Năm 1956, chúng tôi hành lập chi hội Canađa đầu tiên của mình ở
tại Toronto, và kể từ lúc ấy chữ Quốc tế trong danh hiệu của chúng tôi có ý
nghĩa hơn. Dầu vậy Canađa
và Hoa kỳ vẫn chỉ là một mảng nhỏ trên bề mặt thế giới. Tôi vẫn luôn suy nghĩ
đến quả địa cầu mình đã được thấy xoay chuyển ở trước mặt tôi trong cái đêm vào
năm 1952 ấy. Hàng triệu người trên từng lục địa đều ngước nhìn lên sống động
với tình yêu thương chờ đợi sự trở lại của Cứu Chúa mình.
Thập kỷ năm mươi gần sắp qua, mà tôi vẫn chưa thấy điều đó xảy ra. Thế rồi cơ hội đã đến và suýt tí nữa tôi đã bỏ mất nó.
Một lời mời đã đến với chúng tôi vào tháng mười hai năm 1959. Qua tổ chức QUAN TÂM, Hội Thông Công Trọn Vẹn Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Cơ Đốc đã gởi đồ cứu trợ đến cho các nạn nhân trong trận đói tại nước Cộng Hòa
Tôi nói với nhóm Thông Công tại nhà hàng
khác nhau về “Bố Doc”. “Nhận lời mời của chính quyền ông ta và đến đấy chẳng khác gì nói rằng chúng ta cũng đồng tình với tất cả những hành động ấy”.
Chính Rose là người đã thách thức điều ấy, nàng nói “Demos, trong khải tượng của anh, có nơi nào trên thế giới bị bỏ qua vì cớ chính phủ của họ chăng?”
Tôi cố nhớ lại. Không - mọi lục địa, từng hòn đảo đều được hội hiệp với chúng tôi vai kề vai, bất động và vô vọng lúc đầu, và sau đó là sống động và vui mừng. “Những sự phân chia về mặt chính trị không có liên quan gì sao?”
“Mà em không nghĩ họ phải xen vào bây giờ đâu, tình hình chính trị càng tồi tệ, thì con người lại càng nhờ cậy vào Thánh Linh”
Dĩ nhiên là Rose đúng. Và vì vậy, tháng hai năm 1960, hai mươi lăm người trong Hội Thông Công đã lên máy bay sang
Máy bay vừa chạm bánh và lăn đến trạm dừng ở tại sân bay Port au Prince thì cửa trước đã mở và một nhóm các viên chức quân đội đeo huân chương và trang bị súng ống. Một người trong nhóm, có lẽ là thông dịch viên nói “Có ông Shakarian ở đây không?”
“Tôi là Demos Shakarian”, tôi nói “Nhưng tôi chỉ là một nhà chăn nuôi bò sữa, chứ không phải...”
“Chào mừng Ngài Shakarian đã đến
Trước những hành khách khác đang trố mắt vì ngạc nhiên, chúng tôi bước ra khỏi máy bay theo hàng một và đi qua hai hàng binh lính trong tư thế đứng nghiêm cứng nhắc. Một dãy các xe Limusin đen, dài sang trọng đang chờ chúng tôi. Chúng tôi không hề đến gần hành lang hải quan vì đã điền vào quá nhiều các biểu mẫu ở trên máy bay. Dưới sự hộ tống của xe mô tô, chúng tôi vào thành phố trong tiếng xe rít lên vụt nhanh trên đường, đến khách sạn
“Mọi thứ đều đã sẵn sàng cho buổi nhóm tối hôm nay của các bạn”, ông nói với chúng tôi bằng tiếng Anh rất lưu loát.
Biết được tôi là một nhà chăn nuôi bò sữa, ông đề nghị đưa tôi đi thăm chợ súc vật ở tại địa phương. Tôi say sưa nhìn người ta ở trên con đường mà chúng tôi băng ngang, một số người dẫn những con bò hoặc một con dê, những phụ nữ đội các giỏ trái cây như thơm, dưa hấu, thậm chí gà con, một cách thăng bằng tự nhiên, nhẹ nhàng trên đầu họ. Nhưng tôi thật kinh ngạc khi đến chợ, người ta mổ thịt súc vật và bày bán ngay tại bãi chợ nhung nhúc ruồi.
