Tuần vừa qua, tôi trồng một ít hoa trong vườn trước nhà. Vì là những cây hoa mới trồng nên tôi phải lo tưới mỗi ngày để cây không chết. Ngày hôm qua, tôi thấy những cây hoa của tôi lên thật tốt nhưng cùng với những cây hoa một số cây cỏ dại, nhờ được tưới nước nên cũng mọc lên khá tốt. Dĩ nhiên là tôi phải nhổ những cây cỏ dại đó đi để chỉ thấy những bông hoa đẹp. Ngày xưa, khi dạy dỗ quần chúng, Chúa Giê-xu đã dùng dụ ngôn, tức là những câu chuyện trong đời sống hàng ngày với ngụ ý dạy dỗ. Một trong những câu chuyện đó như sau. Ðức Chúa Giê-xu phán:
Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đang khi người ta ngủ , thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi. Ðến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra. Các đầy tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra? Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng? Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trử lúa mì vào kho ta (Phúc Âm Ma-thi-ơ 13:24-30).
Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đang khi người ta ngủ , thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi. Ðến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra. Các đầy tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra? Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng? Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trử lúa mì vào kho ta (Phúc Âm Ma-thi-ơ 13:24-30).
Câu chuyện nầy đã được chính Chúa Giê-xu giải thích như sau:
Kẻ gieo giống tốt, là Con người (Con Người là một danh hiệu Chúa Giê-xu dùng để gọi chính Ngài). ruộng là thế gian; giống tốt, là con cái nước thiên đàng; cỏ lùng, là con cái quỉ dữ; kẻ nghịch thù gieo cỏ ấy, là ma quỉ; mùa gặt, là ngày tận thế; con gặt, là các thiên sứ. Còn người ta nhổ cỏ lùng mà đốt trong lửa thể nào, thì ngày tận thế cũng sẽ như vậy; Con người sẽ sai các thiên sứ Ngài thâu mọi gương xấu và những kẻ làm ác khỏi nước Ngài, và quăng những người đó vào lò lửa, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng. Khi ấy, những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong nước của Cha mình (Phúc Âm Ma-thi-ơ 13:37 43).
Câu chuyện Phúc Âm trong hai tuần qua, chúng tôi trình bày với quý vị về dụ ngôn người gieo giống với những áp dụng cho chúng ta. Dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng cũng vậy. Chúa Giê-xu cho chúng ta thấy rằng luôn luôn có một thế lực tìm kiếm để hủy phá hạt giống tốt. Chúa chỉ gieo điều tốt vào trần gian nhưng ma quỷ luôn luôn gieo điều xấu. Khi chứng kiến những cảnh tội ác, những điều xấu xa trên trần gian, chúng ta phải nhớ rằng những điều đó đến từ ma quỷ, một thế lực luôn luôn tìm cách chống lại Chúa. Chẳng những trần gian mà thôi, ngay trong đời sống chúng ta hằng ngày, chúng ta thấy rằng luôn luôn có hai thế lực giằng co. Chúng ta được những ảnh hưởng tốt nhưng cũng luôn luôn bị tấn công bởi những ảnh hưởng xấu. Ý thức điều nầy, chúng ta sẽ cẩn thận trong việc tiếp thu những gì đến với chúng ta. Bạn nghe lời Chúa, thấy hay, thấy đúng muốn thực hành nhưng lập tức có những tiếng nói, những ảnh hưởng tìm cách hủy hoại những điều tốt đẹp đó. Lời Chúa như hạt giống tốt nhưng ma quỷ không muốn cho những hạt giống tốt đó sinh sôi nẩy nở, nó gieo vào lòng ta những ý nghĩ xấu xa, những tư tưởng tà vạy. Cách tốt nhất để những điều nầy không sinh sôi nẩy nở là hãy ngăn chận từ đầu, đừng cho chúng có dịp tấn công trí tuệ chúng ta. Một khi đã bén rễ trong tư tưởng ta khó có thể ngăn chận.
