“Người bèn cúi đầu và thờ phượng Chúa,mà nói rằng: Đáng chúc tụng thay Chúa, là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham chủ tôi! Ngài không ngừng thương xót và thành thật đối cùng chủ tôi! Khi tôi đang đi đường, Chúa dẫn dắt tôi đến nhà anh em của chủ tôi vậy” (Sáng 24:26-27).
“Đầy tớ của Áp-ra-ham vừa nghe lời hai người nói xong, liền sấp xuống đất thờ lạy Chúa. Người lấy đồ trang sức bằng bạc, vàng và áo xống trao cho Rê-be-ca, rồi cũng lấy các vật quí dâng cho anh và mẹ nàng” (cc. 52-53).
“A-rôn bèn thuật hết các lời của Chúa đã phán cùng Môi-se và làm những dấu lạ trước mặt dân sự. Chúng bèn tin, và khinghe rằng Đức Giê-hô-va đã thăm viếng dân Y-sơ-ra-ên và thấy điều cực khổ của mình, chúng bèn cúi đầu và thờ lạy” (Xuất 4:30-31).
“Hãy đáp rằng: Ấy là sinh tế Vượt Qua của Chúa, là Đấng vượt qua các nhà của con dân Y-sơ-ra-ên tại Ai-cập, khi Ngài đánh người Ai-cập, và giải cứu các nhà của chúng ta. Dân Y-sơ-ra-ên bèn cúi đầu thờ lạy” (12:27).
“Chúa ngự xuống trong đám mây, đứng gần bên Môi-se và hô danh Chúa. Ngài đi ngang qua mặt người mà hô rằng: Chúa,Chúa, là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chịu đựng bền bỉ, đầy dẫy sự tốt lành và lẽ thật, ban ơn đến ngàn đời, tha thứ điều quá phạm, vi phạm và tội lỗi, nhưng sẽ không kể người có tội là vô tội và do tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốn đời. Môi-se vội cúi đầu xuống đất và thờ lạy, mà thưa rằng: Lạy Chúa! Nếu bây giờ tôi được ơn trước mặt Chúa, xin hãy đi giữa chúng tôi, vì dân này là một dân cứng cổ. Xin hãy tha thứ sự quá phạm cùng tội lỗi chúng tôi và nhận chúng tôi làm cơ nghiệp của Ngài” (34:5-9).
“Xảy khi Giô-suê ở gần Giê-ri-cô, ngước mắt lên nhìn, thấy một người đứng tay cầm gươm trần đối ngang cùng mình. Giô-suê đi lại Người và nói rằng: Ngươi vì chúng ta hay vì kẻ thù nghịch chúng ta? Người đáp: Không [vì bên nào hết], nhưng bây giờ Ta đến làm thủ lãnh quân đội củaĐức Giê-hô-va. Giô-suê bèn sấp mặt xuống đất, thờ lạy và hỏi rằng: Chúa truyền cho đầy tớ Chúa điều gì?” (Giô 5:13-14).
“Khi Ghê-đê-ôn nghe thuật điềm chiêm bao ấy và lời bàn điềm đó, thì người thờ phượng, rồi trở về doanh trại Y-sơ-ra-ên,mà nói rằng: Hãy chỗi dậy vì Đức Giê-hô-va đã phó trại quân Ma-đi-an vào tay các ngươi!” (Quan 7:15).
“Ấy vì đứa trẻ này mà tôi cầu nguyện.Đức Giê-hô-va đã ban cho điều tôi cầu xin Ngài. Vì vậy, về phần tôi, tôi cũng dângnó cho Đức Giê-hô-va; tôi cho ĐứcGiê-hô-va mượn nó trọn đời. Đoạn mẹ con đều thờ phượng Đức Giê-hô-va tại đó” (1 Sa 1:27-28).
“Ngày thứ bảy đứa trẻ chết. Các tôi tớcủa Đa-vít ngại cho người biết đứa trẻ đã chết, vì họ nói rằng: Lúc đứa trẻ còn sống, chúng tôi có khuyên giải vua, vua không nghe chúng tôi, vậy chúng tôi làm sao lại dám nói cùng vua rằng đứa trẻ đã chết? Vua có thể sẽ làm điều gì đó tự hại đếnngười! Nhưng Đa-vít thấy những tôi tớ thì thầm, thì biết là đứa trẻ đã chết, nên hỏi rằng: Có phải đứa trẻ đã chết? Họ thưa:Vâng, đã chết rồi. Bấy giờ, Đa-vít chỗi dậy khỏi mặt đất, tắm rửa, xức dầu thơm và thay quần áo. Rồi người đi vào nhà củaĐức Giê-hô-va và thờ phượng. Sau đó, người về nhà mình, truyền dọn thức ăn trước mặt mình, và người ăn” (2 Sa 12:18-20).
“Một ngày kia, khi các con trai và con gái người đương ăn và uống rượu trong nhà anh cả chúng nó, một sứ giả đến báo tin cho Gióp rằng: Bò đương cày, lừa đương ăn gần bên cạnh, thì dân Sê-ba xông vào chúng nó, cướp đi và giết các tôi tớ bằng gươm, chỉ một mình tôi thoát khỏi để báo tin cho ông. Người này còn đương nói thì kẻ khác chạy đến báo rằng: Dân Canh-đê chia làm ba đạo, xông vào lạc đà, cướp đi, và giết các tôi tớ bằng gươm; chỉ một mình tôi thoát khỏi để báo tin cho ông. Người này còn đương nói, thìngười khác đến, báo rằng: Lửa của Đức Chúa Trời từ trên trời giáng xuống thiêu đốt các con chiên và tôi tớ, và tiêu hủy chúng nó đi, chỉ một mình tôi thoát khỏi để báo tin cho ông. Người này còn đương nói, thì kẻ khác chạy đến, báo rằng: Các con trai và con gái ông đương ăn uống nơi nhà anh cả của họ, kìa một ngọn gió lớn từ bên kia sa mạc thổi đến, làm cho bốn góc nhà rung rinh, nhà sập xuống đè chết các người trẻ tuổi, chỉ một mình tôi thoát khỏi để báo tin cho ông. Gióp bèn chỗi dậy, xé áo mình và cạo đầu, đoạn sấp mình xuống đất mà thờ phượng” (Gióp 2:13-20).
Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta phải bàn đến một vấn đề. Nếu chúng ta thật sự muốn làm những người thờ phượng Đức Chúa Trời, thì không thể chỉ thờ phượng Ngài. Tôi không có ý nói rằng chúng takhông nên thờ phượng Đức Chúa Trời.Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời,nhưng xin nhớ rằng một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ mở mắt chúng ta để biết Ngài không những chỉ là Cha của chúng ta;chúng ta sẽ biết Ngài cũng là Đức Chúa Trời của mình. Chúng ta cần thấy không những mình là con cái Ngài, mà còn là đầy tớ của Ngài. Khi thấy khải thị này và gặp gỡ Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, ngay lập tức chúng ta sẽ thờ phượng Ngài. Tuy nhiên, chúng ta không nên dừng tại đó. Bấtcứ khi nào chúng ta có một khải thị về Đức Chúa Trời và gặp gỡ Ngài, kết quả cần có là chúng ta chấp nhận đường lối của Ngài. Kết quả việc thấy và biết Đức Chúa Trời là chúng ta chấp nhận đường lối của Ngài.
Lời thánh của Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta phải biết Đức Chúa Trời và phải biết đường lối Ngài.Chỉ có thể nhận biết chính Đức Chúa Trời bởi sự khải thị, và chỉ có thể nhận biết đường lối của Đức Chúa Trời nhờ sự đầu phục. Chúng ta biết chính Đức Chúa Trời nhờ sự khải thị của Ngài và biết đường lối Ngài nhờ bằng lòng chịu xử lý và nhờ đầu phục Ngài.
Đường Lối Của Đức Chúa Trời Là Gì?
Đường lối của Đức Chúa Trời là gì?Những phương cách Đức Chúa Trời đối xửvới chúng ta là đường lối của Ngài. Đường lối của Ngài dẫn đến những gì Ngài muốnlàm. Đường lối của Đức Chúa Trời là những điều Ngài lựa chọn liên quan đếnchúng ta. Đó là đường lối của Đức ChúaTrời. Đường lối Ngài cao hơn đường lốichúng ta (Ê-sai 55:9). Ngài có sự chỉ định riêng, và không có chỗ cho chúng ta chọn lựa. Ngài đối xử với người này theo cáchnày và với người kia theo cách kia. Đường lối Ngài là những gì Ngài thấy rằng tốtnhất. Đường lối của Đức Chúa Trời ngụ ýĐức Chúa Trời hành động theo sự ao ước và lựa chọn của Ngài.
Nhiều người ngần ngại trước sự kiện là chúng ta không thể chấp nhận đường lốicủa Đức Chúa Trời nếu không có sự bày tỏvề Đức Chúa Trời cho loài người. Trước hết chúng ta phải có sự khải thị rồi mới chấp nhận đường lối của Đức Chúa Trời.Chúng ta hỏi: “Vì sao Đức Chúa Trời yêuGia-cốp mà không yêu Ê-sau?” Chúng tacảm thấy Đức Chúa Trời không công bình đối với Ê-sau, và thậm chí chúng ta cảmthấy phẫn nộ về cách Ê-sau bị đối xử.Chúng ta nghĩ Ê-sau là một người rất tốt, đã bị lừa gạt và mất mọi sự. Gia-cốp làngười xấu. Nhưng Đức Chúa Trời phán:“Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau” (Rô 9:13). Tuy nhiên chúng ta vẫn lý luận về điều ấy. Những ai lý luận như vậy thì chưanhìn thấy Đức Chúa Trời. Những ai từngthấy Ngài thì biết rằng Ngài là Đức ChúaTrời. Đức Chúa Trời có thể hành động theo điều Ngài đẹp lòng. Ngài làm nhữnggì khiến Ngài vui vẻ. Ngài là Đức Chúa Trời. Không ai có thể bảo Ngài nên làm điều gì. Ngài không cần các cố vấn hay người khuyên bảo. Ngài không cần ban cố vấn để chỉ bảo Ngài cách hành động.Ngài làm điều Ngài hài lòng. Đó là đườnglối của Đức Chúa Trời.
