Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

QUY LUẬT TIỀN BẠC (2)


TIÊU TIỀN
Đọc Kinh Thánh: IVua 1V 10:14-29; Nha Dc 2:1-11; EsIs 55:1, 2

Mở đầu:
Ngày kia, tôi đến Cửa hiệu Dayton chỉ để mua những bộ Com-lê... không ai buộc tội phải mặc Com-lê đi làm, nhưng tôi bắt đầu mặc vì nghĩ rằng nếu cất chúng vào tủ đồ, chúng sẽ bị đề-mốt. Nó như thể thuốc phiện, và tôi phải nói “không”. Will Pitts.
Có bao giờ bạn có cảm giác bị buộc phải tiêu tiền?
Bạn đựa trên tiêu chuẩn nào để biết sự khác nhau giữa cách tiêu tiền khôn ngoan và dại dột?
Suy gẫm
1. Hãy đọc qua IVua 1V 10:14-29. Bạn mô tả cách tiêu tiền của vua Sa-lô-môn ra sao?
2. Hãy để ý những thứ Sa-lô-môn mua hoặc đặt làm cho ông. Theo bạn, ông thực sự muốn mua những gì?
3. Hãy xem qua Nha Dc 2:1-11. Đa số học giả đều cho rằng đây là bài ca Sa-lô-môn viết theo quan điểm trong những năm cuối đời ông. Nhìn lại cuộc đời mình, Sa-lô-môn đã rút ra những quan điểm nào về mọi dự án lớn của ông?
4. Có lẽ, bạn chưa từng có cơ hội tiêu tiền ở cấp “Sa-lô-môn”, nhưng có khi nào bạn không thoả lòng với “thành quả” tiêu tiền của mình giống như Sa-lô-môn?
5. Hãy đọc EsIs 55:1, 2 Thay vì cố tiêu tiền theo ý riêng mình để được thoả lòng, Đức Chúa Trời cho chúng ta biết một giải pháp tốt hơn, giải pháp đó như thế nào?
6.Theo bạn, người “vui thích trong của béo” được hứa hẹn điều gì?


Khi quốc gia lâm vào tình trạng sa sút về kinh tế giữa thập niên 70, ngành xây dựng ở Colorado Sprine cũng bị ảnh hưởng xấu. Nhiều người bị mất việc và ngành thương mại phát triển rất chậm. Các bạn tôi trong ngành xây dựng gặp cảnh ngặt nghèo về tài chính. Một buổi tối nọ, sau buổi nhóm ở nhà tôi, họ còn nán lại để nói chuyện. Thay vì chán nản, bi quan, họ lộ vẻ vui mừng, phấn khởi và bày tỏ những điều Đức Chúa Trời thực hiện trong đời sống họ. Phản ứng của họ khiến chúng tôi ngạc nhiên khi biết rõ hoàn cảnh họ.

Họ kể rằng: “Hôm nay, chúng tôi chỉ bán những xe trượt tuyết vài chiếc xe máy và dụng cụ giải trí khác mà chúng tôi cho rằng chỉ nên có khi nào có nhiều tiền. Từ khi bán đi những thứ này, chúng tôi nhận ra mình chẳng cần đến chúng. Thật sự, gia đình chúng tôi hạnh phúc hơn. Điều này thật đã yên ủi chúng tôi hơn những gì mình mong đợi. Lúc dư thừa tiền, chúng tôi dường như có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn, nhưng chẳng khiến chúng tôi vui vẻ gì cả. Chúng tôi đã học được một bài học đích thực”
Jerry & Mary White.

Ứng dụng:
Bạn nghĩ gì về câu nói: “Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống là những thứ không mất tiền mua?
Đây là cách diễn giải phóng đại của đoạn Kinh Thánh EsIs 55:1-2, ý muốn chúng ta không nên tiêu tiền quá nhiều ngoại trừ những thứ cần thiết cơ bản cho đời sống. Đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh bạn đã đọc qua trong bài học ảnh hưởng ra sao đến cách bạn tiêu tiền hầu có thể sử dụng tiền bạc khôn ngoan hơn?
Những quyết định:
Hãy nghĩ ra mục tiêu tài chính của bạn trong 10 năm tới. Bạn có thể kể chi tiết: Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền? Bạn muốn sống ở môi trường nào? Bạn còn có mục tiêu nào khác không? Bạn tưởng tượng mình sẽ làm gì để đáp ứng nhiệm vụ Chúa giao? Bạn dự định làm gì để mở rộng hiểu biết và những khả năng của mình? Bạn sẽ phục vụ tha nhân ra sao? Hãy dành thời gian xem lại những mục tiêu về tài chánh của mình theo quan niệm của những mục tiêu sống này.

