Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

THẤY VÀNG TRONG ÐỐNG RÁC


Mathiơ 26:46-56; Mathiơ 6:22-23


Câu chuyện Ông Nguyễn và William Rathje
Ông Nguyễn là người thích rác. Ông yêu rác. Ở Việt Nam ông làm giàu nhờ thầu rác tại các building mà Hoa Kỳ thuê. Sang Hoa kỳ, ông thành triệu phú nhờ thầu clean và đổ rác cho các tòa cao ốc. Ông đi dâu cũng thấy rác , ông nằm mơ cũng thấy rác.
Ông William Rathje cũng thích rác. Ông tốt nghiệp đại học Harvard và trở thành một nhà khảo cứu về rác. Ông cho rằng rác giúp chúng ta hiểu được thế giới này. Nghiên cứu về rác là chúng ta nghiên cứu về xã hội đương thời. Qua đống rác, người ta biết thói quen ăn uống, thời trang và mức sống của dân chúng. Theo sự nghiên cứu của ông, mỗi gia đình tiêu phí từ 10 đến 15 % thức ăn. Trung bình mỗi người vất đi nửa pound rác mỗi ngày. Ðống rác lớn nhất xứ Hoa kỳ là gần thành phố Nửu Ước , đống rác này đủ để lấp đầy kinh đào Panama. Rác lâu tan hơn người ta nghĩ. Thí dụ, tại đống rác Nửu Ước, người ta còn thấy nguyên một miếng thịt bò của năm 1973 và người ta còn có thể đọc một tờ báo hồi thời tổng thống Truman.(1945-1953). Ông Rathje cho rằng ông học hỏi nhiều điều qua đống rác.


Dù thấy người ta làm giàu vì rác, thấy người ta có những kết luận rất hay về rác, tôi vẫn không thể thích nghiên cứu về rác như ông Rathje và chắc cũng không muốn có khả năng làm giàu về rác như ông Nguyễn. Chỉ nghĩ đến con mắt mình cứ thấy rác quanh năm suốt tháng thì dù có giàu, chắc gì sung sướng đâu ! Tuy nhiên , đối với họ: “Rác là vàng” hay là “Vàng nằm trong rác”. Họ thấy những gì mà chúng ta không thấy, họ tìm những gì mà người khác bỏ qua.

Ðống rác ( khủng hoảng) của Jesus


Khi khởi sự công vụ tại trần gian, Chúa Jesus có nhắc nhở chúng ta rằng: “Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt người tốt thì cả thân thể người sẽ sáng. Nếu mắt người xấu thì cả thân thể sẽ tối tăm. Nếu ngọn đèn trong thân thể người mà tối thì sự tối tăm đó sẽ lớn biết dường nào.” Mathiơ 6: 22-23

Nếu con mắt cứ thấy rác, thì ngọn đèn của thân thể tuy không tối tăm nhưng cũng tăm tối. Rác bao quanh chúng ta. Làm sao trong tình thế đó, mắt của chúng ta có thể nhìn thấy những cái tốt hơn của cuộc đời. Rác mà tôi nói ở đây là những cặn bả, những cái khốn cùng, những cái cần vất bỏ trong cuộc đời của mình. Nó là những điều làm cho mình đau đớn, khốn khổ . Nó là những khủng hoảng trong cuộc đời.

