Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

HIỆN THÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Giống như tổ phụ ngoài người đã chạy trốn, sợ hãi Chúa và không muốn đến gần Chúa.  Giống như người xây lưng với nguồn ánh sáng và tiến gần đến bóng tối rồi đi trong tối tăm.  Giống như bầy chiên đi lạc sắp rơi vào chỗ chết không hy vọng tìm được lối về.  Đức Chúa Trời không muốn loài người tiếp tục sống xa cách Ngài rồi bị chết mất trầm luân nên Ngài đã quyết định đi tìm kiếm loài người.  Đức Chúa Trời đã ban sai Con Một của Ngài đến thế gian để tìm và cứu loài người.  Đó là tin mừng cứu rỗi mà người Tin lành chúng tôi xin loan báo.
Có rất nhiều lý do để chúng ta tin Chúa Giê-su chính là Đức Chúa Trời giáng thế để cứu vớt nhân loại nói chung và người Việt chúng ta nói riêng.
Các Bằng Chứng Không Thể Chối Cãi


1.  Chính Chúa Giê-su tuyên bố Ngài là Con Đức Chúa Trời.
Chúa Giê-su phán:  "Ta là đường di, chân lý và sự sống.  chẳng bởi Ta thì không ai đến được cùng Cha" (Giăng 14:6).  Ngài khẳng định:  "Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Giê-su Christ là Đấng Cha đã sai đến" (Giăng 17:3).  Ngài còn phán:  "Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha."  Rồi Ngài phán tỏ tướng:  "Ta với Cha là một" (Giăng 10:30).
Một người tự xưng mình là Ông Trời giáng thế thì ta chỉ có thể đưa đến kết luận 1) đó là người điên, 2) đó là người lừa dối, hoặc 3) đó là người nói thật.  Cuộc đời và ảnh hưởng của Chúa Giê-su chứng tỏ Ngài không phải là người điên, Ngài không hề lừa dói, Ngài luôn luôn nói thật.
 Người ta chỉ có thể khước từ hoàn toàn hoặc chấp nhận hoàn toàn lời tuyên xưng của Ngài.  Một Ông Trời thành người thì người đó phải sống, phải nói, phải làm được những việc mà xưa nay chỉ Ông Trời mới làm được mà thôi.  Đem áp dụng nhựng tiêu chuẩn nầy vào ChúaGiê-su, chúng ta có thể đi đến kết luận Ngài chính là Con Trời giáng thế như Ngài đã tuyên xưng.  Chính vì lời tuyên bố độc đáo như vậy mà giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái thời bấy giờ đã cho Ngài là phạm thượng và quyết định xử tử Ngài.  Dù đối diện với cái chết, Chúa Giê-su vẫn không thay đổi lập trường và những lời tuyên xưng của Ngài.  Chúa Giê-su đã sống và chết với những lời tuyên bố thẳng thắn của Ngài.
2. Chúa Giê-su làm những việc phi thường mà chỉ có Ông Trời mới có khả năng làm.
Để chứng minh cho lời tuyên xưng Ngài là Con Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su đã làm nhiều vệc lạ lùng mà chỉ có Ông Trời mới làm được mà thôi.
Nghỉ có quyền trên sự sống loài người.  Ngài chữa lành mọi bệnh tật, khiến người mù được thấy, người điếc được nghe, người phung được sạch, người què kẻ bại được đi, thậm chí Ngài khiến kẻ chết sống lại.
Ngài có quyền đuổi quỉ.  Ma quỉ biết Chúa Giê-su và run sợ trước uy danh của Ngài.  Khi Ngài phán, ma quỉ liền vâng lịnh ra khỏi nhiều người bị  quỉ ám.  Ngài chiến thắng mọi cám dỗ của Ma quỉ.
Ngài có quền trên thiên nhiên.  Ngài hóa nước thành rượu, Ngài đi bộ trên mặt biển, Ngài phán một lời thì cơn bảo biển yên lặng như tờ.  Ngài hóa 5 cái bánh và 2 con cá cho hơn 5000 người ăn no dư dật.  ngài chỉ dẫn cho các môn đồ đánh được những mẻ lưới đầy cá.
