dòng họ cãi nhau, và ngày ăn mừng lễ lộc hầu như bị đánh mất.

Ông nội tôi là một người nóng tính và hay đánh đập vì thế đó bà nội tôi xa cách ông. Những trường công cộng mà cha tôi đi học đầy những việc bạo động, băng đảng, và ma túy.  Gia đình của cha tôi thật khác biệt với những gia đình lành mạnh, đầy vẻ mời mọc theo Chính Thống mà tôi được biết ở tại Mỹ và ở Do Thái.  Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm cha tôi không muốn nói về thời niên thiếu của ông bởi vì nó đầy những ký ức đau lòng và đầy sự bất hòa.

Cha tôi rời nhà khi ông mười tám tuổi.  Ông đi đến một nơi càng xa gia đình càng tốt, đi học ngành kiến trúc ở California qua sự chỉ dạy của John Lloyd Wright (con trai của nhà kiến trúc lừng danh Frank Lloyd Wright).  Sau khi học xong ông tìm được việc làm ở SyracuseNew York.  Cũng ở nơi đó ông gặp và yêu bà mẹ không phải Do Thái của tôi, việc này càng gây ra hố sâu xa cách giữa ông và gia đình.

Làm sao ông có thể nghĩ đến việc cưới một người không có máu Do Thái?  Đó là điều ông bà nội tôi không thể tưởng tượng được.  Nhưng cha tôi đã từ bỏ cái tôn giáo đã ràng buộc ông từ thời niên thiếu, nó không giúp ích gì cả cho cha tôi ngoại trừ hình thái những giấc mơ không đẹp.  Ông không cảm thấy bị thúc dục đi cưới một người với niềm tin mà ông không có chia xẽ.

Để làm cho vấn đề tín ngưỡng với ông bà nội tôi trở nên rắc rối hơn, mẹ tôi không chỉ một người ngoại Do Thái giáo.  Mẹ tôi có giồng máu từ bên Anh - một cô gái da trắng người Ăng-lê theo Tin Lành.  Một người theo phái Methodist chính cống!

Bà nội gốc Do Thái của tôi không hài lòng về việc này.  Bà còn táo bạo muốn mua chuộc lại chiếc nhẫn đính hôn mà cha tôi đã cho mẹ tôi - với tiền lời cho cha tôi - nếu cha tôi hũy bỏ việc đính hôn.  Dĩ nhiên là cha tôi từ chối và cha mẹ tôi lấy nhau vào tháng Tám năm 1965.

Hai năm sau đó, vào tháng Tư năm 1967, tôi được sanh ra.  Mặc dầu lúc đó có lối sống vô thần, cha mẹ tôi có ý tò mò tìm kiếm Thượng Đế.  Nhiều khi thả bộ trên những con đường dài của ngoại ô Syracuse hay sau đó dọn về một thành phố nhỏ tên là Fairport, New York, gần thành phố Rochester, nơi đó họ định cư năm 1969.  Khi họ thả bộ như vậy, họ thảo luận có Thượng Đế hay không và nếu có làm sao một người có thể biết Ngài.

Họ đọc kinh Koran cùng một loại kinh của Ấn Độ giáo và Kinh Thánh.  Họ chuyện trò với những người láng giềng và bạn bè về cuộc hành trình thuộc linh của họ.  Một Chủ Nhật họ thăm viếng một nhà thờ nơi đó có một nhóm tín hữu trung kiên đến thăm viếng và những người này đã chia xẽ việc họ tìm và gặp được Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ và nhờ trở thành người tín đồ của Đấng Christ, cuộc đời họ được thay đổi.

Đó là lần đầu tiên, có người đã đơn giản và giải thích rành mạch Chúa là Thượng Đế đã yêu thương cha mẹ tôi.  Họ được nghe sứ điệp trong Giăng 3:16 "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời."  Họ được nghe một người phải thật lòng quyết tâm tin nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa và là Chúa của đời sống họ để họ có được kinh nghiệm tình yêu của Đức Chúa Trời và chương trình của Ngài cho đời sống của họ.

