Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Câu Chuyện Của D. L Moody và Ingersoll

Làm người ai cũng phải chết. Và ai đã chết rồi thì cũng sẽ được sống lại nhưng điều khác biệt là sống lại để sống trên thiên đàng hay sống lại để bị phán xét để rồi đời đời sống trong địa ngục. Tôi muốn nói về hai cái chết của hai nhân vật nổi danh

Năm 1899 đánh dấu bởi cái chết của hai nhân vật danh tiếng : Dwight L. Moody, một nhà truyền giáo nổi tiếng và Robert Ingersoll, một luật sư nổi tiếng, hùng biện và một chính khách lừng danh.


Cả hai có vài điều giống nhau. Họ là những nhân vật nổi tiếng, họ cùng phát xuất từ hai gia đình tin Chúa. Cả hai đều là những tay hùng biện. Cả hai đều đi khắp nước để diễn thuyết và được mọi người kính trọng. Cả hai khi mở miệng nói, họ thu hút hằng chục ngàn người nghe. Nhưng cả hai có một điều khác biệt nhau: đó là cái nhìn về Ðức Chúa Trời.

 Ingersoll là một người vô thần, không tin vào cuộc sống đời đời. Ông tin rằng chết là hết. Do đó ông chỉ chú trọng vào cuộc sống hiện tại. Ông đặt ra một loại kinh thánh có riêng ông , Kinh thánh đó được bắt đầu bằng câu: “ Sự tự do tư tưởng sẽ đem lại sự thật .” Ðối với ông Ingersoll, quyển Kinh Thánh mà chúng ta quý mến là “ là lỗi thời và hoang đường.”

Ðồng thời với Ingersoll, ông Moody hoàn toàn ngược lại. Ông là một nhà truyền giáo. Ông hy sinh đời ông đề nói về vương quốc cho những người hư mất. Ông ấp ủ quyển Kinh Thánh như là một niềm hy vọng của nhân loại và cây thập tự là điểm thay đổi lịch sử nhân loại. 

Hai ông là hai nhà lãnh đạo, có ảnh hưởng đến người khác. Một người từ chối Chúa và một người vâng phục theo Chúa. Hai lập trường khác nhau nên cái chết của họ cũng khác nhau.“ 

Ông Ingersoll chết một cách thình lình. Tin tức về cái chết của ông làm cho gia đình hoảng hốt. Xác của ông được quàng tại nhà vài ngày vì bà vợ của ông chưa thực sự đối diện với sự thật. Sau đó xác của ông phải mang đi vì vấn đề vệ sinh. Xác của ông được hỏa táng và công chúng phản ứng đối với cái chết của ông là sự buồn rầu phân ưu. Ðối với một nhân vật không tin có sự sống đời đời, đã đem tất cả hy vọng, nổ lực của mình vào cuộc đời này, thì cái chết là một thảm kịch, ngỡ ngàng và vô vọng . 

“Cái chết của Mục sư Moody thì hoàn toàn khác hẳn. Ngày 22 tháng 12 năm 1899, Moody thức giấc trong ngày của mùa đông lãnh giá. Sức khỏe của ông dần dần yếu và đêm hôm qua nó lại càng yếu hơn. Ông nói chậm rãi lựa từng chữ : 

- Thế gian từ từ xa và cửa thiên đàng mở rộng để đón ta.

Anh Will, đứa con trai của ông, đang ở trong phòng với ông vội vàng chạy đến bên ông: 

- Cha, có phải cha nằm mơ không? 

- Không, cha không có nằm mơ. Ông Moody nói tiếp:

- Con ạ! cha thấy Thiên đàng đẹp vô cùng. Cha đang ở trong tình trạng tâm thần được cảm thông với Ðức Chúa Trời. Nếu cha chết thì thực tốt đẹp biết bao. Chúa đang gọi cha và bây giờ cha phải đi rồi. Con đừng gọi cha trở lại.” Lúc đó cả gia đình đang tề tựu chung quanh ông và vài phút sau, ông Moody tắt thở qua đời. Ðó là một ngày an ủi vì nó bắt đầu một cuộc sống mới mà ông đang trông chờ từ lâu nay. 



Ðám ma của ông Moody cũng phản ảnh những gì ông tin tưởng. Tại đó người ta không thấy sự thất vọng của những thân nhân còn sống. Họ quây quần nhau ca những Thánh ca tôn vinh Ðức Chúa Trời. Người ta nhớ đến những lời nói của ông trong mới đây tại Nửu Ước: “ Một ngày nào đó, quý vị sẽ đọc trên báo loan tin Moody này sẽ chết. Xin quý vị đừng tin những dòng chữ đó. Bởi vì lúc đó, mới đúng là lúc tôi thật sự sống hơn cả sự sống hiện tại của tôi bây giờ. Tôi được sinh ra bằng xác thịt năm 1837. Tôi được sinh ra bằng Thánh Linh vào năm 1855. Thân xác thịt này sẽ chết nhưng phần linh của tôi sẽ sống đời đời ”

Thưa quý vị 

Chúa Jesus nhìn vào mắt của các đệ tử Giăng Báp tít ban thông điệp: “Hãy nói lại với Giăng: kẻ chết được sống” Jesus không quên Giăng đang bị giam trong tù. Ngài cũng không phải là không biết Giăng đã bị bắt. Nhưng Jesus đang đối phó với một ngục tù rộng lớn hơn ngục tù của vua Hê rốt. Ðó là ngục tù của sự chết, của tử thần . Chúa muốn mang những con dân của Chúa vào vương quốc của Ðức Chúa Trời.