“Chúng tôi thường bị hạn hán”, Thượng nghị sĩ Bonhommer giải thích: “Nhưng theo tôi nhớ thì năm nay là tồi tệ nhất, chúng tôi đang phải giết súc vật vì không có cỏ cho chúng ăn”
Sân vận động Sylvio Cato ở tại Port au Prince chứa được 23.000 người, và khi
nhóm hai mươi lăm người chúng tôi đến lúc 7h30 chiều hôm đó thì đã gần đầy
người. Một sân khấu bằng gỗ rộng lớn hai mươi mét chiều dài và bảy mét chiều
rộng đã được dựng lên cho chúng tôi ngay trung tâm sân vận động. Tôi hẳn đã rất
vui mừng nếu như không có quá nhiều người mặc quân phục cùng ở trên diễn đàn
với chúng tôi, nhưng thượng nghị sĩ Bonhomme quả quyết rằng sự hiện diện của
các tướng tá và các viên chức chính quyền làm cho buổi nhóm có một vị trí trong
mắt của dân chúng.
Chúng tôi thử mở đầu bằng một số các bản Thánh ca, nhưng ngay sau đó thấy không được hòa đồng lắm. Vì vậy chúng tôi sử dụng lại phương pháp chủ yếu của tất cả các buổi nhóm của hội Thông Công, những cá nhân làm chứng lại câu chuyện của cuộc đời mình. Một lần nữa, phương pháp của các nhà kinh doanh đã chứng tỏ được giá trị của nó. Những khác biệt về thần học, về chính trị, về chủng tộc đúng là không hề được đặt ra do các thành viên trong nhóm chúng tôi qua nhiều người thông dịch để nói lên những từng trải chung đối với hết thảy mọi người. Sự hiểu lầm giữa bạn bè, sự đau ốm trong gia đình, sự vật lộn để kiếm sống.
Đêm tiếp theo, mọi chỗ ngồi trong sân vận động đều kín hết và hàng ngàn người phải đứng trên bãi cỏ của sân chơi. Đêm thứ ba thượng nghị sĩ Bonhmme ước lượng số người đã lên đến ba mươi lăm ngàn người. Tuy nhiên, không phải hết thảy đều đến để cầu nguyện.
Chúng tôi thử mở đầu bằng một số các bản Thánh ca, nhưng ngay sau đó thấy không được hòa đồng lắm. Vì vậy chúng tôi sử dụng lại phương pháp chủ yếu của tất cả các buổi nhóm của hội Thông Công, những cá nhân làm chứng lại câu chuyện của cuộc đời mình. Một lần nữa, phương pháp của các nhà kinh doanh đã chứng tỏ được giá trị của nó. Những khác biệt về thần học, về chính trị, về chủng tộc đúng là không hề được đặt ra do các thành viên trong nhóm chúng tôi qua nhiều người thông dịch để nói lên những từng trải chung đối với hết thảy mọi người. Sự hiểu lầm giữa bạn bè, sự đau ốm trong gia đình, sự vật lộn để kiếm sống.
Đêm tiếp theo, mọi chỗ ngồi trong sân vận động đều kín hết và hàng ngàn người phải đứng trên bãi cỏ của sân chơi. Đêm thứ ba thượng nghị sĩ Bonhmme ước lượng số người đã lên đến ba mươi lăm ngàn người. Tuy nhiên, không phải hết thảy đều đến để cầu nguyện.
Rắc rối bắt đầu trong khi Earl Prickett đang nói. Earl điều hành việc bảo quản một bồn chứa công nghiệp và dịch vụ kiểm soát chất ô nhiễm ở tại New Jersey, nhưng câu chuyện ông thuật lại tối hôm đó nói đến trận chiến giữa cá nhân ông với rượu. Đó hẳn là một vấn đề thiết thực cho tầng lớp thính giả nầy, thượng nghị sĩ Bonhomme đã cho chúng tôi biết tệ nạn nghiện rượu là một vấn đề lớn lao cho đảo quốc nầy.