Những điều đó hoàn toàn mới mẻ đối với cha mẹ tôi, nhưng nó tác động mạnh vào lòng của mẹ tôi.  Ngay lập tức mẹ tôi hiểu được liên hệ cá nhân với Chúa qua Chúa Jêsus - chứ không phải qua cách sùng kính hay theo những quy luật tôn giáo - chính là điều mà mẹ tôi hằng tìm kiếm.  Khi một người diễn giả mời mọc xem ai có bằng lòng tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa tiến đến toà giảng để được hướng dẫn cầu nguyện, mẹ tôi tiến đến phía trước, đinh ninh rằng cha của tôi cũng đi theo sau.  Nhưng ông không có làm điều đó.

Đây là một bước nhảy vọt lớn lao cho một người Do Thái chính thống từ Brooklyn.  Cha tôi không biết làm sao một người đến với Chúa, nhưng ông không ngờ rằng đó là con đường qua Chúa Jêsus.  Đó là điều sâu đậm trong đầu óc của cha tôi từ thuở nhỏ, và nó ghi chặt vào đó.

Tuy nhiên ông đồng ý theo mẹ tôi tham dự những buổi học Kinh Thánh bởi vì một phần ông tò mò muốn biết nó như thế nào và một phần ông muốn nâng đở khuyến khích mẹ tôi.  Buổi học Kinh Thánh hằng tuần đưa một nhóm vợ chồng trẻ như cha mẹ tôi học qua sách Tin Lành Lu Ca, sách thứ ba của Tân Ước, và qua cuốn sách đó, hàng tuần, cha tôi bắt đầu đọc và càng hiểu biết hơn về cuộc đời, chức vụ, và sứ mạng của Chúa Jêsus ở Nazareth.

Cha tôi bắt đầu học biết được theo lời của một nhà tiên tri Do Thái Mi Chê, Đấng Mê Si  sẽ được sinh ra ở Bết Lê Hem.  Ông học biết rằng nhà tiên tri Do Thái Ê sai nói rằng Đấng Mê Si được sinh ra bởi một nữ đồng trinh, sống và thi hành chức vụ ở vùng biển Ga Li Lê, và Ngài sẽ phải chịu đau đớn và chịu chết để mua chuộc tội lỗi cho chúng ta.  Thời gian trôi qua, cha tôi hiểu được mọi lời tiên tri về Đấng Mê Si đã được ứng nghiệm cho Chúa Jêsus.

Chúa Jêsus là người Do Thái.

Chúa Jêsus được sanh ra ở Bết Lê Hem và giảng dạy ở Ga Li Lê và sống ở Do Thái.

Tất cả sứ đồ của Chúa Jêsus đều là người Do Thái.

Một ngày kia đang ngồi trên xe buýt để về nhà, cha tôi đọc hai cuốn sách nhỏ do "Chiến Dịch Cho Sinh Viên" (Campus Crusade for Christ) phát hành. Một trong hai cuốn sách nhỏ là cuốn "Bốn Định Luật Thuộc Linh".  Nó cắt nghĩa chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời một cách đơn giản nhưng rõ ràng.  Cuốn sách nhỏ thứ hai một tờ truyền đạo đơn màu xanh dương giải thích khi một người từ bỏ nếp sống cũ và cầu nguyện tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của đời sống họ, anh đó hay chị đó có thể kinh nghiệm một đời sống mới qua quyền năng tái tạo của Đức Thánh Linh.


Lập tức, điều này có lý cho cha tôi.  Nó chạm đến chân lý mà cha tôi đi tìm.

Cha tôi đi vào nhà, vào trong nhà bếp, và thông báo cho mẹ tôi biết ông tin Chúa Jêsus chính là Đấng Mê Si và ông cầu nguyện để trở thành một người tín đồ của Con Đức Chúa Trời hằng sống.

