..... Tôi mất việc làm, xe cộ nhà cửa không
còn nữa. Vợ tôi ly dị. Tôi quá đau buồn sinh ra uống rượu và đưa đẩy đến
thành phố này. Tôi đến đây
từ lúc sáng sớm để mong có người mướn mình đi làm việc. Mãi cho đến giờ đó mới gặp ông
và người bạn trẻ đây. Nghe
ông cầu nguyện, tôi giật mình nhận ra rằng Chúa vẫn ở cùng chúng ta. Thế mà mấy tháng nay, tôi hờn
dỗi Ngài. Tôi tự hỏi tại sao Ngài đành bỏ tôi? Tôi chán ngán và sống lây
lất rày đây mai đó. Ban
ngày, tôi không biết ăn ở đâu. Tối
đến, không biết ngủ chỗ nào!
- Này anh bạn ơi! Chúa không bao giờ bỏ anh, chỉ có chúng ta bỏ Ngài. Trong lúc giận, có thể Ngài đánh
chúng ta rồi lại chữa lành vết thương của mình. Hễ Chúa yêu ai thì Ngài cho roi
vọt kẻ đó. Anh bạn ơi! Đừng uống rượu nữa! Rượu chỉ giết chết thể xác và
linh hồn chúng ta, chứ không thể nào giải thoát chúng ta ra khỏi nghịch cảnh
được! Hãy ăn năn trở về
cùng Chúa! Tôi tin chắc, Ngài sẽ ban cho anh có lại tất cả nếu anh bằng lòng
quay trở lại với Ngài.
Người
đàn ông chăm chú lắng nghe, và tôi cùng anh đọc một phân đoạn Kinh Thánh trong
Thi Thiên 102: 1- 7.
“Hỡi Đức Giê-hô-va, xin nghe lời cầu nguyện tôi, nguyện tiếng tôi thấu đến
Ngài. Trong ngày gian truân xin chớ giấu mặt cùng tôi; xin hãy nghiêng tai qua
nghe tôi. Trong ngày tôi kêu cầu xin mau mau đáp lại tôi. Vì các ngày tôi tan như khói, xương cốt
tôi chảy đốt nhu than lửa. Lòng tôi bị đánh đập khô héo như cỏ. Vì tôi quên ăn. Vì cớ tiếng than xiết của tôi. Xương cốt tôi sát vào thịt tôi. Tôi
trở giống như con chàng bè nơi rừng vắng, khác nào chim mèo ở chốn bỏ hoang. Tôi thao thức, tôi giống như
chim sẻ hiu quạnh trên mái nhà…”
Sau đó, tôi đọc thêm cho anh nghe một vài câu trong sách Tê-sa-lô-ni-ca để nhắc
nhở anh:
“Vì kẻ ngủ thì ngủ ban đêm, kẻ say thì
say ban đêm. Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy giè-giữ, mặc áp
giáp bằng đức tin và lòng yêu thương, lấy sự trông cậy về sự cứu rỗi làm mão
trụ. Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thịnh nộ, nhưng
cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Jê-sus Christ trong chúng ta là Đấng đã chết
vì chúng ta hoặc thức hoặc ngủ đều được sự sống với Ngài. Vậy thì anh em
hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau như anh em vẫn thường làm.”
(Tê-sa-lô-ni- ca
5:7-11)
Anh
ấy muốn được tôi và Lân cầu nguyện cho anh. Chúng
tôi vui mừng cùng qùy gối xuống sàn nhà với nhau, để dâng anh lên cho Đức Chúa
Trời, xin Ngài thương xót và giúp đỡ anh.
Cầu
nguyện xong, trông anh có vẻ tươi tỉnh và mỉm cười. Tôi nói với anh:
-
Từ giờ này, anh không phải làm bờ rào cho tôi nữa. Anh đừng lo chuyện tiền nong. Và đây là những gì tôi có trong
túi, tôi xin tặng anh.
