Pastor Peter Le Van
1. Tiếng Gọi
Một
tối Chúa Nhật mùa hè 1982, sau lần vượt biên cuối cùng bị thất bại; kẻ lường
gạt là người bạn đồng nghiệp học cùng khóa với tôi. Anh ấy cùng vợ âm mưu lừa gạt để lấy
vàng. Anh ta đã quay lưng
lại với tình bạn và bán đứng chúng tôi “vừa ăn cướp vừa la làng,” làm
điều ngược ngạo và đe doạ tố cáo với chính quyền chúng tôi rủ rê vượt biển.
Trời
vừa sáng, tôi đạp xe lần mò trên những con đường cát trắng quanh co và cuối
cùng đã tìm được nhà của Kỉnh. Cậu
ta là học trò của“kẻ phản bội” đã cùng thầy mình sắp đặt kế hoạch, dùng
vàng đã lấy cướp chia cho nhau. Kỉnh
đứng ra nhận là kẻ chủ mưu trong vụ cướp giựt này. Cậu ta dùng chiếc búa tạ to tướng trên
tay doạ đập chết tôi tại chỗ. Trước
tình thế căng thẳng, không còn cách nào hơn là thuyết phục cậu ấy bằng tình
cảm. Tôi dùng những lời lẽ
ôn tồn để giải thích với Kỉnh biết rõ số vàng đó từ đâu mà có. Lương tâm bị đánh động, bỗng dưng Kỉnh
thả chiếc búa xuống và đổi giọng:
Hắn
bỗng dưng “nổi trận lôi đình,” mặt đỏ gay tức giận quay lưng lại chỉ vào mặt
thầy của hắn:
-
Thầy Nhân, tôi không thể làm điều bất nghĩa đó được, tôi sẽ bị quả báo. Thầy ra khỏi nhà tôi đi! Và tốt nhất, vợ chồng thầy hãy
đem trả số vàng đó lại cho anh Thể.
Nhân
xấu hổ vì bị lột chiếc mặt nạ đạo đức giả nhân giả nghĩa, đứng trơ ra chưa biết
phải làm gì. Đứng trước
tình thế rất căng thẳng, nên tôi dịu giọng nói với người chủ mưu cướp vàng:
-
Thôi anh Nhanh, sự thật đã rõ ràng, nhưng tôi chẳng trách anh đâu. Anh chị nên đem trả số vàng lại
cho chúng tôi coi như không có chuyện gì xảy ra.
Nhanh
đổi nét mặt tái mét và trở nên hung hãn:
-
Được rồi! Tao sẽ có cách. Tao
sẽ tố cáo bọn bay tổ chức vượt biên. Nói
xong, Nhanh đạp xe đi. Tôi
thẫn thờ chẳng biết tính làm sao, bèn rủ Kỉnh sang nhà tôi bên phố để hỏi thêm
cho ra ngọn ngành.
Buồn bã trước nhân tình thế thái, đắng
cay trước sự ngược ngạo của người đời, đau khổ vì những ước mơ không còn thực
hiện được nữa, tôi chẳng biết những ngày còn lại sẽ về đâu! Tôi lang thang ngoài phố suốt cả ngày
hôm ấy.
Nhà Thờ Tin Lành Đà Nẵng |
-
Thưa thầy, thầy khoẻ không?
Mắt thầy sáng lên trong đôi
kính trắng:
-
Thể phải không? Gặp lại em
thầy mừng quá!
Thầy
nắm tay tôi dắt vào bên trong những hàng ghế. Câu chuyện hàn huyên ngắn ngủi giữa
hai thầy trò tạm dừng lại vì chương trình truyền giảng Tin Lành đã bắt đầu. Đêm
ấy thầy truyền đạo Nguyễn Xuân Sanh chia sẻ đề tài “Loài Người Gian Ác.” Tôi
lấy làm lạ vì bài chia sẻ hôm ấy như Chúa phán riêng cho hoàn cảnh của chính
mình đang đối diện. Tôi
ngạc nhiên quá đỗi và tự hỏi, “Làm sao ông Truyền đạo biết được hoàn cảnh
của mình?” Và tôi thưa với Chúa cách thầm lặng, “Lạy Chúa! Con đã sụp bẫy của những người gian
ác. Con đang rất đau khổ và bất an. Xin Ngài cứu lấy con.”