Đường lối của Đức Chúa Trời là sự chọnlựa của Ngài. Đường lối của Đức Chúa Trời là những gì Ngài muốn làm. Ngài muốn làm việc theo cách này và Ngài muốn đối xử với chúng ta theo cách kia. Ngài muốn hoàn thành điều này chứ không phải điều nào khác. Ngài muốn chúng ta gặp hoàn cảnh này chứ không phải hoàn cảnh khác. Đó làđường lối của Đức Chúa Trời.
Không Dừng Lại Với Sự Thờ Phượng Đức Chúa Trời
Như chúng tôi đã nêu lên, khi một người nhận được khải thị liên quan đếnĐức Chúa Trời và thấy rằng Ngài là Đức Chúa Trời và con người là con người, người ấy chỉ có thể cúi xuống thờ phượng. Nhưng chúng ta không được dừng ở đó vì điều này quá trừu tượng. Ngay lập tứcchúng ta phải nói: “Đức Chúa Trời ơi, con thờ phượng Ngài, và con thờ phượng các đường lối Ngài. Con không chỉ thờ phượng Ngài, mà cũng thờ phượng các đường lốiNgài”. Lòng chúng ta phải được Đức Chúa Trời đem đến chỗ cúi xuống trước mặt Ngài và thưa rằng: “Con nhìn thấy rằng con không nên chỉ thờ phượng Ngài, mà cũng thờ phượng những gì Ngài có và những gì làm vui lòng Ngài. Con phải thờ phượng những gì Ngài chọn lựa. Con phải thờ phượng những gì Ngài đã chỉ định cho con. Con phải thờ phượng những gì Ngài vui lòng đem đến trên con. Con nên thờ phượng Ngài về những gì Ngài không muốn con theo đuổi”. Anh chị em ơi, thờ phượng Đức Chúa Trời là điều dễ dàng trong khi chúng ta quây quần tại đây trong buổi nhóm vì không phải trả giá gì cả. Nhưng tôi xin nhắc lại rằng mọi sự thờ phượng thật đều đến từ sự nhận biếtĐức Chúa Trời và nhận lãnh khải thị về Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời, tôi biết Ngài, vì vậy, tôi ngã xuống trước mặt Ngài và thưa rằng: “Mọi sự Ngài làm đều đúng đắn. Ngài không bao giờ sai lầm”.Đó là phương cách chấp nhận đường lối của Đức Chúa Trời.
Chúng ta học bước đi từng bước một.Nếu muốn học tập bước đi trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta phải học tập thờ phượng đường lối của Ngài, chứ không chỉ thờ phượng Ngài; bằng không, chúng ta sẽ không có tương lai. Toàn thể tương lai thuộc linh của chúng ta tùy thuộc vào việc chúng ta có khả năng thờ phượng đường lối của Ngài hay không. Do đó, tất cảnhững ai biết Đức Chúa Trời phải được đem đến chỗ nói rằng: “Tôi thờ phượng đường lối của Ngài. Tôi thờ phượng những điều Ngài đã chỉ định cho tôi. Tôi thờ phượng những điều Ngài đã làm cho tôi.Tôi thờ phượng Đức Chúa Trời về những gì Ngài đẹp lòng làm ra trong tôi. Tôi thờphượng Đức Chúa Trời về những điều Ngài đã tước đoạt khỏi tôi”.
Những Người Thờ Phượng Đường Lối Của Ngài
Chúng ta hãy xem xét một vài người thờphượng Đức Chúa Trời trong Cựu Ước đểxem cách họ thờ phượng Đức Chúa Trời.Chúng ta sẽ thấy đường lối của Đức Chúa Trời qua gương mẫu của những người thờphượng Đức Chúa Trời trong Cựu Ước.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Về Một Cuộc Hành Trình Thành Công
Đường lối của Đức Chúa Trời là những gì Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong chúng ta. Hình ảnh minh họa đầu tiên được tìm thấy trong Sáng-thế-ký chương 24. Anh emhãy nhớ lại câu chuyện trong đó Áp-ra-ham nói với người đầy tớ quản trị tất cả những gì ông có rằng: “Hãy đi về quê hương ta, trong vòng bà con ta, cưới một người vợ cho Y-sác,con trai ta” (c. 4). Đó là một nhiệm vụ kinhkhủng. Áp-ra-ham đang sống tại Ca-na-an.Để đến Mê-sô-bô-ta-mi, người ta phải băngqua sông Giô-đanh, sông Ơ-phơ-rát, và sa mạc nằm giữa hai sông này. Thật là một việc khó khăn khi người đầy tớ phải đi đến một nơi xa lạ, và thuyết phục một thiếu nữchấp nhận lời cầu hôn. Tuy nhiên, Ê-li-ê-se ngưỡng trông Đức Chúa Trời. Mặc dầu dường như ông phải đi đến tận cùng trái đất để tìm bà con của Áp-ra-ham và tìm mộtngười nữ, ông vẫn tin cậy Đức Chúa Trời. Phần Kinh Thánh ghi lại cuộc hành trình của ông thật kỳ diệu. Kinh Thánh nói rằngkhi đến Na-cô, thành của Áp-ra-ham, ôngcầu nguyện: “Chúa ơi, Đức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi! Ngày nay xin cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm, và hãy làm ơncho Áp-ra-ham chủ tôi. Nầy, tôi đứng gần bên giếng này, các con gái của dân trong thành sẽ đi ra xách nước, xin cho người gái trẻ nào mà tôi nói như vầy: ‘Xin nàng hãy nghiêng bình cho tôi uống nhờ hớp nước’ mà nàng trả lời rằng: ‘Hãy uống đi, rồi tôi sẽ cho các lạc đà của người uống nữa’ là chính người mà Chúa đã định cho Y-sác, kẻ tôi tớ Ngài, và nhờ đó tôi sẽ biết rằng Chúa đã làm ơn cho chủ tôi vậy” (cc. 12-14). Lời cầu nguyện này dường như khó đáp lời. Nhưng ông chưa cầu nguyện xong thì Rê-be-ca đến bên giếng.
Chúng ta đều biết câu chuyện này và mọi chi tiết xảy ra y như điều ông đã cầu xin. Nhưng nếu thiếu nữ ấy không thuộc vềgia đình của Áp-ra-ham thì sao? Như chúngta biết, điều này là biểu tượng về Đấng Christ và hội-thánh, cả hai đều thuộc về cùng một gia đình. “Vì cả Đấng thánh hóa lẫn những kẻ được thánh hóa đều bởi mộtĐấng mà ra” (Hê 2:11). Rê-be-ca cần phải thuộc về cùng một nguồn gốc như Y-sác. Nếu cô thuộc về một dòng giống khác nhưSy-ri hay Ba-by-lôn thì sao? Do đó Ê-li-ê-se hỏi về lai lịch của cô. Phải, cô ta là bà con của Áp-ra-ham. Ê-li-ê-se ngay lập tức cúi đầu thờ phượng Chúa (Sáng 24:23-27).Chúng ta thấy không? Đó là đường lối củaĐức Chúa Trời. Nếu chỉ học tập nhận biết Chúa trong mọi nẻo đường của mình nhưChâm-ngôn 3:6, chúng ta sẽ nhận biết Đức Chúa Trời trong đường lối Ngài. Nếu chúng ta yêu cầu Ngài làm điều này, điều kia, rồi tin và nhìn xem Ngài với lòng đầy đức tin, sau đó, khi các sự việc xảy ra theo điều chúng ta cầu xin, chúng ta sẽ thờ phượng Ngài. Do đó chúng ta không chỉ thờ phượngĐức Chúa Trời chỉ vì Ngài là Đức Chúa Trời; chúng ta cũng thờ phượng Ngài vềnhững việc Ngài làm. Ê-li-ê-se ngay lập tức cúi đầu và thờ phượng Chúa như thể ông nói: “Ngài đã ban ân điển cho con. Ngài đã ban ân điển cho con cũng như đã ban ânđiển cho chủ Áp-ra-ham con và Ngài đã dẫn dắt con đi đường”.
Anh chị em ơi, chúng ta có thấy ý nghĩacủa sự thờ phượng Đức Chúa Trời không?
Thờ phượng Đức Chúa Trời có nghĩa là dâng mọi vinh quang cho Ngài. Dâng vinhquang cho Đức Chúa Trời không có nghĩa là sau khi cầu nguyện chúng ta gặp một hoàn cảnh xảy ra tốt đẹp, và sau đó chúng ta nói mình may mắn, mọi sự diễn ra đúng địa điểm đúng thời điểm, hay chúng ta đã tự mình làm mọi sự cách tốt đẹp. Một ngườibiết và thấy Đức Chúa Trời thì không thể làm gì cả ngoài ra cúi đầu thờ phượng khithấy Đức Chúa Trời làm một điều gì đó.Đầy tớ của Áp-ra-ham thậm chí khôngdừng lại để nói chuyện với Rê-be-ca. Điềuđầu tiên ông làm là thờ phượng Đức ChúaTrời. Ông không cảm thấy xấu hổ, ngay lậptức ông cúi đầu và nói: “Đức Chúa Trời ôi, con thờ phượng Ngài”.