Earl kể lại thể nào ông đã bắt đầu uống rượu với các khách hàng “Bạn sẽ mất công việc làm ăn nếu như bạn không biết uống rượu. Tuy nhiên, Earl đã trở thành một trong số những người không thể dừng lại được. Vợ ông bỏ ông, bác sĩ cho ông biết ông đã tự đưa mình đến chỗ hiểm nghèo, nhưng ông vẫn bất lực trước thói quen tệ hại đó.
Tiếng ồn ào trong sân vận động nổi lên cho đến khi người ta nghe được những rắc rối Earl bắt đầu gặp phải. “Cuối cùng cả hai lá phổi và thận của tôi bị hư hại nặng”. Ông nói “đến nỗi bác sĩ bảo tôi chỉ còn sống được sáu tháng nữa. Chính vào lúc đó, ông nhớ lại, có một người bạn đã mời ông đến dự buổi nhóm điểm tâm tại khách sạn Broadwood, tiểu Bang Philadelphia. “Chính tại chỗ khách sạn ấy vào tối thứ tư trước, người chủ quầy rượu đã bảo tôi hãy ra khỏi đấy và đừng bao giờ chường mặt đến đấy nữa”.
Tôi chồm tới trước, cố gắng để nghe rõ qua tiếng ồn ào nổi dậy. Tôi cũng đã có mặt ở buổi nhóm sáng hôm ấy và không quên được Earl với bộ complê trắng tinh, trải mình lên sàn nhà nài xin sự thương xót của Đức Chúa Trời.
Một trong các thông dịch viên cúi xuống nói với tôi “Ông có nhìn thấy những người đó không, ông Shakarian.”
Tôi nhìn theo hướng tay anh ta và lần đầu tiên thấy hàng ngàn người mặc áo đỏ, đội mũ trùm đỏ, có lẽ có đến ba trăm người, tiến bước chầm chậm chung quanh đường chạy rải than xỉ nghiền nhỏ, vòng quanh sân bãi, một số người bận đồ thường cũng theo sau họ.
“Mấy ông thầy tà thuật”, người thông dịch nói “Họ đang tìm cách làm gián đoạn buổi nhóm”.
Bấy giờ tôi đã hiểu nguyên nhân tiếng hô giật giật lặp đi lặp lại nổi lên trên đám đông huyên náo. Hàng trăm người đang ùn ùn kéo ra khỏi khán đài để gia nhập vào đoàn người diễu hành bí hiểm đó.
Viên tướng ngồi bên phải tôi quát lên một hiệu lệnh ngắn và người lính đứng phía sau ông rời sân khấu
“Ông ta bảo gì vậy?” tôi hỏi người thông dịch
“Ông ta bảo quân đội sẵn sàng hành động, họ xử lý vụ nầy được”
“Ồ không ! không được” Tôi quay sang viên tướng “Xin đừng triệu tập binh lính! Không!”
Qua người thông dịch viên, vị tướng giải thích “Nếu chúng tôi không ngăn chặn họ, tôi sẽ cho anh biết điều gì sẽ xảy ra: Họ tiếp tục đi chung quanh cho đến chừng nào có được một đám đông lớn đủ, đoạn họ bắt đầu hét lớn và chúng ta sẽ không thể truyền giảng được nữa”
Tôi ngó sang thượng nghị sĩ Bonhomme để tìm sự giúp đỡ, nhưng ông ta nhún vai “Chúng tôi không biết còn cách nào khác”. Tôi biết thượng nghị sĩ không những đang nghĩ đến đám đông có mặt tại sân vận động nhưng còn hàng vạn hoặc có thể hàng trăm ngàn người trong các làng và các thôn bản xa xôi hiểm trở ở các núi đang lắng nghe qua đài phát thanh khắp nơi ở đảo quốc. Buổi trưa hôm đó, chúng tôi đã nhìn thấy một số các thôn, xóm ấy trong một chuyến đi vào các vùng núi, một chiếc loa phóng thanh được bắt trên một cái cây hoặc ở trước một ngôi nhà, phương tiện giải trí duy nhất trong những đêm dài.
