Câu hỏi:
Tại sao rất nhiều người rất có tài, cả đời họ hăng say làm việc và cống hiến cho đời rất nhiều điều tốt đẹp được người đời yêu quý thì họ lại đều có tư tưởng chông đối lại chúa như CácMác, Enghen, Dacuyn, Cpecnich... và bạn sẽ nói gì về thuyết Tiến hoá và thuyết Nhật tâm của họ.
Tôi thiết nghĩ chính những cái sự thông minh tài trí đó của họ cũng như cuộc sống của họ có được là do Đức Chúa Trời, vậy tại sao cuối cùng họ lại chống lại Chúa? Chúa muốn như vậy sao? Vậy họ có được cứu hay không?
Lại còn những người cả đời họ không hề biết đến Chúa, mà cuộc sống của họ thì rất lương thiện và nhân đức, vậy thì họ có được cứu hay không?
Trả lời:
Vấn đề bạn muốn đề cập là về những người thông minh tài trí cống hiến nhiều cho nhân loại mà bạn có nêu tên ở trên. Bạn thắc mắc rằng tại sao cuối cùng họ lại chống lại Chúa. Bạn cũng ưu tư về thuyết Tiến Hóa và thuyết Nhật Tâm. Chúng tôi nhìn nhận rằng vì những giới hạn trong chương trình giáo dục mà trong đó chúng ta được lớn lên, chúng ta chỉ được mở ra với những "vĩ nhân" có tư tưởng chống lại Chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục ở ngoài nước, chúng ta sẽ được mở ra với thế giới rộng lớn hơn những gì chúng ta được biết tại quê nhà. Bởi đó, chúng ta sẽ được biết rất nhiều những con người được xem là vĩ nhân với lòng tin chân thành vào Đức Chúa Trời của Kinh Thánh để chúng ta thấy rằng trên thế gian này, dù là vĩ nhân hay người bình dân, cũng có những người tin Đức Chúa Trời và những người không tin Ngài, để chúng ta thoát khỏi cái mặc cảm rằng đức tin nơi Chúa là chuyện của những người mê tín, bịt mắt trước tri thức khoa học và văn minh nhân loại. Chúng tôi có được biết về Thuyết Tiến Hóa nhưng chưa được biết về Thuyết Nhật Tâm. Tuy nhiên, một điều chúng tôi muốn nói với bạn rằng cả hai hệ thống lý luận đó cũng đều được gọi là "thuyết" cả. Thế có nghĩa là chúng vẫn là giả thiết khoa học mà không phải là định luật hay chân lý. Chắc bạn cũng phân biệt được hai ý niệm này: giả thiết là những hệ thống lý luận, tư tưởng, ý niệm vẫn còn trong phạm vi giả định, khác với những định luật chẳng hạn như định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu thế thì chúng ta không nên quá bận tâm nếu một giả thiết nào đó mâu thuẩn với Kinh Thánh.
