Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Những Bức Tâm Thư của Cựu Linh Mục Bùi Đức Hạnh



BỨC TÂM THƯ  I
Kính gởi: các linh mục Công Giáo
Về chức linh mục Công Giáo
‘Tu es sacerdos in Eternum secumdum Ordinem Melchisedech’ (Con là thầy cả tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc’) Hê-bơ-rơ 7:17 TL.110.4


     Câu kinh thánh trên đây được tất cả linh mục Công Giáo tâm niệm để giữ mình trong một đời sống xứng đáng.
     Theo giáo lý Công Giáo được thụ phong do phép bí tích Chúa Jê-sus đã lập và được in dấu thiêng liêng bất diệt và linh mục là thầy tế lễ đời đời theo Mên-chi-xê-đéc.
      Thầy tế lễ, chức linh mục Công Giáo có quyền cao cả, người cầm trong tay Mình Thánh Đức Chúa Jê-sus  khi người hành lễ đọc lời truyền ‘Hoc est corpucmeum! Này là mình Ta’, linh mục dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời để đền tội. Linh mục cầm trong tay ấn quyền giải tội để tha thứ, và cầm buộc tội nhân. Linh mục là Người của Đức Chúa Trời là Ki-Tô khác (Alter Christus). Phẩm chức cao trọng và quyền bính cao cả ấy ngang hàng với Đức Chúa Trời, đã tìm thấy trong chức linh mục Công Giáo.
     Vậy, phẩm chức cao trọng và quyền bính cao cả ấy bởi đâu? Bởi chính Đức Chúa Trời ban cho hay bởi loài người tự tạo lấy cho mình. Để hiểu rõ điều đó, chúng ta hãy tra cứu Kinh Thánh và chỉ có Kinh Thánh là lời Chúa mới giải tỏ được. Xin tra cứu sách Hê-bơ-rơ trong Tân Ước, xuất Ai-Cập ký và sách Lê-vi trong Cựu Ước.
     Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời thiết lập A-rôn làm thầy tế lễ cho Ngài: ‘Trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, người hãy chọn Arôn anh người cùng các con trai người là Na-đáp, Abihu, Eleasa và Jthama lập lên chức tế lễ trước mặt Ta. ‘Đức Chúa Trời lại trang sức cho A-rôn, mũ đội trên đầu, bảng đeo trước ngực, áo khoác trong và ngoài. Lại phong chức trong 7 ngày’ (Xuất 29:35).
     ‘Nhưng ấy là hình bóng chỉ về đời bấy giờ’ hê-bơ-rơ 10:1.
Sách Hê-bơ-rơ đoạn 1 nói về Chúa Jê- sus cao trọng hơn thiên sứ, đoạn 3: Chúa Jê-sus cao trọng hơn Môi-se; đoạn 7&8: Đức Chúa Jê-sus là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mên-chi-xa-đéc.(tr 1). Vậy chúng ta có thể ứng dụng mọi điều cho chức linh mục Công Giáo được không? Có phải Đức Chúa Trời thiết lập chức linh mục Công Giáo theo như Lời Ngài trong Kinh Thánh chăng?
Để trả lời câu hỏi trên, ta hãy tra cứu Kinh Thánh về các vấn đề:
1. Ơn thiên triệu     2.Chức tế lễ     3.Của tế lễ     4. Mục đích tế lễ     5. Quyền tha tội của linh mục Công Giáo.
1. Ơn Thiên Triệu
     Linh mục Công Giáo nói rằng: Mình có ơn Thiên Triệu, ơn Đức Chúa Trời kêu gọi. Thật đáng sợ khi kẻ làm việc tế lễ cho Đức Chúa Trời mà không có ơn Ngài gọi. Trong Cựu Ước, sách Sử Ký 26:16-21 kể chuyện vua Ô-xia làm điều ác, phạm tội cùng Đức Chúa Trời vì người vào trong đền thờ Đức Giê-hô-va xông hương trên bàn thờ xông hương. Các thầy tế lễ đã cản vua vì đó là phần việc các thầy tế lễ con cháu A-rôn. Song vua cứ xông hương thì Đức Chúa Trời hình phạt người và người bị tật phong.
     ‘Vì vậy không ai được chiếm lấy chức trọng đó cho mình, phải được Đức Chúa Trời kêu gọi như A-rôn ngày xưa, Nec qisquam sumit honoren, sed qui vocatur a Deo tanquam A-rôn’ Hê-bơ-rơ 5:4.
     Ơn kêu gọi A-rôn làm thầy tế lễ, chỉ để dâng của lễ chiên bò … của lễ theo luật pháp, không thể cất tội lỗi đi được (Hê-bơ-rơ 10:4) mà Đức Chúa Trời còn cặn kẽ phán dậy. Kinh Thánh từng nói bao nhiêu lần trong các đoạn sách Xuất Ê-díp-tô ký từ đoạn 28-40. Sách Lê-vi ký từ đoạn 1-10. Chẳng những đối với chức tế lễ của A-rôn. Đức Chúa Trời còn nói về nghi thức hành sự và lễ phục của người nữa. Vi phạm những điều ấy thì Đức Chúa Trời đã trừng trị cách nghiêm thẳng. Hai con trai A-rôn là Na-đáp và Abihu, mặc dầu đã được Môi-se xức dầu làm thầy tế lễ, nhưng vì xem thường việc lấy lửa bỏ vào bình hương mà bị Đức Chúa Trời phạt chết thiêu. Kinh Thánh nói: ‘Hai con trai A-rôn là Na-đáp và Abihu, mỗi người đều cầm lư hương mình để lửa vào, bỏ hương lên và dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giê-hô-va, ấy là điều Ngài không phán dặn. Một ngọn lửa từ nơi Đức Giê-hô-va lòe ra, nuốt tiêu họ và họ chết trước mặt Đức Giê-hô-va.’ Le-vi 10:01.   
   Kinh Thánh còn chứng minh, dù chính Chúa Jê-sus là Con Đức Chúa Trời cất tội lỗi thiên hạ cũng phải có ơn Đức Chúa Trời gọi. Đức Ki-Tô không tự tôn mình làm thầy tế lễ thượng phẩm, nhưng tại Đấng đã phán cùng Ngài rằng : Người là con Ta, Ta đã sinh ra ngươi ngày nay. Lại nơi khác cũng đã phán cùng Ngài rằng Người làm thầy tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xa-đéc. Sic et christus non semetipsum clarificavit ut pontifex fieret; sed qui locutus est ad Eum: Filius meus es Tân Ước ego hodie genuita. Quemadmodum et in alio loco dicit : Tu es sarcedos in Aternum secumdum ordinem Melchisedech. (Hê-bơ-rơ 5:6-7) (tr 2)
     Kinh Thánh chứng minh trong Cựu Ước Đức Chúa Trời kêu gọi A-rôn làm thầy tế lễ, khi A-rôn gần chết, A-rôn phải từ bỏ chức đó mà truyền cho con ‘Hãy đưa A-rôn và Ê-lê-a-sa con trai người, biểu đi lên núi Hô-rơ, đoạn hãy lột áo xống A-rôn mặc cho Ê-lê-a-sa con trai người’ Dân Số ký 20:25-26. Chức tế lễ thượng phẩm được giao cha truyền con nối thuộc dòng họ Lê-vi suốt trong thời Cựu Ước.
     Thời Tân Ước, Đức Chúa Trời kêu gọi Con Ngài làm thầy tế lễ thượng phẩm, thầy tế lễ cả, ngoài ra Kinh Thánh không thấy nói Đức Chúa Trời kêu gọi ai làm thầy tế lễ dù Phê-rô, hay Phao-lồ cũng khong có ơn kêu gọi đó.
     Giáo hội Công Giáo dựa vào câu nói của Chúa Jê-sus khi ăn bữa tối ‘Này là thân thể Ta, đã vì các người mà phán cho; hãy làm sự này để nhớ đến Ta’ Lu-ca 22:19. Thật là lạ lùng khi cắt nghĩa câu kinh Thánh ‘Hãy làm sự này để nhớ đến Ta’ là phong chức linh mục! Vậy ai được làm linh mục là người được ăn bánh uống chén?
     ‘Hãy lấy ăn đi. Hết thảy hãy uống đi’ Ma-thi-ơ 26:27. Nếu tất cả mọi giáo hữu đều dược ăn là chịu Bánh Thánh được quyền làm việc nhớ đến Chúa thì đều là thầy tế lễ sao?
     ‘Thánh Phê-rô cũng nói cho tất cả các tín hữu là ‘Giòng giống được lựa chọn là chức tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm.’ I Phi-e-rơ 2:9. Chức tế lễ nhà vua là rao gảing nhân dwsc của Đáng đã gọi anh em, lại trong thư Hê-bơ-rơ nói dâng lễ bằng lời ngợi khen (Hê-bơ-rơ 13:15) chứ không phải chức tế lễ nhà vua dâng Chiên con Đức Chúa Trời, chỉ một mình Chúa Jê-sus là thầy thượng cả thượng phẩm và dâng chính thân thể Ngài làm của lễ cho Đức chúa Trời để cất tội lỗi dân Ngài.
     Bởi vậy khi Chúa Jê-sus chưa chịu đóng đanh trên thập giá thì Ngài chưa dâng thân thể làm của tế lễ. Ngài chưa thi hành nhiệm vụ thầy cả thượng phẩm và Ngài cũng không phong cho ai làm thầy tế lễ dâng thân thể Ngài. Các tông đồ không có lời nào về việc phong chức và không một ai làm thầy tế lễ dâng thân thể Chúa Jê-sus cho Đức Chúa Cha.
2. Chức Tế Lễ
     Linh mục Công Giáo nói mình có chức tế lễ theo Tân Ước, nghĩa là không dâng chiên, bò dê đực và bồ câu … theo như Cựu Ước, mà dâng Chiên con Đức Chúa Trời, là dâng chính Chúa Ki-Tô chuộc tội thay cho loài người. Vậy chức này bởi đau mà đến ? Bởi Đức Chúa Trời chăng? Không! Vì Đức (tr 3) Chúa Trời chỉ lập Con Ngài mà thôi. ‘Ngày nay ta sinh ra Con, Con là thầy tế lễ dời đời theo ban Mên-chi-xa-đéc. Filius mous es Tân Ước, ego hodic genui te. Tu es sacerdos in Oternum secundum ordinem Melchisedech’ Hê-bơ-rơ 5:5-6.
     Bởi Chúa Jê-sus chăng? Không! Vì Chúa Thánh Thần là Thần lẽ thật nói : ‘Số thầy tế lễ theo Cựu Ước rất nhiều vì phải chết nên không giữ luôn chức vụ mình được. Nhưng Đấng Ki-Tô vì hằng có đời đời nên giữ chức vụ đó không thay đổi’ Không thế vị, không nhường ngôi cho ai ‘Hic autem eo quod naneat in Eternum, sempiternum habet sacerdotium’ Hê-bơ-rơ 7:23-24.
     Như vậy, theo Tân Ước chỉ có một thầy tế lễ thượng phẩm là Đấng Ki-Tô. Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, vì Đức Chúa Trời đã bỏ ước thứ nhất và lập ước thứ hai tức là Tân Ước, mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jê-sus Ki-Tô một lần đủ cảIn qua voluntate sanctificati sumus per Oblatinem Corporis Jesus Christi semel. Hê-bơ-rơ 10:10.
     Theo Cựu Ước, thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc mà dâng các lễ đồng một thứ là của lễ không bao giờ cất tội lỗi đi được. Còn như Đấng Ki-Tô đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ rồi đời đời ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Vì nhờ dâng chỉ một của lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời. ‘Hic autemunam pro peceatis offerens hostiam … Una enim oboatione con summavit insempiternem sanctificatos’ Hê-bơ-rơ 10:12-14.
     Vậy, chúng ta chỉ có một thầy tế lễ là Chúa Jê-sus Ki-Tô và Ngài chỉ dâng một lần đặng cất tội lỗi đi. (Hê-bơ-rơ 9:28a) Ngài chỉ dâng một của lễ (Hê-bơ-rơ 10:12) Chúa Thánh Linh lại phỉ bác việc ‘Chúa Jê-sus dâng mình nhiều lần’ mà chỉ một lần mà thôi. ‘Neque ut Sepeofferat semetipsum … Christus semel oblatus est’ Hê-bơ-rơ 9:25-28. Chúa còn nhấn mạnh‘Đấng Ki-Tô chỉ dâng thân thể mình một lần cũng như đã dịnh cho loài người phải chết một lần … ‘ Luật định cho loài người phải chết một lần thật rõ ràng không ai chối cãi được.
     Kinh Thánh đã minh chứng có một thầy tế lễ là Chúa Jê-sus Ki-Tô. Ngài hằng sống nên giữ chức tế lễ không thay đổi. Ngài dâng mình chỉ một lần và chỉ một của lễ là chính thân thể Ngài.