Câu chuyện nầy cũng nói trước cho chúng ta biết về một tệ trạng trong xã hội ta thường gọi là đạo đức giả. Cỏ lùng có bề ngoài giống lúa mì thể nào thì ở đời nầy cũng có những người làm ra vẻ đạo đức như vậy, rất khó cho ta phân biệt. Chính chúng ta cũng có thể rơi vào chiếc bẫy nầy dễ dàng khi chúng ta hành động theo thông lệ bề ngoài mà không một chút suy nghĩ, không một chút thực chất bên trong. Có thể nói đạo đức giả là căn bệnh kinh khủng nhất ở đời vì nếu một người xấu thể hiện rõ ràng là một người xấu ta sẽ biết mà tránh xa. Ngược lại, một người làm ra vẻ đạo đức mà kỳ thật không phải sẽ làm cho người khác bị mắc lừa và đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại. Chúa Giê-xu cảnh cáo chúng ta về những hạng ngừơi nầy như sau: "Hãy coi chừng những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi nhưng bề trong là lang sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được." Lời Chúa cho thấy rằng chúng ta có thể nhận ra thật gỉa qua những kết qủa của việc làm. Những con người đạo đức gỉa sau một thời gian có thể nhận ra dể dàng qua hành động của họ. Và đó cũng chính là điểm thứ ba mà câu chuyện gieo cỏ trong ruộng lúa mì dạy chúng ta.
Những người làm ruộng khi trông thấy cỏ trong ruộng lúa đã xin chủ nhổ cỏ đi nhưng chủ không cho e rằng nhổ lộn cả lúa vì hình dáng bên ngoài hai thứ qúa giống nhau. Ðiều nầy dạy chúng ta đừng vội xét đóan người khác theo diện mạo bề ngoài của họ. Nhiều khi chúng ta vội xét người theo bề ngoài mà không phân biệt được thật giả bên trong. Vì vậy khi trông thấy những người thế nầy hay thế nọ, ta đừng vội đoán xét nhưng hãy đợi tới hồi chung cuộc. Ta không thể dựa trên một hành động đơn lẻ hay một giai đoạn nào đó trong đời sống nhưng trên toàn thể cuộc đời của họ. Thật ra đến hồi chung cuộc, đến cuối cùng, đó mới là điều quan trọng. Chúa Giê-xu cho biết mùa giặt là ngày tận thế, ngày cuối cùng. Chúa phán: " Ngài sẽ sai các thiên sứ Ngài thâu mọi gương xấu và mọi kẻ làm ác khỏi nước Ngài và quăng những người đó vào lò lửa." Người xưa cũng nói: "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo." Nếu không có ngày cuối cùng thì ta không phải sống thiện lành ở đời làm gì? Ðây cũng là niềm an ủi cho chúng ta khi phải chứng kiến những bất công ở đời. Cuối cuộc đời, cuối con đường sẽ là sự thưởng phạt công minh của Ðấng Chí Cao, không ai tránh khỏi được. Thánh Kinh dạy: "Ðã ấn định cho con người phải chết một lần rồi chịu xét xử." Mỗi một chúng ta đều sẽ đi vào cõi chết nhưng cuộc đời của chúng ta không chấm dứt ở đó. Mỗi người đều sẽ sống lại để chịu xét xử trước tòa chung thẩm. Thánh Kinh cho biết ai không có tên trong sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa và đó là sự chết thứ hai. Mỗi chúng ta sẽ qua một lần chết ở đời nầy rồi sống lại để chịu xét xử. Và cái chết thứ hai là hình phạt đời đời nơi hỏa ngục, một viễn ảnh vô cùng kinh khiếp mà chỉ chúng ta mới có thể quyết định cho số phận của mình mà thôi.
Lúa và cỏ sẽ tiếp tục mọc trong cánh đồng trần gian nầy và đôi khi rất khó cho chúng ta phân biệt đâu là lúa đâu là cỏ. Nhưng hãy khiên nhẫn chờ đợi cho đến ngày cuối cùng, lúc ấy thật giả sẽ phân minh. Phân minh qua kết quả của việc làm. Bạn là lúa hay là cỏ trong cánh đồng trần gian nầy? Hãy để cho Chúa thay đổi tâm hồn Bạn, hãy để cho hạt giống tốt của Lời Chúa gieo vào lòng Bạn, sinh sôi nẩy nở và kết quả trong tâm hồn, Bạn sẽ là cây lúa tốt mang lại lợi ích cho chính mình và mọi người. Ðừng để ma quỷ gieo những tư tưởng xấu xa, những ác ý để rồi Bạn sẽ phải ân hận suốt đời nơi hỏa ngục.
Quý thính giả vừa nghe câu chuyện Phúc Âm nói về lúa và cỏ trong cánh đồng trần gian. Quý vị muốn làm những cây lúa tốt mang lợi ích cho mọi người, hãy đặt lòng tin nơi Thiên Chúa, mời Chúa ngự trị tâm hồn, Chúa sẽ thay đổi tâm hồn Bạn giúp Bạn đem lại những kết quả tốt cho đời sống và bạn sẽ không phải lo sợ trước viễn ảnh của cái chết thứ hai đời đời nơi hỏa ngục.