Thờ phượng là gì? Thờ phượng là dâng vinh quang cho Ngài khi Ngài có đường lối dành cho chúng ta. Dâng vinh quang choĐức Chúa Trời là thờ phượng. Tôi có làm cho anh em hiểu rõ điều tôi muốn bày tỏ không? Tôi hi vọng chúng ta sẽ thấy mối liên hệ giữa vinh quang và sự thờ phượng.Dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời là thờ phượng Ngài. Vinh quang chúng ta dângcho Đức Chúa Trời không bao giờ có thể nhiều hơn sự thờ phượng. Cúi xuống trước mặt Ngài là sự thờ phượng mà Ngài nhận được từ chúng ta. Thờ phượng là có thể cúi xuống trước mặt Đức Chúa Trời và thưa với Ngài: “Con đầu phục Ngài”. Người kiêu ngạo không thể thờ phượng Đức Chúa Trời. Người kiêu ngạo không thể thờphượng Đức Chúa Trời vì khi đường lối họ thịnh vượng, họ qui cho tài năng riêng của mình hay cho sự may mắn. Họ nói: “Tôi thật khôn khéo đã làm được điều này hay nói được điều kia”. Họ nghĩ: “Tôi thật may mắn gặp được người này”. Loại người này không bao giờ có thể dâng vinh quang choĐức Chúa Trời vì họ không thờ phượngNgài. Người thờ phượng Đức Chúa Trời thật thì dâng sự ngợi khen và cảm tạ cho Ngài về mọi điều Ngài đã làm cho mình và mọi điều Ngài đã ban cho mình từ trước đến nay. Tôi xin nói rằng nhiều lần chúng ta không thể nào không cúi xuống và dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời. Chúng ta không có cách nào khác hơn là thưa rằng:“Đức Chúa Trời ôi, con thờ phượng Ngài”.
Khi đầy tớ của Áp-ra-ham cùng đi với Rê-be-ca đến nhà nàng, ông giải thích sứ mạng của mình cho La-ban, Bê-tu-ên và những người khác trong gia đình nàng, và nói với họ rằng ông muốn đem Rê-be-ca cùng trở về với ông (Sáng 24:34-49). Khi La-ban và Bê-tu-ên nghe câu chuyện củaông, họ nhận biết Đức Giê-hô-va và để cho Rê-be-ca đi (cc. 50-51). Chúng ta có thể nói ông rất may mắn hay rất lanh lợi vì công việc thật thành công. Tuy nhiên, nói nhưvậy chứng tỏ chúng ta không biết Đức Chúa Trời cũng không nhìn thấy Ngài. Nhưng ở đây có một người biết Đức Chúa Trời vànhìn thấy hành động của Ngài. Ông có một đặc điểm. Thậm chí khi đường lối mình thành công đến mức độ như vậy, ông không vui mừng hay cảm ơn những người ở với mình, ông chỉ cúi đầu xuống trước mặtChúa (c. 52). Đó là sự thờ phượng thật.
Anh chị em ơi, chúng ta phải học tậpnhận biết đường lối của Đức Chúa Trời. Tôi không biết làm thế nào để diễn tả lẽ thật này cách thấu đáo, nhưng tôi muốn nhắc lại chúng ta cần biết hai điều. Chúng ta có hai con đường. Sau khi trở thành Cơ-đốc-nhân, một mặt chúng ta phải họctập nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời và công việc của Ngài, và mặt khác chúng ta phải học biết đường lối của Ngài, phương cách Ngài đối xử với chúng ta.Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời và chấp nhận cách Ngài đối xử với chúng ta. Cuộc hành trình của người đầy tớ giàcủa Áp-ra-ham rất thành công, nhưng ông có một đặc điểm nổi bật: trước tất cả những gì ông gặp, phản ứng của ông làngay lập tức thờ phượng Đức Giê-hô-va.
Chúng tôi đã nói và sẽ lặp lại rằng nếuthật sự muốn thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy Ngài ban cho chúng ta nhiều cơ hội để thờ phượng Ngài. Khi người đầy tớ già đến cổng làng, ông thờ phượngĐức Chúa Trời và ông lại thờ phượng Ngài tại cửa nhà La-ban. Khi bước vào, ông lại thờ phượng Ngài một lần nữa. Khi chúng tathờ phượng Đức Chúa Trời lần đầu, Ngài sẽ ban cho chúng ta một cơ hội thứ hai để thờphượng Ngài. Đức Chúa Trời sẽ thực hiện một việc để làm cho chúng ta thờ phượng Ngài trong sự kinh ngạc không nói nên lời. Sau đó, Ngài sẽ làm một điều gì đó để chúng ta không thể không thờ phượng Ngài. Nhiều lúc Ngài làm cho chúng ta thành công. Vào những lúc ấy, chúng ta phải thú nhận rằng đó không phải do bàn tay mình hay sự sắp đặt của mình. Sự việc không xảyra vì chúng ta tài giỏi, nhưng vì ĐứcGiê-hô-va đã làm mọi sự. Đức Giê-hô-va dẫn dắt chúng ta, vì vậy, mọi vinh quang phải qui về Ngài.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Vì Ngài Nhìn Thấy Sự Đau Khổ Của Chúng Ta
Chúng ta tìm thấy hình ảnh minh họathứ hai trong Xuất Ê-díp-tô Ký chương 4, khi Đức Chúa Trời sai Môi-se đến để nói với con cái Y-sơ-ra-ên rằng Ngài đã viếng thăm họ và muốn cứu họ khỏi ách nô lệ Ai-cập. Họ sẽ không phải nung gạch, là vật liệu từng được dùng để xây tháp Ba-bên. Câu 31 chép: “Và khi họ nghe rằng Chúa đã thăm viếng dân Y-sơ-ra-ên, và nhìn thấy điều cực khổ của mình, họ bèn cúi đầu và thờ phượng”. Chúng ta cómột nhóm người thờ phượng Đức Chúa Trời về đường lối Ngài không? Nhiều lầndường như Đức Chúa Trời đang dẫn dắt chúng ta y như cách Ngài đã dẫn dắt đầytớ của Áp-ra-ham. Khi đường lối chúng ta thật thành công, chúng ta không thể nàokhông thờ phượng Đức Chúa Trời. Tuynhiên, ở đây, hoàn cảnh lại khác. Ở đâyhọ thờ phượng Ngài vì Đức Chúa Trời thăm viếng họ và nhìn thấy nỗi khổ củahọ. Đức Chúa Trời không làm gì cả ngoài việc nói với con dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se và A-rôn rằng Ngài nhớ đến họ mặc dầuđã trải qua bốn trăm ba mươi năm. Đức Chúa Trời đã thăm viếng họ và nhìn thấysự đau khổ của họ. Đức Chúa Trời thấy những gì đã xảy đến với họ. Khi dânY-sơ-ra-ên thấy Đức Chúa Trời nhớ họ, thăm viếng họ và nhìn thấy họ, họ cúi đầu và thờ phượng Ngài.
Nhiều khi anh chị em chúng ta chịu thử thách. Họ không thể thờ phượng Đức Chúa Trời vì họ nghĩ Đức Chúa Trời đã quên mình rồi. Nhiều người gặp khó khăn trong gia đình, nhưng những khó khăn ấy chưa bao giờ kéo dài bốn trăm ba mươi năm. Làm thế nào chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời đã quên mình? Có lẽ con dân Y-sơ-ra-ên nói:“Chúng ta đã làm nô lệ nhiều năm rồi, Đức Chúa Trời không quan tâm đến chúng ta”, cũng như chúng ta có thể nói: “Tôi bệnh lâu ngày rồi, Đức Chúa Trời không chữa lành tôi. Tôi thất nghiệp nhiều năm rồi, nhưng Đức Chúa Trời không mở đường cho tôi. Chồng tôi vẫn chưa tin Chúa; vẫn có nhiều nan đề trong gia đình tôi”. Dường như Đức Chúa Trời đã quên chúng ta, cùng các nan đề và những nỗi khổ của chúng ta. Nhưng nếu nói như vậy, môi miệng chúng ta sẽ bị niêm phong và chúng ta sẽ không thờ phượng Ngài được. Chúng ta không cách nào dâng lên một lời thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng đến một ngày chúng ta sẽ thấyĐức Chúa Trời. Chúng ta sẽ biết Ngài và hiểu đường lối Ngài, rồi chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời không quên hoàn cảnh của chúng ta. Chúng ta sẽ nói với Ngài rằng mọi sự mình trải qua đều vì lợi ích cho mình, chúng ta sẽ cúi xuống và thưa rằng: “Đức Chúa Trời ôi, con thờ phượng Ngài”. Chúng ta sẽ không thể nào không thờ phượng Đức Chúa Trời vì lòng mình biết ơnNgài. Chúng ta sẽ nói: “Đức Chúa Trời ôi, con thờ phượng Ngài về tất cả ân điển và ơn phước Ngài đã ban cho con”.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Về Sự Cứu Rỗi Của Ngài
Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 12:27, Đức Chúa Trời ra lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên dạycon cái họ về ý nghĩa của lễ Vượt Qua: “Ấy là sinh tế Vượt Qua của Chúa, là Đâng vượt qua các nhà của con dân Y-sơ-ra-ên tại Ai-cập, khi Ngài đánh người Ai-cập, và giải cứu các nhà của chúng ta”. Dân Y-sơ-ra-ên đã nhận sứ điệp này như thế nào? “Dân Y-sơ-ra-ên bèn cúi đầu thờ phượng”. Dânchúng thờ phượng Đức Chúa Trời. Xin anhem nhớ rằng trong Cựu Ước, sinh tế Vượt Qua không phải là của lễ chuộc tội, nhưng là sinh tế kỷ niệm. Sinh tế kỷ niệm này làm cho dân chúng thờ phượng Đức Chúa Trời.Đức Chúa Trời hủy diệt con đầu lòng trong mọi ngôi nhà người Ai-cập, nhưng Ngài vượt qua tất cả các ngôi nhà của con dân Y-sơ-ra-ên. Khi họ nhớ lại thế nào Ngài đã phân rẽ dân Ngài với dân chúng thế gian, và những tình cảnh khác hẳn nhau đã xảy đến cho hai dân này, họ không thể nào không thờ phượng Ngài được.