Ngài có lòng thương xót, quảng đại.  Ngài tha thứ cho người tội lỗi và khuyên họ đừng tai phạm.  Ngài sẵn sàng lắng nghe, tiếp xúc với mọi hạng người.  Ngài yêu thương bong ẵm và chúc phước cho các em thiếu niên, nhi đồng.  Ngài động lòng thương xót khi thấy đoàn dân đông như chiên không có người chăn.  Ngài không từ chối một ai tìm đến với Ngài.


Ngài tuyên bố tha tội và chấp nhận sự thờ phương của nhiều người.  Đây là những hành động của một Đức Chúa Trời sống giữa thế gian.
Sứ đồ Giăng quả quyết khi viết sách Phúc Âm Giăng:  "Đức Chúa Giê-su đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách nầy.  Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin thì nhờ Danh Ngài mà được sự sống" (Giăng 20:30-31).
3.  Chúa Giê-su nói những lời mà chỉ Ông Trời mới có đủ thẩm quyền nói được.
Ngài phán dạy về mối quan hệ của con người: "Các ngươi có nghe lời phán rằng:  Hãy yêu người lân cận và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.  Song ta nói cùng các ngươi rằng:  Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình chùng kẻ độc ác" (Ma-thi-ơ 5:43-45).
Ngài dạy về thái độ nên có với Đức Chúa Trời:  "Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.  Đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy (Giăng 4:24).
Đức  Khổng Tử khuyên dạy:  "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân", nghĩa là điều gì mình không muốn người ta làm cho mình thì dừng làm điều đó cho họ.  Chúa Giê-xu thì dạy dỗ chúng ta cư xử và hành động cách tích cực hơn:  "Ấy vậy, hễ điều chi mà các người muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ" (Ma-thi-ơ 7:12).
Chúa Giê-su quả quyết:  "Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi" (Ma-thi-ơ 24:35).  Chắc chắn không một phàm nhân nào dám nói câu nầy.
Chúa Giê-su còn tuyên bố Ngài là ánh sáng của thế gian, là bánh sự sống, là nước hằng sống là người chăn hiền lành vì chiên phó sự sống mình.  Ngài dạy những kẻ theo Ngài phải trở nên trọn vẹn như Cha ở trên trời là trọn vẹn .  Ngài truyền cho những kẻ theo Ngài phải sống có ích như muối của đất, như ánh sánh của thế gian, phải thực hành điều răn:  Kính Chúa, Yêu Người.
Không một Giáo chủ nào có khả năng giải đáp rõ về Thiên đàng, Địa Ngục, về thiên sứ, về ma quỉ, về đời sau, về sụn phán xẹ, về sự sống vĩnh cửu và mọi nan đề khác như Chúa Giê-su đã dạy.  Ngài dạy có thẩm quyền và rõ ràng không ai bác bẻ được.  Không cần ai nói trước Ngài vẫn biết rõ tên tuổi, tâm trạng, số phận từng người.  Chúa Giê-su đang biết rõ bạn và tôi.  Ngài là Đấng toàn tri, toàn ảo, toàn năng.
4.  Chúa Giê-su không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Người theo Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo tự hào rằng Giáo chủ của họ ra đời trước Chúa Giê-su năm trăm năm hoặc sáu trăm năm.  Người Do Thái hãnh diện về tỏ phụ của họ là Áp-ra-ham, là người đã ra đời trước Chúa khoảng 2000 năm, nhưng Chúa Giê-su tuyên bố rằng:  "Trước khi có Áp-ra-ham đã có Ta" nghĩa là Ngài là Đấng Hằng Hữu.  Sứ đồ Giăng đã xác chứng:  "Ban đầu có Đạo (Chúa Giê-su).  Đạo ở cùng Đức Chúa Trời và Đạo là Đức Chúa Trời.  Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài" (Giăng 1:1-3).