Trên thế giới này có rất nhiều giả thiết và những giả thiết đó được một số người này công nhận và một số người khác chống đối. Với nền giáo dục ở quê nhà, có thể chúng ta chỉ được giới thiệu cho về Thuyết Tiến Hóa và vì vậy chúng ta tưởng lầm rằng đó là chân lý đã được chứng minh và rằng trên thế giới không còn quan niệm nào khác về sự hình thành của vũ trụ. Tuy nhiên, chúng tôi xin nói rằng Thuyết Tiến Hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết khác nhau trong nhiều lãnh vực khoa học. Đó không phải là ý kiến của riêng chúng tôi mà là thực tế về cái nhìn của thế giới nói chung về Thuyết Tiến Hóa mà bạn cũng sẽ nhìn thấy nếu có điều kiện đi xa hơn quê hương mình. Tại đây chúng tôi không thể trình bày hết những vấn đề của Thuyết Tiến Hóa. Chúng tôi chỉ nói một điều là Thuyết Tiến Hóa đi ngược lại câu chuyện về sự sáng tạo của Kinh Thánh (Sáng Thế Ký đoạn 1) và vì thế chúng tôi không tán đồng với lý thuyết này. Nếu chúng ta đã đặt lòng tin vào Đức Chúa Trời của Kinh Thánh và chính Kinh Thánh thì bất kỳ điều gì đi ngược lại với Kinh Thánh đều phải được đặt lại vấn đề vì Kinh Thánh là nền tảng dựa trên đó chúng ta suy xét những điều khác chớ không phải những điều gì khác là nền tảng để chúng ta suy xét Kinh Thánh. Kinh Thánh Sáng Thế Ký 1:1 "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." cho chúng ta biết Đức Chúa Trời tạo ra vạn vật chớ không phải vạn vật do ngẫu nhiên hay đột biến mà hình thành. Thuyết Tiến Hóa về logic nghe dường như rất vừa vặn khít khao nhưng chưa thể được chứng minh vì chúng ta chưa hề có cách nào minh chứng được rằng những sự đột biến và ngẫu nhiên kỳ lạ theo quan niệm của thuyết này đã thật sự xảy ra hay không.
Bạn hỏi chúng tôi rằng những vĩ nhân đó có được cứu hay không. Chúng tôi xin trả lời là chúng tôi không thể biết bởi chỉ có Chúa biết được ai được cứu. Tất nhiên một người chống lại Chúa không thể được cứu nếu người đó không ăn năn và chúng ta cũng không biết được trong số những người bạn nêu tên có ai đó trong phút giây hấp hối đã ăn năn kêu xin Chúa hay không. Vì vậy chúng tôi xin nhường câu trả lời này cho Chúa vậy.
Bạn hỏi chúng tôi rằng nếu những người đó không được cứu thì chẳng lẽ Chúa muốn như vậy sao. Bạn có ưu tư gánh nặng về những người hư mất là điều tốt. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng trên thế gian này mỗi linh hồn đều có giá trị ngang nhau dù người đó có là vĩ nhân hay chỉ là một người tật nguyền không ai biết đến. Mỗi một cuộc đời, một linh hồn đều có giá trị của nó mà theo chúng tôi, nếu chúng ta đau lòng cho sự hư mất linh hồn thì số phận của bất kỳ ai không được cứu cũng đều đáng được quan tâm như nhau cả dù người đó có là ai hay không. Chúng tôi cho rằng mỗi một con người sanh ra với những khả năng và giới hạn khác nhau nên cho dù người đó có làm được việc lớn hay chỉ là một người lao động bình thường thì sự hư mất của người đó cũng đều đáng buồn như nhau. Như thế chúng ta không nên chỉ quan ngại cho những vĩ nhân mà chúng ta cho rằng đóng góp nhiều cho nhân loại. Thực tế nếu một người hết lòng cống hiến bản thân mình cho một sự nghiệp nào đó, nhưng nếu sự nghiệp người đó vẽ nên là sai lệch thì sự cống hiến đó cũng chưa chắc mang lại ích lợi cho nhân loại. Nhưng nếu một người lao động bình thường mà làm trọn trách nhiệm nhỏ bé của mình thì cống hiến đó cũng xem là ích lợi cho đời và đáng được trân trọng. Thế thì quan tâm cho những linh hồn hư mất là điều chính đáng và điều chúng ta có thể làm là nói cho người khác biết về Chúa để nếu Chúa làm việc trong lòng người đó qua lời nói của chúng ta thì người đó sẽ được cứu. Chúa Giêxu trước khi về trời giao cho các sứ đồ nhiệm mạng của Ngài "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người..." (Mác 16:15). Đó là điều mà bạn và chúng tôi có thể làm được và nên làm hơn là nặng lòng về những gì chúng ta không thể làm được.