Lúc đó tôi sáu tuổi và mời đầu tôi không có một ý nghĩ gì về việc đó.  Rồi cha mẹ tôi bắt đầu dẫn chị tôi và tôi đi đến nhà thờ mỗi Chủ Nhật.  Họ còn bắt chúng tôi tham dự lớp Trường Chúa Nhật.  Còn tệ hơn nữa, họ gởi chúng tôi đi học cái lớp gọi là Lớp Thánh Kinh Mùa Hè. Gớm.  Tôi không biết hát!.  Tôi ghét làm thủ công.  Đó là những thứ chúng tôi phải làm ở trong lớp Thánh Kinh Mùa Hè.  Thứ đó còn nghe thêm câu chuyện về Chúa Jêsus. Thật khổ.  Đúng như vậy.  Ngoại trừ những câu chuyện...về Chúa Jêsus.

Tôi nghe những câu chuyện đó.  Tôi tò mò muốn biết về Chúa Jêsus.  Ngài dường như rất yêu thương, rất tốt, và Ngài có thể làm những phép lạ diệu kỳ.  Điều đó thấm vào lòng tôi Ngài không phải chỉ là người bình thường; Ngài là Đấng Mê Si.  Tôi biết những câu chuyện này không phải nhờ những điều tôi học được ở lớp Thánh Kinh Mùa Hè, nhưng trãi qua nhiều năm tôi thấy đời sống của cha mẹ tôi thay đổi ngay trước mắt tôi.  Mẹ tôi không còn bị dần dật với sự lo âu và sợ hãi hay dầy vò vì cơn đau đầu kinh niên.  Mẹ tôi có một sự bình an mà tôi không thể nào diễn tả được.  Cha tôi không còn là người cay đắng hay nỗi giận mà tôi thường sợ hãi.  Ông trở nên nhã nhặn và tốt bụng, một người thích học lời Kinh Thánh - để giảng dạy, nhất là cho trẻ con.

Những người này là ai?  Họ là những người tin theo Chúa Jêsus.  Đó là lý do duy nhất tôi có thể nói lên được.  Đức Chúa Trời có thật đối với họ.  Họ biết Ngài, và Ngài thay đổi đời sống của họ.

Khi còn là một thiếu niên tôi bắt đầu mong Ngài thay đổi đời sống của tôi như vậy.  Có lẽ Chúa Jêsus có thể cho tôi một mục đích và một hướng đi mà tôi khát khao muốn có và đang cần.

Vào tháng Giêng năm 1984, khóa mùa Đông của năm thứ hai ở trung học, tôi hoàn toàn bị khắc phục và trở nên một người theo Chúa Jêsus hết lòng.  Và vâng, đời sống của tôi bắt đầu thay đổi mà tôi không thể nào mơ tưởng đến, và tôi bắt đầu nhận ra vị thế của tôi trong chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời cho tuyển dân của Ngài.

Một điều tôi nghĩ khó có thể xẩy ra nhưng cũng là điều thật thích thú đó là bất ngờ tôi ham muốn đến độ đam mê mọi thứ về Do Thái.  Với cái tên khá đặc biệt của tôi, Joel Rosenberg, tất cả những người trong thành phố nhỏ tôi đang sống đều biết tôi là người Do Thái.  Nhưng tôi không biết nó thật có nghĩa gì.  Tôi không có được đi học ở trường Do Thái, hay lớn lên trong nhà hội, hoặc ăn mừng những lễ lộc Do Thái.  Tôi cũng không có được lễ Bar Mizvah như một đứa con trai Do Thái vào tuổi mười hai mười ba.  Nhưng càng đọc Kinh Thánh, tôi càng ngạc nhiên vì bằng chứng rõ ràng rằng Chúa Jêsus và các môn đệ của Ngài là người Do Thái.  Tôi bắt đầu hỏi cha tôi hàng ngàn câu hỏi, và trong sự ngạc nhiên của tôi, cha tôi trả lời từng câu.  Gia đình chúng tôi bắt đầu ăn mừng lễ Vượt Qua.  Chúng tôi bắt đầu cùng học Lời Chúa bằng tiếng Do Thái, nhất là các tiên tri Do Thái, những người đó thật hấp dẫn tôi.