Lễ Vượt Qua, giống như buổi nhóm dự bàn của Chúa, là sinh tế kỷ niệm và là tiệc để nhớ lại công việc của Chúa và sự phân rẽ của chúng ta khỏi thế gian; hồi tưởng về điều đó sẽ sinh ra sự thờ phượng tronglòng chúng ta. Chúng ta tự hỏi vì sao Đức Chúa Trời lại chọn lựa mình! Chúng tabuộc phải thờ phượng vì cách Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta. Nhiều khi ânđiển của Đức Chúa Trời chỉ làm cho chúng ta cảm tạ nhưng không thể làm cho chúng ta thờ phượng. Tuy nhiên, khi thấy đườnglối của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể nào không thờ phượng được. Khi ngườiY-sơ-ra-ên thấy đường lối của Đức Chúa Trời, dường như họ không thể không nói:“Đức Chúa Trời ôi, có quá nhiều người tại Ai-cập, vì sao Ngài vượt qua các ngôi nhà của người Y-sơ-ra-ên và đánh những nhà của người Ai-cập? Tất cả con đầu lòng của người Ai-cập đều bị giết chết, sao con đầu lòng của người Y-sơ-ra-ên lại được tha?Đức Chúa Trời ôi, sao Ngài làm điều này?” Khi chúng ta thấy những gì Đức Chúa Trời làm và thể nào Ngài đã lựa chọn mình, chúng ta sẽ thờ phượng Ngài. Phươngpháp Đức Chúa Trời làm việc là đường lốiNgài. Đức Chúa Trời không những ban ân điển cho chúng ta, nhưng đường lối Ngài ban ân điển và lựa chọn chúng ta khiến chúng ta thờ phượng Ngài.
Chúng ta đã suy nghĩ về những vấn đề này chưa? Tôi thường suy nghĩ đến lúc mình được cứu khi còn là một học sinh. Có hơn bốn trăm học sinh khác trong trường.Đức Chúa Trời không lựa chọn ai trong số những học sinh ấy. Vì sao Ngài lựa chọn tôi? Ba tôi có mười hai anh chị em. Giữa một gia tộc như vậy, Đức Chúa Trời không lựa chọn một người khác, Ngài lại lựa chọn tôi.Khi chúng ta suy nghĩ đến cách Đức Chúa Trời chọn lựa mình, chúng ta không chỉnghĩ đến ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta không những dâng lời cảm tạ, chúng tacũng thờ phượng Đức Chúa Trời về phương cách hành động của Ngài. Thờ phượng lànhận biết Đức Chúa Trời đã ban ân điển theo cách như vậy. Đó không chỉ là vấn đềĐức Chúa Trời ban ân điển, nhưng là phương cách ân điển được ban cho. Vì Ngài đã ban ân điển theo cách như vậy, chúng tacần phải thưa rằng: “Đức Chúa Trời ơi, conthờ phượng Ngài. Đó là các đường lối củaNgài. Ngài là Đức Chúa Trời”.
Anh chị em ơi, đó là các đường lối củaĐức Chúa Trời! Chúng ta có thể hỏi vì sao Ngài cứu chúng ta. Tôi xin nói rằng Ngài cứu chúng ta vì Ngài ưa thích chọn lựa chúng ta. Ngài muốn điều đó và chỉ định điều đó. Chúng ta không có gì để nói. Chúng ta chỉ có thể cúi đầu và ngã xuốngtrước mặt Ngài mà thưa rằng: “Đức Chúa Trời ơi, con thờ phượng Ngài. Ngài không những có ân điển, nhưng cũng ban phát ân điển bằng những phương cách kỳ diệu”.Con dân Y-sơ-ra-ên không chỉ cảm tạ Đức Chúa Trời khi thấy điều ấy, họ cũng thờ phượng Ngài.
Khi bẻ bánh, lúc chúng ta suy gẫm về ân điển Ngài đã cứu rỗi, xưng công chính và tái sinh các tội nhân như chính mình, và làm cho chúng ta trở nên con cái củaNgài, thì chúng ta dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời. Nhưng khi chúng ta suy nghĩ về cách Ngài đã tha thứ tội lỗi mình, tiến trình Ngài đã trải qua để xưng công chính chúng ta, và những sự đau đớn Ngài chịu để kéo chúng ta ra khỏi nơi bùn lầy dơ bẩn giữa hàng ngàn người khác chung quanh mình, và khi chúng ta suy nghĩ về cách mình ngẫu nhiên ở trong một hội-thánh nào đó và ngẫu nhiên nghe một sứ điệp phúc-âm do một con người đúng đắn rao giảng, thể nào điều đó làm cho chúng ta tiếp nhận Ngài, thì chúng ta nhớ lại đường lối của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không những dâng lời cảm tạ, mà cũng thờ phượng Ngài. Chúng ta sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng sắp đặt đường lối củachúng ta. Khi biết đường lối của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể nào không thờ phượng Ngài được.
Có một điểm kỳ diệu trong câu này. Khi con dân Y-sơ-ra-ên nghe lời Chúa, họ cúi đầu và thờ phượng. Môi-se không dạy họ điều này, Môi-se không bảo họ nên thờphượng. Ông chỉ nói lời Đức Chúa Trời cho họ và họ đơn giản thờ phượng. Sự thờ phượng không đòi hỏi sự dạy dỗ, khuyên bảo hay sử dụng tâm trí. Khi thấy đườnglối của Đức Chúa Trời, chúng ta tự động thờ phượng Ngài.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Khi Đường Lối Ngài Được Công Bố
Trong Xuất Ê-díp-tô Ký, các chương từ 32 đến 34, chúng ta đọc thấy một nan đềnghiêm trọng mà Môi-se gặp phải. Đức Chúa Trời ban cho ông hai bảng đá vớiMười Điều Răn viết trên đó. Trong khi Môi-se còn ở trên núi, sự rắc rối bộc phát giữa vòng người Y-sơ-ra-ên tại chân núi. Dân chúng làm một con bò vàng và thờphượng nó. Hành động ấy chọc giận Đức Chúa Trời, làm cho Ngài vô cùng buồn phiền và Ngài phán cùng Môi-se: “Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo Ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, quì mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! đây là cácthần đã dẫn ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô! Chúa cũng phán cùng Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân này, kìa là một dân cứng cổ. Vậy bây giờ hãy để mặc Ta, hầu cho cơn thạnh nộ Ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi, nhưng Ta sẽ làm cho ngươithành một dân lớn” (32:7-10). Đức Chúa Trời phẫn nộ cho nên một mặt Môi-se khẩn nài Đức Chúa Trời, mặt khác ông xuống núi để giải quyết vấn đề. Sau đó, ông lại lên núi, và vâng theo mạng lệnh Ngài, ông đục thêm hai bảng đá nữa. Với hai bảng đá trong tay, ông lên đỉnh núi Si-na-i. Tại đó Đức Chúa Trời công bố lời nghiêm trọng. Trước hết, Ngài phán:“Chúa, Chúa, là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chịu đựng bền bỉ, đầy dẫy sự tốt lành và lẽ thật, ban ơn đến ngàn đời, tha thứ điều quá phạm, vi phạm và tội lỗi” (34:6-7). Nếu ở điểm này, Môi-se phụcxuống và thờ phượng Đức Chúa Trời, thì chẳng có gì ngạc nhiên; nhưng điều kỳ diệu là sau phần thứ hai của lời công bố này, ông mới vội làm như vậy. Phần thứ hai hoàn toàn khác với phần trước. Phần thứ nhất nói về lòng nhân từ, ân điển, thương xót và tha thứ của Đức Chúa Trời, nhưng trong phần thứ hai Ngài phán: “Nhưng sẽ không kể người có tội là vô tội và do tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốnđời”. Khi Đức Chúa Trời công bố sự uy nghiêm đáng kính sợ của Ngài, “Môi-se vội cúi đầu xuống đất và thờ lạy” (c. 8). Xin hãy ghi nhớ rằng nhận biết Đức Chúa Trời không chỉ là vấn đề ân điển. Nếu đó chỉ là vấn đề ân điển, thì đã ổn thỏa và không có nan đề gì nữa, nhưng chúng ta cần biết sựthánh khiết của Đức Chúa Trời.
