Triết gia chuyên về phân tích Antony Flew chứng minh rằng đối với những người còn đang tìm kiếm thì những khẳng định tôn giáo không thể kiểm chứng được một cách khách quan cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Ông dẫn chứng một câu chuyện ngụ ngôn của John Wisdom:
“Lần nọ, có hai nhà thám hiểm đến một khu đất trống trong rừng già. Trong khu đất trống ấy có rất nhiều hoa và cỏ dại. Một nhà thám hiểm nói: “Chắc phải có một người trông vườn chăm sóc cho khu đất này”. Nhưng người kia không đồng ý như vậy, ông ta bảo: “Không hề có ai lập vườn ở đây đâu”. Thế là cả hai cắm trại ở đó để rình xem. Họ không thấy ai cả. ”Có lẽ người làm vườn là một kẻ vô hình chăng? Vậy, họ làm một hàng rào bằng dây kẽm gai. Rồi họ mắc điện vào đó. Họ cũng thả chó canh phòng (vì họ nhớ chuyện Con Người Vô Hình của H. G. Well, tuy không bị nhìn thấy, nhưng có thể bị đánh hơi và sờ chạm được). Nhưng họ không nghe một tiếng kêu nào chứng tỏ có người đã xâm nhập khu đất ấy và bị điện giật. Cũng không hề có sự chuyển động nào trên các đường dây kẽm gai cho thấy người vô hình có leo vào. Bầy chó săn cũng không hề sủa lấy một tiếng. Dầu vậy, nhà thám hiểm tin có người làm vườn, vẫn chưa chịu khuất phục và nói rằng: “Phải có một người làm vườn vô hình mà điện không giật được; phải có một người làm vườn vẫn bí mật đến chăm sóc khu vườn mà ông ấy yêu mến”. Cuối cùng, kẻ hoài nghi đó cũng thất vọng: “Thế thì lời khẳng định ban đầu của mình còn lại cái gì? Người làm vườn mà ta gọi là vô hình, không sờ chạm được, vĩnh viễn mơ hồ kia có khác gì với một người làm vườn tưởng tượng hay với một người làm vườn chẳng bao giờ hiện diện chút nào đâu?”
John Montgomery, một học giả Tin Lành, đã nhận xét về câu chuyện nầy: “Trong niềm tin Cơ đốc chúng ta không chỉ chủ trương suông rằng khu vườn của thế gian này được một Đấng Làm Vườn đầy yêu thương chăm sóc, nhưng chúng ta còn có những kinh nghiệm thực sự về chính Đấng Làm Vườn nầy đã bước vào khung cảnh loài người qua con người Chúa Giê-xu Christ (Giăng 20:14-15), và sự bước vào đó có thể kiểm chứng được qua sự sống lại của Ngài”.
Hệ thống chân lý hợp lý
Niềm tin Cơ đốc nhân ít được xem xét một cách nghiêm túc, nó chỉ được xem như một trong số các chân lý được chứng thực mà không được nhìn nhận dưới khía cạnh là được xây dựng trên một một chân lý được sáng tỏ nào. Chân lý và mê tín khác nào bạn đồng hành.
Tuy nhiên điều ngược lại mới là thật. Chính Kinh Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình thể hiện hợp lý. Chúa Giê-xu cũngnhấn mạnh điều này với các môn đệ của Ngài: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 22:37). Toàn bộ con người chúng ta có liên quan đến việc chúng ta đặt niềm tin nơi Ngài, tâm trí, tình cảm và ý chí. Sứ đồ Phao-lô mô tả chính mình như là người “binh vực và làm chứng đạo Tin Lành”, chẳng hạn ông đưa ra một lời biện giải cho niềm tin của mình (Phi-líp 1:7). Tất cả những điều này ngụ ý về một sứ điệp rõ ràng dễ hiểu có thể được hiểu và ủng hộ một cách hợp lý. Một đầu óc không được soi sáng là một đầu óc không bao giờ cởi mở trước chân lý của Đức Chúa Trời, nhưng sự soi sáng đem lại sự hiểu biết hoàn toàn thỏa đáng khi dựa trên hệ thống chân lý hợp lý. Mỗi chúng ta từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành đều cần lý luận và giải thích. Hãy nói với một đứa trẻ rằng nó sẽ bị phỏng nếu sờ vào một bếp lò nóng. Bấy giờ nó mới quyết định sờ vào hoặc không sờ vào. Nhưng nó đã được giải thích rồi. Tương tự như thế, sự soi sáng xuất phát từ sự hiểu biết những chân lý Cơ đốc cơ bản.
Niềm tin của Cơ đốc nhân luôn luôn đi đôi với chân lý. Và chân lý luôn luôn đối lập với sự giả dối (IITe 2:11-12). Phao-lô đã gọi những người không biết Chúa là người “không vâng phục lẽ thật” (Rô-ma 2:8). Những lời khẳng định như vậy sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có một cách nào đó để định nghĩa thật khách quan chân lý là gì. Vì những lý do thực tiễn, nếu điều gì không thể thực hiện được thì chân lý và ngụy lý cũng như nhau. Câu hỏi cơ bản là, chân lý tuyệt đối có hiện hữu không? Chúng ta có một bằng chứng rõ ràng.