     Những câu Kinh Thánh trên thật rõ ràng và xác định như 2 + 2  = 4. Thế mà giáo hội Công Giáo đặt từng trăm vạn người làm thầy tế lễ, hằng ngày dâng từng trăm vạn của lễ và từng trăm vạn lần (tr 4)
3. Về Của Tế Lễ
     Theo giáo lý Công Giáo, các linh mục hằng ngày dâng của lễ trên khắp hoàn cầu cũng chẳng khác gì dân Y-sơ-ra-ên xưa Nhưng dân Y-sơ-ra-ên theo Cựu Ước, còn Giáo hội Công giáo theo Tân Ước, theo Cựu Ước Đức Chúa Trời đã phán dặn Môi-se về mọi của lễ và nghi thức dâng lễ. Song những thứ đó chẳng qua là hình và bóng chỉ về đời bấy giờ để tỏ rằng các lễ vật hy sinh dâng đó, không thể làm cho kẻ thờ phượng được trọn lành về lương tâm (Hê-bơ-rơ 9,19-10). Vậy ‘Các điều răn trước kia vì không quyền, không ích nên đã bị bỏ’(Hê-bơ-rơ 7:18) ‘Đức Chúa Trời đã lận con người bằng lời thề, bởi Đấng đã phán cùng Ngài rằng: Chúa đã thề rồi và không hồi lời thề ấy đâu: Con làm thầy tế lễ đời đời – Juravit dominus et non P. Enitebit eum; Tân Ước es sacerdos in Eternum’ (Hê-bơ-rơ 7:21) Vì thế Đức Chúa Jê-sus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho giao ước mới.
     Theo Tân Ước, chỉ có một của lễ là thân thể của Đấng Ki-Tô. Song Đấng Ki-Tô chỉ dâng chính mình một lần thì đủ cả. (Hê-bơ-rơ 7:27) và Ngài chỉ dâng một của lễ rồi đời đời ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 10:12)
     Như vậy Kinh Thánh đã minh định trong Tân Ước chỉ có:
     -Một thầy tế lễ là Chúa Jê-sus Ki-Tô
     -Một của lễ là Thân thể của Chúa Jê-sus Ki-Tô.
     -Một lần dâng của lễ khi Chúa Jê-sus Ki-Tô chịu treo mình trên thập giá.
      Không thể hiểu được Giáo hội Công Giáo dựa vào giáo lý nào mà lập nên nhiều thầy tế lễ, dâng lễ từng trăm vạn lần trong một ngày?!
     Như vậy giáo lý Công Giáo không phải là giáo lý Kinh Thánh, chân lý của Đức Chúa Trời mà giáo lý là của kẻ thù địch Chúa Jê-sus Ki-Tô, là giáo lý của kẻ thù cỏ lùng gieo vào lúa mì (Ma-thi-ơ 13:28).
     Giáo hội Công giáo đã pha trộn Cựu Ước vào Tân Ước. Tổng hợp lễ nghi, phẩm phục của đời Môi-se với chức tế lễ của Chúa Jê-sus. Trộn lẫn sự thật của Đức Chúa Trời với sự giả trá của Ma Quỉ.
Thật là một giáo lý tai hại
giết chết linh hồn người ta.
4. Mục Đích Dâng Của Lễ
    ‘Luật pháp Cựu Ước chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, nên không bao giờ nhờ của tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy mà khiến cho kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành đựợc … vì huyếtcủa bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được’ (Hê-bơ-rơ 10: 1, 4).
     Đức Chúa Jê-sus đến theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, dâng thân thể mình làm sinh tế được Đức Chúa Trời nhậm. Bởi vậy, Đấng Ki-Tô vào thế gian phán rằng: ‘Chúa chẳng muốn hy sinh, cũng chẳng muốn lễ vật nhưng Chúa đã sắm sẵn một thân thể cho Con’ (Hê-bơ-rơ 10:5-7) (tr 5). Chúa Jê-sus dâng thân thể mình để cất tội lỗi đi ‘Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi đi’(Giăng 1:29). Nhờ huyết Chúa Jê-sus đổ ra mà có sự tha thứ, vì ‘Không đổ huyết thì không có sự tha thứ’ (Hê-bơ-rơ 9:22). Nhưng‘Khi có sự tha thứ rồi thì không cần phải dângcủa tế lễ vì tội lỗi nữa’ (Hê-bơ-rơ 10:18).
     Như vậy Kinh Thánh nói : Chúa Jê-sus dâng mình làm của lễ cất tội lỗi đi, nhờ sự đổ Huyết của Ngài trên thập giá mà có sự tha thứ, nên Không cần dâng tế lễ vì tội lỗi nữa.
     Giáo hội Công Giáo phong chức từng trăm vạn người làm thầy tế lễ, hằng dâng đi dâng lại từng trăm vạn lần mỗi ngày… Linh mục Công giáo dâng lễ Misa là một điều phạm thượng, trái nghịch Kinh Thánh. Như vậy, lễ Misa đâu còn là việc Thánh tha thứ tội nhân, đền bù tội lỗi, cứu vớt các linh hồn… mà trái lại chính là tội lỗi, là một việc làm gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời.
5. Quyền Tha Tội
     Linh mục Công giáo ngồi tòa giải tội, thay quyền Đức Chúa rời mà tha thứ hay cầm buộc tội nhân. Cái quyền đó khi chính Chúa Jê-sus là Con Đức Chúa Trời thi hành còn làm cho dân Y-sơ-ra-ên căm phẫn. ‘Thầy thông giáo và người Pha-ri-si bèn nghị luận rằng: người này là ai mà nói phạm thượng vậy! Ngoài Đức Chúa Trời há có ai tha tội được sao?(Lu-ca 5:21).
     Giáo hội Công Giáo dựa vào câu Chúa phán cùng các tông đồ: ‘Bình an cho các con. Cha đã sai ta thế nào, Ta cũng sai các con thể ấy. Khi Ngài phán điều đó rồi thì hà hơi trên các môn đồ mà rằng : Hãy nhận lãnh Đức Thánh linh, kẻ nào mà các con tha tội cho thì tội sẽ được tha, còn kẻ nào các con cầm tội lại thì tội sẽ bị cầm cho kẻ đó’ (Giăng 20:221-23).
     Có nhiều nhà thờ Công Giáo đã viết câu :‘Kẻ nào mà các con tha tội cho thì tội sẽ được tha, còn kẻ nào các con cầm tội lại thì tội sẽ bị cầm cho kẻ đó’ lên tòa giải tội để chỉ rõ linh mục Công Giáo có quyền tha thứ hay cầm buộc tội nhân.
     Giáo hội Công giáo ngày nay, nếu trong nhà thờ dẹp bỏ tòa giải tội thì sự phụng vụ mất hẳn ý nghĩa vì kẻ tham dự phụng vụ sẽ không còn một ai, vì giáo hữu không chịu phép giải tội đâu còn giám đi chịu lễ, dám chịu các phép bí tích. Vì các phép bí tích (trừ ra phép rửa tội và giải tội) chỉ cho kẻ có ơn nghĩa Thánh. Một mối quan hệ cho phụng vụ Công Giáo, một điều kiện tối cần không có không được như vậy mà các tông đồ không ghi một nét trong các bức thư Tân Ước!? (tr 6). Trái lại, trong Tân Ước Chúa Thánh Linh truyền chép lại :’Phê-rô ở thành Gióp-bê nhiều ngày trong nhà người thợ thuộc da tên là Si-môn’ (Công vụ các sứ đồ 9:43). Chính Thiên sứ của Đức Chúa Tròi hiện ra cùng với Cọt-nây cũng bảo:‘Hãy sai người đến thành Gióp-bê, mời Si-môn cũng gọi là Phê-rô. Người hiện ở trọ nơi nhà Si-môn thợ thuộc da ở gần biển’ (công vụ các sứ đồ 10:5,8).
     Còn về sứ đồ Phao-lồ thì Chúa Thánh linh dạy chép ‘Vì đồng nghề nên Phao-lồ ở nhà hai người làm việc chung nhau, và nghề các người đó là may trại. Hễ đến ngày Sabát thì Phaolồ giảng trong nhà hội, khuyên dỗ người Giu-đa và người Gờ-réc’ (Công vụ các sứ đồ 18:3-4) Phao-lồ còn nêu gương mình cho các trưởng lão thành Ê-phê-sô.
     Còn việc tha thứ cầm buộc thì sau khi các sứ đồ đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh ‘Hết thảy khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói’ (Công vụ các sứ đồ 2:4) Phê-rô cũng trong sự đầy dẫy Đức Thánh Linh đã truyền dạy :’Hãy hối cải, ai nấy phải nhan danh Chúa Jê-sus chịu phép báptêm  để được tha tội mình rồi sẽ được lãnh sự ban cho của Thánh Linh’ (Công vụ các sứ đồ 2:38).
     Các sứ đồ cũng trong ơn đầy dẫy Thánh Linh đã tháo cởi & cầm buộc như sau : ‘Ây là Đức Thánh Linh và chúng ta đã ưng rằng chẳng gán gánh nặng nào khác cho anh em ngoài những điều cần dùng, tức là anh em phải kiêng của cúng thần tượng, huyết, thú vật chết ngộp và chớ tà dâm.’
          Trong đoạn cuối cùng Tân Ước sứ đồ Gioan cũng trong sự đầy dẫy Đức Thánh Linh mà tháo cởi và câm buộc cho những kẻ thêm hoặc bớt điều gì trong những lời của sách Tiên Tri là Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và Thành Thánh (Khải huyền 18-19).
Như vậy Thánh Kinh đã dậy rõ cho chúng ta là các sứ đồ đã được đầy dẫy Thánh linh để tháo cởi và cầm buộc cách đầy đủ như đã ghi trong Kinh Thánh, chứ không phải là quyền uỷ thác cho loài người ngày nay muốn đóng, muốn mở tuỳ ý. Giáo hội Công Giáo sử dụng Thiên Chúa như một tên đầy tớ như một tên đầy tớ như vậy thật là phạm thượng.
***
     Kính thưa quí vị linh mục Công giáo, đến đây quí vị đã thấy rõ (tr 7) Đức Chúa Trời không kêu gọi quí vị làm thầy tế lễ dâng Đức Chúa Con cho Đức Chúa Cha. Thánh Linh cũng không phán dậy quí vị làm việc phụng sự như thế. Như vậy, tôi thành tâm tha thiết xin nài quí vị hãy suy gẫm lời Đức Chúa Trời, xin Đức Chúa Thánh linh là Thần Lẽ Thật dẫn dắt quí vị khỏi con đường lầm lạc kẻo một ngày kia quí vị đến trước Đức Chúa Trời quí vị sẽ bị Lời Đức Chúa Trời phán xét quí vị’
     ‘Lời ta rao giảng, chính lời đó sẽ phán xét họ nơi ngày sau cùng. Bởi ta chẳng nói theo ý riêng Ta; nhưng Cha ta sai Ta đến, đã truyền lịnh cho Ta phải nói điều chi và phải nói thế nào.’ (Gioan 12:48-49)
     ‘Này Ta đến mau chóng và đem phần thưởng theo với Ta để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.’(Khải huyền 20:12)
Saigon, ngày 30 tháng 03 năm 1973
Kính chào thân ái
Bùi Đức Hạnh
Cựu Linh Mục (tr 8)
*****
Bức Tâm Thư 2
Kính gởi : Quí Vị Tín Hữu Công Giáo




Việc Tôn Sùng Bà Maria
Kinh thưa Quí Vị,
     Rảo qua lịch sử tôn giáo, chưa có một vị thần nào được tôn sùng, khen ngợi bằng bà Maria bên Công Giáo.
     Bà Maria được khen tặng trên 200      huy hiệu.
     Ba Maria được sùng bái nhiều thể cách.
     Bà Maria được nhiều đoàn thể mang danh hiệu.
     Bà Maria được nhiều nhà thờ cung hiến vì hầu hết không một nhà thờ lớn nhỏ nào trong Công Giáo mà không có bàn thờ đặc biệt kính Bà.
     Bà Maria được giáo hội Công Giáo tôn phong là:
     Đồng Công Cứu Chuộc
     Mẹ Thông ơn Thiên Chúa
     Đáng Trung bảo giữa Thien Chúa và loài người.
     Bà Maria thậm chí còn được giáo hội tôn phong lên cao hơn Đức Chúa Trời, là Mẹ Đức Chúa Trời.
     Một vị thánh Công Giáo Bonaventura đã khen tặng Bà Maria:
     ‘Nếu dưới gầm trời này không một vật sống nào chẳng nhờ ánh sáng mặt trời, thì trong thế giới thiêng liêng cũng không một linh hồn nào không phải nhờ Đức Bà Maria, kể cả Đức Chúa Trời.’