Trong đêm trước khi Chúa Jesus bị bắt, tại một nơi nào đó giữa vườn Ghết sê ma nê, một cảnh tượng đen tối nhất trong lịch sử loài người. Một cảnh tượng xảy ra không quá mười phút nhưng chứa đầy một đống rác của xấu xa và tệ hại . Ngoại trừ Chúa Jesus, không một ai có được một cử chỉ tốt lành. Chúng ta hãy đọc Mathiơ 26: 47-56
Khi Ngài cịn đương phán, xảy thấy Giu-đa là một người trong mười hai sứ đồ đến với một bọn đơng người cầm gươm và gậy, mà các thầy tế lễ và các trưởng lão trong dân đã sai đến. 48 Đứa phản Ngài đã trao cho bọn đĩ dấu nầy: Người nào mà tơi sẽ hơn, ấy là người đĩ, hãy bắt lấy. 49 Tức thì Giu-đa đến gần Đức Chúa Jêsus mà rằng: Chào thầy! Rồi hơn Ngài. 50 Nhưng Đức Chúa Jêsus phán cùng nĩ rằng: Bạn ơi! vậy thì vì việc nầy mà ngươi đến đây sao? Rồi chúng nĩ đến gần tra tay bắt Đức Chúa Jêsus. 51 Và nầy, cĩ một người trong những người ở với Đức Chúa Jêsus giơ tay rút gươm ra, đánh đầy tớ của thầy cả thượng phẩm, chém đứt một cái tai của người. 52 Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm. 53 Ngươi tưởng ta khơng cĩ thể xin Cha ta lập tức cho ta hơn mười hai đạo thiên sứ sao? 54 Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc nầy tất phải xảy đến? 55 Lúc bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng chúng rằng: Các ngươi đem gươm và gậy đến mà bắt ta, khác nào như ta là kẻ cướp. Ta thường ngày ngồi trong đền thờ và giảng dạy tại đĩ, mà các ngươi khơng bắt ta. 56 Nhưng mọi điều ấy phải xảy đến, hầu cho những lời các đấng tiên tri đã chép được ứng nghiệm. Khi ấy, hết thảy mơn đồ bỏ Ngài mà trốn đi.

Nếu một ký giả bây giờ có mặt tại đó và ngày đó, ông ta sẽ tường thuật trên báo:

MỘT ÐÊM ÐEN TỐI CHO JESUS

Hôm thứ sáu vừa qua, dân chúng chào đón ông Jesus với cành lá chà là. Tối hôm qua, họ đã bắt ông bằng gươm đao. Thế giới của Jesus người làng Nasarét đã trở nên chua chát khi Jesus bị một đám đông binh sĩ đến vây bắt. Chỉ một tuần lễ sau ngày chiến thắng bước vào thành phố Giêrusalem, sự tôn vinh ngưỡng mộ của dân chúng đã không còn. Cả các môn đồ của ông cũng từ chối quen biết với ông. Ðây là những người đã từng hãnh diện về những phép lạ mà ông đã làm cho đến tối hôm qua. Dân chúng đã kêu vang đòi giết ông, các môn đồ từ chối binh vực ông, tương lai của người giáo sư này quả không còn và sứ mạng của ông đã bị chấm dứt. “
Cái đêm đen tối trong cuộc đời của Chúa Jesus được đánh dấu bởi hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, từ đống rác này đến đống rác khác. Sau đây là bản phân tích của tôi.

1. Cầu nguyện không trả lời


Trước tiên, chúng ta thấy, (tôi nói là chúng ta thấy bởi vì có rất nhiều điều chúng ta sẽ không thấy) lời cầu nguyện của Jesus không được trả lời. Jesus vừa dâng lên Chúa Cha lời cầu xin “ Cha ơi! nếu có thể được xin cho chén này lìa khỏi con. Song không theo ý muốn của con mà theo ý muốn của Cha “ Mathio 26:39 Trong giây phút đó, Jesus không còn bình thản, thanh tịnh. Mathiơ đã viết Ngài “buồn và sầu não lắm” Ngài đã sấp mặt xuống đất và kêu khóc đau đớn nước mắt như giọt máu rơi trên đất. Luca 22:44

Trên thế gian này, chưa có lời cầu xin nào khẩn thiết như vậy. Trên thiên đàng cũng chưa bao giờ giữ một sự im lặng lạ kỳ như vậy. Lời cầu xin của Jesus, trước mắt loài người, không được trả lời.