Sự tạo dựng trời đất làm sáng tỏ chân lý
Như sứ đồ Phao-lô dẫn chứng, bản thân thiên nhiên cung cấp cho con người đủ thông tin để nhận biết rằng có một Đức Chúa Trời. Trong 1:19, ông nói rằng “Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi”. Rất dễ cho con người thấy Đức Chúa Trời, Ngài không hề giấu mặt. Sau đó Phao-lô bảo chúng ta nhìn vào thiên nhiên. “Những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được... thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy”, rồi ông tiếp tục kể ra hai phẩm tánh chủ yếu của Ngài vẫn được bày tỏ ngang nhau “Quyền phép đời đời và thần tính của Ngài ” (1:20).
Câu Kinh Thánh ngắn ngủi nhưng hiệu nghiệm này đã giải thích rằng Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta tin nơi Ngài dựa trên những bằng chứng đầy đủ. Ngài cho chúng ta trí thông minh và lý luận hợp lý. Ngài đang nói với chúng ta rằng: “Hãy nhìn xem thiên nhiên, ngay cả vũ trụ này, hoặc chính thân thể của con thì con sẽ có bằng cớ về niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa”. Tác phẩm “thủ công”, một tuyệt tác đặc biệt của Đấng Tạo Hóa thiên thượng nói cho chúng ta biết về sự chăm sóc tỉ mỉ và công việc liên tục của Ngài trong công trình sáng tạo.
“Quyền phép đời đời” của Ngài không phải là một thuật ngữ dễ thuyết phục trí óc của chúng ta. Bill Hybels cho chúng ta cách nhìn sơ khởi:
Đức Chúa Trời biết hết mọi việc. Không có câu hỏi nào làm Ngài phải lúng túng… nhưng tri thức này còn vượt xa hơn cả những sự kiện hiện thời. Đức Chúa Trời biết tất cả mọi việc vận hành ra sao. Hãy nghĩ về điều đó. Ngài có sự hiểu biết trọn vẹn về tất cả bí ẩn của các ngành sinh vật học, sinh lý học, động vật học, y học, tâm lý học, địa lý học, vật lý học, hóa học, và di truyền học. Ngài biết các quy định của Thiên Đàng, cả những nguyên lý và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và những đám mây.
Chúng ta có thể nói rằng những điều trên cho chúng ta một định nghĩa về sự vô hạn, chứ không phải giới hạn như chúng ta. Hơn nữa, Đức Chúa Trời còn biết cả bức tranh tổng quát vẽ mỗi khía cạnh trong đời sống cá nhân của chúng ta nữa.
Nhìn vào bức tranh lớn
Sự kiện này càng động viên chúng ta khám phá những câu trả lời cho việc làm thế nào chúng ta có thể thích hợp với “bức tranh lớn” từ chân trời của Đức Chúa Trời. Tại sao chúng ta ở đây, sống trong gia đình này và ở nơi này? Những việc chúng ta chọn lựa và những gì chúng ta làm mỗi ngày có gì quan trọng không? Làm sao chúng ta lại sống ở đất nước này mà không phải là một đất nước nào khác? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta lìa cõi đời này?
Nhiều chương đã được viết ra dựa trên cái “tại sao” về sự hiện hữu của chúng ta, đây không phải là câu hỏi mới. Thỉnh thoảng đây là những điều mà chúng ta thắc mắc. Trong quyển sách bán chạy nhất, Khái Quát Lịch Sử Của Thời Đại (A Brief History of Time), Stephen Hawking tổng kết cả cuộc đời nghiên cứu và suy gẫm của mình bằng một câu hỏi. Sau khi kết luận những luận điểm của mình về “cái gì” và “như thế nào” của vũ trụ, ông nói với vẻ khao khát: “Giờ đây nếu chúng ta có thể biết được tại sao, thì chắc chắn chúng ta đã có đầu óc của Đức Chúa Trời rồi”. 6
Đối với nhiều người, có thể nào có những câu hỏi riêng tư của “tấm lòng” hoặc có thể là một cảm giác trống trải và mất mác kích thích những câu hỏi như vậy? Một nữ diễn viên nổi tiếng đã diễn tả rất thích hợp cái cảm giác “một khoảng trống trong tâm hồn” đã khiến cô bắt đầu tìm kiếm. Thực chất bức tranh của Đức Chúa Trời cho chúng ta trong Kinh Thánh là đưa cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta không cần phải ở trong bóng tối. Có đầy đủ từng chứng cớ chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết câu trả lời.
C. S. Lewis giải thích: “Chúng ta rất dễ tin rằng sợi dây thừng rất chắc khi chúng ta chỉ dùng nó để cột một cái hộp, nhưng giả sử chúng ta phải dùng sợi dây thừng đó để đu mình leo lên một vách núi dựng đứng. Chúng ta sẽ thật sự muốn biết sợi dây thừng đó đáng tin cậy tới mức nào”.
(Còn Tiếp)