Bạn có nói đến những người sống lương thiện mà không tin Chúa có được cứu không. Chúng tôi xin trả lời là không bởi Chúa Giêxu có nói về mình rằng "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó." (Giăng 3:36) . Chúng ta thường không nhận ra rằng cái tiêu chuẩn thiện hảo của con người chúng ta là bất toàn trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Nếu bạn đọc Kinh Thánh kỷ bạn sẽ nhận ra rằng trên thế gian này không ai làm trọn được tiêu chuẩn công chính của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không" (Rôma 3:10) và "Vì người nào giữ trọn luật pháp mà phạm một điều răn thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy." (Giacơ 2:10) Bạn nghe thấy có vẻ bất công phải không? Thật ra nó không bất công chút nào: Đức Chúa Trời có tiêu chuẩn rõ ràng của Ngài rằng nếu ai không phạm một tội nào thì mới khỏi sự đoán phạt, rằng tội là tội, dù nhỏ hay lớn... Thế thì nếu chúng ta phạm một tội, dù chỉ một tội, cũng đã không đạt tiêu chuẩn của Ngài. Giống như trong một kỳ thi tuyển điểm chuẩn rất cao, dù bạn thiếu 1 điểm hay 20 điểm, bạn cũng đều trượt cả và không có quyền khiếu nại gì. Luật pháp của Chúa rất rõ ràng, thí dụ như mười điều răn (Phục Truyền Luật Lệ Ký 20) và nhiều mạng lệnh khác nữa trong Kinh Thánh, nếu con người vi phạm một trong những điều nầy là có tội và "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta." Bởi chẳng ai đạt được tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời nên chúng ta mới cần sự cứu chuộc của Chúa Giêxu. Chúng ta đáng lẽ phải đi địa ngục hết thảy vì hình phạt tội lỗi của mình nhưng Chúa Giêxu chết thay cho chúng ta, lãnh án phạt thay cho chúng ta, giờ đây chúng ta như người được trắng án, nên mới được kể là công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Thế thì dù là vĩ nhân hay người hiền đức, không ai có con đường nào để cứu mình ngoài ra qua Chúa Giêxu.
Tại sao rất nhiều người rất có tài, cả đời họ hăng say làm việc và cống hiến cho đời rất nhiều điều tốt đẹp được người đời yêu quý thì họ lại đều có tư tưởng chông đối lại chúa như CácMác, Enghen, Dacuyn, Cpecnich... và bạn sẽ nói gì về thuyết Tiến hoá và thuyết Nhật tâm của họ.
Tôi thiết nghĩ chính những cái sự thông minh tài trí đó của họ cũng như cuộc sống của họ có được là do Đức Chúa Trời, vậy tại sao cuối cùng họ lại chống lại Chúa? Chúa muốn như vậy sao? Vậy họ có được cứu hay không?
Lại còn những người cả đời họ không hề biết đến Chúa, mà cuộc sống của họ thì rất lương thiện và nhân đức, vậy thì họ có được cứu hay không?
Trả lời:
Vấn đề bạn muốn đề cập là về những người thông minh tài trí cống hiến nhiều cho nhân loại mà bạn có nêu tên ở trên. Bạn thắc mắc rằng tại sao cuối cùng họ lại chống lại Chúa. Bạn cũng ưu tư về thuyết Tiến Hóa và thuyết Nhật Tâm. Chúng tôi nhìn nhận rằng vì những giới hạn trong chương trình giáo dục mà trong đó chúng ta được lớn lên, chúng ta chỉ được mở ra với những "vĩ nhân" có tư tưởng chống lại Chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục ở ngoài nước, chúng ta sẽ được mở ra với thế giới rộng lớn hơn những gì chúng ta được biết tại quê nhà. Bởi đó, chúng ta sẽ được biết rất nhiều những con người được xem là vĩ nhân với lòng tin chân thành vào Đức Chúa Trời của Kinh Thánh để chúng ta thấy rằng trên thế gian này, dù là vĩ nhân hay người bình dân, cũng có những người tin Đức Chúa Trời và những người không tin Ngài, để chúng ta thoát khỏi cái mặc cảm rằng đức tin nơi Chúa là chuyện của những người mê tín, bịt mắt trước tri thức khoa học và văn minh nhân loại. Chúng tôi có được biết về Thuyết Tiến Hóa nhưng chưa được biết về Thuyết Nhật Tâm. Tuy nhiên, một điều chúng tôi muốn nói với bạn rằng cả hai hệ thống lý luận đó cũng đều được gọi là "thuyết" cả. Thế có nghĩa là chúng vẫn là giả thiết khoa học mà không phải là định luật hay chân lý. Chắc bạn cũng phân biệt được hai ý niệm này: giả thiết là những hệ thống lý luận, tư tưởng, ý niệm vẫn còn trong phạm vi giả định, khác với những định luật chẳng hạn như định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu thế thì chúng ta không nên quá bận tâm nếu một giả thiết nào đó mâu thuẩn với Kinh Thánh.