Tôi rất thích các câu 8 và 9 trong chương 34. Trong câu 9, Môi-se cầu nguyện, nhưng trong câu 8, ông thờphượng. Ông thờ phượng rồi cầu nguyện.Ông nhận biết sự đúng đắn của đường lốiĐức Chúa Trời và sau đó tìm kiếm ân điển của Ngài. Ông không nói: “Ngài chậm nóng giận, đầy dẫy lòng nhân từ, sẵn sàng tha thứ, vậy xin thương xót chúng con và xin đừng làm như Ngài đã dự định”. Chúng ta chắc sẽ cầu nguyện như vậy. Chúng ta luôn luôn rất thích cầu nguyện: “Xin đừng làm điều Ngài định làm. Mặc dầu đó là đường lối của Ngài, xin đừng làmđiều đó”. Môi-se rất khác chúng ta. Ông ởvị trí đúng đắn của mình trước mặt Đức Chúa Trời và công nhận rằng đường lối của Ngài là đúng đắn. Anh chị em ơi, chúng ta có bao giờ công nhận rằng đườnglối của Đức Chúa Trời đúng đắn không?Chúng ta có bao giờ xin Đức Chúa Trời làm một điều mà mình biết là trái với đường lối hành động của Ngài không? Chúng ta có bao giờ xin Ngài tha thứ một anh em nào đó và ngưng sửa trị người đó thậm chí khi chúng ta biết rằng sự xử lý anh em ấy là đúng đắn không? Nếu cầu nguyện như vậy, chúng ta không thờphượng Đức Chúa Trời. Trong thực tếchúng ta nói: “Đức Chúa Trời ơi, xin hãythay đổi đường lối của Ngài. Đừng chất lên anh ấy một gánh nặng, đừng để anh ấy đau ốm, đừng để anh gặp những khó khăn trong gia đình”. Cầu nguyện như vậy là tìm kiếm ân điển và bỏ qua đường lối củaĐức Chúa Trời. Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta xem chính mình quá to lớn, mà không đồng nhất mình với đường lối của Đức Chúa Trời. Trước hết Môi-se nhận biết uy quyền và đường lối của Ngài. Đức Chúa Trời tuyên bố rằng Ngài không thể kể người có tội là vô tội, do tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốn đời. Ngay lậptức, Môi-se đầu phục và nói: “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài rất đúng đắn, đường lối Ngài đúng đắn, con thờ phượng Ngài. Vì Ngài đã quyết định làm điều này, và vì đây là đường lối Ngài, con chỉ có thể thờ phượng Ngài”. Sau đó, ông cầu nguyện rằng nếu ông tìm được ân điển theo cáinhìn của Ngài, xin Đức Chúa Trời vẫn đigiữa dân Ngài. Ông cầu xin ân điển, nhưng chỉ sau khi đã thờ phượng Đức Chúa Trời.
Có thể đôi khi chúng ta thăm viếng gia đình một anh em và thấy con anh em ấy bị đau. Khi quì gối với vợ chồng anh để cầu nguyện, lập tức chúng ta cảm nhận rằng Đức Chúa Trời không được thờ phượng trong gia đình này. Chúng ta biết Đức Chúa Trời không bao giờ nhận được sự thờ phượng ở nơi này. Ngay khi quì gối cầunguyện, họ nói: “Ôi Đức Chúa Trời, xin chữa lành con của con”. Những lời đầu tiênthốt ra từ môi miệng họ là: “Ôi Đức Chúa Trời, con của con không thể chết. Ngài phải chữa lành cho nó”. Họ đang bảo Đức Chúa Trời Ngài phải làm gì. Họ đang quyết định đường lối cho Ngài. Khi họ mở miệng, chúng ta biết Đức Chúa Trời không được thờ phượng. Tôi không có ý nói mình không nhận biết Đức Chúa Trời là Cha chúng ta. Tôi xin nhắc lại rằng chúng ta cần nhậnbiết không những Đức Chúa Trời là Chachúng ta, mà Ngài còn là Đức Chúa Trờinữa. Làm Cha là một điều, và làm Đức Chúa Trời là một điều hoàn toàn khác. Có thể chúng ta thăm viếng gia đình một anh em khác và tại đó chúng ta lại gặp một đứa bé đau yếu. Khi chúng ta quì gối cầu nguyệnvới cha mẹ nó, họ cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi, chúng con ngợi khen Ngài vì Ngài luôn luôn đúng đắn. Chúng con ngợi khen Ngài vì Ngài cho phép con chúng con đau ốm. Ngài không bao giờ sai lầm, cho nên chúng con thờ phượng Ngài. Mọi sự Ngài làm đều tốt lành. Nếu Ngài muốn cất đứa bé đi, chúng con sẽ chấp nhận ý muốn của Ngài, nhưng nếu Ngài vui lòng bày tỏ sự thương xót đối với chúng con, chúng con xin Ngài chữa lành cho nó”. Cầu nguyện là điều đúng đắn và sự thờ phượng của chúng ta không nên thay thế lời cầu nguyện của mình. Nhưng chúng ta phải thờ phượng trước rồi mới cầu nguyện. Cầu nguyện là nói lên những gì chúng ta muốn, thờ phượng là nhận biết điều Đức Chúa Trời muốn. Cầu nguyện bày tỏ ao ước của chúngta, thờ phượng bày tỏ ao ước của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện bày tỏ ý muốn của chúng ta, trong khi thờ phượng bày tỏ ý muốn của Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần học hỏi từ hành động của Môi-se trong Xuất Ê-díp-tô Ký 34:8-9 biết bao! Ông thấy Đức Chúa Trời nghiêm khắc và ông không thể làm gì hơn là quì gối và phục xuống đất. Môi-se không lý luận vớiĐức Chúa Trời. Môi-se không hỏi Ngài điều gì sẽ xảy ra nếu Ngài thực hiện một hìnhphạt như vậy. Ông không nói: “Nếu Ngài không tha thứ tội lỗi của họ, dân Y-sơ-ra-ên sẽ làm gì? Nếu Ngài do tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốn đời, thì con sẽ làm gì? Con đã dẫn dắt dân này vô ích. Bốn mươi năm đã trôi qua, con không thể chờ đợi thêm ba hay bốn thế hệ nữa. Con bị kết liễu rồi. Con đã làm việc vô ích”. Môi-se không khuyênĐức Chúa Trời hãy thay đổi. Thay vào đó, ông thờ phượng. Tôi không biết phải nói gì. Nhu cầu lớn lao nhất giữa vòng các Cơ-đốc-nhân ngày nay là học bài học nhậnbiết đường lối của Đức Chúa Trời và chấpnhận đường lối Ngài. Đường lối Ngài ảnh hưởng đến tôi như thế nào hay tôi muốn gì thì không thành vấn đề. (Môi-se có một ướcao. Ước ao nung nấu lòng ông là ước ao được bước vào đất Ca-na-an). Tuy nhiên, trước hết Môi-se nói: “Ngài đúng đắn trong mọi ý muốn của Ngài, con thờ phượng Ngài”. Anh chị em ơi, không những chúng ta phải họclàm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và chấp nhận công việc Ngài, chúng ta cũngcần yêu thích đường lối của Đức Chúa Trời và các quyết định của Ngài. Chúng ta phải ưa thích điều Đức Chúa Trời ưa thích.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Là Thủ Lãnh Quân Đội Của Đức Giê-Hô-Va
Trong sách Giô-suê, Đức Chúa Trời ủy thác cho Giô-suê lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên vào đất Ca-na-an. Thật là một trách nhiệm nặng nề! Môi-se đã già và chết, A-rôn cũng đã chết. Người duy nhất còn lại là người thanh niên Giô-suê. Những người có khả năng mang gánh nặng này đã qua đi, để người thanh niên này lại một mình. Ông có thể làm gì? Ông cảm thấy như thế nào? Môi-se trưởng thành, kinh nghiệm mà không thể thực hiện việc ấy, làm sao một người trẻ tuổi như ông có thể làm điều đó? Làm sao Giô-suê có thể đương đầu với bảy bộ tộc kinh khủng đang cư ngụ tại đất Ca-na-an? Làm thế nào Giô-suê có thể lãnh đạo một dân tộc như dân Y-sơ-ra-ên với nỗi sợ chết [luôn ám ảnh] và những lời phàn nàn không dứt của họ? Giô-suê đang đối diện với thử thách như vậy. Chúng ta có thể trách Giô-suê vì ông cảm thấy bị dồn ép quá mức không? Nếu ở trong những hoàn cảnh tương tự, chúng ta cũng cảm thấy bị áp đảo.
Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, Giô-suê thấy khải tượng về một Con Người vĩ đại cầm lưỡi gươm trần. Giô-suê không nhận ra Người ấy và hỏi: “Ngươi vì chúng ta hay vì kẻ thù nghịch chúng ta?” (5:13). Chúng ta phải lưu ý kỹ câu hỏi này. Người này trả lời như thế nào? Nhiều người lầm lẫn tin rằng Người ấy đến để giúp đỡ Giô-suê, nhưng Người ấy không trả lời như vậy. Trong câu trả lời của mình, trước hết, Người ấy nói: “Không [vì bên nào hết]”, tức là Ta không đến đây để giúp ngươi, cũng không giúp kẻ thù ngươi. Ta ở đây chỉ vì một điều; “bây giờ Ta đến để làm ThủLãnh quân đội của Đức Giê-hô-va” (c. 14).Tạ ơn Đức Chúa Trời về điều này. Tạ ơnĐức Chúa Trời vì đó là điều Chúa Giê-su làm! Ngài không giúp đỡ chúng ta, cũng không giúp kẻ thù của chúng ta, nhưng Ngài đến làm Thủ Lãnh quân đội củaChúa. Nếu chúng ta là quân đội của Đức Chúa Trời, thì Ngài đến để làm Thủ Lãnhcủa chúng ta. Đây không phải là vấn đề nhận sự giúp đỡ, nhưng là chấp nhận quyền lãnh đạo. Ngài không đến để hỗ trợ, nhưng để đòi hỏi sự vâng phục. Ngài không đến để giúp đỡ nhưng để lãnh đạo. Ngài phán: “Bây giờ Ta đến làm Thủ Lãnhquân đội của Đức Giê-hô-va”. Giô-suê phản ứng như thế nào khi nghe những lời đó? “Giô-suê sấp mặt xuống đất và thờ phượng”.