Ít nhất  có ba lần Thánh Kinh ghi chép lại tiếng phán từ trời phát ra giữa lúc nhiều người nghe thấy nói rằng:  "Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường, hãy nghe lời Con đó."
Trước khi trở về trời, Chúa Giê-su truyền lịnh cho các môn đồ:  "Hết cả quyền phép trên trời, dưới đất đã giao cho Ta.  Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Chha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ và dạy họ giữ hết tất cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.  Và nầy ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế" (Ma-thi-ơ 28:18-20).
5.  Nhiều nhân chứng đáng tin xác tín Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời.
Có rất nhiều nhân chứng đáng tin trước Chúa, đương thời Chúa và sau Chúa xác tín Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời giáng thế.
Các tin tri làm chứng:
Tiên tri là những phát ngôn viên của Đức Chúa Trời.  Tiên tri Ê-sai báo trước về việc Chúa Cứu Thế giáng sinh bởi Nữ Đồng Trinh.  Ngài được xưng là Đấng lạ lùng, là Đấng mưu luận, là Đức chúa Trời quyền năng, là Cha đời đời, là Chúa bình an.  Ngài cũng được xưng là Đấng Em-ma-nu-ên nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Thiên sứ làm chứng:
Thiên sứ là những sứ giả của Đức Chúa Trời thi hành mạng  lịnh của Ngài.  Khi báo tin với nữ đồng trinh Ma-ri, thiên sứ nói:  "Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời.  Nầy ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai đặt tên là Giê-su.  Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao..." (Lu-ca 1:30-32).
Giăng Báp-tít làm chứng:
Giăng Báp-tít là người được Đức Chúa Trời sai đến để dọn đường cho Chúa Cứu Thế.  Giăng đã giới thiệu về Chúa Giê-su:  "Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đất cất tội lỗi thế gian đi".  Giăng còn nói:  "Ta đã thấy Thánh Linh từ trời giáng xuống như chim bồ câu đậu trên mình Ngài...  Ta đã thấy Ngài nên ta làm chứng rằng:  Ấy chính Ngài là Con Đức Chúa Trời" (Giăng 1:29-34).
Giáo sư Ni-cô-đem làm chứng:
Giáo sư Ni-cô-đem là nhà tri thức, giàu có và quyền thế trong cộng đồng người Do Thái đã đến gặp Chúa Giê-su để xin đàm đạo với Ngài.  Ông nói lên quan điểm của giới lãnh đạo Do Thái:  "Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức chúa Trời đến, vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai được làm" (Giăng 3:2).
Sứ đồ Phi-e-rơ làm chứng:
Phi-e-rơ là một trong 12 Sứ đồ được Chúa Giê-su tuyển chọn để tiếp tục chức vụ của Ngài trên đất.  Sau ba năm sống gần guu3iChu1a với kinh nghiệp tai nghe mắt thấy và với tâm tánh cương trực.  Sứ đồ Phi-ê-rơ quả quyết:  "Chúa là Đấng Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống."  Ông tuyên bốn:  "Chẳng có sự cứu rỗi trong một Đấng nào khác (ngoài Chúa Giê-su) vì ở dưới trới chẳng có Danh nào khác ban cho òoài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (Công Vụ các sứ Đồ 4:12).
Sứ đồ Phao-lô làm chứng:
Phao-lô vốn là người chông Chúa, bắt bớ môn đồ của Ngài cách hung hăng, phạm thượng.  Nhưng Chúa Giê-su đã hiện ra với ông, mở mắt ông; ngay lập tức ông tin Ngài và dâng cả đời mình truyền bá Phúc Âm.  Phao-lô giản và viết nhiều về Chúa, nhưng vài lời sau đây cũng đủ để ta hiểu Phao-lô biết Chúa là ai và Ngài đã làm gì cho nhân loại chúng ta:  "Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Chúa Giê-su Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người" (I Ti-mô-thê 2:5-6).
Chúa Giê-su không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc.  Ngài cứu vớt cả thế gian.  chúa giảng đạo cho cả người Sa-ma-ri là dân tộc bị người Do Thái thù địch, coi thường.  Nhiều người Sa-ma-ri xác nhận:  "Chính chúng ta đã nghe Ngài và biết rằng chính Ngài thật là Cứu Chúa của thế gian" (Giăng 4:42).