Có thể nào con trai của Ông Henry Ford (Người sáng lập hãng xe Ford ) không có một chiếc xe Ford, hay con của Ông Bill Gates ( Nhà tỉ phú Microsoft ) lại không có một máy vi tính? Có thể nào Thượng Ðế, chủ nhân thế gian và những vật trong đó lại không cho con trai mình vật gì chăng? Trong sự suy nghĩ thông thường đó, Chúa Jesus phải đối phó với vấn đề cầu nguyện không được đáp ứng. Và đây mới là khởi đầu.

2. Juđa phản bội


Hãy xem ai xuất hiện kế tiếp: “ Judas với một bọn đông người cầm gươm và gậy mà các thầy tế cả và các trưởng lão trong dân sai đến... Chúng nó đến gần tra tay bắt Ngài. (Mat. 26:47,50)

Judas một môn đồ thân tín, thủ quỹ của nhóm đóng vai trò điềm chỉ viên đến với một đám người giận dữ võ trang để bắt Jesus. Lần nữa, theo nhận định của quan sát viên, đám người nầy sẽ mang thêm một khủng hoảng khác.

3. Ðám đông phản bội


Chúa Jesus không chỉ đối diện với sự cầu nguyện không được đáp ứng, đối diện với thực tế phũ phàng và đau lòng với sự phản bội của môn đồ Judas, Ngài còn phải đối phó với tình trạng đau lòng khác : đó công tác của Ngài trong ba năm đã không kết quả. Chính những người mà Ngài đến để cứu họ, bây giờ họ đến để bắt Ngài.

Có thể quý vị nghĩ rằng Judas hướng dẫn một vài binh sĩ địa phương mang theo hai hoặc ba cây đèn rọi để bắt Chúa, nhưng, Matthew thuật rằng “bọn đông người” đến để bắt Chúa Jesus. Sứ đồ Giăng chính xác hơn. Ông dùng chữ Hi lạp là “speira” là một “cơ binh” (John 18:3). Tối thiểu, danh từ speira mô tả một nhóm hai trăm binh lính. Chữ nầy có thể mô tả một quân đoàn có một ngàn chín trăm người!



Theo mô tả của Giăng , để chính xác hơn, chúng ta thử tưởng tượng một dòng người gồm hàng trăm binh lính tuôn tràn vào vườn Ghết-sa-ma-nê. Thêm vào đó, chưa kể số người đứng dự khán không nói đến chỉ được Matthew đơn sơ gọi là “đám đông”.

Tôi nghĩ rằng chắc hẳn trong một nhóm đông nầy, có một vài người muốn bảo vệ Chúa Jesus.. Chúa Jesus đến để giúp đỡ nhiều người. Tất cả những bài giảng đó, tất cả những phép lạ đó chẳng lẽ không có kết quả ! Chúng ta chờ đợi một người sẽ tuyên bố: “Chúa Jesus là một người vô tội!” Nhưng thật sự không ai làm. Không người nào nhân danh Ngài để tuyên bố. Những người mà Ngài đến để cứu, họ đã quay mặt làm ngơ hoặc quay nghịch lại cùng Ngài.

4. Các môn đồ đều bỏ


Chúng ta có thể tha thứ đám đông này bỏi vì sự tiếp xúc với Ngài đối với họ quá ngắn ngủi, và lòng dạ con người quá hững hờ và vô ân. Vả lại Chúa Jesus giúp ho, cứu họ là trong tinh thần“ thi ân bất cầu báo”. Có thể đám đông ngoài việc nhận ân phước, họ cũng không biết gì hơn về Chúa Jesus. Nhưng các môn đồ phải biết. Họ biết Chúa nhiều hơn đám đông. Họ biết Ngài tốt hơn. Nhưng họ có bảo vệ Ngài không? Khó lắm.

Viên thuốc đắng hơn hết mà Chúa Jesus phải nuốt là sự phản bội không thể tưởng tượng của các môn đồ. Judas không là người duy nhất phản bội. Matthew khá thành thật khi ông ghi lại: “Hết thảy môn đồ theo Chúa Jesus đều bỏ Ngài mà trốn đi” (Mat. 26: 56).