Anh chị em ơi, chúng ta phải học tập đường lối của Đức Chúa Trời và đây là một điều nữa trong đường lối Ngài. Đức Chúa Trời không làm gì để giúp đỡ chúng ta hay giúp đỡ kẻ thù của chúng ta. Đức Chúa Trời không đứng ở giữa sự xung đột và giúp chỗ này một chút, chỗ kia một chút.Đức Chúa Trời muốn làm Thủ Lãnh và Ngài đòi hỏi chúng ta phải thuận phục. Trước mặt rất nhiều kẻ thù, nhu cầu sẽkhông được đáp ứng nếu Đức Chúa Trờichỉ giúp đỡ chúng ta. Đầu phục Ngài sẽ giải quyết trọn nan đề.
Vấn đề không phải là Đức Chúa Trời có đang giúp đỡ chúng ta hay không, nhưng là chúng ta có đầu phục quyền lãnh đạo của Ngài hay không. Khi Ngài ở vị trí chỉ huy, mọi sự đều tốt đẹp. Ngày nay, nan đềlớn lao giữa vòng con cái Đức Chúa Trời là chúng ta muốn mọi sự xoay quanh mình và mọi sự phục vụ lợi ích của mình. NhưngĐức Chúa Trời không cho phép điều ấy. Ngài muốn đem chúng ta đến chỗ đơn giản đầu phục Ngài. Khi vấn đề này được giải quyết, mọi nan đề khác sẽ hoàn toàn biến mất.
Giô-suê phủ phục trước mặt Ngài và thờ phượng. Nếu chúng ta biết đường lốicủa Đức Chúa Trời bằng cách nhận biết Ngài là Thủ Lãnh, Đức Chúa Trời sẽ sắp xếp mọi sự và chúng ta sẽ thờ phượngNgài. Đức Chúa Trời không đến để giúp đỡ chúng ta trong chiến trận, Ngài đến để lãnh đạo quân đội. Nếu hi vọng Ngài giúp đỡ mình trong cuộc chiến, chúng ta đãhiểu lầm Ngài. Đức Chúa Trời đến để lãnh đạo quân đội. Chúng ta phải đầu phục trước mặt Ngài. Khi học tập ý nghĩa thật của sự thờ phượng, chúng ta cũng sẽ nhận biết rằng hiện nay có một lưỡi gươm đã được tuốt khỏi vỏ vì cớ chúng ta.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Vì Ngài Đã Mở Đường
Trong sách Các Quan Xét, có một phần liên quan đến Ghê-đê-ôn. Trong chương bảy, Ghê-đê-ôn không có sự tin chắc; ông không biết liệu mình có thắng trận không. Ông đi đến trại quân Ma-đi-an và nghe một người Ma-đi-an nói chuyện với một người khác: ‘Tôi vừa mới nằm chiêm bao thấy một ổ bánh lúa mạch tròn lăn khắp trại quân Ma-đi-an. Nó lăn đến trại, đụng nên trại ngã lật ngược và bị sập. Ngườibạn kia đáp: Đó không là gì khác hơn gươm của Ghê-đê-ôn, con trai Giô-ách,người Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời đã phó Ma-đi-an và cả doanh trại vào tay người’. Khi Ghê-đê-ôn nghe thuật điềm chiêm bao ấy và lời bàn điềm đó, thì người thờ phượng” (cc. 13-15). Ghê-đê-ôn không chỉthờ phượng Đức Chúa Trời, ông cũng thờphượng về những điều Đức Chúa Trời sẽ làm. Ông không chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời về quyền năng Ngài, ông cũng thờphượng về đường lối Đức Chúa Trời sẽ đánh bại người Ma-đi-an, về sự lựa chọn của Ngài và về phương cách Ngài muốn đánh người Ma-đi-an. Trong trường hợpnày, đường lối và phương pháp của Đức Chúa Trời đã đem đến sự thờ phượng.Ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài mở đường cho chúng ta cách dễ dàng. Có vẻ phi lý khi mong ba trăm người đánh bạiquân đội Ma-đi-an, nhưng Đức Chúa Trờicó thể mở đường. Xin hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta liên tục nhấn mạnh đến một điều: Phần Ngài sẽ nhận lãnh từ con cái Ngài là sự thờ phượng.Điều này không có nghĩa là công tác củaĐức Chúa Trời không quan trọng, nhưngcó nghĩa thờ phượng Đức Chúa Trời là tônvinh Ngài. Đó là điều Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi chúng ta.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời Vì Ngài Ban Cho Một Đứa Con
Trong 1 Sa-mu-ên chương 1, chúng ta thật sự chạm đến linh của sự thờ phượng. Anh em nhớ rằng An-ne không có đứa con nào. Chồng bà có hai người vợ. Người vợ kia có con, nhưng An-ne son sẻ và vì vậy phải chịu khổ nhiều. Do đó, bà nài xin Chúa ban cho bà một đứa con và lời nài xin của bà đã được đáp lời. Ngay khi đứa bé cai sữa, bà đem nó đến đền thờ tại Si-lô và nói: “Ấy vì đứa trẻ này mà tôi cầu nguyện. Đức Giê-hô-va đã ban cho điều tôi cầu xin Ngài. Vì vậy, về phần tôi, tôi đãcho Đức Giê-hô-va mượn nó, tôi cho Đức Giê-hô-va mượn nó trọn đời” (cc. 27-28). Chúng ta có thấy hai nhóm chữ này không? Chúng vô cùng quí báu đối với tôi. Chúng ta hãy đọc hai nhóm chữ ấy liêntiếp với nhau. “Đức Giê-hô-va đã ban chotôi... về phần tôi, tôi đã cho Đức Giê-hô-va mượn nó”. Đức Giê-hô-va ban đứa con cho bà, và bà trao nó lại cho Ngài. Không một sự đáp lời cầu nguyện nào vượt quá điềunày. Đứa bé này là tất cả những gì bà cầuxin trước mặt Đức Chúa Trời. Bà đã chịu khổ suốt đời. Bà không ngớt hi vọng có được đứa con này, nhưng cuối cùng bà nóigì? “Điều Ngài đã ban cho con, con dâng lại cho Ngài, con sẽ dâng cho Ngài phần Ngài đã ban cho con”. Anh chị em ơi, thật sự có chép về một con người như vậy rằngbà “thờ phượng Đức Giê-hô-va”. An-ne thờ phượng Đức Chúa Trời trong trường hợp này. Chỉ có những người ao ước chính Đức Chúa Trời, chứ không phải sự ban cho của Ngài, mới có thể thờ phượng Ngài cách xứng đáng. An-ne cho chúng ta thấy điều gì là cực kỳ quí báu đối với bà, không phảilà những gì Đức Chúa Trời ban cho, không phải là sự kiện Ngài vui lòng nghe lời cầu nguyện của bà, thậm chí không phải là Sa-mu-ên mà Ngài đã ban cho, nhưng làcách Đức Chúa Trời ban Sa-mu-ên cho bà.
Đức Chúa Trời ban Sa-mu-ên cho bà, cho nên bà dâng Sa-mu-ên cho Ngài. Khi Sa-mu-ên ra khỏi tay bà thì có sự thờ phượng. Xin anh em hãy nhớ rằng ai không dâng mình thì không thể thờphượng Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ một số người giữa vòng chúng ta hiểu điều này.Ngày chúng ta dâng mọi sự cho Đức Chúa Trời, kể cả “Sa-mu-ên” của mình, sẽ là ngày chúng ta bắt đầu học cách thờ phượng. Ngày chúng ta thấy bàn thờ là ngày chúng ta học thờ phượng.
Tôi không bao giờ có thể quênÁp-ra-ham. Gần đây, chúng ta nhắc đến ông thường xuyên, nhưng tôi không thể không lại đề cập đến ông. Tôi không bao giờ mất đi ấn tượng sâu xa về lời quí báu mà ông đã nói với những người đầy tớ trong Sáng-thế Ký chương 22. Khi sắp lên núi với Y-sác, ông nói với các đầy tớ của mình rằng: “Ta và đứa trẻ sẽ đi đến đằngkia để thờ phượng” (c.5). Ông không nói đến việc dâng sinh tế hay dâng lễ vật, nhưng nói đến sự thờ phượng. Không phải là hi sinh mà là thờ phượng. Sự thờphượng của ông là dâng Y-sác cho ĐứcChúa Trời. Đức Chúa Trời hành động theo cách này thật tốt và ông thờ phượng Ngài. Anh chị em ơi, tôi không tin có ai chưa thật sự dâng tất cả mà lại có thểthật sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nếu không dâng mình như vậy, chúng ta không thể thờ phượng cho dầu cố gắng đến đâu đi nữa. Nhưng sẽ đến một ngày, như đối với An-ne, “Sa-mu-ên” của chúng ta, mà tất cả hi vọng của chúng ta tập trung tại đó, sẽ lìa khỏi đôi tay chúng tađể đi vào bàn tay của Đức Chúa Trời, khi ấy cùng với “Sa-mu-ên” sự thờ phượng sẽtuôn tràn ra cho Đức Chúa Trời. An-ne biết đường lối của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời đã ban cho bà một đứa con trai, bà dâng nó cho Ngài, không phải chỉ một lần, nhưng suốt đời nó. Bà thờ phượngĐức Chúa Trời trong vị trí ấy.