Earl đang định thuật lại sự thay đổi bởi phép lạ đã bắt đầu xảy ra trong đời sống anh vào sáng thứ bảy đó, sự hòa giải có được với vợ mình, sự chữa lành “bất khả thi” về mặt y khoa của thân thể anh nhưng vô ích. Ông ngừng nói và quay sang tôi để hỏi ý kiến, hàng người cong lượn như rắn theo sau các tư tế đội mũ trùm bấy giờ đã lên đến một ngàn hoặc hơn, cứ mỗi phút số lượng người lại tăng thêm. Tuy nhiên...nếu chúng tôi sử dụng chính vũ lực mạnh bạo của quân đội để bảo vệ buổi truyền giảng thì hóa ra chúng tôi đã làm hỏng mục đích mà vì nó chúng tôi đến đây sao? Chúng tôi đến đây để bày tỏ quyền năng và tình yêu của Đức Chúa Trời, chứ không phải quyền lực của súng ống.
“Xin chỉ huy hãy khoan đã”, tôi năn nỉ “Còn một cách tốt hơn”
Nhưng khi hai mươi lăm người trong hội Thông Công chúng tôi vội vàng nhóm nhau lại sau bục giảng, thì tôi ước phải chi mình biết được phải làm gì. Trước hàng ngàn người đang chú ý xem chúng tôi làm được gì, chúng tôi họp thành một vòng tròn, bắt tréo hai tay lên vai và bắt đầu cầu nguyện.
Một lúc sau tôi mở mắt ra và ngó xuống sân vận động. Tình hình càng tồi tệ hơn. Bấy giờ phải có đến hai ngàn người đang diễu hành, và họ bắt đầu vỗ tay, đám đông còn ít lại bên trong khán đài cũng bắt đầu vỗ tay, lắc lư tới lui với vẻ giận dữ hung hăng. Tiếng la hét bắt đầu.
“Tôi phải chặn họ lại”, vị tướng nói
“Không”, tôi nói “chưa đâu!”
Tôi lại cúi đầu xuống. “Lạy Chúa, đây là giờ của Ngài! Lạy Chúa, hãy cứu buổi nhóm của Ngài”
Từ một chỗ nào đó dưới khán đài vang lên một tiếng thét. Tôi xoay mình, chắc chắn là đã có người bị đâm. Những người lính chạy qua sân vận động về phía có tiếng hét. Sau đó hết thảy chúng tôi đều nhìn thấy một người đàn ông và một phụ nữ, người đàn ông ẵm một đứa bé trên tay, họ đang vội băng qua sân cỏ và dần tiến đến bục giảng.
Ở bên kia sân cỏ, đoàn diễu hành đang chuyển sang một điệu vũ nhịp nhàng. Cặp vợ chồng tiến lên bục giảng, Thượng nghị sĩ Bonhomme sải bước đến sân khấu và cúi xuống trên họ.
Một phút sau ông quay lại, hai tay ẵm một cậu bé mảnh khảnh cỡ tám hoặc chín tuổi, cậu bé đang ngó mọi người một cách ngạc nhiên bằng đôi mắt màu nâu.
“Đứa bé nầy!”, ông nói “Tôi biết nó mà! Nó ở trong khu vực tôi, tôi biết rất rõ gia đình nó!”
Ông ta nhìn chúng tôi từ người nầy sang người khác, rõ ràng đang run rẩy vì xúc động “Nó thấy được rồi! Chính lúc anh đang nói”. Ông quay sang Earl “Đôi mắt nó đã mở ra. Nó thấy được rồi!”
Tôi vẫn chưa hiểu “Ý ông nói...cậu bé bị mù à?”, tôi hỏi.
Ông nghị sĩ quay sang tôi tức tối “Phải! mù từ lúc mới sanh. Mù cả đời cho đến giờ phút nầy!”