Lời
của Chúa nhanh chóng chạm mạnh vào lòng tôi ngay trong giờ phút ấy. Tôi cảm biết được mình là một tội nhân
trước mặt Đức Chúa Trời. Tôi nghe như có một dòng điện chạy vào da thịt
mình, và cảm thấy choáng ngợp như được bao phủ bởi một thứ tình yêu mà tôi bao
giờ kinh nghiệm trước đây. Bây
giờ, tôi không còn phải bận tâm đến kẻ phản bội, mà chỉ nghĩ đến linh hồn
mình. Tôi chỉ mong được Chúa tha tội và linh hồn được cứu khỏi thế giới
xấu xa này. Lời kêu gọi tin
Chúa vừa chấm dứt, tôi mạnh dạn rời chỗ ngồi, tiến lên phía trước cây thập tự
và quì xuống để các vị Mục sư cầu nguyện tiếp nhận Chúa Jê-sus.
Ngay
trong giờ phút thiêng liêng ấy, một cảm giác nhẹ nhàng tràn ngập trong tâm
hồn. Tôi hân hoan bước ra
khỏi nhà thờ lòng tự nhủ, “Quả nơi đây có những khuôn mặt nhân từ đôn hậu,
những con người đáng mến, những nụ cười rạng rỡ đầy thân thương và rất dễ gần
gũi!”
Tôi bách bộ giữa dòng người đông
đúc. Phố xá của một đêm Chúa nhật rộn ràng hơn ngày thường, mặc dù giai
đoạn này là những tháng năm cực kỳ khó khăn của một đất nước sau nhiều biến
đổi.
Tiếng còi xe inh ỏi hối thúc nhau, mùi
cống rãnh xông lên ngột ngạt trong bóng đêm của những con đường cúp điện. Tiếng người bán vịt lộn khàn đục trong
ngõ hẻm vang lên. Đằng xa,
vài bác xích lô tranh nhau giành khách. Tiếng
ho của một cụ già bên vỉa phố làm cho tôi bừng tĩnh, và nhớ ra rằng cả ngày hôm
nay tôi chưa có một thứ gì trong bụng ngoài ly sinh tố mới uống nửa
chừng. Bụng đói, người mệt
nhoài, nhưng trong tâm hồn tôi có một điều gì đó tươi mới, như vừa được tiếp
sức bởi một quyền năng từ trên cao.
Bên trong và ngoài khuôn viên nhà thờ
chỉ cách nhau một hàng rào sắt, thế mà hai cuộc sống và những con người hoàn
toàn khác biệt!
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài,
hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng
3: 16)
2. Chúa Jê-sus Là Niềm Hy Vọng
Chiến
tranh vừa chấm dứt; nỗi vui mừng của người dân là thoát khỏi đạn bom kinh hoàng
và chết chóc. Tuy trong bảy
năm được sống trong hoà bình, nhưng đất nước Việt Nam còn ở trong tình trạng cực kỳ
gian khổ. Mọi thứ dường như
bắt đầu từ khởi điểm. Khắp
nơi, người dân còn phải đối mặt với một cuộc chiến tranh khác không kém phần
khốc liệt như đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật và chia ly. Hàng vạn người đi tù “học tập
cải tạo,” hàng triệu người bỏ nước ra đi. Còn những người ở lại lao vào cuộc
sống mới, tật bật ngày đêm để có miếng cơm ăn. Người nông dân, tay cuốc, tay cày, phá
rẫy, đào kênh mà vẫn không đủ sống. Người thành thị trải qua một cuộc đổi
đời “dâu bể.”
Tôi đã lấy vợ và một cháu gái đã ra
đời. Nhà không có ở, chúng
tôi phải ở đậu nhà của người em họ. Một
ngày nọ, đứa con gái đầu của tôi ngã bệnh sốt mê man. Vợ chồng chúng tôi vô cùng bối rối vì
không biết phải xoay xở thế nào. Nhà
tôi lo lắng bảo tôi đưa cháu đi khám bác sĩ, nhưng tôi ngăn:
-
Khoan đã! Để anh lên nhà
thờ cầu nguyện…
Hối hả bước vào bên trong những dãy ghế,
tôi qùy xuống thiết tha thưa với Chúa, “Chúa ôi! Con biết Chúa là Đấng yêu
thương làm bao nhiêu phép lạ, chữa lành bao nhiêu người què được đi, kẻ mù được
sáng, kêu người chết sống lại…thì giờ này đây xin Chúa hãy thăm viếng gia đình
con và chữa lành cho con gái của con đang sốt nặng. Chúa biết rõ hoàn cảnh con. Chúa Jê-sus ôi! Xin Ngài đoái
thương chúng con, những đứa con bé bỏng tội nghiệp đang mong đợi sự cứu giúp của
Ngài. Xin bàn tay nhân từ
đầy quyền năng của Ngài đụng chạm vào con gái của con để cháu được chữa lành,
để vợ con tin là có Chúa và thờ phượng Ngài như con. Con cảm ơn Ngài.”
