Trong một lần viếng thăm Pháo Ðài Ðộc Lập (Fort Independence) tại Castle Island - Boston, Gạch Nối dừng lại bên những mộ bia, nơi có khắc tên cuả những người lính Mỹ đã tử vong, những người đã hy sinh thân mình vì nền độc lập cuả nước Mỹ. Gạch Nối tự ngẫm nghĩ: những người chiến binh này có toại nguyện chưa khi tên cuả họ được khắc trên những bệ đá này? Thân thể cuả họ giờ đã không còn nữa, chỉ còn lại chăng một cái tên khắc trên một bệ đá với bao lớp bụi trần bao bọc theo thời gian.
Người dân Mỹ cứ tiếp tục ca ngợi và tiếc thương những người chiến binh đó, nhưng trong số họ, bao nhiêu người biết chắc linh hồn họ sẽ về đâu, và tên họ sẽ được khắc trên bia vàng vĩnh cữu trên thiên đàng hay trên một chiếc bệ đá tồi tàn, hằng ngày tiếp nhận những giọt nước mắt thương hại cuả người đời? Trong câu chuyện hôm nay, Gạch Nối sẽ trình bày về câu chuyện cuả những người lính Mỹ đã cầu nguyện tin Chuá trước khi, trong khi và sau khi cuộc nội chiến đau thương trên nước Mỹ từ 1861-1865. Ban đầu, hầu hết những người lính trong cuộc nội chiến không màng biết đến tôn giáo. Nhưng khi cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài, hàng trăm ngàn người lính đã tình nguyện đến với Chuá Jesus.
Vào đầu năm 1862, Mục sư tuyên uý James Marks suy nghĩ tìm cách giúp đở những
quân nhân cuả Trung Ðoàn thứ 63 Pennsylvania về mặt thuộc linh cuả họ. Sự chua xót sau những lần thua trận đã làm nhụt chí cả đoàn quân này. Nỗi nhớ nhà và sự cô đơn cộng thêm sự lạnh lẽo buốt giá trên chiến trường đã làm cho tinh thần cuả mọi người đảo điên, từ cấp tướng tá đến cấp lính. Trong tình hình đó, Ông James Marks đã quyết định nâng những người lính này ra khỏi tình trạng không vui đó, giúp cho suy nghỉ cuả họ vượt qua khỏi những thú vui tầm thường và đạt đến một niềm vui và sự tự tin về mặt thuộc linh lẩn thuộc thể. Ông đã cho mua những trại lớn, tập trung quân nhân lại, và bắt đầu việc truyền giáo cuả mình. Ðến muà xuân năm đó, hàng trăm người lính đã tình nguyện đầu phục Chuá.
Khuynh Hướng Vô Ðạo
Trong những ngày đầu cuả cuộc chiến tranh, đời lính quá chán nản, đến nổi những người lính phải tìm những thú vui qua ngày và giết thời gian. Những sự tục tĩu, rượu chè, cờ bạc và trộm cắp ngày càng lan tràn, và cũng là những sự đối đầu với những người đã có Chúa trong lòng cuả họ. Những người lính Cơ Ðốc giáo nhiều lần kiện lên cấp trên vì những ngày Chuá nhật cuả họ bị diễu cợt và khinh thường bởi những đồng đội. Tướng Robert McAllister đã phải than rằng khuynh hướng vô đạo (Tide of Irreligion) đã lan tràn trong hàng ngũ quân lính cuả ông ta.
Tuy nhiên, tình huống đã thay đổi khi cuộc chiến tranh lan rộng và khốc liệt hơn. Sau các trận chiến tại Gettysburg, Vicksburg, và Chattanooga vào năm 1863, sự chết chóc, sự tàn phá, và những thảm cảnh cuả chiến tranh đã bắt đầu thay đổi cách nhìn đời cuả những người lính vốn xưa nay coi Trời bằng vung. Bắt đầu từ những cựu chiến binh miền bắc, khi họ nhìn thấy sự chua chát cuả chiến tranh đang mang đến. Những thương binh đang rung rẩy trước cái chết. Những bà mẹ nước mắt lưng tròng, tay nhận xác con trong chiếc lá cờ Tổ quốc. Những chiến binh đang nhìn xác cuả đồng đội mà lòng phân vân, không biết linh hồn cuả họ khi chết sẽ về đâu. Phải chăng, lời cuả Chuá đã đang xoa dịu những nổi đau cuả những người thương binh, hàn gắn lại những rạn nứt trong tâm hồn cuả những người Mẹ mất con, và làm ấm lòng những chiến binh đang xông pha nơi đầu tên mũi đạn?