Hai chữ “hết thảy” chắc chắn mang lại ít nhiều đau đớn. “Hết thảy những kẻ theo Chúa Jesus... đều chạy trốn.” Giăng chạy, Phierơ chạy, Matthew chạy, Simon chạy, Thomas chạy. Họ, tất cả đều chạy trốn!

Chúng ta không cần đi xa để tìm kiếm lần chót lời hứa của nhóm người nầy. Hãy chú ý câu Kinh Thánh chỉ cách 10 hàng trước đoạn chúng ta đang bàn luận: “Phierơ thưa rằng dầu tôi phải chết với Thầy đi nữa, tôi chẳng chối Thầy đâu! Hết thảy môn đồ khác đều nóiy như vậy” (Mat. 26:35).

Tất cả đều nguyện trung thành, rồi tất cả đều chạy trốn.

Từ ngoài nhìn vào, tất cả những gì chúng ta thấy là phản bội. Các môn đồ đã bỏ Ngài. Dân chúng đã chối Ngài. Và Thượng Ðế cũng không nghe Ngài. Chưa bao giờ có quá nhiều điều dơ bẩn như rác rến cùng luợt trút lên một con người.

Thử chất lên hết thảy sự bất trung của những người chồng vô dụng, những bà vợ lừa dối, những đứa con hoang đàng và những công nhân bất chính thành một chồng cao, thì chúng ta sẽ thấy những điều Chúa Jesus đã phải đối diện trong đêm đó.

Từ một quan điểm con người, thế giới của Chúa Jesus đã sụp đổ. Không được trả lời từ thiên thượng, không được trợ giúp từ người đời, không có sự trung thành từ bạn hữu.

Chúa Jesus đang bị nhận sâu trong đống rác đến tận cổ. Ðây là cách tôi mô tả quang cảnh đó. Ðây là cách một phóng viên có thể mô tả quang cảnh đó. Ðây cũng là cách một nhân chứng có thể diễn tả lại. Nhưng đây không phải là điều mà Chúa Jesus nhìn thấy điều đó.

Ngài thấy sự việc hoàn toàn khác hẳn. Ngài không quan tâm đến rác rến; Ngài không bị giới hạn trong điều đó. Ngài có thể thấy cái tốt trong cái xấu, Ngài nhắm mục tiêu trong sự đau đớn mà tiến đến, và Ngài thấy sự hiện diện của Chúa Cha trong lúc khó khăn.

Cuộc đời chúng ta


Bạn và tôi sống trong một thế giới đầy rác rến. Rác rến bẩn thỉu bừa bãi trong lối đi thường ngày của chúng ta. Phải chăng chúng ta cũng có những lời cầu nguyện không được đáp ứng, những giấc mơ không thành đạt, và những kẻ phản bội không ngờ? Có khi nào chúng ta được trao cho một bao rác bất hạnh và đau lòng đó hay không ? Hẳn là có. Xin được hỏi: chúng tasẽ làm gì với bao rác đó?

Chúng ta có nhiều cách chọn.


1. Chúng ta có thể đem dấu nó. Dồn nó vào bao rồi nhét nó dưới chiếc giường ngủ, dấu trong garage, và giả vờ như nó không có ở đó. Nhưng chúng ta không thể dấu gạt người khác. Sớm hay muộn, bao rác đó sẽ bốc mùi.


2. Chúng ta có thể ngụy trang nó. Sơn nó thành màu xanh lá cây rồi đặt nó trên sân cỏ trước nhà. Ngụy trang trang nó trong bụi rậm ngoài sân và nói với mọi người rằng đó là một cây cảnh. Lần nữa, không ai bị đánh lừa và không bao lâu nó sẽ tanh hôi.
Những rác rến, những khó khăn, những cơn đau thắt trong cuộc đời không thể che dấu, và không thể ngụy trang được.