Trên thế giới này có rất nhiều giả thiết và những giả thiết đó được một số người này công nhận và một số người khác chống đối. Với nền giáo dục ở quê nhà, có thể chúng ta chỉ được giới thiệu cho về Thuyết Tiến Hóa và vì vậy chúng ta tưởng lầm rằng đó là chân lý đã được chứng minh và rằng trên thế giới không còn quan niệm nào khác về sự hình thành của vũ trụ. Tuy nhiên, chúng tôi xin nói rằng Thuyết Tiến Hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết khác nhau trong nhiều lãnh vực khoa học. Đó không phải là ý kiến của riêng chúng tôi mà là thực tế về cái nhìn của thế giới nói chung về Thuyết Tiến Hóa mà bạn cũng sẽ nhìn thấy nếu có điều kiện đi xa hơn quê hương mình. Tại đây chúng tôi không thể trình bày hết những vấn đề của Thuyết Tiến Hóa. Chúng tôi chỉ nói một điều là Thuyết Tiến Hóa đi ngược lại câu chuyện về sự sáng tạo của Kinh Thánh (Sáng Thế Ký đoạn 1) và vì thế chúng tôi không tán đồng với lý thuyết này. Nếu chúng ta đã đặt lòng tin vào Đức Chúa Trời của Kinh Thánh và chính Kinh Thánh thì bất kỳ điều gì đi ngược lại với Kinh Thánh đều phải được đặt lại vấn đề vì Kinh Thánh là nền tảng dựa trên đó chúng ta suy xét những điều khác chớ không phải những điều gì khác là nền tảng để chúng ta suy xét Kinh Thánh. Kinh Thánh Sáng Thế Ký 1:1 "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." cho chúng ta biết Đức Chúa Trời tạo ra vạn vật chớ không phải vạn vật do ngẫu nhiên hay đột biến mà hình thành. Thuyết Tiến Hóa về logic nghe dường như rất vừa vặn khít khao nhưng chưa thể được chứng minh vì chúng ta chưa hề có cách nào minh chứng được rằng những sự đột biến và ngẫu nhiên kỳ lạ theo quan niệm của thuyết này đã thật sự xảy ra hay không.
Bạn hỏi chúng tôi rằng những vĩ nhân đó có được cứu hay không. Chúng tôi xin trả lời là chúng tôi không thể biết bởi chỉ có Chúa biết được ai được cứu. Tất nhiên một người chống lại Chúa không thể được cứu nếu người đó không ăn năn và chúng ta cũng không biết được trong số những người bạn nêu tên có ai đó trong phút giây hấp hối đã ăn năn kêu xin Chúa hay không. Vì vậy chúng tôi xin nhường câu trả lời này cho Chúa vậy.