6. Sự chết đền tội của Chúa Giê-su xác nhận Ngài là Chúa Cứu Thế.
Chúa Giê-su giáng thế không phải để dạy triết lý về sự cứu rỗi hoặc chỉ cho người ta con đường tu luyện để tự cứu rfo64i.  Ngài giáng thế là để thực hiện sự cứu rỗi bằng cách chịu chết đền tội cho cả òoài người.  Ngài đã chọn con đường thập tự giá là con đường khiêm nhường thay cho kiêu ngạo, vâng phục ý Trời thay cho ý riêng, vị tha thay cho vị kỷ,  thuận phục thay cho phản nghịch,  cây sức Chúa thay cho cậy sức riêng.
Con đường thập giá là dũng khí của tinh thần bất bạo động, của lòng tin sắt đá nơi chíh nghĩa, của niềm tin tất thắng nơi sự công bình.  Vì thương xót òoài người, Chúa Giê-su kiên quyết tiến đến thập tự giá với tinh thần quả cảm, hy sinh.  Ngài biết chắc:  "Khi ta được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta."  Chúa Giê-su phải chết công khai treo thân trên thập giá giữa khoảng trời và đất để giả hòa mối quan hệ vốn đứt ọoạn giữa trời và người.  Chúa Giê-su chịu chết đổ huyết để thỏa mãn đòi hỏi của Luật Pháp, theo đó "không đổ huyết thì không có sự tha tội."  Chúa Giê-su chịu hy sinh để mở cho nhân loại con đường sống, nhờ đó nhân loại có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời.  Trên thập tự  giá.  Ngài cầu nguyện cho những kẻ giết Ngài:  "Lạy Chya, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì."  Rồi Ngài tuyên bố:  "Mọi sự đã được trọn."  Sứ mạng Ngài đã được òoàn tất.  Ngài đã trả xong nợ cho tất cả chúng ta.
Người đội trưởng La Mã chứng kiến cái chết hùng tráng, lạ lùng của Ngài đã thốt lên:  "Quả thật, người nầy là Con Đức Chúa Trời."
7. Sự Sống lại của Chúa Giê-su chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời như Ngài tuyên bố.
Con đường thập tự giá hy sinh đã mở ra sự sống lại vinh hiển cao trọng.  Sự khiêm nhường được tôn cao, mão gai đau khổ đã nở hoa thành mão triều thiên, sự chết dẫn đến sự sống.  Hạt giống đã nẩy mầm xanh.  Sau ba ngày nằm trong phần mộ, Đức Chúa Giê-su đã sốn gla5i.  Ngôi mộ trống, vải liệm còn nguyên, những lần hiện ra của Chúa, đời sống thay đổi lạ lùng của những môn đồ, những lời làm chứng quả quyết của họ, sự nhóm họp ngày Chúa Nhật thay cho ngay Sa-bát, sự ra đời của Cơ-đốc Giáo... là những bằng chứng không thể chối cải về sự phục sinh.  Sự sống lại của Chúa Giê-su đã chứng minh cho chân lý: tình thương thắng hận thìu, thiện thắng ác, sự sống thắng sự chết, chân lý thắng ngụy lý, sự sáng láng thắng sự tối tăm, sự tối tăm, sự công bình thắng sự bất công, Đức Chúa Trời thắng Quỉ Vương.  Đức Chúa Trời chấp nhận giá chuộc Con Ngài đã trả thay cho loài người.  Chúa Cứu Thế Giê-su đã làm ứng nghiệm mọi lời tuyên bố của Ngài.
