Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

JONATHAN EDWARD


 (1703 – 1758)



Jonathan Edward là Mục sư, nhà thần học, nhà truyền giáo thuộc giáo phái Congregational, ông là nhà thần học lớn nhất, sâu sắc nhất trong cộng đồng Tin lành tại Hoa kỳ, là tác nhân chính của cuộc Đại thức tỉnh lần 1.

 
Jonathan sinh ngày 05 – 10 – 1703, là con của Timothy Edward, một Mục sư tại East Windsor. Mẹ của ông, Esther Stodard là con gái của Mục sư Solomon Stodard ở Northampton, là một phụ nữ thông minh sắc sảo và có cá tính. Jonathan là con trai duy nhất trong số chín người con trong gia đình. Cả gia đình ông đều được hưởng một nền giáo dục tốt. Năm 13 tuổi (1716) vào đại học Yale, Jonathan rất thích những luận văn mang tính triết lý của John Locker. Năm 1720, ông tốt nghiệp thủ khoa lúc mới 17 tuổi. Sau đó Jonathan vào Trường Thần học tại New Haven.
 
Từ năm 1720 đến năm 1726 là thời gian ông khao khát tìm kiếm sự cứu rỗi và không hài lòng đến khi có một trải nghiệm thuộc linh vào năm cuối đại học. Đối với Jonathan quan điểm tiền định của Calvin: cứu rỗi một số người và loại bỏ một số khác thật sự gây “sốc” nhưng đồng thời đem đến cho ông ấn tượng mạnh mẽ. Jonathan được phong chức Mục sư tại Northampton ngày 5 – 2 – 1727 và hầu việc Chúa với tư cách phụ tá quản nhiệm cho ông ngoại của ông, Solomon Stodard. Cũng trong năm này, ông kết hôn với Sarah Pierpont, con gái của James Pierpont, người sáng lập Đại học Yale. Năm 1729, Stoddard qua đời để lại cho Jonathan quản nhiệm và chăm sóc một giáo đoàn lớn nhất và giàu có nhất trong vùng.
 
Năm 1731, Jonathan bắt đầu loạt bài giảng tại Boston, về sau in thành sách được xuất bản dưới nhan đề: “Thiên Chúa được Tôn vinh khi con người Phụ thuộc vào Ngài”. Nhằm phản bác quan điểm của Arminius. Năm 1733, một cuộc phấn hưng bùng phát tại Northampton và lên cao điểm vào năm 1734 thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng,. Nhân cơ hội này, Jonathan ghi chép lại những quan sát của mình về cuộc phục hưng với nhiều chi tiết, nhiều câu chuyện về Hành động của Đức Chúa Trời trong Kinh nghiệm qui đạo của hàng trăm người tại Northampton.
 
George Whitefield Northampton, Jonathan đã xúc động sâu xa, ông đã khóc suốt buổi nhóm và cả giáo đoàn của ông được Thánh Linh thăm viếng cách đặc biệt. , một nhà giảng Phúc âm tại Anh quốc. Khi Whiterfield giảng tại nhà thờ Cơn phục hưng lan xa đến tận Anh quốc và Tô cách lan, cũng trong thời gian này ông quen biết với
 
Enfield, Connecticut đã tạo nên phản ứng tích cực trong công chúng, cuộc thức tỉnh từ năm 1734 lan ra khắp vùng New England nay đã lên đến cao trào. Cùng lúc ấy ông xuất bản tác phẩm: “Những dấu chỉ đặc trưng Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời hàng động” nhằm góp phần cải thiện tình hình đạo đức của xứ sở. Jonathan cho rằng những biểu lộ của cảm xúc khi người nghe chịu thuyết phục về tội lỗi là tình trạng tự nhiên, ông cũng biện hộ cho phương cách thuyết giảng nhấn mạnh đến cơn thịnh nộ và trừng phạt của Đức Chúa Trời dành cho tội nhân.. Bài giảng nàyNăm 1741, ông giảng một bài rất nổi tiếng “Tội nhân trong bàn tay thạnh nộ của Đức Chúa Trời” tại
 