Cách của Chúa Jesus


Vậy chúng ta nên làm gì? Nếu chúng ta theo gương Ðấng Christ, chúng ta sẽ thấy những rác rến đó dưới cặp mắt của Chúa sẽ không còn là những rác rến nữa. Những đau lòng của chúng ta sẽ không còn là những cơn đau quặn thắt nữa. Nên nhớ, Thượng Ðế yêu bạn trong lối sống của bạn, nhưng Ngài không muốn để bạn tiếp tục trong lối sống đó. Ngài muốn bạn có một trái tim đầy hy vọng ... giống như Chúa Jesus.

Ðây là điều Ðấng Christ đã làm.

Ngài tìm thấy điều tốt trong cái xấu.


Khó có thể thấy người nào tệ hơn Judas. Có người nói Ông là một con người tốt với một chiến lược khích tướng để Chúa ra tay. Tôi không nghĩ vậy. Kinh Thánh nói rằng: “Juda.... vốn là tay trộm cắp và giữ túi bạc, thường lấy trộm của người ta để ở trong (Giăng 12:6). Ông là một người lừa đảo. Dù sao, Ông đã sống với Chúa, chứng kiến những phép lạ của Ðấng Christ nhưng cuối cùng ông quyết định thà có tiền hơn có một người Thầy, vậy ông bán Chúa Jesus để được 30 miếng bạc. Mọi người trong thời đó đều đáng giá nhiều hơn 30 miếng bạc. Judas trao đổi thầy của mình chỉ vì 30 miếng bạc là một người vô lương, một kẻ lừa dối, một tên ăn mày.

Ai có thể nhìn ông qua hình ảnh nào khác hơn? Tôi không biết, nhưng Chúa Jesus biết. Ngồi chỉ cách vài phân trước mặt kẻ phản bội mình, Chúa Jesus nhìn Juda và nói: “Bạn ơi, vậy thì vì việc này mà ngươi đến đây sao” (Mat. 26:50). Tôi không tưởng tượng Chúa Jesus thấy trong Juda có gì xứng đáng để được Chúa gọi là một người bạn. Tôi biết chắc rằng Chúa Jesus không nói láo, không nói xã giao khi gọi Judas là bạn bởi vì trong giây phút đó Ngài vẫn còn thấy một điều gì tốt đẹp trong con người thật xấu xa.

Ngài không áp đặt tất cả những phiền trách trên Judas. Ngài đã thấy một thực hữu khác trong đêm đó: “đây là giờ của các ngươi, và quyền của sự tăm tối cai trị” (Luke 22:53). Không thể nào nói Judas vô tội, nhưng không thể nào Judas hành động một mình. Những kẻ tấn công chúng ta cũng không hành động một mình. “Chiến trận của chúng ta không phải chống lại con người trên đất, song chống lại những kẻ cai trị, những thẩm quyền, và những thế lực của thế gian tăm tối, chống lại các quyền lực tà linh trong cõi thiên thượng” (Eph. 6:12).

Những kẻ phản bội chúng ta, những kẻ hại chúng ta chỉ là nạn nhân của thế giới sa ngã. Chúng ta không cần áp đặt hết thảy những phiền trách trên họ. Nếu Chúa Jesus đã thấy trên mặt Judas đủ tốt để gọi ông là bạn, thì Ngài cũng giúp chúng ta có thể làm như vậy với những người làm tổn thương chúng ta.

Chúa Jesus không chỉ thấy cái tốt trong cái xấu, mà Ngài còn tìm thấy mục tiêu trong đau đớn. Trong số tám mươi chín chữ Chúa Jesus đã nói khi bị bắt, có ba mươi lời ám chỉ về mục tiêu của Thượng Ðế.


“Sự việc phải xảy ra thế nầy để ứng nghiệm lời Kinh Thánh dạy” (Mat. 26:54).
“Mọi điều ấy phải xảy ra hầu cho những lời của các tiên tri đã chép được ứng nghiệm” (Mat. 26:56).