Cầu nguyện xong, tôi đạp xe về đường
Huỳnh Thúc Kháng cách xa nhà thờ mười lăm phút.
Vừa đến cổng, thật lạ lùng tôi đã nhìn
thấy cháu cầm củ khoai lang trên tay, đứng ngoài đường. Nhà tôi khoe:
-
Nó bớt sốt rồi, em bồng ra ngoài chờ anh.
-
Thật là kỳ diệu! Con cảm ơn Chúa- Tôi nói to lên trong niềm sung sướng.
Tôi
kể cho nhà tôi nghe những điều tôi đã cầu xin Chúa ở nhà thờ. Tôi cũng kể cho
nhà tôi nghe về câu chuyện Chúa đã chữa bao nhiêu người được lành bệnh mà nhiều
lần tôi đã nghe các mục sư giảng dạy. Sau
đó, tôi cũng thuật lại vài phép lạ cho nhà tôi nghe từ quyển sách “Thượng Đế
Còn Làm Phép Lạ” của bà Kathryn Kuhlman về nhiều người được chữa lành qua
sự cầu nguyện. Thế rồi, một
sáng Chúa nhật, nhà tôi đi cùng tôi đến nhà thờ tiếp nhận Cứu Chúa Jê-sus.
“Hãy tin Đức Chúa Jê-sus thì ngươi và cả
nhà đều sẽ được cứu rỗi.”
(Công
vụ: 16:31)
Cả hai chúng tôi đều là nhà giáo. Tôi đã
xin nghỉ dạy vì biết trước mình sẽ bị đuổi vì “tội”vượt biên. Tôi thất nghiệp ở nhà giữ con và lo
cơm nước. Nhà tôi phải đi may thêm để kiếm sống. Sinh hoạt hàng ngày hết sức
giản dị, cơm rau qua bữa. Sự nghiệp chẳng có gì khác hơn là hai chiếc xe
đạp cũ rích, một ít sách vở ngày trước còn lại; nhưng cũng dần hao mòn vì đem
ra chợ trời cân ký. Dăm ba cái son nồi sứt quai méo mó mà mẹ tôi đã gìn
giữ từ bao nhiêu năm qua đã nhường lại cho tôi như một “gia tài”qúi báu. Chúng tôi sống giữa cái nhìn thương
hại của người đời, nhưng kỳ thực trong lòng chúng tôi có một sự bình an kỳ lạ. Chúng tôi biết rằng có một Đấng
yêu thương đầy quyền năng hằng ở bên gia đình mình. Chúng tôi hăm hở bước đi theo tiếng
gọi của Ngài với tấm lòng tin yêu và hy vọng:
“Đức Chúa Jê-sus ngước mắt ngó môn đồ mà phán rằng: Phước cho các ngươi nghèo khó, vì nước
Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi! Phước cho các ngươi hiện đang đói vì sẽ
được no đủ! Phước cho các
ngươi hiện đang khóc vì sẽ được vui mừng!”
(Luca
6: 20, 21)
3. Những Khúc Quanh Nghiệt Ngã
Cháu
đầu được một tuổi thì cháu thứ hai lại ra đời. Vợ tôi nằm ở một nhà hộ sinh
Phường. Từ sáng cho đến
chiều vẫn chưa sinh được. Cơn
đau cứ kéo dài. Tôi cảm
thấy nhà tôi không còn đủ sức chịu đựng thêm nữa. Sau khi cầu nguyện xong, tôi quyết
định đưa nhà tôi lên bệnh viện Đa Khoa. Đây là bệnh viện lớn nhất của
thành phố Đà Nẵng. Sau đó để nhà tôi ở lại cùng bà ngoại, còn tôi hối hả
chạy về nấu cơm mang lên cho vợ. Vừa
bước đến hành lang, thì mẹ vợ của tôi reo mừng:
- Sinh rồi, con trai.
Sung
sướng quá, tôi chạy vào bên trong cũng là lúc người ý tá bế đứa nhỏ đi dọc theo
hành lang lên lầu. Tôi vội
vã bám theo phía sau. Nhìn
thằng bé kháu khỉnh, mũi cao, trán rộng, hai tai to lớn, đôi môi trái tim, lòng
tôi rộn ràng một niềm vui khó tả!