Tôi
lấy hết trong túi ra những đồng tiền mình có được trao cho anh. Và Lân cảm động
cũng móc ví biếu anh một số tiền nữa. Anh quá xúc động và một lần nữa anh
khóc trước tình yêu của Chúa dành cho mình.
Buổi chiều hôm đó, chúng tôi mời anh
đi uống cà-phê ở quán Cutter- Points để nghe anh kể chuyện về cuộc đời theo
Chúa của anh. Sau đó, chúng
tôi mời anh cùng đi nhóm nhà thờ của chúng tôi ở Mira Mesa vào Chuá nhật ngày
hôm sau; với ý định sẽ gặp một vài tôi tớ Chúa của Hội Thánh Mỹ. Họ có thể giới thiệu hay tìm giúp anh
một việc làm tạm thời. Ngày
hôm sau, chúng tôi chờ anh tại quán Cutter- Points lâu lắm, nhưng rất tiếc,
không được gặp lại anh. Dù
anh ở đâu hay làm gì đi nữa, nếu anh thực sự ăn năn sự yếu đuối của mình và
quay về cùng Chúa, thì chắc chắn Ngài sẽ thương xót anh.
Phạm Kim Lân và tôi vui mừng ngợi khen
Chúa, vì Ngài đã cho chú cháu chúng tôi thêm cơ hội được “Vui với kẻ vui
và khóc với kẻ khóc.”
15. Thẻ Xanh
Đây là “câu chuyện dài nhiều tập,” lắm
gian nan và uẩn khúc. Có thể nói rằng những ai gặp phải nhiều nan đề rắc
rối trong sự chờ đợi dai dẳng gần như tuyệt vọng, thì gia đình chúng tôi là một
trong những số người đó.
Như
phần đầu chúng tôi đã trình bày, chúng tôi đến Hoa Kỳ trong diện du học tôn
giáo. Chúng tôi đi hợp pháp “đường đường chính chính.” Nhưng cái nỗi khổ của
diện này là nhiều chuyện lắm đa đoan! Trước
hết với chính phủ Hoa Kỳ chúng tôi không được phép làm việc, không được hưởng
bất cứ sự ưu đãi nào trong vấn đề y tế hay các phúc lợi xã hội. Đối với cộng đồng, thì rất dễ dàng bị
“chụp mũ” vì những thành kiến, đố kỵ, nghi ngờ; đôi khi rất là oan ức cho những
con người có ý chí cầu tiến, muốn được học hỏi nền văn minh tiến bộ, dân chủ,
tự do. Ai
cũng biết rõ, Hoa Kỳ đâu phải là đất nước chỉ dành đặc ân cho một số người nào
đó, hay dân tộc nào được ưu ái đến định cư đâu. Nhưng, thực tế đáng buồn là người Việt
chúng ta thiếu tinh thần đoàn kết, thay vì yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; lại
thường hay nghi kỵ và tìm cách tấn công nhau. Người
đi trước nhìn người đi sau xa lạ! Mỗi
người trong chúng ta được Chúa dựng nên đều có quyền bình đẳng như nhau; ai
cũng có quyền khao khát tự do, mưu cầu hạnh phúc và được quyền làm người. Nhưng sau khi đạt được những giá trị
đáng qúy ấy, chúng ta lại muốn áp đặt sự bất công lên đầu, lên cổ người khác! Chúng ta lấy quyền gì để tước
đoạt những giá trị cao quý của người khác trên một đất nước Tự Do và Dân Chủ? Với nền luật pháp văn minh như
Hoa Kỳ, tôi tin rằng không có sự phân biệt đối xử và kỳ thị ấy!