8. Lịch sự nhân loại mìn chứng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế.
Trải qua hai ngàn năm, thế giới có dân Do Thái tân lạc, tồn tại và hồi hương lập quốc.  Nhân dân khắp năm châu có Cơ-đôc Giáo, có Lễ Giáng Sinh, và Lệ Phục Sinh, có ngày Chúa Nhật, có niên hiệu Dương lịch Trước Chúa (TC) và Sau Chúa (SC), hàng năm hàng triệu người hành hương thánh địa, có di tích ngôi mộ trông, có một phần ba dân số thế giới xưng mình là Cơ-đốc nhân (Christian), có nhà thờ, bệnh viện, có các Trường Đại Học, có các đại Chủng Viên, có Hội Hồng Thập Tự và các tổ chức bác ái từ thiện, có nền văn minh, văn hóa hiện tại, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, đời sống phụ nữ và trẻ em được nân cao. nhân quyền  được tôn trọng v.v...  Tất cả những thực tế đó đã mặc nhiên chứng minh rằng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Nhân Độ Thế và thế giới không được như ngày nay nếu không có Ngài.  Rồi còn bao nhiêu cuộc đời đã được đổi mới với kinh nghiệm ngọt ngào, vui tươi, sống  động khi gặp gỡ Chúa Cứu Thế Giê-su.
Những bằng chứng thực tế hùng  hồn nói trên có làm cho bạn  suy nghĩ ít nhiều về Chúa Giê-su hay không?  Chúa Giê-su  và ai Ngài đã làm  cho đời sống của bạn và tôi?
Chỉ cần bình tĩnh sáng suốt  suy nghĩ  một chút cũng  đủ để chúng ta tin Ngài, chạy đến với Ngài, cảm tạ Ngài và cảm kích tôn thờ Ngài.
Con Đường Sống
Người Việt Nam chúng ta có truyền thống thờ Trời.  Các tôn giáo và tín ngưỡng Á đông đã góp phần tốt đẹp cho truyền thống nầy.  đây cũng là ơn phúc Đức chúa Trời dọn đường để cho chúng ta đón nhận Đạo Trời do Chúa Cứu Thế đem đế.  Rất nhiều  người đã đón nhận Đạo Trời và đang kinh nghiệm sự sống và bình an cho tâm hồn.  Còn bạn thì sao?  Có lẽ bạn đã có tôn giáo và không dễ để bạn thực hiện cuộc cách mạng tâm linh khi bạn từ giã con dường cũ để theo con đường mới.  Hơn nữa, con đường theo Chúa là con đường thập tự giá nghĩa là con đường hẹp.  Có thể bạn sẽ trả giá khi bị người thân hiểu lầm hoặc bạn bè chê bai.  Tuy nhiên, con đường  theo Chúa là con đường dẫn đến sự bình an và sự sống vĩnh cửu.  Giá bạn trả không thể so sánh  với phước hạnh bạn nhận được.
Đây là một vấn đề sống chết cần quyết định ngay, không thể chần trừ.  Có ai biết lúc nào mình sẽ về Trầu Trời?  Mong bạn trọn ngay cho đời mình con đường đẹp lòng trời.  Mong bạn mau mau tiều chỉnh tính ngưỡng cho họp ý Trời.
Bạn đang là môn đệ của Không Giáo chăng?  hãy hớ lại lời thánh hiền:  "hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo gia3" nghĩa là đã phạm tội với Trời thì không thể cầu đảo ở đâu khác được.  Không Giáo nhấn mạnh đến Nhân Đạo, không rành Thiên Đạo.  Biết Nhân Đạo rồi, mời bạn hãy tìm Thiên đạo Tin thờ Đức Chúa Trời như lời dạy của Chúa Giê-su chắc chắn là hợp với tôn chỉ các bậc thánh hiễn.
Bạn đang thờ cúng ông bà?  Đạo Trời giúp bạn làm tròn bổn phận đới với Trời và với người một cách quân bình cân đối.  Bạn có biết hiếu kính cha mẹ vừa la mot mạng lịnh vừa là một lời hứa của Đức chúa Trời không?  "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất" (Ê-phe-so 6:2, 3).