Thế
rồi, cô ý tá lặng lẽ bỏ thằng nhỏ vào chiếc lồng kính để thở ô-xy. Tôi hồi hộp và lo sợ. Một
cảm giác mênh mang nào đó xâm chiếm tâm hồn. Một ý nghĩ rùng rợn chợt
đến. Tôi nhắm mắt lại cố
xua đi những điều đen tối ra khỏi đầu óc mình. Tôi vội quì xuống bên hành lang
lâm râm cầu nguyện.
Khoảng
một giờ đồng hồ sau, người y tá bồng thằng nhỏ ra ngoài trao cho tôi, lắc đầu
không nói gì. Tôi đưa tay
đón lấy cháu, ôm sát vào lòng. Chút
hơi ấm sau cùng còn lại thoi thóp trên đôi môi. Lặng lẽ, tôi bước xuống cầu
thang, đôi chân tê cóng, lạnh lẽo. Một
nỗi xót xa vô tận trào lên nghẹn cứng ở cổ và tôi đã khóc. Một nỗi đau đớn nhói
buốt mà lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được thế nào là tình phụ tử. Trong giờ phút cô đơn ấy, tôi cảm thấy
Chúa ở đâu xa lắm. Dường
như Ngài không ở bên tôi, và trong tôi có chút dỗi hờn. Lúc đó, đức tin tôi bị lung lay
và không hiểu tại sao Chúa lại để tôi trong hoàn cảnh nghiệt ngã này?
Sau
này, khi trưởng thành trong Chúa, tôi mới hiểu ra rằng, người tín đồ Cơ-đốc
không phải là không chịu những thử thách khổ đau, nhưng trong mọi hoàn cảnh
phải biết cảm ơn Ngài. Chúa ban cho rồi cất đi, cái quyền đó
thuộc về Ngài. Chúa luôn
cho con cái của Ngài những bài học để thử rèn, tôi luyện trong đức tin của
mình.
“Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi
chẳng phải đường lối ta. Vì
các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn ý tưởng các ngươi
cũng bấy nhiêu.” (Ê-sai 55:8, 9)
Buổi chiều hôm sau, mấy anh em
chúng tôi đi chôn cháu ở Gò-Cà bằng hai chiếc xe hon-da. Tôi đặt chiếc quan tài xuống đất, lòng
đau như cắt. Nắng chiều
nghĩa địa gay gắt. Trong
giờ phút tận cùng của đau thương và cô đơn ấy, tôi ngước mắt lên trời và thưa
rằng: Chúa ôi! Sao Ngài đành để con trong nỗi thống khổ này?
Trời hôm ấy buồn bã lắm! Những đám mây đen sà xuống trên đỉnh
núi. Chung quanh là mồ mả
với những sắc màu nham nhở. Nơi đây là chốn yên nghỉ cuối cùng của một đời
người. Nơi đây, kết thúc
mọi nỗi buồn lo của những ngày sống tạm trên đất. Tôi không dám nhìn vào mắt Vỹ, đứa em
trai duy nhất của mình vì tôi biết rằng nó cũng đang khóc như tôi. Còn Khanh, người em họ của
tôi nhìn lên bầu trời vì lo sợ cơn mưa, nói bâng quơ để giấu đi giọt nước mắt. Trực, người em vợ cúi xuống
không nói gì vì trong lòng nó cũng có nỗi đau chung.
Trong hoàn cảnh này, chúng tôi vẫn có cớ
ngợi khen Đức Chúa Trời; vì Ngài đã cho vợ tôi còn sống. Nếu tôi không được Chúa thúc giục
đưa nhà tôi đến bệnh viện Đa Khoa kịp thời, chắc hai mẹ con cũng đã qua đời
cùng lúc vì kiệt sức.
Kinh nghiệm này như là bài học đau
thương; làm tim tôi nhói lên mỗi lần nhớ đến vì mặc cảm nghèo khổ và dại khờ. Thuở đó, vợ chồng chúng tôi qúa
nghèo khó nên không dám đến bệnh viện Tê-rê-sa,
một bệnh viện tư phải trả nhiều tiền như đứa con đầu. Ngoài ra, còn một mặc cảm
đáng thương khác, là vì “mắc cở” sinh hai năm hai đứa!
Mỗi ngày một bận, tôi phải giả vờ lên
bệnh viện thăm con vì chưa thể nói sự thật cho nhà tôi biết là con mình đã qua
đời. Đêm tối, trời cứ mưa
rả rích bên ngoài, quần xăn tới gối, tôi lò mò trong bếp để nấu cơm. Tôi khe khẽ lấy những than lửa hồng
bỏ vào cái nồi đất để dành cho vợ nằm đỡ rét.