Vẫn đang giữ đứa bé trên tay, ông gần như chạy ra gần máy vi âm cùng với đứa bé. Thoạt đầu, ông không thể nào làm cho tiếng nói của mình nghe được giữa tiếng la và vỗ tay ầm ĩ. Nhưng dần dần khi nhìn thấy hình dáng to lớn quen thuộc của viên nghị sĩ đứng trước máy vi âm với đứa trẻ trên tay, một số người đã yên lặng. Viên thông dịch hình như quá bàng hoàng trước việc xảy ra nên chẳng dịch lại lời nào vị nghị sĩ đã nói trước đám đông cho chúng tôi nghe. Nhưng chúng tôi đều hiểu được đã có một sự thay đổi trong tinh thần của đám đông. Mặc dầu cuộc diễu hành vẫn tiếp tục, nhưng tiếng ồn ào rõ ràng đã dịu đi. Tiếng vỗ tay trở nên rời rạc. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào phía vị nghị sĩ.
Một phản ứng sôi động đang quét qua khán đài. Người ta bắt đầu khóc. Đây đó, tôi trông thấy những cánh tay giơ cao lên trời. Cuối cùng ngay cả các tư tế mặc áo choàng đỏ cũng thôi hô to và đứng lại bối rối.
Cậu bé trở thành trung tâm của mọi lời cảm tạ đang nhìn kỹ vào mình, hơi quậy quọ trong cánh tay của vị nghị sĩ. Nó nghĩ gì khi lần đầu tiên nhìn thấy thế giới, tôi không thể biết, nhưng rõ ràng nó đang thấy, vì đôi mắt nó chăm chú nhìn vào vật nầy, đoạn liếc mắt sang một vật khác. Điều em chú ý đặc biệt là những mề đay chói sáng trên quân phục của các vị tướng. Thỉnh thoảng em lại nhìn trên các dãy đèn sân khấu ở bên trên chúng tôi, ngó chăm chăm vào chúng cho đến khi ánh sáng chói chang làm em nhăn lại và rên rỉ.
Cha mẹ em đã leo lên các bậc thang bên hông sân khấu và bấy giờ đang đứng bên cạnh vị nghị sĩ. Ông quay sang và để đứa bé đứng giữa họ.
Nhưng tôi vẫn tiếp tục ngó chăm ra đoàn người đang thờ phượng Đức Chúa Trời, vai chen vai, đầu ngước lên thành kính - tôi đã nhìn thấy cảnh tượng nầy ở đâu rồi nhỉ? và rồi dĩ nhiên tôi đã nhớ ra.
Khi vị nghị sĩ rời khỏi máy vi âm, chúng tôi mời người thông dịch đứng vào chỗ đó và nói một lời kêu gọi thật đơn giản. Tất cả những ai muốn biết rõ Chúa Jesus là Đấng Yêu Thương ấy, hãy bước xuống sân vận động.
Từ các hàng ghế, người ta bắt đầu đổ xô ra, hàng trăm, hàng trăm người. Có nhiều người lúc nãy đã gia nhập vào đoàn diễu hành tà thuật, bây giờ cũng vội vàng chen đến giữa sân. Chẳng bao lâu sau, đám đông tràn đến chân bục giảng ở mọi phía. Trong vòng hai mươi phút, năm ngàn người đã tụ tập ngay tại đó.
Qua ngày hôm sau, đến giữa buổi chiều là sân vận động đã chật cứng, một lần nữa hàng ngàn người kéo đến giữa sân khi lời kêu gọi vang lên. Rất nhiều người được chữa lành, một số ở trước mắt chúng tôi ngay bục giảng, một số ở những nơi khác trong sân vận động khổng lồ. Đêm thứ ba, sau khi đứa trẻ mù được chữa lành, chúng tôi ước tính có mười ngàn người đã đáp ứng lời mời gọi tiếp nhận Chúa Jesus.