Bạn đang là đạo hữu Phật Giáo chăng?  Phật Giáo là tôn giáo chính của nhiều nước Á đông.  Nhưng triết lý Phật Giáo rất cao siêu, ít người đạt tới mục đích Giác ngộ.  Vì thế người Phật tử dù khổ công tu luyện vận không biết chắc khi nào được giải thoát.  Tôi không có ý muốn tranh luận về triết lý tôn giáo, chỉ xin đưa ra đây vài nét khác nhau giữa triết lý Phật Giáo và Phúc Âm để bạn dễ so sánh và lựa chọn.
Phật Giáo chủ trương tự giác, cậy sức mình tu luyện là chính.  Phúc âm chủ trương tin cậy ân huyệ và sức Chúa hoàn toàn.  Phât Giáo dạy người giáo hữu phải tạo ra công đức để mong được giải thoát.  Phúc Âm dạy người tín hữu phải tạo ra công đức để mong được giải thoát.  Phúc Âm dạy người tín hữu lấy đức tin tiếp nhập lấy sự cứu rỗi như món quà quí báu Chúa đã sắm sẵn xong và tặng không cho chúng ta được hưởng.
Mục đích của Phật Giáo là đến cõi Niết-bàn tức là trạng thái không còn bản thân nữa, tịch diệt tham dục, không còn sinh tử luân hồi.  Mục đích của người theo Chúa là được Chúa tha tội và được ơn cứu rỗi khởi đầu ngay trong cuộc sống hiện tại.  Hy vọng của người theo Chúa là sau khi lìa đời được vui hưởng Thiên đàng, sống đời đời ở nơi có thật, là nhà cha, là thành thánh vinh hiển phước hạnh, là quê hương trên trời.  Người theo Chúa rất yên tâm và thỏa lòng về sự cứu rỗi Chúa ban.  Bạn có đang thỏa lòng với con đường tu hành của bạn không?  Bạn có đang chắc chắn mình sẽ được giải thoát không?


Có tôn giáo chưa đủ, bạn cần phải chắc chắn được cứu rỗi linh hồn.
Phần lớn người Việt Nam đều đã có tôn giáo.  Nhưng có tôn giáo chưa đủ.  Có nhiều triết lý chỉ có giá trị trong đời nầy mà không có giá trị trong đời sau.
Điều ưu tiên hàng đầu của chúng ta không phải là theo một triết lý tôn giáo để trấn ân lương tâm, nhưng là có được một Đấng bảo đảm cứu ta thoát vòng tội lỗi và sự chết đời đời.  Chúng ta cần thoát khỏi hỏa ngục và vui hưởng thiên đàng.  Hỏa ngục có thật cũng như thiên đàng có thật.  Hỏa ngục là nơi cả xác lẫn hồn đều đau đớn, khốn khổ.  Trong hỏa ngục, phản ứng của con người là khóc lóc, than vãn, nghiến răng.  Hỏa ngục là nơi không có ánh sáng, là vực sâu không đáy.  Ở hỏa nguc không có hy vọng ra khỏi, không có nghỉ ngơi, không có thời gian hạn chấm dứt.  Chỉ những người tin cậy và vâng lời Chúa Cứu Thế Giê-su mới vượt khỏi sự chết mà đến sự sống, thoát khỏi địa ngục mà đến thiên đàng.
Các giáo chủ tôn giáo đã có những cố gắng rất tốt khuyên dạy chúng ta làm lành lánh dữ, nhưng mọi nỗ lực của loài người vẫn không đạt được tiêu chuẩn công bình trọng vẹn của Đức Chúa Trời.  Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận giá trả của Chúa Giê-su đền tội cho nhân loại mà thôi.  Khi về chầu Trời thì không giáo chủ nào binh vực khẩn đảo cho chúng ta được.  Chính bản thân của họ là người cũng phải chầu Trời để chịu phán xét.  Lúc đó chỉ có Chúa Giê-su là Con Trời hiện đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời cầu thay cho chúng ta mà thôi.
Vậy thì điều chỉnh đức tin trở lại tôn thờ Đức Chúa Trời đúng như Chúa Cứu Thế Giê-su vạch đường chỉ lối chẳng những là việc làm hợp tình hợp lý mà còn là con đường duy nhất hôm nay.