Là một người đàn ông bản lĩnh và nìềm
tin tuyệt đối vào Chúa Jê-sus, chúng tôi không đặt sự trông cậy nơi con người. Chúng
tôi đặt niềm tin vào chính Chúa là Đấng công bình, yêu thương và không bao giờ
thay đổi. Tình yêu của loài
người “sớm nắng chiều mưa,” lúc thế này, lúc thế khác. Còn tình yêu của Chúa là
vĩnh cửu.
“Xin Chúa giúp đỡ chúng tôi khỏi sự gian
truân;
“Vì
sự giúp đỡ loài người la hư không.
“Nhờ
Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ làm những việc cả thể;
“Vì
chính Ngài sẽ giày đạp các cừu địch chúng tôi.”
Đức Chúa Trời thương xót loài người
không phải vì chúng ta xứng đáng, đẹp đẽ hay công chính. Chúa phán rằng:
“Đạo
đức loài người chỉ là cái áo dơ trước mặt Chúa” và,“từ trên cao
nhìn xuống Chúa muốn tìm một người công chính, dù chỉ một cũng không có!”
Vậy, chúng ta là ai mà lại vênh váo,
kiêu ngạo về mình và dám xét đoám kẻ khác?
Con
gái tôi qua đây trước nhiều năm, cháu lập gia đình và có quốc tịch Mỹ. Vì vậy, cháu đủ tư cách pháp lý
để bảo lãnh cho cha mẹ và anh chị em. Vấn
đề chỉ là thời gian thôi! Muốn
đi tắt, nên chúng tôi cũng gặp phải bao điều phiền phức! Tuy nhiên trong mọi
sự, chúng tôi hoàn toàn tin rằng Đức Chúa Trời đã sắp đặt.
“Vì tóc trên đầu của
các ngươi cũng đã được đếm hết rồi. Đừng
sợ chi hết, vì các ngươi qúy trọng hơn nhiều con chim sẻ.”
Cùng với luật sư Josh thay cho Patrick
vì anh ấy đã đổi sang tiểu bang khác; trước vị quan tòa di trú chúng tôi cầu
nguyện với Chúa Jê-sus rằng: “Chúa ôi! Xin Chúa giúp chúng con lần này vì
chúng con đã kiệt sức rồi, bởi quá nhiều năm chờ đợi! Xin Ngài khiến cho vị quan toà
hỏi chúng con những câu hỏi đơn giản, kéo dài muời lăm phút thôi thay vì mấy
tiếng đồng hồ. Chúng con trông đợi nơi Chúa vì Ngài là, “Vua trên muôn vua,
Chúa trên muôn chúa.”
Khi
còn ở Việt Nam ,
tại Tổng Lãnh Sự Sài Gòn chúng tôi đã trải qua kinh nghiệm này. Là giáo viên chuyên dạy học viên
đi phỏng vấn với nhiều diện khác nhau, tôi biết cách để chuẩn bị một bộ hồ sơ
hoàn hảo, và tôi cũng quá quen thuộc với những câu hỏi mà nhân viên Tổng Lãnh
Sự thường hỏi. Chính vì lẽ
đó, tôi đã nghĩ rằng, với bộ hồ sơ chuẩn bị kỹ lưỡng, với khả năng tiếng Anh
của mình, với giấy mời của trường thần học uy tín, nhất định chúng tôi sẽ vượt
qua. Nhưng Chúa đã
bày tỏ cho chúng tôi biết rằng tất cả những đều đó đều vô nghĩa, nếu như Ngài
không cho phép.
Chúng
tôi nhìn thấy từ một ô cửa sổ, nhiều người bị đánh hỏng, bước ra buồn xo bởi vì
anh thông dịch viên có vẻ khó tính. Chúng tôi ngồi xuống với nhau, thì thào cầu
nguyện với Chúa: “Chúa
ôi! Xin Ngài đổi anh thông
dịch viên ấy, và Ngài ở cùng chúng con trong giờ này. Số thứ tự chúng con sắp đến. Xin họ hỏi chúng con ba câu
thôi.”