Nhiều người đến đủ gần ở tại bục giảng đã khóc nức nở và xưng tội lỗi mình, đặc biệt về tội xử dụng tà thuật và thờ lạy ma quỷ. Tất cả các thứ đồ vật đều được đem lên bục và bỏ lại đó: Các búi tóc, những mẫu gỗ chạm trổ, những túi nhỏ chứa xương và lông thú. Điều làm tôi vui mừng nhất khi nhìn thấy trong đống đồ ghớm ghiếc ấy là hàng trăm chiếc áo choàng có mũ trùm đỏ.
Buổi nhóm kế chót vừa kết thúc. Tôi đứng bên cửa sổ phòng mình trong khách sạn và nhìn ra ngoài vịnh tràn ngập ánh trăng, quá đuối sức và quá phấn chấn để đi ngủ. Phấn chấn và...lo lắng. Điều gì đã thật sự xảy ra ở các buổi nhóm? Một kiểu quá kích động của đám đông chăng? Một sự phản ứng của quần chúng do dễ bị điều khiển bởi những tiếng hô to của nhóm tà thuật trong phút chốc, tiếp theo đó là sự truyền giảng về Cơ Đốc giáo, có thể nào họ xoay bỏ con đường kia dễ dàng như vậy chăng? Hàng ngàn con người đó có thể biết được gì sau ba tuần lễ nhóm lại, về sự thực hữu của Đấng Christ? Điều gì đã xảy ra với họ bấy giờ.
Về lý thuyết, chúng tôi vẫn biết chúng ta hãy giao phó họ vào cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, nhưng thật sự đức tin tôi không đủ mạnh để tin rằng như thế là đủ.
“Lạy Chúa, xin hãy tỏ cho con biết đó là thật. Hãy bày tỏ cho con thấy có điều gì thật sự đã xảy ra.”
Sáng hôm sau, tôi để ý kỹ một người lúc anh ta băng ngang hàng hiên. Lúc ấy chúng tôi đang dùng điểm tâm ở ngoài hàng hiên rộng nằm bên ngoài khách sạn Riviera, nhóm hai mươi lăm người chúng tôi, thượng nghị sĩ Bonhomme và các viên chức khác trong chính phủ cùng với một số quân nhân - cũng là nhóm người đã nhóm lại mỗi buổi sáng để điểm tâm và cầu nguyện. Tôi ngồi cùng bàn với nghị sĩ Bonhomme và sáu vị khác khi anh bồi bàn đi đến và mỉm cười với chúng tôi.
“Chào các vị buổi sáng!”, anh ta chào bằng tiếng Pháp khi bắt đầu rót cà phê ra các tách.
Đó là lần đầu tiên tôi nghe anh ta nói. Anh ta có gương mặt buồn rầu, mỗi buổi sáng phục vụ chúng tôi trong sự yên lặng hoàn toàn. Khi đến chỗ Bonhomme anh lại lên tiếng, đè bàn tay vào ngực mình nhiều lần.
Thượng nghị sĩ quay sang chúng tôi và nói “Anh ta bảo rằng sáng hôm nay khi thức dậy, anh ta có cảm giác như một gánh nặng trên anh đã biến mất, anh ta đã đến dự truyền giảng hôm qua”, vị thượng nghị sĩ tiếp tục dịch “Anh ta không tiến lên phía trước nhưng đang khi chúng tôi cầu nguyện cho những người đã bước lên, thì anh cũng đã thầm nguyện rằng Lạy Chúa Jesus, nếu Ngài đúng là Đấng mà những vị kia nói, thì con nguyện theo Ngài”
Thấy mọi người đều nhìn mình, anh ta đặt bình cà phê xuống. Viên thượng nghị sĩ tiếp tục thông dịch “Cả đời tôi gánh nặng cứ luôn đè nặng. Những ý tưởng, những ý tưởng kinh khủng, xấu xa. Tôi sợ cả chính mình, sợ phải đi ngủ vì các tư tưởng ấy kéo đến”.