Sự thờ phượng luôn luôn theo sau thập tự giá và bàn thờ. Bất cứ nơi nào có thập tự giá, bàn thờ, sự dâng mình và sự vâng phục đường lối của Đức Chúa Trời, tại đó có sự thờ phượng. Nơi nào người ta chấm dứt tình trạng làm việc cho bản ngã hay nắm giữ một điều gì cho bản ngã, tại đó có sự thờ phượng. Thờ phượng nói lênrằng chúng ta không phải là trung tâm. Ý nghĩa của sự thờ phượng là Đức Chúa Trời là trung tâm. Ý nghĩa của sự thờ phượng là tôi bước qua một bên và dành trọn vịtrí cho Đức Chúa Trời. “Sa-mu-ên” cần phải ra khỏi đôi tay của chúng ta.
Thờ phượng Đức Chúa Trời Vì Ngài Tự Biện Minh
Đường lối Đức Chúa Trời không luôn luôn tương ứng với những gì chúng ta đã cầu nguyện. Ngược lại, cũng đúng nếu nói rằng lời cầu nguyện của chúng ta thườngkhông phù hợp với đường lối của Đức ChúaTrời. Đường lối của Đức Chúa Trời không luôn luôn có nghĩa là sự thịnh vượng cho chúng ta, và không phải là không thường đem đến nghịch cảnh. Chúng ta nên có thái độ nào đối với những đường lối nàycủa Đức Chúa Trời? Anh em hãy nhớ phần thuật lại tội lỗi của Đa-vít trong 2 Sa-mu-ên chương 12. Bát-sê-ba có thai vàsinh một con trai. Đức Chúa Trời sai tiên tri Na-than đến với sứ điệp rằng đứa trẻchắc chắn sẽ chết. Đa-vít đã phạm tội, nhưng ông yêu con mình cho dầu đứa bé ấy là hậu quả tội lỗi của ông. Giống như tất cả mọi người cha khác, Đa-vít yêu con mình.Ông làm gì? Ông không ngớt cầu nguyệntrước mặt Đức Chúa Trời, hi vọng Ngài sẽchữa lành đứa bé. Nhưng Đức Chúa Trời phán qua Na-than rằng: “Vì việc này, vuađã tạo cho kẻ thù của Đức Giê-hô-va nhiều cơ hội nói phạm đến Ngài, nên con trai sanh cho vua chắc chắn sẽ chết” (c. 14).Anh em đều biết Đa-vít biết cách cầu nguyện. Chúng ta có thể thấy Đa-vít cầu nguyện tốt như thế nào trong cácThi-thiên. Đa-vít không những cầu nguyện mà còn kiêng ăn. Suốt đêm ông phủ phục dưới đất và cầu nguyện khẩn thiết. Tuy nhiên, cuối cùng đứa bé vẫn chết.
Tất cả những ai không dâng mình,không nhận biết Đức Chúa Trời, khôngthật sự đầu phục Đức Chúa Trời, sau khi cầu nguyện rất tốt và rất tha thiết, kèm theo sự kiêng ăn, nằm phục dưới đất suốtđêm, thì chắc chắc sẽ buộc tội Đức Chúa Trời khắc nghiệt khi một lời khẩn xin như vậy không được đáp lời. Nhiều ngườisẽ nói Đức Chúa Trời quá nghiêm khắc và họ không bao giờ thờ phượng Ngài nữa. Họ sẽ ngưng dự những buổi nhóm bẻbánh. Họ sẽ ngưng cầu khẩn với ĐứcChúa Trời và trò chuyện cùng Ngài. Ôi, nhiều người tranh luận với Đức Chúa Trời khi đường lối họ không phải là đường lối của Ngài. Họ chiến đấu và tranh cãi vớiNgài. Họ hỏi Đức Chúa Trời vì sao Ngài làm điều đó cho họ. Nhiều người khôngđầu phục đường lối của Đức Chúa Trời. Họ nói: “Con không thể chấp nhận sự việc Ngài đụng đến con như vậy”. Có thể họ không nói ra điều ấy, nhưng lòng họkhông đồng ý và cảm thấy Đức Chúa Trời quá khắc nghiệt.
Điều kỳ lạ là khi những người khác nổiloạn, Đa-vít lại không nổi loạn. Khi những người khác thất vọng, Đa-vít lại không thất vọng. Khi những người khác lằmbằm, Đa-vít lại không lằm bằm. Khi đứa bé chết, các đầy tớ của ông sợ không dámbáo tin cho ông. Họ nghĩ rằng nếu Đa-vít tràn ngập lo âu khi đứa bé lâm bịnh, thì ông sẽ không thể chịu đựng được nỗi đaubuồn khi hay tin nó chết. Điều gì đã xảyra? “Sau đó Đa-vít đứng dậy khỏi mặt đất, tắm rửa, xức dầu thơm và thay quần áo.Rồi người đi vào nhà của Đức Giê-hô-va và thờ phượng. Sau đó, người về nhà mình, truyền dọn thức ăn trước mặt mình và người ăn” (c. 20). Thờ phượng là cúi xuốngtrước đường lối của Đức Chúa Trời. Khichúng ta đầu phục đường lối của Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng. Đó là kiềm chế để không thất vọng và lằm bằm. Từ chỗ đó, điều ấy có nghĩa là không tiêu cực,không tranh luận với Đức Chúa Trời. Thay vào đó, chúng ta nói rằng: “Đức Chúa Trờiôi, Ngài đúng đắn trong điều này”. Đó là thờ phượng đường lối của Ngài.
Thông thường, Đức Chúa Trời cần phải làm nhiều điều cho chúng ta để biện minh. Chúng ta có hiểu ý nghĩa của điều nàykhông? Đức Chúa Trời thường biện minh bằng cách làm sáng tỏ cho các thiên sứ, cho ma quỉ, cho thế gian và cho mọi con cái Ngài rằng Ngài không có phần gì trong tội lỗi của chúng ta. Khi chúng ta thất bại, té ngã và làm một số điều nào đó, bàn tay tểtrị của Đức Chúa Trời phải đến để biện minh cho chính Ngài bằng cách bày tỏ cho các thiên sứ, các quỉ, người thế gian, và hội-thánh rằng Ngài không có phần gì trong hành động của chúng ta. Vì lý do ấy,Đức Chúa Trời đặt chúng ta trong lửa và bàn tay tể trị của Ngài ở trên chúng ta; Ngài không để chúng ta thoát. Vào những lúc như vậy, chúng ta phản ứng như thếnào? Những ai biết và yêu Đức Chúa Trời, những ai có khải thị về Ngài và thấy Ngài hiện ra, sẽ cúi xuống trước mặt Ngài và thưa rằng: “Nếu sự chịu khổ của con biện minh cho sự thánh khiết của Ngài, thì con xin nói: A-men. Nếu Ngài có thể bày tỏ sự công chính của Ngài qua hoạn nạn của con, thì con công nhận rằng Ngài làm mọi việc tốt lành. Nếu bản chất Ngài được biện minh bằng cách này, con vui lòng chấp nhận những đau khổ Ngài ban cho con”.Đó là phương cách thờ phượng Đức Chúa Trời.
Xin lưu ý rằng Đa-vít hành động như một con người bình thường trong kinhnghiệm này. Tôi thường cảm thấy Lời Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta những cảmxúc bề trong của người ta. Đa-vít không thiếu tình thương con, ông cũng không thiếu cầu nguyện cho đứa bé. Ông yêu conmình và cầu nguyện cho nó. Ông không thiếu tình cảm của con người; ông giống như mọi người trên thế gian này. Nhiều người thuộc linh dường như sống trong một lãnh vực siêu nhiên; dường như họ không sống trên đất. Họ không hành động như những con người bình thường, nhưng làm nhiều điều cách lập dị. Trái lại, Đa-vít là một con người bình thường với những cảm xúc và tình yêu của con người. Tuy nhiên,khi thấy sự chỉ định của Đức Chúa Trời trong việc ấy, ông cúi đầu thờ phượng Ngài.
Nguyện Đức Chúa Trời cứu chúng ta khỏi những sự tranh luận với Ngài! Chúng ta thường không nhận được điều mình hi vọng, mong đợi hay cầu xin. Nếu có khảitượng, chúng ta sẽ nói: “Đức Chúa Trời ôi, đây là đường lối Ngài, con cúi đầu trước mặt Ngài trong sự thờ phượng! Con biết Ngài không bao giờ sai lầm”. Anh chị em ơi, tôi xin nhắc lại rằng không ai có thể thờphượng Đức Chúa Trời mà không đầu phụcđường lối Ngài. Để thờ phượng Ngài, sựkhải thị là điều kiện cơ bản. Để thờ phượng đường lối của Ngài, đầu phục là điều kiện cơ bản. Không có khải thị, chúng ta không thểthờ phượng chính Đức Chúa Trời; nếu không đầu phục, chúng ta không thể thờ phượng đường lối Ngài. Chúng ta cần đượcđem đến chỗ nói rằng: “Đức Chúa Trời ôi, con đầu phục Ngài thậm chí khi Ngài cất đi những gì con kể là thân yêu nhất và quí báu nhất. Sự đầu phục của con là sự thờ phượng. Ngài là Đức Chúa Trời; Ngài không bao giờsai lầm. Đường lối Ngài không bao giờ sai lầm. Con ngợi khen Ngài”.