Ngay sau khi cầu nguyện, tên của tôi được gọi từ một ô cửa sổ khác. Từ bên
trong, một người đàn ông da trắng, mặt mày tốt tươi và đôi mắt dịu dàng. Tay
anh cầm tập hồ sơ bước ra:
-
Anh nói được tiếng Anh không?
-
Vâng, thưa ông tôi nói được.
-
Họ là vợ con của anh?
-
Vâng, thưa ông đúng vậy.
-
Tại sao anh muốn đến học Kinh Thánh ở Portland ?
-
Vì đó là nơi tôi muốn học để trở thành mục sư.
-
Okay.
Đơn giản chỉ có thế, đúng là ba câu hỏi. Sau
đó, chúng tôi được thông báo ngày hôm sau trở lại lúc ba giờ chiều để nhận
Visa. Qua kinh nghiệm này,
bản thân chúng tôi nhận ra bài học qúy giá, “Đừng tin tưởng ở khả năng và sự
hiểu biết mình! Đừng nghĩ
rằng mình sẽ thành công bởi chính sự khôn ngoan xác thịt vốn yếu đuối và ngu
dại!” Chúng tôi vui mừng
muốn nhảy lên để ca ngợi Chúa.
Nhưng
chưa hết, Đức Chúa Trời muốn dạy dỗ và khẳng định với chúng tôi rằng, sự ra đi
lần này là do Chúa quyết định trong đường lối của Ngài chứ không phải ý muốn
hay sự khôn ngoan của chúng tôi. Buổi
sáng ngày 12 tháng 8, tự dưng trong lòng tôi cảm thấy khó chịu. Mỗi khi đi vào đi ra, tôi lại có
cảm giác nhà tôi bị bỏ lại. Tôi
gạt phăng ý nghĩ vớ vẩn ấy ra khỏi tâm trí của mình. Thế rồi, lúc 11 giờ
trưa, tôi nhận được điện thoại thông báo của Tổng Lãnh Sự qua một người thông
dịch nữ, giọng cô Vy:
-
Chúng tôi rất tiếc thông báo cho ông tin không vui, vợ của ông và đứa con trai
út không được cấp Visa lần này vì chữ U bị đánh nhầm là V trong tên của hai
người, nên Tổng Lãnh Sự từ chối.
Quả
thật là tin sét đánh. Chúng
tôi không biết phải làm gì và dường như không tin đó là sự thật. Bình tĩnh, chúng tôi qùy gối
xuống sàn trong phòng khách sạn để dâng nan đề lên cho Đức Chúa Trời.
Qua
điện thoại cô Vy cho biết, trong nửa giờ sau Tổng Lãnh Sự có cuộc họp, cô sẽ
nêu vấn đề của chúng tôi để giúp đỡ; vì cái lỗi đánh máy chẳng phải do chúng
tôi mà do nhà trường bên Mỹ. Nửa giờ sau chuông điện thoại reo lên, tôi hồi hộp
bắt máy. Từ bên kia đầu
dây, cô Vy cho biết:
-
Rất tiếc, không có gì thay đổi anh ạ! Tôi cũng đành bó tay!
Chúng
tôi hụt hẫng như từ trên cành cây rớt xuống. Quá
buồn, tôi lại yêu cầu vợ con qùy gối tiếp tục. Lần này, Chúa làm cảm động mỗi
tấm lòng chúng tôi tan vỡ vì quá đau đớn! Tôi
không thể nào bỏ lại vợ con mình được. Rất
có thể tôi hủy bỏ chuyến đi, vui cùng vui khổ cùng khổ, chết sống cùng có nhau.
Trong khi cầu nguyện bốn chúng tôi đều khóc nức nở xin Chúa giúp đỡ và giải
cứu. Từ trong lòng tôi, có
sự thôi thúc bởi Đức Thánh Linh và được nghe bởi lổ tai thiêng liêng: “Con
hãy viết ngay một lá thư cho Tổng Lãnh Sự và Fax vào cho họ. Con biết tiếng Anh cơ mà! Hãy làm ngay đi!