     Lòng tôn sùng Bà Maria bao trùm hết mọi việc phụng vụ. Công giáo và đã thành mục tiêu trong đời sống giáo hữu. Người Công Giáo đã sùng kính và tin tưởng sắt đá câu châm ngôn :
‘DEVOSTUS MARIA, NUMQUAM PERIBIT’
‘Người tôn sùng Đức Bà Maria, không hề hư mất’
Chính phần tôi, trong quãng đời 30 năm trước cũng đã miệt mài trong việc tôn sung Bà Maria, đến nỗi những người chung quanh đã dùng biệt hiệu gọi tôi là: (tr 9)
Công Giáo Ba Kinh Kính Mừng
Linh mục Mẫu Tâm
Danh hiệu Giuse Maria
     Tôi hầu như đã dâng hiến cuộc đời trước đây để tôn vinh Bà Maria, đã tổ chức nhiều đoàn thể nhiều cuộc cung nghinh kính bà. Tôi cũng đưa ra nhiều người làm con cái bà hay hơn thế nữa là làm nô lệ cho Đức Bà Maria!.Theo Thánh Ghi-nhông đơ-mông-pho.
     Vì quá trình cuộc đời tôi đã gây ảnh hưởng  cho nhiều người nên tôi phải viết lên bài này, nài xin với tất cả những người đã nghe tôi trước đây, hãy bừng tỉnh đón nhận lấy ánh sáng của Chúa Thánh linh cầu thay cho mọi người chúng ta.
     ‘Kính lạy Chúa Thánh linh là thần Lẽ Thật. Xin Chúa ngự đến thăm viếng linh hồn chúng con, dạy chúng con mọi lẽ thật trong đường tôn kính Thiên Chúa. Con cầu nguyện cho hết thẩy mọi người đã lắng nghe con trước đây nay đang lầm lạc, được nhận lấy ánh sáng thật, Lời của Đức Chúa Trời. Con cầu xin mọi ngừoi tìm theo lẽ thật và con gửiđến mọi người lời nài xin HÃY BƯỚC ĐI THEO THÁNH LINH (Ga-la-ti 5:16) để con được sạch máu những người này, con dâng lời cầu nguyện tha thiết trước mặt Chúa, vì vinh hiển Chúa Jê-sus Ki-Tô.’ AMEN
     Kính thưa quí vị,
     Giờ đây chúng ta hãy nhờ Chúa Thánh thần dẫn dắt mà tra cứu Kinh Thánh nói gì về bà Maria và địa vị đích thật của Bà.
Bà Maria đồng trinh khi sanh Đức Chúa Jê-sus
    Kinh Thánh nói : Bà Mari đồng trinh sanh Đức Chúa Jê-sus’ 500 năm trước khi Chúa Jê-sus sanh ra, tiên tri Isaia đã nói về Chúa:
‘Này một nữ đồng trinh sẽ sinh một con trai, đặt tên là Emmauel, nghĩa là ĐứcChúa Trời ở cùng.’ (Isaia 7:14)
     Kinh Thánh cũng khen bà là đáng chào khen, là người được Đức Chúa Trời ở cùng. Thiên thần đã vào nơi người nữ mà chào khen bà :’Chào bà được ơn, Đức Chúa Trời ở cùng bà’ (Lu-ca 1:28)
     Bà Isave đầy dẫy Thánh linh tặng khen bà là người có phước trong các người nữ, cũng được gọi là mẹ Chúa: MATER DOMINI.   
‘Bởi đâu tôi được phước này ra Mẹ Chúađến thăm viếng tôi’ (Lu-ca 1:43)
Môn đồ Gioan cũng viết :
Bên thập tự giá Chúa Jê-sus cũng có MẹNgài’ (Gioan 19:25) (tr 10)
Đáp lại những lời ngợi khen đó, bà Maria với sự hiểu biết phận mình chỉ là tạo vật, là con cháu của 2 nguyên tố Adong + Evà nên đã xưng mình là tôi tớ Chúa, quy vinh hiển cho Đức Chúa Trời. (Lu-ca 1:38)
     ‘Đây, tôi là tôi tớ Chúa, xin xẩy đến cho tôi như lời Thiên Thần’.
     Bà Maria ngợi khen Chúa ‘Chúa đã đoái thương sự hèn hạ của tôi tớ Chúa. Linh hồn tôi vui mừng trong Đấng Cứu Chuộc tôi’ (Lu-ca 1:47-48)
     Dẫu vậy, bà Maria cũng chỉ nhận biết đúng địa vị của mình sau khi dược Chúa Jê-sus nghiêm nghị trả lời cho bà đôi lần.
Lần thứ nhất:Khi Chúa Jê-sus 12 tuổi đi dự lễ thành Giê-ru-sa-lem. Ngài ở lại đền thờ Nhưng hai ông bà Giu-se & Maria không hay biết. Khi tìm gặp lại Chúa trong đền thờ, bà Maria đã cất tiếng phiền trách Chúa rằng :’Hỡi con, sao con làm cho hai ta thế này? Này cha mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con! ‘Ngài thưa rằng : ‘Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc cha tôi sao? (Lu-ca 2:48-49)    
Lần Thứ Hai:Trong đám cưới thành Cana, bà Maria muốn xen vào việc làm phép lạ. Khi thấy đám cưới hết rượu, bà đã nói với Chúa Jê-sus :’Nhà này không còn rượu nữa.’ Chúa Jê-sus đã nghiêm nghị trả lời bà : ‘Hỡi đàn bà kia, Ta với bà có việc gì chăng? Giờ Ta chưa đến.’ (Gioan 2: 4)
     Trong lần thứ nhất bà Maria không hiểu lời Chúa Jê-sus đáp nên Kinh Thánh chép ‘Hai ông bà không hiểu lời Ngài nói chi hết.’ Tuy nhiên ‘Mẹ Ngài ghi nhớ các lời ấy vào lòng’(Lu-ca 2:50-51)
     Nhưng trong lần thứ hai, bà Maria đã hiểu và lui về đúng vị trí của mình nên bà nói với mọi người :’Người bảo chi hãy vâng theo cả.’(Gioan 2:5) Đó là lời duy nhất bà Maria nói với người khác liên quan đến Chúa Jê-sus đã được ghi trong Kinh Thánh. Từ đó trở đi, Kinh Thánh không ghi một lời nào của bà nữa dù chỉ là một lời nói về Chúa Jê-sus bên thập tự giá lúc Ngài đang hấp hối, hay là lời bà nói với người khác khi cùng các môn đồ hiệp nguyện chờ đều Đức Chúa Cha hứa ban Thánh linh (Công vụ các sứ đồ 1:14) và kể cả lúc Chúa Thánh linh đổ xuống cách đầy dẫy trên bà và mọi người (Công vụ các sứ đồ 2:4).
     Địa vị, hành động và lời nói của bà Maria đã được Chúa Thánh linh truyền ghi vào Kinh Thánh. Tất cả mọi tín điều, nghị quyết về quyền năng, địa vị hay lời tuyên phán nào mạo nhận của bà Maria lúc sinh thời hay sau khi qua đời trái với những điều đã ghi trong Kinh Thánh đều là giả trá, trái ý của bà, và nghịch với Đức Chúa Trời.
     Loài người không thể quyết nghị một điều gì nghịch với Thánh Kinh.(tr 11) Nếu Thiên thần, Giáo hoàng, đoàn thể hàng giáo phẩm hay cả nhân loại quyết nghị điều gì trái nghịch với Kinh Thánh thì đều bị rủa sả. Thánh Phao-lô cẩn thận khuyên dạy rằng :
     ‘Nếu có ai (Giáo hoàng, hàng giáo phẩm hay toàn thể nhân loại) hoặc chính chúng tôi (Phao-lô và các sứ đồ) hoặc Thiên thần trên trời truyền cho anh em một Phúc Âm khác với Phúc Âm chúng tôi đã truyền thì người ấy đáng bị rủa sả - Licet nos, aut Angelus de caelo evangelized vobis praeterquam quod evangelizavius vobis anathema sit, tội lỗi quisvobis evangelizaverit praeter’ (Ga-li-ti :1: 7-8)
Bà Maria không trọn đời đồng trinh
     Có lời tiên tri Isaia báo từ 500 năm trước ‘Này người nữ đồng trinh sẽ chịu thai vàsanh con trai’ (Isaia 7:14) Kinh Thánh còn ghi rõ lời thiên thần phán truyền :
‘Đức Thánh linh sẽ đến trên bà, và quyền phép đấng rất cao sẽ che phủ bà dưới bóng mình, cho nên con Thánh sinh ra phải xưng là Con Đức Chúa Trời’(Lu-ca 1:35)
     Hai sự kiện trên (1.Bà Maria đồng trinh sinh Chúa Jê-sus. 2. Bà Maria chịu thai bởi quyền phép của Chúa Thánh linh) không một ai tin Chúa mà dám phủ nhận, bởi vì không tin hai sự kiện này tức là chối bỏ lời Đức Chúa Trời, chối bỏ Kinh Thánh, phủ nhận quyền năng của Đấng Tạo Hóa.
     Nhưng! Bà Maria chỉ đồng trinh khi sanh Chúa Jê-sus mà thôi, vì Kinh Thánh đã xác nhận Bà Maria và Ông Giu-se là vợ chồng những không ăn ở với nhau cho đến khi Chúa Jê-sus được sinh ra.
     ‘Thiên sứ hiện đến cùng Giu-se, nói cùng người rằng :Ngươi chớ ngại lấy Maria làm vợ, vì Con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh’ (Ma-thi-ơ1:20) ‘Giu-se đã theo lời thiên sứ mà đem vợ về ở với mình, nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi người sinh con trai đặt tên là Jê-sus’. (Ma-thi-ơ 1:25)
     Giả như nếu Giu-se không nghĩ đến chuyện vợ chồng thì việc gì ông phải bối rối và lẽ gì Thiên sứ lại bảo Giu-se lấy Maria làm vợ?
     Giả như Maria trọn đời đồng trinh thì sao bằng lòng làm vợ của Giu-se và phải nhắc đến việc ‘ăn ở với nhau’? Vâng, họchỉ đã không ăn ở với nhau cho đến khi sanh chúa Cứu Thế Jê-sus…’
     Kinh thánh lại còn xác nhận :’Người sanh con trai đầu lòng’ (Lu-ca 2:7) (Thánh Lu-ca ghi chép điều này khoảng 60 năm sau chúa Giáng sinh, lúc ấy nhiều người quen biết với gia đình Ông Giu-se + Maria còn sống (tr 12). Nếu quả thật bà Maria trọn đời đồng trinh, chác chắn Lu-Ca phải viết là ‘người sanh con trai duy nhất’). Đã có con đầu lòng thì phải là còn có con khác, bà Maria đã không khấn hứa trọn đời đồng trinh vì bà đã hứa hôn với ông Giuse trước khi thiên sứ truyền tin.
     ‘Thiên sứ Gáp-ri-en tới cùng một người nữ đồng trinh tên là Ma ria đã hứa hôn với một người nam tên là Giu-se và dòng vua Đa-vít’(Lu-ca 1:27)
     Những câu Kinh Thánh trên đây chắc đã không làm cho một ai lúc sinh thời của hai ông bà thắc mắc hai người có phải là vợ chồng nhau hay không ? Kinh Thánh nói về bổn phận của vợ chồng: I Cô-rinh-tô 7: 45)
Vợ không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là chồng. Chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là vợ. Đừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời, để chuyên việc cầu nguyện rồi trở lại hiệp cùng nhau, kẻo quỉ Satan thừa khi anh em không tin mình được mà cám dỗ chăng’.
     Kinh Thánh xác định việc vợ chồng trao  trả phần xác thịt cho nhau là cần thiết. Ông Giu-se và bà Maria sau khi sinh Chúa Jê-sus thì có thêm con trai và con gái với nhau là hiệp lẽ. Dân chúng cũng lầm tưởng Đức Chúa Jê-sus như những đứa con khác của ông bà, vì họ không biết bà Maria chịu thai bởi Thánh Linh.‘Có phải Ngài là con người thợ mộc chăng? Mẹ Ngài có phải là Maria và anh em Ngài là Gia-cơ, Giô-sép, Simôn và Giu-đa, chị em Ngài đều ở giũa chúng ta chăng?’ (Ma-thi-ơ 13:54-56; Mác 6:3)
     Dân chúng biết rõ như vậy, nên khi nói bà Maria và các con đi tìm gặp Chúa thì đã nói tự nhiên :
     ‘Mẹ Thầy và các anh em Thầy tìm gặpThầy’ (Ma-thi-ơ 12:47; Mác 3:32)
Kinh Thánh còn nói : Maria mẹ Chúa Jêsus cùng là mẹ của Gia-cơ và Giô-sép. Chúng ta hãy so sánh ba Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, và Gioan nói về 3 người nữ bên chân thập tự giá sẽ rõ.