CÁI GIÁ CỦA NỢ NẦN
Đọc Kinh Thánh: PhuDnl 28:1-14; ChCn 22:7

Mở đầu:
Có lần trong đời, tôi muốn có ngay một thứ gì đó trước khi nó bị hư! Tôi luôn chạy đua với đống đồ đồng nát!... Người ta định thời gian cho những thứ này để khi bạn mua, có thể tận dụng nó!
Hãy liệt kê những thứ bạn mua nợ. Có lẽ sẽ có những thứ cần thiết và những thứ không cần dùng. Những thứ nào bạn cảm thấy ích lợi và những thứ nào khiến bạn lo nghĩ (hoặc nghi ngờ)?

Suy gẫm:
1. PhuDnl 28:1-14 mô tả những ơn phước và những lời rủa sả dành cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ đến vùng đất hứa: Nếu vâng phục Đức Chúa Trời, họ lãnh ơn phước. Nếu bất trung, họ sẽ bị rủa sả. Hãy đọc câu 12-13 (một trong những ơn phước cho kẻ vâng phục) và câu 43-44 (một trong những sự rủa sả dành cho kẻ bất trung). Trong đoạn Kinh Thánh này, “vay” và “cho vay” được mô tả ra sao?
2. Hãy đọc ChCn 22:7. So sánh nguyên tắc này với PhuDnl 28:1-14.
Trong thời Kinh Thánh, người ta mắc nợ vì những lý do khác hẳn với việc vay nợ ở thời đại chúng ta. Người nghèo đôi lúc buộc phải vay tiền để trang trải chi tiêu hằng ngày hoặc để đóng thuế (ví dụ ở trường hợp trong NeNe 5:1-12). Việc cho người nghèo vay nợ phải được thực hiện với mục đích cứu giúp chớ không nhằm kiếm lời (LeLv 25:35-37). Đó là lý do vì sao Kinh Thánh dù nói nhiều về việc vay và cho vay, nhưng khó tìm ra câu Kinh Thánh nào thích hợp với quan niệm vay nợ của chúng ta ngày nay: vay tiền để mua những thứ không cần thiết!
3. Trong Mat Mt 6:25-34 (Bài 1) Chúa Giê-xu khuyên chúng ta đừng lo lắng. Việc vay nợ có thể khiến sự lo lắng ấy tăng lên như thế nào?
4. Ý niệm về việc vay nợ làm người ta “mê đắm về của cải ra sao? (13:22- Bài 3)
Có lẽ sự thay đổi đáng kể nhất về kinh tế ở cuối thế kỷ 20 này là do sự giàu có “nhanh chóng” (gọi là “tín dụng”) của hàng triệu gia đình người Mỹ... Giàu có do vay nợ chỉ là ảo ảnh thoáng qua, không thể tồn tại lâu. Vay nợ không giải quyết được nan đề mà còn làm cho nan đề càng trở nên nan giải hơn!

Ứng dụng:
“Người giàu quản hạt kẻ nghèo;
Kẻ nào mượn là tôi tớ của kẻ cho mượn”
Bạn có từng trải thực tế về ý nghĩa của ChCn 22:7 chưa? Hãy chia xẻ từng trải của bạn.
Trong những trường hợp nào bạn cho rằng việc “mua chịu” là điều ích lợi?
Bạn có điều gì muốn xem xét lại qua thực tế “mắc nợ”?
Những quyết định:
Có lẽ bạn nhận ra mình đã mắc nợ đến nỗi không kiểm soát được, hoặc ít ra cũng biết mình nợ quá nhiều. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài vẫn quan tâm đến mỗi lĩnh vực đời sống bạn, kể cả vấn đề tài chính. Ngài không muốn trách mắng bạn, nhưng muốn giúp bạn có sự chọn lựa khôn ngoan hơn.
Bạn hãy nghĩ đến những cách thực tế để giảm nợ và tránh mắc nợ thêm. Có thể bạn muốn tìm lời khuyên về vấn đề tái chính qua những buổi nhóm ở nhà thờ, qua những buổi thảo luận về vấn đề tài chính hoặc qua sách vở. Hãy viết ra một kế hoạch cụ thể để loại ra một hay hai lĩnh vực của vấn đề tiêu tiền.