Chúa Jesus thấy sự chiến đấu này của mình là một phần cần thiết trong một chương trình lớn lao hơn. Ngài nhìn sự chạm trán tại Gethsemane như một màn quan trọng nhưng đơn độc trong bản thảo vở kịch trên diễn trường của Thượng Ðế.

Thí dụ:


Một câu chuyện do Mục sư Max Lucado kể lại:


Trong chuyến đi về St. Louis bằng phi cơ, vì có bão nên chuyến bay hoãn lại, và sau đó đổi hướng về một thành phố khác, tại đây chúng tôi ngồi trên phi trường chờ cơn bão đi qua. Trong khi tôi nghĩ ngợi bâng quơ bao giờ tôi mới về đến nhà, người hành khách ngồi dãy bên kia đập nhẹ trên cánh tay tôi và hỏi mượn quyển Kinh Thánh. Tôi trao cho Ông. Ông quay sang đứa con gái ngồi ghế bên cạnh, mở Kinh Thánh, và hai người cùng đọc suốt thời gian chờ cơn bão qua đi. Sau đó, bầu trời trong sáng, và chúng tôi tiếp tục hành trình. Chúng tôi đáp xuống St. Louis, khi Ông trả lại quyển Kinh Thánh cho tôi, và bằng một giọng thấp Ông giải thích rằng đây là chuyến bay đầu tiên của cô gái. Gần đây cô nhập ngũ và lần đầu tiên cô xa gia đình. Ông hỏi cô muốn tin nơi Ðấng Christ, cô nói rằng Cô muốn, nhưng cô không biết làm sao. Vậy nên Ông mượn quyển Kinh Thánh của tôi và nói vớicCô về Chúa Jesus. Vừa lúc phi cơ của chúng tôi đáp xuống, cô nói với Ông rằng cô tin Chúa Jesus là Con Thượng Ðế.


Mục sư Max Lucado suy tư về biến cố nầy. Phải chăng Thượng Ðế đem cơn bão đến hầu cô gái có thể nghe Phúc âm? Phải chăng Thượng Ðế đình hoãn chuyến về của tôi hầu cô ấy có thì giờ rộng rãi để nghe về Chúa Jesus? Ðó là cách Chúa Jesus đã chọn để dùng cơn bão trong mục tiêu của Ngài: có những xáo động, những bất tiện, những đau lòng nhưng lại cần thiết trong chương trình của Thượng Ðế.

Nơi nào người ta thấy các từng trời xám ngắt, Chúa Jesus thấy một trật tự thiên thượng. Nỗi thống khổ của Ngài cần thiết để thành tựu lời tiên tri, và sự hy sinh của Ngài cần thiết để làm trọn luật pháp.

Chúng ta có thích được một trái tim đầy hy vọng chăng?


Chúng ta có muốn nhìn thế giới qua đôi mắt Chúa Jesus chăng? Một cặp mắt luôn thấy cái tốt trong những cái bất hạnh xảy ra trong cuộc đời của mình!

Lúc nào chúng ta thấy sự cầu nguyện của mình không được đáp ứng, Chúa Jesus lại thấy sự cầu nguyện được trả lời.


Nơi nào chúng ta thấy xa vắng Thượng Ðế, Chúa Jesus lại thấy chương trình của Thượng Ðế. “Ngươi tưởng ta không có thể cầu xin Cha ta lập tức cấp cho Ta hơn mười hai đạo binh thiên sứ sao.” Mathew 26: 53.

Trong hết thảy những kho tàng mà Chúa Jesus gặp được trong đống rác, đây là điều quan trọng hơn hết. Ngài thấy Ðấng Thiên Phụ. Ngài thấy sự hiện diện của Thiên Phụ trong nghịch cảnh này. Ngài nhìn thấy mười hai đạo binh thiên sứ .

Bạn có thể nói “ Chúa Jesus là Thượng Ðế. Ngài có thể thấy những điều không thấy. Ngài có đôi mắt để nhìn điều thiên thượng và một thị giác để nhìn điều siêu nhiên. Tôi không thể thấy theo cách Ngài thấy.