Religious Affections là ý trung nhân của David Brainerd, nhà truyền giáo từng được xem là người yêu của con gái ông, Jerusha Edward. Ông còn thúc đẩy phong trào bãi bỏ chế độ nô lệ, bình đẳng giới, đề cao vị trí của người phụ nữ, xem giới nữ là đối tượng cùng thừa hưởng sự sống như nam giới. Ông rất quan tâm đến khoa học, miễn là khoa học không đối kháng với Thánh Kinh, ông cũng giảng luận về Thần học thẩm mỹ để nhấn mạnh đến vẻ đẹp của Thiên Chúa trong đời sống tinh thần.), Năm 1747, ông gia nhập “Buổi hòa nhạc trong cầu nguyện” khởi sự từ Tô cách lan. Năm 1749 ông xuất bản quyển Hồi k‎Năm 1742 – 1743,  Jonathan thuyết giảng một loạt các bài giảng được xuất bản dưới nhan đề: “Cảm xúc tôn giáo” 
 
Năm 1758, Edward nhận chức Viện trưởng Đại học New Jersey (nay là Đại học Princerton), nhưng một thời gian ngắn sau đó, ông đột ngột qua đời vì chứng bệnh thủy đậu vào ngày 22 tháng 3 năm 1758. Ông để lại ba người con trai và tám con gái. Dòng họ của Edward rất nổi tiếng ở Mỹ quốc với 13 Viện trưởng đại học, 65 giáo sư và nhiều nhân vật quan trọng khác ...
 
Sau đây là một đoạn viết trong hồi ký của ông:
 
 “Kể từ khi tôi đến Northampton, tôi đã trải nghiệm sự ngọt ngào của tình yêu Đức Chúa Trời, được ngắm xem sự toàn mỹ của vinh quang Ngài và của Chúa Jesus Christ. Đức Chúa Trời đã hiện ra với tôi trong vinh quang đáng yêu và trong sự thánh khiết Ngài. Các giáo lý về chủ quyền tuyệt đối của Thiên Chúa, ân sủng miễn phí ... cho thấy lòng thương xót trên những người mà Ngài đã chọn, và sự phụ thuộc tuyệt đối của con người vào hoạt động của Chúa Thánh Linh, đã rất thường xuyên xuất hiện với tôi trong kinh nghiệm. Chủ quyền của Thiên Chúa đã từng hiện diện với tôi, giúp cho niềm vui của tôi được nhân lên trong khi gặp gỡ Thiên Chúa, chiêm ngưỡng và nài xin ơn thương xót của Ngài”
 
Những tác phẩm của Edward bao gồm :
 
-          Đức tin và công việc của Đức Chúa Trời.
-          Công tác từ thiện và kết quả.
-          Ý chí tự do.
-          Nguyên tội.
-          Cuộc đời của David Brainerd.
-          Bản chất của đạo đức.
-          Luận thuyết liên quan đến tình cảm tôn giáo.
-          Tội nhân trong cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời
-          Lịch sử cứu chuộc trong cái nhìn của lịch sử Hội thánh.
-          Đại thức tỉnh
-          Triết học Mỹ.
-          Thực dân Mỹ
-          Danh sách các triết gia Mỹ.
 
Jonathan Edward, cuộc đời tuy không dài nhưng công việc và ảnh hưởng của ông thật lớn, ông chính là tác nhân của cuộc Đại thức tỉnh (Great Awakening), thổi luồng sinh khí mới cho Hội thánh hai bên bờ Đại Tây Dương, là tiền đề cho Cuộc Thức tỉnh thứ 2, giúp Cơ đốc giáo phát triển mạnh không chỉ tại Mỹ mà còn trên cả thế giới. Tên tuổi và sự nghiệp của Edward gắn liền với lịch sử, xã hội, tôn giáo và triết học Mỹ quốc. Ông đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho xã hội và tôn giáo tại Mỹ đồng thời là niềm tự hào, là nhân vật đặc biệt của lịch sử Hoa kỳ.
 
March, 2011
Theodore