TIẾT KIỆM HAY TÍCH TRỮ?

Đọc Kinh Thánh: SaSt 41:46-57; LuLc 12:16-21

Mở đầu:
Sách Guinness về những kỳ công và sự kiện lạ (1975) có kể một câu chuyện của một người keo kiệt tên Hetty Green, chết năm 1916, để lại một gia sản 95 triệu đô la. Nhưng bà đã sống trong cảnh nghèo nàn, ăn những bữa ăn đạm bạc nguội lạnh, không muốn hâm nóng vì sợ tốn kém. Con trai bà bị bệnh nhiễm trùng, kết quả là một chân nó phải bị cắt đi vì người mẹ này đã trì hoãn quá lâu để cố tìm đến “dịch vụ y tế miễn phí”. Hetty chết vì một cơn đột quỵ khi đang tranh luận rằng “hớt bọt sữa” cũng bổ như sữa nguyên chất!
Bạn nghĩ thế nào về tài khoản tiết kiệm của mình (nếu có). Đó là một kế hoạch khôn ngoan, mơ tưởng, một hy vọng cho tương lai hay một điều gây hiểm hoạ?

Suy gẫm:
1. Hãy đọc SaSt 41:46-57 (Sự kiện: Bị bán làm nô lệ tại Ê-díp-tô, Giô-sép khiến chủ ông cảm kích bởi sự khôn ngoan và đời sống tin kính. Sau đó ông bị người ta vu oan và bị cầm tù. Tại đây, ông vẫn sống trung tín. Đức Chúa Trời ban cho ông khả năng giải mộng cho Pha-ra-ôn. Theo giấc mộng, sẽ có 7 năm dư dật và tiếp theo sẽ là 7 năm đói kém. Khi Giô-sép đề xuất chương trình thâu góp mùa màng phòng khi hữu sự, Pha-ra-ôn liền cất nhắc Giô-sép lên địa vị cao trọng xứ Ê-díp-tô).
Bảy năm dư dật chắc sẽ khiến dân Ê-díp-tô ngủ mê với cảm giác yên tâm và thoải mái. Điều gì khiến họ bị bốc đồng trong những năm tháng hưng thịnh ấy?
2. Giô-sép hành động theo những nguyên tắc khôn ngoan nào để cứu Ê-díp-tô thoát khỏi nạn đói?
3. Giô-sép có một ưu thế, đó là ông biết chắc thời điểm hưng thịnh và đói kém của Ê-díp-tô. Những lãnh vực nào trong kế hoạch của ông luôn là những gương khôn ngoan cho chúng ta noi theo, dù chúng ta không biết tương lai?
4. Hãy đọc LuLc 12:16-21. Giô-sép ở Ê-díp-tô thâu góp lúa mì cho tương lai, và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu cũng làm vậy. Hai hoàn cảnh này giống nhau ra sao?
5. Theo bạn, có những điểm khác nhau nào giữa Giô-sép và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu?
6. Theo bạn, sai lầm tai hại của người giàu này là gì?


Là Cơ Đốc nhân, việc tiết kiệm tiền bạc là vấn đề khôn ngoan khác với việc cố gắng làm cho mình trở nên nổi tiếng. Tiết kiệm tiền bạc có nghĩa là để dành tiền chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn hoặc những khoản chi phí đặc biệt mà không sợ vướng vào những cám dỗ làm cho sa ngã. Vấn đề dành cho Cơ Đốc nhân là: Làm sao chúng ta có thể để dành tiền cho những việc sẽ cần đến mà không lo lắng về những điều không biết chắc?
Ứng dụng:
Bạn để dành tiền với mục đích gì? Mục đích ấy như thế nào nếu so với mục đích của Giô-sép? Của người giàu ngu dại?
Bạn noi gương Giô-sép theo những bước nào để tránh phạm sai lầm như người giàu ngu dại kia? (Trước tiên hãy nghĩ về thái độ, sau đó là hành động).
Những quyết định:
Hãy tưởng tượng: toàn bộ số tiền dành dụm của bạn bỗng nhiên bị mất sạch. Hãy viết ra cảm nghĩ của bạn, mối lo sợ của bạn, bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Điều này thay đổi mối liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời ra sao? Nếu điều này thật đã xảy đến cho bạn, hãy viết ra từng trải thật của bạn.

