Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì về đức tin?






Một thực tế của lịch sử mà người ta ít nhắc lại cho bạn, là có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng tin vào Chúa Jê-sus. Họ nổi tiếng bởi cớ đã có những phát minh đóng góp đáng kể vào lịch sử phát triển của nền văn minh loài người. Điều đó cũng dễ hiểu, vì khi con người suy nghĩ tìm tòi các bí mật của Tạo Hoá mà có lòng kính sợ Đấng Tạo Hoá thì thành công họ được đảm bảo. Vì: "Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu của sự tri thức." (Châm ngôn 1:7)


Có thể bạn khó nhớ tên những con người này, nhưng chúng lại rất có sức nặng đối với thế giới khoa học.

Johannes Kepler (1571-1630) - nhà thiên văn học và toán học, cha đẻ của ngành thiên văn học hiện đại đã trả lời như sau cho câu hỏi người ta đặt ra vào giờ phút cuối cùng của đời ông: "Ông đặt hy vọng của mình trên cơ sở nào?" - "Niềm hy vọng duy nhất của tôi là những việc làm của Cứu Chúa Jê-sus Christ chúng ta. Trong Ngài ẩn giấu những điều mà tôi luôn tuyên xưng không hề lay chuyển, đó là nơi ẩn náu, niềm hy vọng và nguồn an ủi của tôi."


Isaac Newton (1643-1727), nhà nghiên cứu tự nhiên người Anh, người mở đường cho ngành toán học, vật lý học và thiên văn học, đã nói như sau vào cuối đời mình: "Trong đời mình tôi nhận biết được hai sự thật: thứ nhất - tôi là kẻ đại tội nhân, và thứ hai - Jê-sus Christ vĩ đại vô lượng là Đấng Cứu chuộc tôi."
Hãy để ý ông không coi các phát minh của mình là quan trọng, dù cho ngày hôm nay không có một nhà trường trung học, đại học nào mà không nhắc đến tên ông trong các giờ học vật lý.



Viktor Gess (1883-1964), giáo sư Đại học tổng hợp Fordham, người được giải thưởng Nobel: "Một nhà khoa học chân chính có thể tin vào Đức Chúa Trời được không? Tôi nghĩ là có ... Tôi phải thừa nhận rằng qua suốt bấy nhiêu năm nghiên cứu khoa học của mình trong lĩnh vực vật lý và địa chất tôi chưa bao giờ nhận thấy những kết quả nghiên cứu khoa học có điều gì trái nghịch với đức tin vào Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa."

Albert Einstein (1897-1955), nhà toán học và vật lý học, cha đẻ thuyết tương đối, nói trong một hội nghị khoa học ở Stuttgart vào năm 1948: "Nan đề thực chất là ở trạng thái nội tâm của tâm hồn và ý nghĩ của con người. Đây không phải là vấn đề vật lý, mà là vấn đề tinh thần.
Điều đe dọa chúng ta không phải là sức nổ của bom nguyên tử, mà là sức mạnh độc ác của lòng con người, sức nổ để làm ác.
Nhân danh của Đức Chúa Trời, nếu các ông tin vào Ngài, các ông phải biết kính sợ trước mặt Ngài, các ông phải chiến thắng lòng kiêu ngạo của các phát minh khoa học, nếu không chúng ta sẽ bị hư mất và bị hủy diệt."

Điều mà các nhà khoa học bất lực là thay đổi bản chất tội ác của con người. Vì thế nên những phát minh khoa học dù có được cùng vào những mục đích tốt, song vẫn bị lợi dụng vào các mục đích xấu. Chỉ có sự kính sợ Đức Chúa Trời giúp con người thắng được tội ác.