Thế
là tôi viết có mấy dòng với nội dung sau:
Thưa Tổng Lãnh Sự!
Cái lỗi của chữ U thành V là cái lỗi quá nhỏ, xin qúy vị chữa
lại giúp cho. Làm sao tôi
có thể đành ra đi mà bỏ lại một người vợ rất yếu ớt, một đứa con nhỏ dại và
ngây thơ ?
Xin qúy vị thương tình giúp đỡ cho!
Nguyện Chúa ban ơn cho qúy vị.
Thành kính
Ký tên ở dưới
Tôi chạy xuống quày lễ tân và Fax ngay lá thư vào Tổng Lãnh Sự. Chúa cho lòng tôi bình an ngay
sau khi làm như vậy.
Chưa
đầy mười lăm phút sau, tôi nghe được điện thoại cũng từ người thông dịch:
-
Báo cho anh tin mừng! Tổng Lãnh Sự đã nhận được Fax của anh, và họ đồng ý cấp
visa cho vợ và con trai của anh. Anh
hãy đến đúng giờ hẹn để nhận visa. Xin
chúc mừng anh chị!
Chúng tôi nhảy lên reo mừng tạ ơn Đức Chúa Trời. Vợ con tôi như được “sống lại
từ cõi chết” và đức tin của họ mãnh liệt hơn. Chúng
tôi ôm lấy nhau khóc trong niềm hạnh phúc; bởi vì chúng tôi có một người Cha
trên trời vĩ đại!
Chính
kinh nghiệm sống động này nhắc nhở chúng tôi hãy cầu xin Đức Chúa Trời giống
những gì trong quá khứ. Chính
vì vậy, chúng tôi luôn trông cậy vào Chúa với tất cả niềm tin và mong đợi sự
giải cứu của Ngài.
Cũng
như sự giúp đỡ của Chúa lần trước, vị quan toà xuất hiện một cách oai nghiêm.
Ông ngồi xuống rồi nhìn chúng tôi với đôi mắt nhân từ. Dường như ông muốn nói rằng,
“Tôi có cảm tình đặc biệt với qúy vị.” Sau
đó, ông lật qua những trang hồ sơ rất nhanh và người thư ký đánh máy cẩn thận. Chưa đầy muời phút sau, ông hỏi
ý kiến của luật sư bên chính quyền, rồi gật gù công bố. Toà đồng ý trường hợp này được
con gái bảo lãnh hợp pháp vì có Quốc Tịch Mỹ. Phiên toà kết thức ở đây.
Chúa ôi! Không ai tưởng tượng nổi cái sự kiện lạ lùng diễn ra trước mắt! Chúng tôi không ngạc nhiên vì
biết rằng Đức Chúa Trời có quyền trên tất cả mọi sự, tể trị trên mọi uy quyền. Sở dĩ Chúa cho những trắc trở
xảy ra vì Ngài muốn đào luyện chúng tôi để trở nên người hầu việc Ngài. Phải tập rèn cho chúng tôi tính
kiên nhẫn, sự trông cậy tuyệt đối và phải nhận ra rằng Ngài là Đấng duy nhất để
cho chúng ta tôn thờ và ca ngợi. Chúng
tôi hoàn toàn tin chắc có một Đức Chúa Trời thực hữu đang ở giữa chúng ta, một
Chúa Jê-sus ngày đêm cầu thay cho chúng ta.
“Hãy xin, sẽ được, hãy tìm, sẽ gặp, hãy
gõ cửa sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ cửa thì
được mở. Trong các ngươi có
ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn
chăng? Nếu các ngươi vốn là xấu còn biết cho con cái mình các vật tốt thay,
huống chi Cha của các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những
người xin Ngài sao?
(Mathiơ 6: 7-11)
Pastor Peter Le Van