BAN CHO: SẴN LÒNG HAY “GẮNG GƯỢNG”?

Đọc Kinh Thánh: IICo 2Cr 8:1-15; 9:1-15

Mở đầu:
Trong một cuốn sách của Studs Terkel (The Great Divide), tài xế Sam Tacbert kể rằng: Khi đang ở trong một tiệm tạp hoá, tôi thấy một người bước vào xin đổi một món đồ để có 5 đôla tiền mặt. Anh ta cho biết, anh không có tiền và đang đói, nhưng người thủ quỹ từ chối. Tôi tình nguyện cho người này 5 đôla. Anh ta nói: “Ông đùa đấy à!”. Anh ta hỏi: “Vì sao ông làm vậy? Người ta không muốn đổi tiền cho tôi nhưng ông lại khác”. Tôi nói: “Buddy ơi, tôi đi xe không tốn tiền, xuất thân từ gia đình nghèo, có mặt khắp mọi nơi và được người khác giúp đỡ. Đây là 5 đôla.” Anh ta đáp: “Tôi hy vọng có thể đáp lại tấm lòng rộng rãi này!” Tôi nói: ”Đừng trả lại cho tôi, hãy cho bất cứ ai anh gặp trên đường”.
* Khi nào bạn cảm thấy dễ rộng rãi nhất đối với số tiền mình có?

Suy gẫm:
1. Hãy đọc IICo 2Cr 8:1-15 (Trong những ngày đầu của Hội thánh Chúa, đã xảy ra một cơn đói kém trong thế giới La-mã. Phao-lô muốn đi thăm Hội thánh Cô-rinh-tô để nhận tiền quyên góp của tín hữu Cô-rinh-tô và mang đến Giê-ru-sa-lem cứu trợ cho tín hữu ở đây). Người Ma-xê-đoan đã làm gương tốt về sự quyên góp rời rộng như thế nào?
2. Câu 5 nâng cao tinh thần ban cho đó vượt ngoài phạm vi đồng tiền ra sao?
3. Những yếu tố tích cực nào Phao-lô tìm thấy khi tiếp xúc với người Ma-xê-đoan?
4. Chúa Giê-xu là tấm gương điển hình về sự ban cho như thế nào?
5. Hãy đọc 9:1-5. Thái độ Phao-lô đã thay đổi. Ông bày tỏ sự hiểu biết về bản tính con người ra sao khi tiếp tục viết về sự ban cho được dự tính sẵn sàng của tín hữu Cô-rinh-tô?
6. Hãy đọc 9:6-11. Có lời hứa nào trong đoạn này? Lời hứa ấy có thể bị lạm dụng ra sao?
7. Hãy đọc 9:12-15. Việc ban cho rời rộng trong tinh thần đúng đắn sẽ sinh kết quả gì?
Điều chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh, đó là “nhiệm vụ quản gia suốt đời”. Nếu chấp nhận tiền đề “thế gian thuộc về Chúa”, vậy vấn đề không còn là “tôi phải biệt riêng ra bao nhiêu trong số tiền của mình?”, nhưng câu hỏi phải là: “Tôi được giữ lại bao nhiêu tiền của Chúa?” Có quan niệm cho rằng nếu chúng ta đã dâng Chúa 1/10 vậy số tiền còn lại là việc riêng của chúng ta. Suy nghĩ đó không thích hợp với Kinh Thánh. Thế gian này thuộc về Chúa, vì vậy mọi thứ ta có cũng thuộc về Ngài!
Tom Sine.
Ứng dụng:
Bạn quyết định dâng hiến trên cơ sở nào?
Cơ sở để bạn dâng hiến so sánh thế nào với người Ma-xê-đoan ở 8:1-5?
Khi cảm thấy mình không có điều kiện dâng hiến, lời hứa trong 9:8-11 khích lệ bạn ra sao?
Những quyết định:
Bạn đã dâng mình cho Chúa và cho những người gặp khó khăn chưa? Đây là điều trước tiên bạn cần xem xét trước khi tính toán số tiền mình dâng. Hãy phác thảo một sơ đồ trình bày mọi nguồn tài nguyên bạn có, không kể tiền bạc: tài năng, kiến thức, thời gian, phương tiện vật chất. Bạn có thể làm người bạn cho sẵn lòng về những điều mình có như thế nào trong những tuần lễ tới? Hãy lập một kế hoạch đơn giản cho mình.