Bạn hỏi chúng tôi rằng nếu những người đó không được cứu thì chẳng lẽ Chúa muốn như vậy sao. Bạn có ưu tư gánh nặng về những người hư mất là điều tốt. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng trên thế gian này mỗi linh hồn đều có giá trị ngang nhau dù người đó có là vĩ nhân hay chỉ là một người tật nguyền không ai biết đến. Mỗi một cuộc đời, một linh hồn đều có giá trị của nó mà theo chúng tôi, nếu chúng ta đau lòng cho sự hư mất linh hồn thì số phận của bất kỳ ai không được cứu cũng đều đáng được quan tâm như nhau cả dù người đó có là ai hay không. Chúng tôi cho rằng mỗi một con người sanh ra với những khả năng và giới hạn khác nhau nên cho dù người đó có làm được việc lớn hay chỉ là một người lao động bình thường thì sự hư mất của người đó cũng đều đáng buồn như nhau. Như thế chúng ta không nên chỉ quan ngại cho những vĩ nhân mà chúng ta cho rằng đóng góp nhiều cho nhân loại. Thực tế nếu một người hết lòng cống hiến bản thân mình cho một sự nghiệp nào đó, nhưng nếu sự nghiệp người đó vẽ nên là sai lệch thì sự cống hiến đó cũng chưa chắc mang lại ích lợi cho nhân loại. Nhưng nếu một người lao động bình thường mà làm trọn trách nhiệm nhỏ bé của mình thì cống hiến đó cũng xem là ích lợi cho đời và đáng được trân trọng. Thế thì quan tâm cho những linh hồn hư mất là điều chính đáng và điều chúng ta có thể làm là nói cho người khác biết về Chúa để nếu Chúa làm việc trong lòng người đó qua lời nói của chúng ta thì người đó sẽ được cứu. Chúa Giêxu trước khi về trời giao cho các sứ đồ nhiệm mạng của Ngài "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người..." (Mác 16:15). Đó là điều mà bạn và chúng tôi có thể làm được và nên làm hơn là nặng lòng về những gì chúng ta không thể làm được.
Bạn có nói đến những người sống lương thiện mà không tin Chúa có được cứu không. Chúng tôi xin trả lời là không bởi Chúa Giêxu có nói về mình rằng "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó." (Giăng 3:36) . Chúng ta thường không nhận ra rằng cái tiêu chuẩn thiện hảo của con người chúng ta là bất toàn trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Nếu bạn đọc Kinh Thánh kỷ bạn sẽ nhận ra rằng trên thế gian này không ai làm trọn được tiêu chuẩn công chính của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không" (Rôma 3:10) và "Vì người nào giữ trọn luật pháp mà phạm một điều răn thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy." (Giacơ 2:10) Bạn nghe thấy có vẻ bất công phải không? Thật ra nó không bất công chút nào: Đức Chúa Trời có tiêu chuẩn rõ ràng của Ngài rằng nếu ai không phạm một tội nào thì mới khỏi sự đoán phạt, rằng tội là tội, dù nhỏ hay lớn... Thế thì nếu chúng ta phạm một tội, dù chỉ một tội, cũng đã không đạt tiêu chuẩn của Ngài. Giống như trong một kỳ thi tuyển điểm chuẩn rất cao, dù bạn thiếu 1 điểm hay 20 điểm, bạn cũng đều trượt cả và không có quyền khiếu nại gì. Luật pháp của Chúa rất rõ ràng, thí dụ như mười điều răn (Phục Truyền Luật Lệ Ký 20) và nhiều mạng lệnh khác nữa trong Kinh Thánh, nếu con người vi phạm một trong những điều nầy là có tội và "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta." Bởi chẳng ai đạt được tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời nên chúng ta mới cần sự cứu chuộc của Chúa Giêxu. Chúng ta đáng lẽ phải đi địa ngục hết thảy vì hình phạt tội lỗi của mình nhưng Chúa Giêxu chết thay cho chúng ta, lãnh án phạt thay cho chúng ta, giờ đây chúng ta như người được trắng án, nên mới được kể là công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Thế thì dù là vĩ nhân hay người hiền đức, không ai có con đường nào để cứu mình ngoài ra qua Chúa Giêxu.