Năm 1987, tôi được cơ hội du học tại đại học Tel Aviv ở Do Thái trong sáu tháng, và tôi bị thôi thúc để tận mắt thăm viếng vùng Đất Thánh.  Thật khó diễn tả giềng mối sâu xa tôi cảm nhận khi tôi đặt chân đến vùng đất của Áp ra ham, Y sác, Gia Cốp, và của Chúa Jêsus.  Chuyến đi đó tưởng chừng như chuyến trở về nhà của tôi - học tiếng Do Thái (sáu giờ mỗi ngày), ăn món falafel, và thăm viếng những địa danh có ghi chép trong Kinh Thánh, và vẫn còn tồn tại hằng bao thế hệ.

Tôi có một cảm tưởng mạnh mẽ rằng Do Thái là trung tâm điểm (chấn tâm) của lịch sử nhân loại - một vùng đất được Chúa tuyển chọn cho một biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người (cái chết và sự sống lại của Đấng Mê Si); một vùng đất được khôi phục lại trong thời hiện đại, như đã được nói trước qua các đấng tiên tri; và sẽ là quang cảnh cho những biến cố kinh hồn của lịch sử sẽ xẩy ra.  Khi thăm viếng Do Thái, ngay từ  lúc đó, tôi biết tôi phải viết về Do Thái.  Không những chỉ có Do Thái, nhưng cả những kẻ thù, về những lực lượng tự do và những chính thể bạo ngược ở Trung Đông.  Và tôi muốn viết về những hé mí mà các đấng tiên tri đã mách bảo cho chúng ta chú ý đến để chúng ta không bị ngạc nhiên khi chương cuối cùng của lịch sử sắp sửa xẩy ra.

Đó là điểm thích thú, nhưng cũng rất đơn côi cho tôi.  Theo như sự hiểu biết của tôi, tôi là người tín đồ gốc Do Thái duy nhất ở đại học Tel Aviv.  Các bạn cùng phòng ngưòi Mỹ khăng khăng cho rằng tôi không còn là người Do Thái vì tôi đã "cải đạo" qua Cơ Đốc Giáo.

"Vô lý," tôi trả lời. "Tôi không có cải đạo gì đâu.  Chúa Jêsus là người Do Thái.  Tôi chỉ đơn giản tin vào Đấng Xức Dầu - Người Chúa ban cho chúng ta."

Khi họ vẫn khăng khăng cho rằng tôi không phải là người Do Thái nữa, tôi hỏi ngược lại, "Các anh nói cái gì? Các anh chỉ tin sơ sơ là Đức Chúa Trời hiện hữu, đừng có nói tin vào Kinh Thánh Do Thái."  Sự thật là như vậy.  Họ là những người tốt, nhưng họ không đọc Kinh Thánh và không thích sống đời sống đức tin.

Đã gần hai mươi từ khi tôi thăm viếng Do Thái lần đầu tiên, và tôi vẫn còn mường tượng rõ ràng khóa học năm đó.  Khi tôi trở lại Do Thái thời gian gần đây, tôi vẫn còn bị vạch hỏi cùng đề tài mà các bạn cùng phòng của tôi đã chất vấn tôi: "Làm sao anh có thể là người Do Thái mà lại tin Chúa Jêsus?"  Có người hỏi câu đó vì vấn đề tin Chúa được tôi trộn lẫn trong những tác phẩm của tôi.  Có người hỏi vì họ biết tôi sẵn sàng trả lời.  Vâng lúc nào tôi cũng sẵn sang. Nó là một câu hỏi quan trọng, chí lý, và nó cần một câu trả lời cặn kẽ và thành thật.