     Trong những người đàn bà đó có Maria Madalena, Maria mẹ của Gia-cơ – Giô-sép cùng Maria mẹ của 2 con Zebede ‘ (Ma-thi-ơ 27:56)
     Trong số ấy có Maria Madalena  
     Maria mẹ của Gia-cơ và Giô-sép cùng Salome’ (Mác 15:40)
     Bên thập tự giá Chúa Jê-sus có Mẹ Ngài đứng đó với chị Mẹ Ngài là Maria vợ Cơleôba và Maria Madelena’ (Gioan 19:25)
1.MARIA MADALENA ……3 sách cùng nói một tên
2.MARIA MẸ CỦA CON ZEBEDE     Phúc Âm Ma-thi-ơ
                               - Salome                Phúc Âm Mác
                               - Vợ của Coleoba Phúc Âm Gioan
3.MARIA MẸ CHÚA JÊ-SUS            Phúc Âm Gioan
                               - Mẹ của Gia-cơ
                                 Giôsép                Phúc Âm Ma-thi-ơ
- Mẹ của Gia-Cơ
  Giôsep                Phúc Âm Mác
Một người được nói lên bằng 2, 3 cách là thói thường của lịch sử.
Các sứ đồ khi nói về anh  em Chúa Jê-sus cũng không chút dè dặt:
Phaolô viết :’Tôi lên thành Giê-ru-sa-lem đặng làm quen với Sêpha, nhưng tôi không gặp một ai trừ ra Gia-cơ là em của Chúa Alium …neminem nisi Jacobum fratrem Domini’ (Ga-la-ti 1:19)
Chú ýTiếng Frater (La-tinh) theo sau là một danh từ hay đại danh từ thì luôn hiểu là anh hay em ruột, còn khi nói là anh em bà con thì dùng Consobrinus. Ví dụ: Khi Kinh Thánh nói : ‘Mác là bà con với Barnaba … Marcus consobrinus Barnabae’ (Cô-lô-se 4:10)
     Những điều trên đây đã chứng minh rõ rệt bà Maria không trọn đời đồng trinh. Bà sống rất hạnh phúc với Giu-se và đã có nhiều con trai và con gái. Việc đó không làm cho một ai lúc sinh thời của bà phải ngạc nhiên.
     Ngày nay Giáo hội Công giáo tuyên xưng bà Maria trọn đời đồng trinh là đã đi ngược với Kinh Thánh, đã giả mạo một Maria khác, đã tự mâu thuẫn với chính mình khi Công giáo hội xưng là Giáo hội của Chúa Ki-Tô mà tôn sùng bà Maria.
Bà Maria không Vô Nhiễm Nguyên Tội và Vô Tội
     Giáo hội Công giáo tôn sùng bà Maria và khen tặng bà là ‘Vô nhiễm nguyên tội’ là người vô tội tổ truyền và ‘không thể phạm tội được’.
     Kinh Thánh nói rõ ràng rằng : ‘Mọi người đều phạm tội, không một người nào là không phạm tội … Loài người hết thảy đều bội nghịch, cùng nhau trở nên ô-uế, chẳng có một ai làm đều lành, dẫu chỉ một người cũng không’ (Thi thiên 14:2,3 và 53:3).
     Chúa Jê-sus đến thế gian là để :’Cứu dân mình ra khỏi tội’ (Ma-thi-ơ 1:21).
     Theo giáo lý Công giáo, bà Maria là Vô nhiễm nguyên tội, là vô tội, là bất khả phạm tội nên bà không cần Chúa Jê-sus cứu chuộc cho bà. Giáo hội Công giáo phủ nhận công cuộc cứu chuộc của Đấng Cứu Thế Jê-sus không phải cho hết thảy mọi người vì phải trừ ra bà Maria vì bà vô tội (tr 14). Giáo hội Công giáo thực ra không dám hoàn toàn chối ơn Cứu chuộc của bà cần nhận lãnh, song lại quanh co (ghi chúcủa người đọc :nghĩa là lá mặt lá trái)lý luận ‘Chúa Cứu Thế không trực tiếp cứu chuộc bà, song vì công nghiệp Cứu chuộc Chúa sẽ lập sau, nên Chúa gìn giữ cho bà được Vô Nhiễm tội tổ tông truyền, ban đặc ân vô tội cùng ơn bất khả phạm tội cho bà. Vì những đặc ân đó mà bà Maria đứng địa vị‘Đồng công Cứu chuộc’, là ‘Mẹ thông ơn Thiên Chúa’, là ‘Đấng trung bảo’.
Giáo hội Công giáo dựa vào lý luận của loài người :’Khi có con thì phải có mẹ, có hoàng đế thì phải có quốc mẫu’ mà đi đến quyết nghị nghịch với Kinh Thánh, giả mạo một Maria khác để mà tung hô khen ngợi cho thỏa lòng, dù trái với Kinh Thánh, nghịch ý Đức Chúa Trời cũng không cần quan tâm!.
     Đến đây chắc quí vị sẽ hỏi tôi về Lộ-Đức Fatima hằng ngày có nhiều phép lạ hiển nhiên là lẫy lừng để tôn sùng bà Maria là Vô Nhiễm nguyên tội ‘Ta là đấng đầu thai vô nhiễm Immaculation conceptio’. Tôi không chối bỏ những phép lạ xẩy ra nơi ấy. Nhưng phép lạ không luôn luôn làm chứng cho lẽ thật. Chúa Jê-sus đã phán dặn:  
     ‘Vì nhiều Ki-Tô giả và tiên tri giả sẽ dấy lên những dấu lớn phép lạ. Nếu có thể được thì họ cũng đến chỗ dành chính người được lựa chọn.’ (Ma-thi-ơ 115:1)
     Tiêu chuẩn của cuộc sống loài người trên đất và cả trên trời là Tôn vinh Chúa, quy mọi vinh hiển cho Đức Chúa Trời:
     ‘Lạy Chúa, không phải chúng tôi được tôn vinh mà Danh Chúa được vinh hiển. Non nobis, domine, non nobis sed no mini tuoda gloriam (Thi Thiên 115:1)
Chính Chúa Jê-sus là Con Đức Chúa Trời cũng đã xác nhận nhiều lần ‘Ta đến để làm theo ý Đấng sai đã Ta. Có một Đấng tìm và đoán xét’ (Giăng 8:50). Ngay dến lúc hấp hối, Chúa Jê-sus còn cầu nguyện ‘Nhưng đừng theo ý muốn Con, mà theo ý muốn của Cha’(Ma-thi-ơ 26:39)
     Đối nghịch với tiêu chuẩn ‘Quy vinh hiển cho Đức Chúa Trời’ là ‘Chủ nghĩa suy tôn cá nhân’.
BA MỆNH LỆNH Ở FATIMA :
1.Tôn sùng trái tim Mẹ
2.Siêng năng lần hạt Mân-côi
3.Giữ ngày thứ bẩy đầu tháng với câu tuyên bố long trọng tại Lộ-Đức :’Ta là Đáng vô nhiễm đầu thai’
Không thấy có điều nào tôn vinh Đức Chúa Trời mà chỉ tôn vinh bà Maria, bà Maria giả mạo!.Vì chính bà Maria đích thực là Mẹ chúa Jêsus theo Kinh Thánh cũng trung thành với tiêu chuẩn ‘Quy vinh hiển về Thiên Chúa’.
Bà Maria chỉ có một mệnh lệnh : (Giăng 2:5)
‘Hãy đến cùng Chúa Jê-sus, Chúa bảo
điều chi hãy vâng theo cả!’
Kính thưa quý vị.
     Đến đây, tôi kính xin quý vị hãy duyệt xét lại việc tôn sùng bà Maria. Có phải quý vị tôn sùng chính bản thân bà Maria hay quý vị chỉ dựa vào những dáng vẻ bên ngoài? Hình tượng của quý vị gán chop bà Maria có phải thật của bà không? Lịch sử chứng minhchẳng có hình ảnh nào của bà Maria sinh thời được lưu truyền đến ngày nay. Vì thế quý vị đặt cho những hình tượng kia của bà Maria với những huy hiệu khác nhau. Nhừng huy hiệu càng theo thời gian được thay đổi lỗi thời. Trước kia bà Maria được tôn sùng với danh hiệu ‘Đức Bà Văn Côi’, rồi tượng Văn Côi bị lỗi thời được xếp vào xó gác, nhường cho bức hình ‘Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp’ cũng đang đi vào lỗi thời nhường cho bức hình ‘Trái Tim mẹ - Mẫn Tâm’.
     Như vậy, việc tôn sùng bà Maria đâu có phải là tôn sùng chính thân vì bà, mà chỉ là tôn sùng  qua những huy hiệu hợp thời, những hình tươi đẹp, những nét bút tài tình, những làn son phấn mỹ thuật. Thật là phi lý và giả trá khi cùng một nhà thờ, có khi cùng trên một bàn thờ mà bức hình bà Maria này được tôn kính còn bức hình kia bị bỏ bê!
     Giả như một gia đình kia có một người con thành gia thất, vì muốn chưng diện sang trọng, thấy bức hình cha mẹ mình mộc mạc quê mùa nên chọn hình một đôi cô cậu đào hát thật đẹp thay vào hình cha mẹ với huy hiệu ‘Thân phụ và thân mẫu của gia đình’. Cha mẹ người đó còn sống, khi nhìn thấy bức hình với huy hiệu kia sẽ tức giận và buồn khổ chừng nào? Quí vị tôn sùng bà Maria qua những hình tượng như thế, quí vị thànhb ra người thờ hình tượng. Việc thờ hình tượng là việc Đức Chúa Trời gớm ghiếc như tôi đã trình bày trong bức tâm thư. Quí vị không làm vẻ vang nhưng lại gây buồn khổ cho bà Maria.
     Những điều trình bày ở trên, xin quí vị suy xét. Cầu xin Chúa Thánh Linh mở đường dẫn lối cho quí vị. Tôi rất ước được đón nhận những ý kiến của quí vị.(tr 16)
Saìgon, ngày 30 tháng 5 năm 1973
Bùi Đức Hạnh (Cựu Linh Mục)

BỨC TÂM THƯ 3
Kính gửi: NHỮNG BẠN THÂN BÊN CÔNG GIÁO
Về việc cấm ăn huyết & thờ hình tượng
     Thưa Bạn yêu quí.
     Sau một thơi gian lâu, tôi mới tiếp được thư bạn hồi âm. Rất cảm ơn vì mối thịnh tình Bạn đã dành cho tôi.
     Trong thư Bạn nói về sự hợp thức hóa hồi tục của tôi. Tôi xin thành thực gởi đến Bạn bức tâm thư này, xin Bạn vui lòng đọc kỹ và rộng lượng tha thứ.


     Lý do ngày nay tôi phải rũ áo ra đi, phải xa lạ những người quen biết, phải chịu ghẻ lạnh với những bạn thân, phải lìa bỏ địa vị danh dự của một vị lãng đạo tôn giáo….Những thiệt thòi đó không thể bù đắp được bằng một sự hồi tục đâu!, tôi đã từng nói với Bạn, không phải vì bất mãn, không phải vì gia đình mà tôi đành chịu thiệt thòi lớn như vây. Bạn đừng nghỉ rằng tôi vì một lúc sa ngã mà đành lìa bỏ Đấng bậc cao quý đó đâu. Giả như sa ngã thì cũng có lúc tôi hồi tỉnh lại mà quay trở lại, vì lúc nào Giáo hội không sẵn sang giơ tay đón nhân những con người sa ngã?
     Vậy, lý do tôi phải rũ áo ra đi, sống một cuộc đời vất vã…phải là cao thượng hơn, quí giá hơn mới có thể bù đắp lại những gì tôi đang chịu. Tôi đành chịu lỗ mọi sự để được cái gì? Thưa Bạn, để “Được Chúa và Lời Chúa” vì “Lời Chúa là Lẽ thật - Sermo tus est veritas” (Gioan 17:17). Nói thế, Bạn lại bảo tôi rằng: Công giáo khO6ng có Chúa, không có lời Chúa sao? Nếu Công giáo còn có Lời Chúa, còn có Chúa thì tôi giơ cả 4 tay chân chạy lại ôm lấy Giáo hội! Giáo hội Công giáo đã quá xa Lời Chúa, từ hình thức đến nội dung  đều khác biệt Kinh Thánh. Linh mục Salvoni địa phận Milan cũng đồng ý: “Nếu Sứ đồ Phê-rô va Phao-lô sống lại bây giờ thì không thể nhận ra được Giáo hội Công giáo là của Chúa Jê-sus Ki-tô”
     Để chứng minh điều đó, tôi xin trình bày 2 vấn đề trong nhiều vấn đềGiáo hội Công giáo khác biệt với Thánh Kinh.
I. VIỆC “CẤM ĂN HUYẾT”
     Một việc quan trong mà hầu hết người Công giáo không biết, một số người đọc Kinh Thánh cũng không quan tâm, nhưng đó là Lời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh còn dạy rất rõ điều cấm này là ý của Chúa Thánh Linh và các sứ đồ :’Đức Thánh Linh và chúng ta đã ưng rằng : chẳng gán gánh nặng nào cho anh em ngoài những điều cần thiết : Tức là anh em phải kiêng ăn của cúng thần tượng. Huyết, thú vật chết ngộp và chớ tà dâm. Ấy là những điều mà anh em phải giữ’. (Công vụ các sứ đồ 15:28-29) Kinh Thánh còn nhắc lại lần nữa cho biết sự quan trọng  của điều cấm này. ‘Còn người ngoại đã tin, chúng tôi đã viết thư cho họ về điều chúng tôi đã định là Chỉ phải kiêng ăn của cúng thần tượng, Huyết, thú vật chết ngộp, cùng chớ tà dâm’ (Công vụ các sứ đồ 21:25).