TÔI MUỐN, NHƯNG TÔI CÓ “CẦN” KHÔNG”


Đọc Kinh Thánh: LuLc 12:22-34; Mat Mt 7:7-12

Mở đầu:
Với các sinh viên người Nga, việc tôi ca thán về vật giá sinh hoạt là điều khiến họ không hiểu nổi. Đối với họ, tôi giàu như “vua” và tiêu tiền như “nước”. Khi tôi đề cập đến máy giặt, nhà cửa, xe hơi, những kỳ nghỉ, họ lắc đầu, mỉm cười nhìn tôi như thể muốn nói: “Ồ, vâng, tôi đã biết “tuýp” sống của người Mỹ tên John D.Rockerfeller rồi!”
Tác động của cái nhìn sâu lắng này có sức thuyết phục đánh dạt “thẻ tín dụng” ra khỏi tâm trí tôi hơn bất cứ lời khuyên nào.
Giáo sư Anh ngữ Robert Hghes.
* Bạn quyết định ra sao khi cần một thứ gì đó?

Suy gẫm:
1. Hãy đọc LuLc 12:22-34 Chúa phán: “Cha các ngươi biết các ngươi cần dùng mọi sự đó rồi” (c.30). Theo bạn, Đức Chúa Trời định liệu ra sao về điều chúng ta cần?
2. Theo bạn, những điều Chúa biết bạn cần có giống với nhu cầu của bạn không? Giải thích câu trả lời của bạn.
3. Giải đáp của bạn ở câu hỏi số 2 cho bạn biết điều gì về mối liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời?
4. Hãy đọc Mat Mt 7:7-12 Xin bạn cho biết lời hứa quan trọng trong đoạn Kinh Thánh này là gì?
5. Vì sao Đức Chúa Trời vui lòng ban những điều tốt cho con cái Ngài?
6. Bạn thử nghĩ xem: nếu người con xin Cha nó “đá” hoặc “rắn” (thay vì xin bánh hoặc cá), vậy người cha nhân từ có đồng ý không?
Joanne Martin ở trường Doanh thương Stanford tiên đoán: “Trong vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng dữ dội nhất của những khủng hoảng trên đà lao nhanh mà quốc gia này chưa từng gặp”. Nhiều người trong chúng ta đều biết về tình trạng thất bại của những người đeo đuổi quyền lực thoáng qua, tiền bạc và những mục tiêu trần tục. Vậy chúng ta hãy sẵn sàng rao tin lành của Chúa Giê-xu. Đấng Hằng Hữu cho những kẻ vỡ mộng vì đầy tham vọng nghề nghiệp!
Charles Colsm (1985)

Ứng dụng:
Ý niệm về điều bạn “muốn” và điều bạn ‘cần” đang thay đổi ra sao khi bạn sốt sắng về công việc của Chúa? Hãy kể vài điển hình trong đời sống bạn?
Những lãnh vực nào giữa ‘cái muốn” và “cái cần” đang “tranh chiến” trong lòng bạn?

Những quyết định: 
Bạn hãy thực hiện những bản liệt kê sau đây: một bản ghi những “thứ bạn cần”, bản thứ hai ghi “đồ xa xỉ hằng ngày”, bản thứ ba ghi “những ước muốn mãnh liệt nhất”. Sau đó, hãy trình dâng mọi bản liệt kê này cho Đức Chúa Trời như thể một đứa con kể những nhu cầu cho cha mình biết. Hãy để Đức Chúa Trời ban phát hoặc giữ lại bất cứ những điều gì Ngài thấy tốt lành. 

Sưu tầm