Khi cha tôi trở thành người tin theo Chúa Jêsus năm 1973, ông tưởng rằng ông là người Do Thái duy nhất trên hành tinh này từ thời sứ đồ Phao Lô tin nhận Chúa Jêsus là Đấng Mê Si.  Ngoài cha tôi ra, tôi không biết có một người Do Thái nào khác tin Chúa Jêsus trong thởi niên thiếu của tôi.  Nhưng trong những thập niên vừa qua, số người Do Thái tin vào Chúa Jêsus đã gia tăng bội phần - đúng như lời Chúa Jêsus đã nói trước.

Trước khi bị treo trên cây gỗ, Chúa Jêsus phán với những người Do Thái theo Ngài rằng, "Ta bảo các ngươi đều này, các ngươi sẽ không thấy ta nữa, cho đến lúc các ngươi sẽ nói rằng: Phước cho Ðấng nhơn danh Chúa mà đến!." (Ma thi ơ 23:39)  Nói một cách khác, Chúa Jêsus sẽ trở lại - đến lúc có nhiều người Do Thái không những tin nhận Chúa Jêsus, nhưng cũng sẵn sàng chờ đón Ngài một cách mừng rỡ.

Cách đây không lâu tôi đến Do Thái để tìm tài liệu nghiên cứu cho quyển sách thứ tư của tôi, Cuộn sách bằng đồng - The Copper Scroll, tôi ngồi uống cà phê ở khách sạn King David ở Giê-Ru-Sa-Lem với ông giáo trưởng của hội thánh Do Thái tin Đấng Mê Si.  Khi chúng tôi trông ra ngoài nhìn Cố Đô và Núi Ô li ve, tôi hỏi ông, "Vào năm 1967, khi tôi mới sanh ra, có bao nhiêu người Do Thái tin Chúa Jêsus?"


"Chỉ đếm trên đầu ngón tay," ông trả lời.

"Có bao nhiêu người Do Thái tin Chúa Jêsus là Đấng Mê Si trên thế giới vào năm 1967?" Tôi hỏi tiếp.

"Theo sự nghiên cứu của tôi, có ít hơn 2000 người," ông trả lời.

Thật có nhiều sự thay đổi từ đó đến giờ.  Ngày hôm nay có chừng 10,000 người Do Thái tin nhận Chúa Jêsus ở ngay trên nước Do Thái.  Nếu nói trên toàn thế giới, có khoảng 100,000 người Do Thái tin Chúa.  Có người cho rằng con số có thể lên đến 300,000.  Thật là một sự gia tăng vượt bực - và cha tôi, cùng tôi với các con trai tôi ở trong số đó, dự phần vào khuynh hướng chuyển mình đó.  Người Do Thái đã quay đến với Chúa Jêsus với con số kỷ lục, và họ thích thú về việc Ngài sẽ trở lại lần thứ hai.

Vì vậy tôi viết những tác phẩm của tôi và tôi trả lời câu hỏi làm sao người Do Thái có thể tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa.  Và không, tôi không phải là thầy bối coi tướng số và tôi không có phương tiện hay ngỏ ngách nào để biết được những bí mật của chính phủ.  Nhưng tôi có phương tiện cho người Do Thái - cũng như quý vị có vậy.  Chúa đã mách bảo cho chúng ta biết tương lai của Do Thái sẽ như thế nào, cũng như tương lai của thế giới, và tương lai cho chính bạn nữa khi các biến cố đã ghi rõ trong Kinh Thánh bắt đầu trãi ra trước mắt chúng ta.  Tất cả trong Cuốn Sách...không phải sách của tôi, nhưng của Ngài.

Ngài sẽ trở lại gần đây.  Có lẽ còn sớm hơn là bạn tưởng.

Joel C. Rosenberg