     Ngược lại, trong Cựu Ước Đức Chúa Trời còn ngăn cấm ngặt hơn nữa. Sách Đệ Nhị luật 12:23 ghi :’Phải giữ mình chớ ăn huyết’ Chúa còn nói rõ ‘Là điều có phúc và ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời vì Huyết là sự sống – Sanguis Ecrum pro Anima est. Vì huyết thay hồn, nên chớ ăn hồn với thịt.  Đừng ăn Huyết hầu ngươi và concháu ngươi đượcphước.  (Phục huyền 12:23) Chính Chúa Jê-sus cũng lấy lời trong Sách Đệ Nhị luật 8.3 để dậy chúng ta. ‘Người ta sống chẳng nhờ bánh mà thôi, song nhờ một lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.’ (Ma-thi-ơ 4:4)
     Trong sách Lê-vi ký 17:10 Chúa cấm dân Y-sơ-ra-ên và kẻ kiều ngụ ăn Huyết và Chúa sẽ nổi giận diệt kẻ phạm luật khỏi dân sự vì‘sinh mạng của mọi xác thịt ở trong Huyết, vì Huyết để chuộc linh hồn mình – Quia Anima carnis in sanguine est, et sanguis pro animae piaculosit.’  Chúa cũng chỉ định cho biết con thú hay chim ăn thịt được thì phải đổ Huyết ra ‘Trong nơi các người ở, chẳng nên ăn Huyết hoặc của loài chim hoặc của loài súc vật. Phàm ai ăn một thứ Huyết nào thì sẽ bị diệt khỏi dân sự mình – Omnis Anima quae ederit sanguiem, perbit de populis suis’Lê-vi lý 17:14. Trở ngược lên cho đến đời các Tổ Phụ, lúc Đức Chúa Trời cho phép ông Nô-ê ăn thịt (Vì trước đây loài người chỉ được phép ăn lúa hạt và hoa quả) (Sáng 1:29)‘Phàm vật chi hành động và có sự sống thì đừng làm đồ ăn cho các ngươi. Nhưng các người không nên ăn thịt còn hồn sống, nghĩa là có Huyết – Excepto quod carnem cum sanguine non comedetis.’ Sáng 9:4)
     Như vậy việc ăn Huyết đã được nghiêm cấm trải qua 3 thời kỳ:
- Thời kỳ Nô-ê                    Luật tự nhiên
- Thời kỳ Y-sơ-ra-ên           Có luật pháp
- Thời kỳ các sứ đồ             Luật Ân điển
     Tân-Ước còn xác định nhờ có sự đổ Huyết mới có sự tha tội:
     ‘Không có sự đổ Huyết thì không có sự tha thứ - Sine Sanguinis Effusione non fit remissio’(Hê-bơ-rơ 9:22) (tr 18) Huyết lại còn là bằng chứng Chúa Jê-sus Ki-Tô đã đến‘Chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy Nước và Huyết. Ấy là điều Đức Thánh Linh đã làm chứng’ (I Giăng 5:6-7) Bản phổ thông Latinh (Vulgât) còn nói rõ :’Vì trên trời có ba làm chứng: Cha, Ngôi Lời và Thánh Linh và Ba Ngôi là một. Còn dưới đất có ba làm chứng: Linh, nước và Huyết và ba là một – Quoniam tres sunt quitestimonium dant in coelo: Pater, verbum et Spiritus: Sanctus et hi tres unum sunt. Et tres sunt qui testimonium dant in terra: Spiritus aqua et sanguis et hi tres unum sunt’ (Giăng 5:8)
     Vậy điều cấm và ý nghĩa còn nguyên thì hình phạt không thay đổi. Chúa Jê-sus hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi Jesus Christ heri, hodieet est in Saecula’Hê-bơ-rơ 13:8)
     Tôi còn nhớ vào năm 1969 nhân lần thăm viếng một tu viện tại Thủ Đức để trình bầy những khác biệt đạo Lý Công Giáo và Kinh Thánh, đến giờ ăn, trên bàn la liệt những món ăn thịnh soạn có cả các linh mục cùng tu sĩ đều dự. Trong những món ăn đó có cả Huyết chín và sống (tiết canh vịt) Linh mục viện trưởng hỏi tôi : - ‘Có dám ăn Huyết không?’Tôi thưa :’Đã biết điều Chúa cấm thì tôi đâu dám ăn’. Linh mục tuyên bố: ‘Chúng tôi cứ ăn!’Thật không thể hiểu được những người xưng mình yêu mến Đức Chúa Trời mà lại dám trái Lời Đức Chúa Trời truyền dậy!...
     Trên bàn ăn, trong bữa tiệc tùng của người Công giáo vẫn thường thấy những món bằng Huyết. Người Công giáo ăn Huyết như vậy có tự mang lấy lý đoán cho mình không?
II VIỆC THỜ HÌNH TƯỢNG:
     Việc thờ hình tượng đã có từ ngàn xưa, khi loài người muốn đặt một nhân vật nào hoặc thay thế cầu thay hay che khuất mắt Đức Chúa Trời. Xu hướng này coi như đã mọc mầm ngay khi Adong và Eva muốn tránh mặt Chúa, đi núp mình giữa bụi cây, có lẽ cũng chính là cây Thiện ác ấy, cây của vườn Eden. – in medioligni Saies 3.8. Rồi từ đó loài người cứ bại hoại, làm những thần tượng, tôn người & vật lên để tránh mặt Đức Chúa Trời. Bởi đấy, ngay lúc đầu Chúa đã gầy dựng dân Y-sơ-ra-ên, thì tổ phụ Gia-cốp đã bảo những người trong nhà dẹp hết những hình tượng. (Sáng 35:2).
     Đến khi Đức Chúa Trời hiện xuống uy nghi, cả một ngọn núi lửa hừng, sấm vang và trao cho Môi-se hai bia đá đã viết 10 điều răn. Bảng luật đó đã ghi trong Kinh Thánh 2 lần (Xuất 20:5 & Phục truyền 5:7) có những lời trực tiếp nghiêm cấm việc thờ hình tượng.
     ‘Chớ làm tượng chạm nào cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật (tr 19) trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất. Chớ lạy, chớ thờ những hình tượng đó’
‘Non facies tibi sculpileneque omnen similitudinem quae est in caelo de super et quae in terra deorsum, nec eorum quae sunt in aquis sub terra. Non adorabis ea, neque coles.’ (Xuất 20:5).
     Đức Chúa Trời răn cấm việc thờ hình tượng một cách rõ ràng và nghiêm thẳng. (Phục truyền 4:16)
     ‘Hãy cẩn thận giữ linh hồn mình cho lắm … e các ngươi làm hư hoại cho mình mà làm một tượng chạm nào, tạo hình tượng của tà thần hoặc hình người nam hay người nữ, hoặc hình con thú … con chim, sâu bọ, tôm cá hoặc hình mặt trờimặt trăng’ (Đệ Nhị luật 4:16)
     Khá cẩn thận giữ lấy mình, chớ quên giao ước mà làm tượng chạm nào, hình của vật nào mà Đức Chúa Trời đã cấm. – cave ne quando oblifis caris pacti Domini Dei tui quod pepigit tecum et facias tibi sculptam similitudilem oerum quae fieri Dominu s prohibuit’. (Đệ nhị luật 4:23)
     ‘Nếu sau này có con cháu mà bại hoại, làm tượng chạm nào, hình của vật chi mặc lòng mà hành ác trước mặt Đức Chúa Trời để chọc Ngài nổi giận, thì ngày nay Ta bắt Trời và Đất làm chứng quyết rằng các ngươi sẽ chết, sẽ bị tận diệt – Si generatis filios ac nepotes, decepti feceritis vobis aliuam similitudinem, patrantes malum coram Domino Deo cit perituros vos esse … delebit vos Dominus’(Đệ nhị luật 4.1 25)
     Chúa đã ghi vào lòng dân Y-sơ-ra-ên bằng cách cho tuyên đọc đối đáp câu nguyền rủa này: ‘Đáng rủa thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc là vật gớm ghiếc cho Đức Chúa Trời, công việc bởi tay người làm ra. cả dân phải đáp. Amen!’ – Maledictus homo qui facit sculptile et con flatile,abeminationem Dominipusmanuum artificum, respondebit Omnis populus et dicet: Amen!’ (Đệ nhị luật 27.15)
     Đến Sử ký các Vua Y-sơ-ra-ên thì sự thịnh hay suy  của nước này tùy thuộc vào việc thờ hình tượng. Vua nào làm đều thiện trước mặt Chúa, trừ bỏ mọi hình tượng thì cả nước được thịnh vượng như: David, Asa, Josia, Exechia; còn vua nào làm đều ác, làm hình tượng, xây đền thờ tà thần thì cả nước bị suy đồi như: Jerboam, Ach-ap, Joacha, Ose … Tội thờ hình tượng là gớm ghiếc, đã được nhắc lại rất nhiều lần trong Kinh Thánh đến nỗi hầu như không một sách nào trong Cựu Ước mà không đề cập đến việc thờ hình tượng.
     Chúa cũng đã sai nhiều tiên tri ngăm đe về tội đó. Tiên tri Ê-sai tả ra việc làm hình tượng như là hư vô, giả trá và thờ hình tượng là gian ác (tr 20): ‘Thợ làm hình tượng cũng đói cũng khát, cũng một khúc gỗ đẽo phần kia làm củi đốt là nướng bánh … phần còn lại làm tượng rồi cúi mình thờ lạy và cầu nguyện. Xin cứu giúp tôi vì Ngài là thần thánh…! Những người ấy không biết và không suy xét, mắt họ nhắm lại để đừng thấy, lòng họ cũng cứng lại để đừng hiểu!... – Reliquum e jus Deun fecit, et sculptile sibi, curvatus ante illud et adorat illud et obsecrar dicens: Libera me quia Deus meus es Tân-Ước. Nescierunt neque intellexerunt, obiti sunt ne videant oculi oerum; ut ne intelligent corde suo’ (Ếai 44:17,18)
     Tiên tri Giêrêmi cũng khuyên dân ăn năn và tỏ rõ sự thờ hình tượng là hành dâm tâm linh trước mặt Chúa, vì nó lăng loan, làm ô uế trái đất, hành dâm cùng đá và gỗ. ‘fornicata est ipsa,contaminavit terram et mae chata est cum lapide et ligno’ (Giêrêmi 3:8,9)
     ‘Chúng đốn cây trên rừng, tay thợ lấy búa đẽo rồi lấy bạc, vàng trang sức, dùng búa đóng đinh cho khỏi lung lay, các thần ấy không biết nói, không biết đi nên phải khiêng … Quia lignum de salta procrit opus manuum artificia in ascia, argento et auro decoravit illd et non loquentur portata tollentur quia incedere non valent’(Giê-rê-mi 10:3-5)
     Điều này cũng mô tả trong Thi thiên 115:4, 7) ‘Hình tượng bằng bạc vàng là công việc bởi tay người làm ra: Có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có mũi mà không ngửi, có chân mà không đi, có họng mà không phát ra tiếng. – Argentum et aurum, opera manuum hominum, oes habent et non audient, nar shabent et non odorabunt, manus habent, et non palpabunt, pedes habent et non ambulabunt, non clamabunt in gatturesuo’.
     Như vậy Kinh Thánh nói thật rõ ràng điều Chúa cấm và tội thờ hình tượng thật gớm ghiếc trước mặt Chúa, Chúa phạt nặng nề và tiêu diệt kẻ thờ hình tượng. Đến đây chắc bạn lại bảo :’Chúa cấm thờ hình tượng trong Cựu Ước nhưng thời nay làm tượng Chúa, tượng Đức Mẹ và các thánh thì được chứ!’
     Thưa bạn, Tân-Ước nhắc lại nhiều lần :’Cũng đừng thờ hình tượng nữa – Neque idolat re efficiamini’ (II Cô-rinh-tô 10:7) Trong thư Ga-la-ti lại còn nói thờ hình tượng là việc làm của xác thịt ‘Việc làm của xác thịt rõ ràng lắm: Gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng … manifesta sunt autem opera carnis que eunt fornicatio, immunditia, impudicitia, luxuria, idolorum servitus.’ (Ga-la-ti 5:19-20). Thư I Thánh Gioan cũng nói :’Hãy giữ mình khỏi hình tượng’ I Gioan 5:21.