Bấy giờ, anh ta khóc nức nở. Viên nghị sĩ vẫn thông dịch lời anh nói “Sáng nay khi mở mắt ra, gánh nặng ấy đã biến mất. Giống như tôi được cất khỏi gánh nặng, như thể là tôi nổi lềnh bềnh ở ngay trên giường, không còn sự nặng nề ở trong tôi nữa”
Có ai đang khóc. Tôi quay lại và thấy người bồi bàn thứ hai, nước mắt cũng đang chảy dài trên má anh ta. Viên thượng nghị sĩ lại dịch “Tôi biết sự nhẹ nhàng đó! Tôi cũng đã có những tư tưởng ấy. Bốn đêm trước, tôi bước đến bục giảng khi họ kêu gọi ai muốn có đời sống mới. Kể từ đó tôi đã chờ xem những ý tưởng đó có trở lại không, nhưng không. Tâm trí tôi, nay là tâm trí của một con người chứ không phải của một con thú nữa”
Bấy giờ đến lượt tôi quệt nước mắt và thì thầm “Lạy Chúa Jesus, xin hãy tha thứ cho con! Tha thứ con vì đã nghi ngờ quyền năng của Ngài”.
Sau đó, cũng trong buổi sáng hôm ấy có tin rằng Tổng thống Duvalier sẽ tiếp ba người chúng tôi tại dinh tổng thống.
Một trong các chiếc xe
Khi bước vào, chúng tôi thấy có khoảng năm mươi vị đang ngồi ở đấy quanh một căn phòng chờ rất rộng. Chúng tôi ngồi xuống chuẩn bị một cuộc chờ đợi dài, nhưng thật ngạc nhiên, cánh cửa dẫn đến văn phòng tổng thống mở ra ngay lập tức và chúng tôi được mời vào. Tôi không biết điều mình trông đợi để diện kiến một nhà độc tài như thế nào. Nhưng chắc chắn không phải người đàn ông mập và nhỏ con với cặp kính tròn thật lớn, người đã đứng lên từ sau bàn làm việc của ông để đón chào chúng tôi. Bằng tiếng Anh thật lưu loát, ông ta hỏi thăm chúng tôi những ngày ghé thăm có dễ chịu không. Chúng tôi nói về các buổi nhóm, về các cuộc tụ tập đông đảo, về ảnh hưởng của tà thuật đối với xứ sở.
Năm phút kéo dài thành mười phút, rồi hai mươi phút. Tổng thống Duvalier hỏi một số các vấn đề về việc chăn nuôi súc vật và tiến trình sản xuất sữa tại Hoa kỳ. Đến cuối khoảng thời gian nữa giờ đồng hồ đó, ông xem đồng hồ đeo tay và nói “Tôi cũng muốn tiếp tục buổi nói chuyện nầy, nhưng còn nhiều người đang đợi tôi”
“Trước khi đi”, tôi buộc mồm “Chúng tôi có thể cầu nguyện cho xứ sở và đồng bào của ông tại trong văn phòng nầy không?”
Hết thảy chúng tôi đều cúi đầu, kể cả tổng thống Duvalier và nhân viên của ông. Ba người chúng tôi cầu nguyện lớn tiếng, cầu xin ơn phước của Đức Chúa Trời đổ trên hàng ngàn người đã tham dự các buổi nhóm hoặc đích thân, hoặc qua đài phát thanh, và trên những đời sống mới đã bắt đầu tại đó. Sau đó một người hỏi tổng thống Duvalier rằng ông có nan đề đặc biệt nào muốn chúng tôi cầu thay chăng?
“Mưa”, ông trả lời ngay lập tức “Xin Chúa ban mưa cho chúng tôi”
Chúng tôi liếc nhìn nhau không chắc chắn lắm, nhưng một lần nữa chúng tôi cúi đầu xuống “Lạy Chúa là Đấng đổ Thánh linh vào những tấm lòng khao khát, chúng con xin Ngài hãy ban mưa trên mảnh đất khô hạn nầy”.
Buổi nhóm cuối cùng chiều hôm ấy, có số người ít nhất trong toàn bộ các buổi nhóm.
Lý do thật dễ hiểu
Không ai muốn đi ra giữa trời mưa như trút.
Sưu tầm