Vào cuối muà đông năm 1863, số chiến binh tìm đến những Mục sư Tuyên uý đã tăng lên nhiều lần. Một ví dụ cụ thể: tại Thành phố Ringgold Tiểu bang Georgia, trước khi cuộc giáp chiến tại Atlanta, hầu hết những chiến binh đã được làm lễ báp têm tại con sông Chickamauga, cách không xa một bãi chiến trường gần đó sau một cuộc chiến đấu đẩm máu. Một hội truyền giáo quân đội có tên là American Tract Society đã ghi lại như sau: "Tình đồng đội và đoàn kết giữa những người lính này đã được tăng lên rất nhiều. Họ đã cùng tham gia một Lễ Báp Têm bằng máu (Baptism of Blood)". Những người lính chiến đã làm lễ báp têm với bộ quân phục còn khét mùi khói đạn và nhượm đầy máu cuả địch quân, cuả đồng đội.
Những chiến binh đã trải qua sự phục hồi tâm linh sao khi làm lễ BápTêm đã mạnh dạn
bước ra và làm chứng cho những đồng đội khác. Phong trào hướng thiện giữa những người lính này chẳng những ảnh hưởng bản thân họ, nhưng cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt chung cho phần lớn đoàn quân phiá bắc. Họ dần dần lánh xa các thói quen như đánh bài, văng tục, uống rượu và làm quen với những thói quen như: giúp đở nhau, cầu nguyện với Chuá và nhóm lại đọc Kinh thánh sau những giờ tập trận. Những người lính cơ đốc giáo thông thường ra trận với sự dũng mãnh và lập nhiều chiến công hơn những người linh không tín ngưởng (unconverted soldiers). Một chiến binh da đen cuả đoàn quân thứ nhứt thuộc Trung đoàn South Carolina đã nói:"Tôi đã đặt bàn tay tôi lên quyển Kinh thánh và đã được cứu. ôi không còn sự sợ hãi nữa. Nếu vì đất nước này mà Jesus cho tôi bị hạ bởi tay súng cuả kẻ thù, tôi cũng sẽ vui lòng". Lòng dũng cảm và sự mộ đạo cuả các chiến binh Cơ Ðốc giáo đã làm tấm gương cho hàng ngàn binh sỉ khác tình nguyện quì xuống xưng tội và dâng mình cho Chuá. Cho đến đầu muà thu năm 1863, một phong trào hướng thiện với tên là "Great Revival" đã đạt đến mức cao nhất trong đoàn quân phía Bắc cuả Virginia (Army of Northern Virginia). Khoảng tháng 5 năm 1864, hơn 7,000 chiến binh cuả Trung Ðoàn này (hơn 10 phần trăm cuả tổng số quân dướ quyền tướng Lee) đã được làm lễ Báp Têm. Thậm chí những tướng lĩnh cấp cao khét tiếng cuả các Tiểu bang ly khai miền Nam (Confederate commanders) cũng đã bước đến nhận Chuá vào lòng cuả họ. Tướng John Bell Hood, què quặt với đầy những vết thương trên người sau những cuộc chiến ác liệt nơi chiến trường, cũng đã được làm phép Báp têm. Henry Lay, một Giám mục ở Arkansas đã diễn tả lại như sau: "Với những vết thương nặng nề, Tướng John Bell Hood không thể quì trong lúc làm lễ Báp têm. Tướng Hood đã cúi xuống trên chiếc nạng gỗ đễ cầu nguyện và nhận lãnh ơn phước trong lễ Báp têm."
Những tấm gương cuả những người lính đó đã là những tấm gương cho gia đình cuả họ và cho con cháu đời sau. Họ đã phó thác sự sống còn cuả mình trong tay Chuá toàn năng trước khi giáp trận, và sự phó thác đó đã mang đến sự bình an, cất đi sự sợ hãi trong lòng. Sách Sa-mu-ên nhứt đoạn 17 có chép lại gương cuả Ða vít, một "đứa con nít", một người chăn chiên xưa nay chưa từng ra chiến trường đã phải đối trận với Gô-li-át, một dũng sĩ cuả người Phi-li-tin với sức địch muôn người. Nhưng Ða vít đã tin tưởng nơi quyền năng cuả Ðấng cứu thế :" Ðức Giê-hô-va đã giải cứu tôi khỏi vấu sư tử và khỏi cẳng gấu, ắt sẽ giải cứu tôi khỏi tay người Phi-li-tin kia" (Sa-mu-ên 1 17:37). Với sự giao trọn đó trong tay Ðấng Christ, Ða vít đã chiến thắng Gô-li-át mà không cần thanh gươm trong tay. Sự giao trọn đó cũng là nguyên nhân đưa Ða vít đến sự vinh hiển và phước lộc mà Ðức Chuá Trời đã ban cho. Mỗi chúng ta ngày hôm nay cũng là một chiến sĩ trong đoàn tinh binh anh hùng. Cuộc chiến mà chúng ta đang giao tranh hằng ngày cũng rất gian truân và ác liệt. Trước khi chúng ta muốn biết rằng mình có thắng hay không, mỗi chúng ta hãy tự hỏi mình :"Tôi đã giao trọn mình cho Ðấng Jesus Christ hay chưa?"
Gạch Nối