     Kinh Thánh còn mô tả một Giáo hội kia thờ hình tượng  là ‘Con đại dâm phụ, mặc áo tím, áo hồng, trang sức bằng vàng, bửu thạch và hạt châu.’ (Khải huyền 17) (tr 21)
     Kinh Thánh kết án những người thờ hình tượng là mất linh hồn, phải ở trong hồ lửa.‘Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ hình tượng thì ở trong lò lửa diêm sinh cháy bừng bừng – Timidis autem, et incredulis, et execratis et homicidis et fornicatoribus et veneficis et idolatris’ (Khải huyền 21:8).
     Kinh Thánh lại còn lập lại lần nữa là kẻ thờ hình tượng phải ở bên ngoài thành của Đức Chúa Trời ‘Kẻ tà dâm, kẻ giết người, kẻ thờ hình tượng đều ở ngồi hết thẩy.’ (Khải Huyền 22:17)
     Như vậy Kinh Thánh Tân-Ước đều hết sức răn bảo chúng ta phải xa lánh việc thờ hình tượng. Kinh Thánh còn gạt bỏ hết mọi hình tượng dù tượng Ông hay Bà hoặc bất kỳ một giống vật gì. Không được nhìn nhận hình tượng nào là của Chúa, của Đức Mẹ, của các Thánh … dù hình tượng đó do tay tài khéo của người thợ hoặc do lòng sùng kính tối thượng, cố mặc cho vẻ gì thiêng liêng thì tượng ấy cũng câm, cũng điếc, cũng không biết ăn, không biết đi, cũng làm bằng gỗ đá, xi-măng … một phần làm tượng, phần còn lại để làm củi, xây nhà, lót đường …
     Giáo hội Công giáo còn biết bao nhiêu vấn đề khác biệt Kinh Thánh như : Lễ nghi phụng vụ, Lễ Misa, Chức Linh Mục, Lửa Luyện Tội, Đức Bà, Các Thánh vv… Đã làm và dậy quá nhiều khác biệt, trái ngược với Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời như vậy thì Giáo hội Công giáo làm sao còn dám bảo đảm có Lời Chúa và có Chúa?
     Giáo hội Công giáo đưa tôi và bạn về đâu? Giáo hội Rô-Ma còn làm ơn cho loài người hay làm cho loài người đáng bị tiêu diệt?
     Tôi thành thực xin bạn suy nghĩ vì chắc rằng mọi người chúng ta sẽ phải gặp Chúa :”Theo như đã định cho loài người là phải chết một lần rồi chịu phán xétn- Satutum est hominibus semel mori, post hoc autem judicium (Hê-bơ-rơ 9:27).
     Tôi ước mong và hoan hỉ đón nhận mọi ý kiến của Bạn.
Kính chào Bạn
Saigon, ngày 22 tháng 10 năm 1972
Cựu linh mục
BÙI ĐỨC HẠNH

Bức Tâm Thư 4
Kính gửi: NHỮNG BẠN THÂN BÊN CÔNG GIÁO
Về 10 điều răn của Đức Chúa Trời
Bạn yêu quý,
     Hôm 28.11.1972, tôi đã kính tiếp được thư bạn, đọc lên thấy những điều hằn học, cau có. Tôi thành thực xin Bạn tha thứ vì ‘Lời thật mất lòng!’
     Thưa Bạn, trong bức tâm thư đề ngày 22.10.1972, tôi chỉ khách quan trình bày 2 vấn đề mà Giáo hội Công giáo khác biệt Kinh Thánh chứ tôi không có ý làm phiền một ai. Tôi thành thực xác nhận một lòng kính nể Bạn cùng quí vị Linh Mục và quý tín hữu Công giáo.


    Còn việc Giáo hội Công giáo khác biệt Kinh Thánh như thế nào thì kẻ tin theo Giáo hội Công giáo cũng khác biệt xa với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh, lẽ chân thật của Đức Chúa Trời sẽ phán xét chúng ta. Chúa đã phán :
     ‘Người nào bỏ Ta và không nhận lãnh lời Ta, đã có kẻ xét đoán rồi. Lời Ta đã rao giảng thì chính lời ấy sẽ xét đoán họ trong ngày sau cùng.’(Gioan 12:49)
     Để chứng minh Giáo hội Công giáo khác biệt với Kinh Thánh từ hình thức đến nội dung, tôi xin Bạn vui lòng duyệt lại một đôi điều nền tảng của giáo lý. Bạn hãy đối chiếu bản luật 10 điều răn của Đức Chúa Trừoi theo Kinh Thánh và theo Giáo hội Công Giáo La Mã:
Sách Xuất Ai-cập 20.3-17                                       Sách Bổn đạo Công giáo
Sách Đệ Nhi Luật 5.7.21
I.Trước mặt Ta, người chớ có                                 I.Thờ phượng một Đức Chúa Trời
Các thần khác                                                          và kính mến Người trên hết mọi sự       
II.Chớ làm tượng chạm, cũng chớ làm hình
tượng nào giống những vật trên trời cao,
dưới đất thấp hoặc dưới nước trong đất.
Người chẳng được thờ kính các vật khác đó
III.Người chớ lấy tên Chúa làm thị trường,            III. Giữ ngày Chúa nhật
vì Chúa chấp tội kẻ nào dùng Danh chúa vô cớ
IV.Người hãy nhớ mà thánh hóa ngày thứ bẩy.      IV. Thảo kính cha mẹ
Trong 6 ngày ngươi hãy làm hết mọi công việc
Đi. Nhưng ngày thứ bẩy là ngày nghỉ của Đức
Chúa Trời thì chớ làm việc.
V.Người hãy thảo kính cha mẹ hầu người được      V. Ngươi chớ giết người
trường thọ trên đất Đức Chúa Trời ban cho.
VI.Người chớ giết người                                          VI. Chớ làm sự dâm dục
VII.Người chớ ngoại tình                                         VII. Chớ lấy của người
VIII.Người chớ trộm cắp                                          VIII. Chớ làm chứng dối
IX. Người chớ làm chứng dối cho anh em                IX. Chớ muốn vợ, chồng của người.
X. Người chớ tham nhà của đồng bào, cũng             X. Người chớ tham của người
chớ ước muốn vợ người hoặc đầy tớ nam
hay nữ hoặc bò, lừa hay những vật khác của
người ta.
     Xem qua bản luật của Giáo hội Công giáo La Mã và của Kinh Thánh, không ai bảo 2 bản luật này là một, chỉ tương tự như nhau mà thôi.
     Bản luật Công Giáo đã bỏ điều II Cấm làm hình tượng nên chỉ còn 9 điều. Công giáo bèn chia điều răn thứ X thành 2 điều cho đủ tổng cộng là 10 điều răn. Công giáo đổi điều thánh hóa ngày thứ bẩy bằng điều giữ ngày Chúa nhật.(tr 24)
     Đang khi Đức Chúa Trời phán dạy: ‘Hỡi dân Y-sơ-ra-ên, hãy nghe những mạng lệnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi, hãy làm theo để các ngươi được sống. Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về đều Ta truyền cho. (Đệ Nhị luật 28:14)
     Khi Đức Chúa Trời chọn ông Giô-suê dẫn dân vào đất hứa, Chúa còn căn dặn kỹ hơn‘Hãy cẩn thận làm theo hết mọi đều luật pháp, chớ xây qua bên hữu hoăc bên tả. Quyển sách luật này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm’ (Giô-suê 1:7,9).
     Như thế bạn có công nhận rằng : Giữ luật của Đức Chúa Trời mà còn thêm bớt, ngả bên nọ nghiêng bên kia thì đâu còn là giữ luật Đức Chúa Trời! Kinh Thánh nói :
    ‘Ví người nào giữ trọn luật pháp mà phạm một điều răn thì cũng đáng tội như đã phạm luật pháp’(Gia-cơ 2.10)
     Bạn lại thấy mấy câu Đức Chúa Trời ngăm đe và phạt những ai thêm bớt :’Nếu ai thêm vào sách tiên tri này điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách này.Và kẻ nào bớt điều gì  trong những lời tiên tri ở sách này thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh đã chép trong sách này’ (Khải huyền 22.18,19)
     Chắc các bạn phải nhận rằng : bản luật 10 điều răn của Công giáo chỉ tương tự chứ không hết 10 điều răn Đức Chúa Trời chép trong Kinh Thánh. Cái nền nhà đã không phải là của Đức Chúa Trời thì cái sườn, cái cột và cả cái nhà đâu phải là của Đức Chúa Trời! Nhìn vào tổ chức giáo hội Công giáo: Có vị giáo hoàng làm đầu, có các Bộ, từ Bộ Đức Tin đến Bộ thánh vụ … thảy thẩy đều do phán quyết của Tòa Thánh mà không phải của Kinh Thánh. Lại có các vị giám mục, linh mục thừa hành sắc lệnh trên khắp hoàn cầu. Chúa Jê-sus đâu còn là ‘Đầu của Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Chúa Ki-Tô và tín hữu là chi thể’ (Ê-phê-sô 1:22-23; Cô-rinh-tô 12:27).
     Đến đây, có khi Bạn lại thắc mắc : ‘Tại sao những người thành tâm theo Kinh thánh đã không giữ luật Đức Chúa Trời như luật ngày Sa-bát, luật dâng lễ chay, Lễ thiêu, lễ đền tội và nhiều luật khác nữa trong Cựu Ước? ‘Thưa bạn chúng ta đang ở trong thời Tân-Ước. Thời An Điển. Chúa đòi chúng ta :’Giờ đến, khi những người lấy tâm thần và Lẽ thật mà thờ phượng chính là kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích. Đức Chúa Trời là thần nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần, lẽ thật mà thờ lạy’ (Giăng 4:23,24).(tr 25)
     Chúa Jê-sus còn minh xác (Giăng 6:43):‘Những Lời Ta phán cùng các ngươi đều là Thần linh và sự sống’.
     Vì vậy, tất cả những điều luật mà Chúa Thánh linh dạy chép trong Tân-Ước, thì mọi người thờ Đức Chúa Trời phải lấy ‘Tâm thần và Lẽ Thật’ thi hành những luật đó để được ‘ sự sống và Thần linh trong Đấng Ki-Tô’
     ’Ai trong Đấng Ki-Tô thì được dựng nên mới, nhưng sự cũ đã qua đi, nay mọi sự đều trở nên mới’(Cô-rinh-tô 5:17)
     Và chúng ta giữ luật Tân-Ước là giao ước mới chứ không phải là giữ 10 điều răn là giao ước xưa lập với dân Y-sơ-ra-ên trên núi Sinai. Tín hữu của Chúa Ki-Tô trong thời kỳ Tân-Ước này chú tâm giữ điều răn Đức Chúa Trời theo Cựu Ước là nghịch ý Chúa.
     Ý Đức Chúa Trời rõ ràng :’Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ và đều chi đã cũ đã già thì gần tiêu mất đi’ (Hê-bơ-rơ 8:13) Vậy thì, ‘Chúa đã bỏ điều trước đặng lập điều sau’ (Hê-bơ-rơ 10-9)
HÀNG GIÁO PHẨM LẬP GIA ĐÌNH?
     Có một điều bạn cũng như bao nhiêu người tín hữu Công giáo thắc mắc :’Việc lập gia đình của hàng giáo phẩm’ Bạn hãy đọc kỹ trong Kinh Thánh : I Ti-mô-thê 3:2.
     ‘Giám mục không che trách được là chồng chỉ một vợ mà thôi, có tiết độ, có tài trí xứng đáng. Hay tiếp khách và khéo dậy dỗ’
Kinh Thánh còn lấy việc cai trị nhà riêng mình làm điều kiện cai trị Hội Thánh của Đức Chúa Trời:
     ‘Nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm sao, có tài trí xứng đáng cai trị được Hội Thánh của Đức Chúa Trời’(Ti-mô-thê 3:4)
     Như vậy, việc lập gia đình của hàng giáo phẩm không phải là việc đáng trách, việc gương mù; trái lại theo lời Kinh Thánh còn là việc tốt, việc Chúa đòi buộc để biết cai trị Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
     Giám mục hay trưởng lão của Hội Thánh địa phương cũng như Phê-rô. Chính Phê-rô cũng quả quyết :’Tôi gởi lời khuyên các trưởng lão trong anh em, chính tôi đây cũng là trưởng lão như họ’ (Phê-rô 5.1) Phê-rô không hề xưng mình làm đầu các Hội Thánh. Giáo hội Công giáo coi những điều Đức Chúa Trời phán dạy là không giá trị, không đưa lại hiệu lực như Giáo hội mong muốn, nên đã tổ chức một Giáo hội khác theo phán quyết của vị giáo hoàng!.
     Bạn thử nghĩ xem : Đức Chúa Trời ghi chép Lời của Ngài trong Kinh Thánh :’Giám mục phải là người không chỗ trách được, phải là chồng một vợ, (tr 26)  phải có tiết độ, tài trí… thì Giáo hội Công Giáo đặt luật lệ cho hàng tu sĩ muốn bước lên bậc tư tế phải dứt khoát sống cuộc đời độc thân. Khấn trước mặt Đức Chúa Trời từ bỏ mọi sự thế gian để dâng cuộc đời cho Ngài. Như vậy Đức Chúa Trời phán hai lời sao? Chẳng có như vậy! Giả định như các vị Giám Mục Công Giáo mà được Rỗi thì trong cuộc sống đời đời, lời các vị ấy ngợi khen Đức Chúa Trời ra sao?