Elise và ngươi hầu việc

Có thể chưa đến lúc, song chớ lượng giá thấp quyền lực của Thượng Ðế. Ngài có thể thay đổi phương cách Bạn nhìn đời. Cần chứng cớ? Hãy tạm lấy gương của Elisha và người hầu việc của Ông. Cả hai đang ở Dothan khi một vị vua nổi giận sai một đạo quân đến tiêu diệt họ.

Tôi tớ của Elisha chôỉ dậy sáng sớm, đi ra ngoài, thấy một đạo binh với những ngựa và xe đương vây quanh khắp thàng. Người nói với Elisê rằng:


“Thầy ôi, chúng ta sẽ làm gì?”


Elisê đáp: “Chớ sợ. Ðạo quân chiến đấu cho chúng ta lớn hơn đạo quân nghịch lại chúng ta.”


Rồi Elisê cầu nguyện rằng: “Lạy Giê hôva, xin mở mắt kẻ tôi tớ của con và cho nó thấy.”


Giêhôva mở mắt người hầu việc trẻ, thì người thấy ngọn núi đầy những kỵ binh và hoả xa bao quanh Elisha. (II Các Vua 6:15-17)

Nhờ quyền phép của Thượng Ðế, người hầu việc đã thấy các thiên sứ.


Ai dám nói rằng việc nầy không thể xảy đến cho Bạn giống như thế?

Kết luận


Thượng Ðế sẽ điều chỉnh thị giác của Bạn.


Ngài hỏi: “Ai tạo miệng loài người ? ” rồi Ngài đáp: “Chính Ta, là Ðức Giê hô va” (Xuất 4:11). Dựa vào câu hỏi và trả lởi đó, tôi có thể hỏi : Ai tạo ra con mắt loài người và câu trả lời sẽ là : Chính Ta là Ðức Giê hô Va.

Thượng Ðế cho Balaam thấy thiên sứ, Elisha thấy đạo quân, Jacob thấy cầu thang, và Phao lô thấy Ðấng Cứu Thế.

Hơn một người đã cầu xin như người mù: “Thưa Thầy, tôi muốn được thấy.”


Và hơn một người đã bước đi với thị giác trong sáng.


Ai dám nói rằng Thượng Ðế sẽ không làm cho chúng ta giống như vậy?

Lời cầu xin của Chúng ta:


- Chúng con cảm tạ Chúa về mọi điều xảy ra trong cuộc đời. Mọi điều xảy ra đều hữu ích cho đời sống tâm linh mà bao lâu nay chúng con chỉ thấy nó như là những rác rến trong cuộc đời.


- Cầu xin Chúa cho thay đổi thị giác của chúng con, thay đổi sự suy nghĩ của chúng con để giúp chúng con chịu đựng, sống vui thỏa trong những ngày ở trần gian này. Với cái nhìn mới, với sự suy nghĩ mới, trần gian này quả thật là một thiên đàng của chúng ta. Cả đống rác hoạn nạn là một đống vàng của cuộc sống tâm linh.

- Cầu xin Chúa cho chúng con nhìn những kẻ phản bội, những kẻ hại chúng con , những kẻ nói xấu chúng con như là một người lỡ lầm, vô tình làm chúng con đau đớn nhưng đã được Chúa đền bù để nhờ đó chúng con biết Chúa luôn ở bên cạnh chúng con.

- Cầu xin Chúa cho chúng con sẽ thấy những lần cầu nguyện mà Chúa không trả lời là một sự trả lời vì Chúa không muốn chúng con có những ước vọng đó.
- Xin cho chúng con sẽ thấy những bất hạnh xãy ra trong gia đình là những phước hạnh trong tương lai vì Chúa sẽ lau khô các giọt lệ âm thầm và mở mắt chúng con để thấy thiên sứ đang quanh chúng con để che chở những bất hạnh lớn hơn đang đe dọa tương lai chúng con.

Ðăng Cao