Tôi cho rằng được biết chị Barber là phước hạnh lớn lao nhất trong đời tôi. Hàng chục lần, thậm chí có lẽ hàng trăm lần, tôi nghe chị cầu nguyện: “Chúa ôi, con thờ phượng Ngài về đường lối Ngài”. Tôi biết đó là những lời cầu nguyện sâu xa nhất và mạnh mẽ nhất của chị. Hàng chục lần chị nói trong khi cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi, con ngợi khen đường lốiNgài”. Xin hãy nhớ rằng đường lối Đức Chúa Trời không luôn luôn có nghĩa là sự thịnh vượng cho đường lối của chúng ta, cũng như không luôn luôn có lợi cho chúngta. Đức Chúa Trời không luôn luôn nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Có lẽ chúng ta cầu nguyện và kiêng ăn, nhưng “đứa bé” vẫn chết. Lúc ấy, chúng ta phải nói: “Đức Chúa Trời ôi, con thờ phượng Ngài”. Vào những lúc như vậy, chúng ta vẫn phải thờ phượng đường lối của Ngài.
Thờ Phượng Đức Chúa Trời
Về Sự Tước Đoạt Của Ngài
Cuối cùng, chúng ta cần thấy Đức Chúa Trời thỉnh thoảng từ chối lời cầu nguyện của chúng ta vì Ngài muốn phá vỡ chúngta, cũng như Ngài phá vỡ Đa-vít, hay muốn biện minh cho chính Ngài và sự thánh khiết của Ngài. Trong câu chuyện minh họa sau đây, Gióp là người công chính có nhiều đàn bò, chiên và con cái. Ngày kia, một đầy tớ đến báo cho ông rằng dân Sê-ba đã cướp hết bò của ông. Sau đó, một đầy tớ khác nói với ông rằng lửa từ trời đã thiêu đốt tất cả bầy chiên của ông, không còn gì cả. Rồi một đầy tớ khác lại báo rằng ông đã bị cướp và không còn gì cả. Cuối cùng, một đầy tớ khác lại đến báo rằng một trận gió lớn từ bên kia sa mạc đã tàn phá nhà cửa của ông và giết tất cả con cái ông. Bốn người đầy tớ khác nhau đã đến và nói với ông rằng ông không còn gì nữa (Gióp 1:13-18). Sau đó, Gióp là người mà Chúa nói rằng ông biết sự nhịn nhục của Ngài, chỗi dậy xé áo mình, cạo đầu, rồi sấp mình thờ phượng (c. 20). Đó là điều đầu tiên ông đã làm.Không những ông thờ phượng Đức Chúa Trời mà còn thờ phượng đường lối Ngài. Xin hãy nhớ rằng không có yếu tố biện minh trong ví dụ này như trong trườnghợp của Đa-vít. Đây thuần là vấn đề Đức Chúa Trời làm điều Ngài muốn làm. Không có điều nào thuận lợi, chỉ có sự đau khổ. Trong một ngày, ông mất tất cả; chỉ trong ít phút, ông không còn gì hết. Gióplà người đầu phục đường lối của Đức ChúaTrời. Ông có thể nói: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài đã hành động đúng đắn”.
Anh chị em ơi, tôi không biết anh chị em đã trải qua điều gì, nhưng tôi biết chắcĐức Chúa Trời đang làm công tác tước đoạt trên nhiều người, làm cho họ mất mát nhiều và ngăn trở đường lối họ. Tôi muốn thấy họ đã phản ứng như thế nào. Nhiều người không đủ điều kiện được phước vì họ không ngớt kháng cự, đấu tranh và thắc mắc. Họ lằm bằm: “Vì sao những người khác không phải đương đầu với những khó khăn như vậy? Tại sao chỉ một mình con gặp nhiều nan đề? Mọi người khác biến bùn ra vàng, còn con biến vàng ra bùn. Mọi sự con chạm đến đều trục trặc”. Họ không hiểu vì sao mọi sự đều tốt đẹp với người khác trong khi họ lại có nhiều nan đề. Những người khác làm Cơ-đốc-nhân cách dễ dàng, nhưng với họ thì không dễ. Có lẽ họ có thể làm nhiều điều tốt hơn những người kia, nhưng họ lại gặp quá nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tôi xin thưa rằng những gì chúng ta nói không phải là vấn đề. Chúng ta vẫn phải họcvâng lời Đức Chúa Trời và đầu phục trước mặt Ngài. Chúng ta phải học tiếp nhậnđường lối của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ở trong công việc của chúng ta, giữa vòng bạn bè chúng ta và trong hoàn cảnhcủa chúng ta. Đường lối Ngài chỉ định chochúng ta đều là tốt lành. Đường lối Ngài tốt lành trong hoạn nạn cũng như trong hạnh phúc. Khi đầu phục đường lối củaĐức Chúa Trời, chúng ta sẽ thờ phượng.
Một người thờ phượng thật không thể phàn nàn. Gióp 1:20 cho chúng ta biết rằngchúng ta phải chấp nhận đường lối của Đức Chúa Trời và đừng thắc mắc. Hoàn cảnh tốt hay xấu không thành vấn đề. Thực hành điều này là sự thờ phượng thật. Tôi khôngbiết đường lối Đức Chúa Trời đối với chúngta ra sao. Dầu Đức Chúa Trời cho chúng ta biết lý do sự chịu khổ của mình hay không,điều đó không thành vấn đề, Đức Chúa Trờiluôn luôn tốt lành. Đức Chúa Trời có lý dotrong trường hợp của Đa-vít, đó là vì tội lỗi của ông. Chúng ta có thể giải thích nỗi đau khổ này. Tuy nhiên, thường không có lý do nào, không có tội lỗi nào. Chúng ta không tệ hơn những Cơ-đốc-nhân khác, thậm chí chúng ta có thể tương đối tốt hơn họ. Vậy, tại sao chúng ta gặp những nan đề này. Tận đáy lòng chúng ta chỉ nên ngợi khen Đức Chúa Trời và đầu phục đường lối Ngài.Chúng ta phải nói: “Đức Chúa Trời ôi, những gì Ngài đã làm là tốt nhất. Con cúi đầu thờ phượng trước mặt Ngài vì những gì Ngài làm là tốt nhất”.
Nguyện Đức Chúa Trời ban ân điển cho chúng ta từ hôm nay để không những chúng ta dâng cho Ngài sự thờ phượng phát sinh từ khải thị nhưng cũng dâng cho Ngài sự thờ phượng được bày tỏ trong sự đầu phục và dâng mình. Sự thờ phượng của chúng ta có hai phương diện, một phương diện đến từ sự khải thị, đó là thờphượng chính Đức Chúa Trời. Phương diện kia là thờ phượng đường lối của Ngài qua sự đầu phục của chúng ta. Chúng ta phảinói rằng bất cứ điều gì Đức Chúa Trời làm cũng đều thích đáng đối với chúng ta. Tấtcả những gì Đức Chúa Trời làm luôn luôn đúng.
Lời Cầu Nguyện
Lạy Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời của chúng con, chúng con muốn cúi xuống thờ phượng Ngài. Mọi sự Ngài đã chỉ định đều tốt lành. Chúng con thường lựa chọn đường lối của mình, nhưng Ngài ngăn trở chúng con và không làm cho chúng con được thịnh vượng. Dường như Ngài dồn chúng con vào chân tường. Chúng con muốn nói rằng đó là điều tốt nhất nếu điều ấy đẹp lòng Ngài. Chúng con không thể hỏi vì sao Ngài làm điều này. Chúng con không thể hỏi vì sao Ngài đối xử với các anh chị em cách này và đối xử với chúng con cách kia. Chúng con không thể thắc mắc vì sao Ngài ban ân điển cho một số anh chị em nhưng không ban ân điển cho chúng con. Chúng con muốn chấp nhận đường lối của Ngài. Chúng con muốn chấp nhận khi đường lối Ngài hợp lý và khi không hợp lý. Chúng con muốn chấp nhận khi đường lối Ngài làm cho chúng con thịnh vượng và khi đường lối ấy làm cho chúng con không được thịnh vượng. Xin dạy chúng con đường lối của Ngài, và dạy chúng con thấy đường lối của Ngài. Ngài không cần cho chúng con biết lý do những gì Ngài đã làm. Bất cứ điều nào Ngài làm cũng đều đúng đắn. Xin ngăn chận chúng con để chúng con không tranh cãi và lý luận về mọi vấn đề. Xin cứu chúng con khỏi những chữ “tại sao”. Xin cứu chúng con khỏi mọi thắc mắc. Chúng con trông mong Ngài cứu chúng con. Xin đem lòng chúng con đến chỗ trở nên bệ chân cho ngai Ngài để Ngài bước lên. Xin làm cho chúng con có thể thờ phượng. Xin ban phước cho anh chị em của chúng con. Chúng con trông mong Ngài ban ân điển cho chúng con. Trong danh Chúa Giê-su, A-men.
Watchman Nee
Watchman Nee