     Chúa Jê-sus Ki-Tô hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi – Jesus Christus heri et hodie, ipse et in soecula’ (Hê-bơ-rơ 13:8)
     Như vậy Thiên đàng Công Giáo phải khác với Thiên đàng của Kinh Thánh và ở đấy nếu có tiếng ngợi khen thì phải là ngợi khen một Đức Chúa Trời khác với Đức Chúa Trời của Kinh Thánh!
     Một lần nữa tôi xin xác nhận với bạn, tôi vẫn một lòng kính nể và giữ một tình nghĩa với bạn.

     Tôi càng kính nể và yêu quý bạn, tôi càng muốn nói lên sự thật để bạn đọc lại Lời Kinh Thánh và cầu nguyện!.
     Nguyện xin Chúa Thánh Linh mở mắt cho lòng bạn để bạn biết được con đường thật đưa bạn đến sự sống vĩnh cửu.
Kính chào bạn,
Saigon, ngày 06 tháng 12 năm 1972
BÙI-ĐỨC-HẠNH
Cựu Linh Mục

Bức Tâm Thư 5
Kính gửi: Quí vị lãnh đạo
                              Quí tín hữu Công-Giáo
Chết và Sống
    Qua bốn bức thư tôi gửi đến quí vị để trình bầy khác biệt Đạo lý Công giáo với Lời Đức Chúa Trời. Quí vị đã đọc Kinh Thánh, quí vị đã biết “Người Bê-rê là người hẳn hoi, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh để xét lời giảng có thật chăng” (Công vụ các sứ đồ 17:11). Kinh Thánh lại dậy cho mọi người thời Đức Chúa Trời phải “Phân biệt Thần Chân thật & Thần sai lầm” (I Gia-cơ 4:6). Bởi vì ma quỉ đã lấy hình Thiên sứ sáng láng” II Cô-rinh-tô 11:15 mà lừa dối người ta.


     Lời ao ước tha thiết của tôi là nài xin quí vị hãy lấy Lời Đức Chúa Trời mà tra xét xem những bức tâm thư đó có thật chăng? Có hợp với Lời Đức Chúa Trời không? Tôi xin chân thành xác nhận là những bức tâm thư tôi kính gởi đến quí vị không có một sự khinh khi nào mà chỉ có tâm lòng tôn kính với lời cầu nguyện tha thiết xin Chúa mở lòng mở trí quí vị để nhận biết ơn phước và quyền năng của Chúa Je-sus Ki-Tô.
     “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jê-sus Christ chúng ta. Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời …”(Ê-phê-sô 1:3)
     Thật những người tin nhận Chúa Jê-sus Ki-Tô vẫn còn phải chiến đấu mỗi ngày “Vì chúng ta đánh trận chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời” Ê-phê-sô 6:12) Quyền lực của tối tăm đã mặc hình dạng sáng láng và đang buông màn lưới khổng lồ tỏa khắp thế gian với những kế hoạch tinh vi, tâm lý sắc bén … thì những ai ở dưới quyền lực ấy nếu không có ân điển phi thường của Đức Chúa Trời làm sao nhận biết được Lẽ thật?
I.KẾ HOẠCH “THẦN THÁNH HÓA LÃNH TỤ”
     Giáo hội Công giáo tôn phong hàng giáo phẩm là một số người được (tr 25) Thiên Chúa lựa chọn ra Thánh. Giáo dân phải tùng phục. Giáo dân luôn được nghe dạy :”Ai nghe bay là nghe Ta, ai khinh dể bay là khinh dể Ta”. Hàng giáo phẩm chịu trách nhiệm về linh hồn của giáo dân, nên có quyền tha thứ hay cầm buộc linh hồn người ta. Hàng giáo phẩm đã khéo léo lợi dụng lòng tôn sùng của giáo dân mà chiếm chỗ cao nhất trong tâm hồn họ và đã nghiễm nhiên trở nên “Cha linh hồn của giáo dân” thay thế giáo dân trước mặt Chúa!. Họ còn tự xưng là Người của Đức Chúa Trời, là Ki-Tô thứ hai. Hàng giáo phẩm cũng tự tin rằng mặc lấy chức linh mục là mặc lấy cả quỳen năng của Đức Chúa Trời. “Con là thầy cả đời đời theo ban Man-chi-xa-đéc” chức vụ là thánh thì công việc cũng là thánh. Từ sáng đến tối, tư tối đến sáng, Linh mục chỉ làm những việc Thánh, những việc về Đức Chúa Trời; nào đọc Kinh, ngồi tòa, làm các phép bí tích cho giáo dân, nào làm lễ, đọc kinh nguyện. Từ việc Thiên Chúa cho đến việc Thiên Chúa “De divines ad devina” Linh mục tự tin mình là thánh, mặc dầu có sa ngã xác thịt cũng không làm vô hiệu hóa chức LinhMục.
     Dù linh mục có tội tà dâm, tham lam tiền bạc … nhưng ngài vẫn có quyền tha tội cho kẻ khác. Ngài vẫn có quyền truyền Mình Thánh Đức Chúa Jê-sus cho người ta chịu lấy, hay đặt Chúa Jê-sus lên tòa cho người ta thờ lạy, hoặc cất Chúa Jê-sus vào nhà chầu … Vì chức linh mục tự sinh ra việc thánh “Ex opere operato - Bởi việc tự tác” Nghĩa là Linh mục làm bất cứ việc gì theo chức vụ thì đó đều là Thánh và được Đức Chúa Trời nhậm lời, đến nỗi dầu một tội nhân đang giầm già trong tội lỗi, nhưng được một linh mục phạm tội bằng lòng tha tội cho thì tội nhân ấy đã nghiễm nhiên được Rỗi, được vào Thiên Đàng!.
     Vì vậy, dầu linh mục có mê đắm xác thịt, ngài vẫn giảng đức trong sạch, linh có mê ăn uống, ngài vẫn giảng đức tiết độ, kiêng ăn, linh mục có tham tiền bạc, linh mục có tham lam tiền bạc, ngài vẫn giảng về tình yêu thương rộng rãi …
     Những mâu thuẫn, những thắc mắc, những hoài nghi vừa nẩy sinh trong giáo dân sẽ bị ngay cái bình phong khôn khéo, cái luận điệu một chiều “Vâng lời đối mặt” với lòng tôn sùng mù quáng được mặc thêm hình dáng nhân đức. Cứ vâng lời đi sẽ được chiến thắng “Vir obediens loyjetur victoriar”. Cái đà đó đi từ giáo dân đến linh mục, linh mục đến giám mục, giám mục đến hồng y đến giáo hoàng. Đến giáo hoàng xong trở ngược lại là do hội đồng hồng y và giám mục … Vì giáo hoàng có nhận được sự dạy dỗ nào trực tiếp của Đức Chúa Trời đâu, nên phải vá víu lấy quyết định của hội đồng hồng y, giám mục để lấy làm Ý Chúa!
     Bằng cách ấy, những ý định và công việc của loài người đã tạo được (tr 29) thế đứng VÔ NGỘ và người nào cũng phải vâng lời, ai ai cũng là bề dưới có bề trên. Cái vòng luẩn quẩn mâu thuẫn như vậy cứ xoay quanh nhưng mọi người Công giáo đều phải nín lặng, phải cúi đầu dưới sự áp chế của “Giáo quyền”. nếu không, Giáo hội sẽ ra vạ “Tuyệt thông”, Hồn không được Cứu, thiên đàng không được vào. Xác bị đẩy ra ngoài nghĩa trang, gia đình thân nhân bị mọi người nguyền rủa, không đi lại, không làng xóm, không chôn cất … Thật ghê gớm! Thần tối tăm đã cầm chặt linh hồn kẻ thuộc về thế gian!!!
II. KẾ HOẠCH “TU NHÂN TÍCH ĐỨC”
     Không có một tôn giáo nào có những lễ nghi trang trọng, những phẩm phục oai nghi và đắt giá bằng Công Giáo. Công Giáo tốn hao không biết bao nhiêu công của và phụng vụ. Với những tốn hao ấy, những việc lành tên tuồi như : Xưng tội, xem lễ, đọc kinh, viếng nhà Thánh vv … Công giáo đã dệt cho người tín hữu một chiếc áo thêu đầy việc lành, để giáo dân mặc ra mặt Đức Chúa Trời. Công giáo lại còn đặt ra nhiều cách thế tu thân với những dòng tu có nhiều y phục và kỷ luật khác nhau … Người Công giáo sau khi đã tính toán: mình đã xem được bao nhiêu lễ, đọc được bao nhiêu tràng hạt, đã quyên góp làm bao nhiêu bức tượng, bao nhiêu việc hãm mình, ăn chay, đền tội … thì tự hả hê bước vào cõi đời sau. Tuy nhiên áp dụng những phương pháp tự dối mình như vậy vẫn không thỏa mãn, vì trong thâm tâm giáo dân vẫn phập phồng lo sợ.
     Để đáp ứng tình trạng đó, Giáo hội đặt ra lửa luyện tội để người Công giáo được yên lòng bước về cõi đời sau, trong nơi luyện hình. Dầu chết rồi nhưng còn bao nhiêu lễ Misa, bao nhiêu tràng hạt, bao nhiêu việc lành nơi dương thế cầu cho người qua đời … đều được Luyện ngục tiếp nhận mà tha cho linh hồn đang bị giam cầm!. Thế là lại một vòng luẩn quẩn , một vòng luân hồi. Luân hồi Phật giáo và Luyện ngục của Công giáo đâu có khác gì nhau vì cả hai đều nhằm vào sự tiến triển cho linh hồn người đã qua đời để được đầu thai hoặc để được cải thiện dân rồi đến Niết Bàn hoặc Thiên đàng.
     Giáo hội Công giáo đã giả mạo một Đức Chúa Trời khác với Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời của Công giáo có tính tây vị vì linh hồn nào có bà con giầu có xin nhiều lễ Misa, nhiều tràng hạt thì chóng được lên Thiên đàng. Còn nếu nghèo khổ không xin được lễ, được tràng hạt thì linh hồn ấy mồ côi, không biết đến bao giờ mới được ra khỏi nơi luyện tội!.
     Kế hoạch “ĐẾM VIỆC LÀNH” căn cứ trên việc đấm tội. (tr 30) Người  Công-giáo phải xét mình đã phạm bao nhiêu tội và bao nhiêu lần. Tội đã phạm bao nhiêu thì việc lành phải đếm bấy nhiêu. Từ “Những việc làm đếm được” ấy đã đem lại cho người Công giáo lòng hiên ngang tự mãn. Tuy chẳng dám cậy công đức riêng mình hoàn toàn, nhưng vẫn hy vọng mình được Rỗi vì: Đã có nhiều việc lành, đã giữ đạo lâu năm, đã là đạo gốc, đạo dòng, đã khấn trọn đời trong dòng tu, đã mừng lễ bạc, lễ vàng vv…
     Hai kế hoạch “Thần thánh hóa lãnh tụ” và“Tu nhân tích đức” nêu trên thật sắc bén, lại còn có Con người cũ làm nội ứng nên Thần tối tăm dễ dàng thi hành kế hoạch, khéo che đậy làm cho trí khôn và lương tâm con người không còn nhận được Lẽ Thật!
     Con người cũ mà Kinh Thánh nói đến trong thư Rô-ma thật ghê gớm:
“Ta không làm được điều lành mình muốn, nhưng cứ làm điều dữ mình không muốn.”(Rô-ma 7:19)
     “Vì có một luật trong chi thể, giao chiến cùng luật trong trí khôn, bắt mình làm phu tù cho tội lỗi tức là luật trong chi thể.” (Rô-ma 7:24)
     Sứ đồ Phao-lô đã phải thất thanh kêu lên rằng :’Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi khỏi thân thể hay chết này?!”
     Cứ liu tíu trong cái vòng luẩn quẩn đó: Phạm tội rồi ăn năn, xưng tội lo làm việc lành, rồi lại xa ngã, lại hối cải … Người Công giáo đã được nghe về Chúa Jê-sus, về Thiên đàng, về Hỏa ngục … Tai người Công giáo đã quá quen với lời thúc dục lo làm việc lành lánh tội, lo phần rỗi. Họ không biết đâu là thực hư, không còn phân biệt được giữa Lời Đức Chúa Trời là :”Lời sự sống và Thần linh”(Giăng 6:63) với lời của loài người là “Dối trá, là sự chết” mà chân cứ bước đến bờ hố diệt vong (Ma-thi-ơ 7:21, 23).
     Một khải tượng hãi hùng! Một số bà con và bạn hữu Công giáo, 2 triệu người     Công giáo Việt Nam; 500 triệu người Công giáo Thế giới … tất cả đang đi về đâu? Ai sẽ cứu họ ra khỏi sự hư mất? Ai sẽ kêu được lời đắc thắng “Cảm tạ ơn Đức Chúa Trời, nhờ ơn Đức Chúa Jê-sus Ki-Tô là Chúa chúng ta”(Rô-Ma 7:25).
     Sứ đồ Phao-lô, người có đức tin kêu vang được tiếng đắc thắng đó. Một sức mới, một quyền năng mới đã mặc cho con người cũ, con người hay chế. Chúa Jê-su s phán :”Khi nào Đức Thánh Linh đến thì các ngươi sẽ nhận (tr31) lấy quyền phép mà làm chứng về Ta” (Công vụ các Sứ đồ 1:8), chúa Jê-sus chiến thắng đã sống lại, vinh hiển về Trời ngồi bên hữu Đức Chúa Cha và từ nơi Cha đã nhận lãnh Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban rồi Ngài đã ban Đức Thánh Linh xuống cho mọi tín đồ trong ngày lễ Ngũ tuần mà trước đây chưa từng có (Công vụ các sứ đồ 2:33).
     Khi Chúa Thánh linh được ban xuống “Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh”: Từ một người nhát đởm, sợ sệt đã trở nên một chứng nhân gan dạ, có quyền phép đắc thắng qua ma quỉ, thắng thế gian. Các môn đồ trở nên người hùng dũng từ tòa công luận ra họ đều hớn hở vì mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì Danh Đức Chúa Jê-sus. (Công vụ các sứ đồ 5:41)
     Lời thuyết phục quyền năng trong bài giảng đầu tiên của Phê-rô đã làm cho 3,000 người trở lại tin đạo Đức Chúa Trời và chịu phép báp-têm (Công vụ các sứ đồ 5:41). Nhờ Đức Thánh Linh, các sứ đồ đã làm ra nhiều phép lạ khiến mọi người kính sợ (Công vụ các sứ đồ 2: 43). Vì lời có quyền năng của Phê-rô, Ê-nê người thành Lyđa đau bại đã 8 năm trên giường được chữa lành: “Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Trời chữa cho người được lành. Hãy trở dậy dọn dẹp lấy giường người. Tức thì người vùng trở dậy. Hết thảy dân ở Lyđa và Sarôn thấy vậy đều trở về cùng Chúa” Công vụ các sứ đồ 9:34)
     Nhờ Đức Thánh Linh làm cho các môn đồ nên thánh và sự bền vững ở trong Đấng Ki-Tô.
     “Ai ở trong Đáng Ki-Tô thì nấy là người được dựng nên mới. Những sự cũ đi qua, này mọi sự đều trở nên mới”(II Cô-rinh to 5:17).   
     Con người cũ đã qua đi, đã bị đóng đanh trên thập tự giá (Rô-ma 6:6). Ma quỉ, vua của tối tăm không làm hại được (Giăng 5:18) Thế gian đã bị đánh bại (I Giăng 2:21).
     Các ân tứ của Đức Thánh Linh được ban ra đầy dẫy : Ơn khôn ngoan, lời có tri thức. Ơn chữa tật bịnh. Ơn làm phép lạ, ơn nói tiên tri … (Cô-rinh-tô 12)
     Ai đã làm chứng cho người ta tin rằng Chúa Jê-sus đang sống vinh hiển, ngồi bên hữu cha Ngài, với tất cả quyền năng trên trời dưới đất trong tay Ngài (Ma-thi-ơ 28:18)? Ai có quyền năng thuyết phục, làm nên những phép lạ như thánh Phê-rô, sứ đồ Phao-lô làm cho 3,000 người trở lại bởi một bài giảng, làm cho cả thành Lyđa và Sarôn trở lại với Chúa bởi chữa lành một người đau bại? Ai trong vòng 2 năm đã làm Chúa mọi người trong cả cõi Á-châu là người Y-sơ-ra-ên hay người Hy-lạp đề nghe đạo Chúa (Công vụ các sứ đồ 19:10)? ... Người đó sẽ thuyết phục được người Công giáo, người đó có đức tin.
     “Nếu các người có đức tin bằng một hạt cải, sẽ khiến khiến núi này rằng.(tr 32) Hãy dời đây qua đó thì nó liền dời qua. Vì không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được” (Ma-thi-ơ 17:20). NIHILIMPOSSIBLE ERIT VOBIS. Mọi sự đều có thể cho người tin OMNIA POSSIBLA SUNT. CREDENTI (Mác 9:23)
     Đức Chúa Trời đã ban mọi ơn phước đã sẵn cho chúng ta, chỉ cần có đức tin để nhận lãnh :Ga-la-ti 3:14.
     “Chúng ta cậy Đức tin mà nhận lãnh Thánh Chúa Jê-sus được sạch mọi tội (I Giăng 1:7) được sống, được thắng ma quỉ là vua của tối tăm (Gia-cơ 2:14), dược thắng thế hơn thế gian và: “Sự thắng hơn thế gian ấy là đức tin của chúng ta” (I Giăng 5:4)
     Bởi đức tin chúng ta nắm được các ơn phước đủ mọi thứ của Đức Chúa Trời ban xuống cho chúng ta trong Đấng Ki-Tô (Ê-phê-sô 1:3).
     Bởi đức tin chúng ta mặc lấy Chúa Ki-Tô đang sống vinh hiển, ngồi bên hữu Chúa Cha mà cầu thay với cả quyền năng trên trời dưới đất. “Quyền năng vô hạn của Chúa Ki-Tô đối với chúng ta có lòng tin” (Ê-phê-sô 1:19)
     Đức tin đặt trên Lời Đức Chúa Trời. Đức tin nắm vững những Lời Đức Chúa Trờihứa. Kính Tháng có chừng 32,000 lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức Tin cả quyết Đức Chúa Trời thành tín sẽ làm trọn những lời đã hứa. Vì Những điều gì Đức Chúa Trời1 đã hứa thì Đức Chúa Trời có quyền làm trọn.
     Đức tin đắc thắng trong con  người Phao-lô:
     “Tôi làm được mọi sự nhờ Đáng ban thêm sức cho tôi”  (Phi-lip 4:3)
     Kính thưa quí vị, chỉ có đức tin trên Lời hứa Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời là Lẽ Thật. Thần linh và sự sống. Không có đức tin, không có Lời Đức Chúa Trời là chết, là tối tăm mù mịt!
*****
     Với bức tâm thư này, tôi cầu mong quí vị thật tin nơi Lời Đức Chúa Trời để quí vị được sống. Quí vị hãy giới thiệu Chúa Jê-sus Ki-tô sống với hết mọi quyền năng trên trời, dưới đất
Vinh hiển Chúa Jê-sus muôn đời. Amen.(tr 33)
Saìgon, ngày 01 tháng 4 năm 1974

BÙI ĐỨC HẠNH
Cựu Linh Mục

*****Saigon, ngày 21 tháng 01 năm 1974
Kính gửi Ông Nguyễn Duy Tôn
     Ngày 18.01.1974, tình cờ tôi gặp được con sách nhan đề : “Nguyễn Duy Tôn trả lời Bùi Đức Hạnh” đề ngày 07.10.73. Tôi rất vui mừng đón nhận những phản ứng về bức tâm thư của tôi, dù những phản ứng ấy đúng hay sai, tán đồng hay công kích … Tôi xin kính gửi đến Ông lời cảm ơn vì đã đọc và suy xét những bức tâm thư của tôi.
     Đọc xong, tôi xin Ông lưu tâm mấy điểm sau đay:
1.VỀ KINH THÁNH
     Không thể lấy ý riêng giải nghĩa Kinh Thánh (II Phi-e-rơ 1:20) Nhưng phải lấy Kinh thánh giải nghĩa cho Kinh Thánh.
Ví dụ tiếng Frater trong Kinh Thánh phải hiểu sao? Xin tra cứu:
Petrus et Andreas Frater ejus  (Ma-thi-ơ 19:29)
Joannen Frater Jacobi             (Ma-thi-ơ 17:1)
Jacobun Frater Domini       (Ga-la-ti 1:20)
Maria Matre Jesu et Fratrebus ejus
(Công vụ 1:14)
     Ai cũng hiểu Phê-rô & Anh-rê, Giacobê & Gioan là hai cặp anh em ruột trong 12 tông đồ. Cũng tiếng đó dùng cùng một cách trong trường hợp khác mà ông giải nghĩa là anh em họ! Ông lấy ý riêng để giải nghĩa sai Kinh Thánh bóp méo Lời Chúa.
     Ông nên biết Kinh Thánh là sách của Đức Chúa Trời thượng trí và khôn ngoan vô cùng. Là sách cho mọi người, mọi tuổi, mọi dân tộc. Một sách cho mọi thời đại xưa và nay, một sách cho mọi khoa học, văn chương, cổ học nghệ thuật vv…
2.VỀ VĂN PHẠM
     Từ “Thất trinh” không dùng cho người đàn bà có chồng, chỉ dùng cho người con gái chưa chồng. Tiếng ‘Thất trinh’ còn gồm ý nghĩa không đẹp, có tính chất phạm pháp. Tôi nói: “Bà Maria không trọn đòi đồng trinh”.Ông xuyên tạc “Bà Maria thất trinh”.
     Tiếng “cho đến khi” chỉ giới hạn việc trước (Ông dẫn chứng “Con hãy ngồi bên hữu Cha cho đến khi đặt kẻ thù dưới bệ chân Con”Ngồi là trị vì, bắt phục (tr 34) muôn vật. Hủy diệt kẻ thù. Ông theo tác giả Phúc Âm dẫn giải mà hiểu. “Con sẽ ngồi luôn bên hữu Cha đời đời”
     Ông đã hiểu lầm. Con đã đứng để đón tiếp Êtiên (Công vụ các sứ đồ 7:56) và ngồi trị vì cho đến Khải huyền kẻ thù sau cùng là sự chết bị hủy diệt. Ông hãy tra cứu Kinh Thánh I Cô-rinh—tô 15:24-26.
     “Kế đó cuối cùng sẽ đến, là lúc Ngài sẽ giao Nước lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc, mọi quyền cai trị, và mọi thế lực, vì Ngài phải cầm quyền cho đếm chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chân mình. Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng tức là sự chết”(I Cô-rinh-tô 15:24-26).
3.VỀ PHONG HÓA
     Ông đã dùng những từ, “Loay hoay hạ bộ, còn khuya, ướt át” là những tư ngữ thô bỉ dành cho phường dâm đãng ăn nói. Sách ông bênh vực giáo lý mà đầy dẫy những sai lầm: Giải nghĩa sai bóp méo Lời kinh Thánh, xuyên tạc, sai văn phạm, bại phong hóa. Quyển sách như thế lại ký tên linh mục lão thành cùng với ban Kiểm Duyệt và tên một vị giám mụctiêu biểu cho hàng giáo phẩm Công giáo Việt nam. Độc giả sẽ nghĩ sao về trình độ Kinh Thánh và tác phong của hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam?!
     Sách ông còn có tính cách mạt sát cá nhân, ngụy biện một việc không đáng trách “việc lập gia đình” Việc Kinh Thánh đòi buộc “Giám mục phải là chồng chỉ một vợ mà thôi … Nếu ai không khéo cai trị nhà riêng mình thì làm sao cai trị được Hội thánh của Đức Chúa Trời?” I Ti-mô-thê 2:2,5 và ông cho đó là việc tục tằn, đáng khinh để chế riễu. Một việc như vậy thật là nhỏ nhen không nên có trong ấn phẩm về giáo lý.
     Ông còn viện đến Thần học Công giáo nói:”Vị giáo hoàng vô ngộ và phong hóa” Tôi thách ông tìm được câu nào trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời ban đặc ân cho một người nào trong loài người. Thần học Công giáo dạy về phụng vụ có ba cách thờ kính: Tôn thờ, biệt kính, kính. Thần học Công giáo khi cắt nghĩa 10 điều răn của Đức Chúa Trời đã cắt điều 2, chia đôi điều 9 thêm bớt sửa đổi điều răn của Đức chúa Trời. Thần học đó trái với tk và bội đạo!
     Xin ông đừng tự phụ là linh mục già, độc thân, thanh sạch không sa ngã. Kinh Thánh nói: “Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã! (I Cô-rinh-tô 10:12) Trước mặt Chúa, ông hãy suy nghĩ mình đang đứng hay đang ngã trong sự mê man lầm lạc mà đối nghịch với Lời Đức Chúa Trời!
      Sau hết, xin kính chúc ông an mạnh và suy nghĩ kỹ bức tâm thư này.
Kính chào ông,
BÙI ĐỨC HẠNH
2.Thánh tông-đồ Phê-rô được Giáo hội nhận là vị giáo hoàng đầu tiên cũng phạm lầm lỗi trong việc hành đạo mà Kinh Thánh ghi là “Một cách đáng trách lắm!” (Ga-la-li 2:11-14) (Ghi thêm của nhà xuất bản).