Muà đông năm ấy thật là kinh khủng, nhưng
chúng tôi không thể nào có đủ tiền để mua một bao than. Mỗi lần xúc gạo, tôi phải thật khẽ tay
vì sợ rằng tiếng lon chạm vào đáy thùng, vợ tôi sẽ lo buồn vì biết rằng nhà
mình hết gạo. Những quyển
sách trên kệ đã thưa dần vì đã mang ra chợ trời cân ký; để đổi lấy vài con cá
chiên cho vợ ăn thêm trong lúc sinh đẻ.
Còn tôi, mắm rau mỗi ngày sơ sài
qua bữa. Mỗi sáng, tôi áo
ước có được một nửa chén cơm nguội của ngày hôm trước để bớt đi sự cồn cào khi
đạp xe đến trường giảng dạy. Mới
tin Chúa, tôi e ngại không dám bày tỏ hoàn cảnh của mình với ai để cầu
thay. Vì vậy, tôi cố giấu
nỗi đau trong lòng và cố sống bình thường để không làm khổ vợ mình.
Mẹ tôi đã từng căn dặn rằng phải
giữ gìn cẩn thận người đàn bà sau khi sinh đẻ, vì nếu không cẩn thận, người vợ
có thể qua đời vì chứng sản hậu. Vả
lại, tôi cũng chẳng muốn ai biết mình khổ sở làm gì! Đêm đến, tôi lẻn ra ngoài đạp xe
thồ kiếm thêm chút tiền cỏn con để mua thêm thức ăn cho vợ.
Bao nhiêu nỗi mệt nhọc và ê chề của cuộc
sống, tôi đành chấp nhận tất cả và tin tưởng ở một ngày mai. Lòng tôi luôn trông đợi từ trên
cao; chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ nhìn xuống và Ngài sẽ rủ lòng thương.
“Sự chơn thật nứt mộng từ dưới đất;
sự công bình từ trên trời ngó xuống.”
(Thi
Thiên 85: 11)
4. Đức Chúa Trời Trả Lời
Mùa Thu 1983, sau
khi ngủ dậy chúng tôi sững sờ vì tất cả áo quần đồ đạc trong phòng đã mất
sạch. Gia tài vỏn vẹn chỉ
có chiếc radio sharp, một máy ảnh canon, một bàn ủi điện và một số vật dụng
không đáng giá, nhưng tất cả không cánh mà bay. Đây là lần thứ hai chúng tôi bị
ăn trộm. Buồn bực quá, tôi như người điên đạp xe ngoài phố đến mấy nơi bán chợ
trời để mong tìm lại được mấy món đồ đã mất. Suốt
nửa ngày vô vọng, tôi đạp xe thất thểu trở về và hét to lên rằng:
- Đức Chúa Trời ôi, thật có Ngài hay
không? Con khốn khổ thế này
mà sao Ngài cứ lặng thinh mãi?
Hai ngày sau, Chúa đã trả lời. Tôi nhận biết Ngài đã nghe hết sự cay
đắng của lòng tôi. Tạ ơn
Chúa vì Ngài đã không trách cứ vì sự hờn giận dại khờ của tôi, một đứa con mà
đức tin còn quá yếu đuối!
Một điện báo của bưu điện đưa đến
và tôi đã nhận được món quà từ Úc gửi về. Món quà là những đồ phụ tùng máy ảnh;
bán ra trị giá tương đương với những gì đã mất. Thế là lòng tôi lại lắng xuống,
đức tin được củng cố trở lại. Một
người anh em trong Chúa hỏi tôi:
- Trong những thứ bị mất, em tiếc nhất
cái gì?
- Thưa anh, cái radio em nghe tin tức mỗi
ngày.
Anh ấy lên lầu lấy chiếc radio của anh và
trao cho tôi:
- Hãy cầm lấy, anh cho em đấy. Và đây là số tiền 39 đồng, anh
để dành cho những ai gặp trường hợp rủi ro như thế này, em hãy cầm lấy mà mua
lại mấy bộ áo quần để mặc lên lớp.
- Dạ không! Thưa anh, em không thể làm
như vậy được, vì anh cũng cần nghe tin tức như em.
- Đừng từ chối số tiền, anh biết
em đang cần đấy.
Tôi muốn khóc vì
cảm động trước tấm lòng của một người anh trong Chúa. Đó chính là anh Lê Tự Cam bây
giờ đang là Mục sư tại Portland, Oregon . Anh
ấy không giàu có, cùng chung trong hoàn cảnh của đất nước sau chiến tranh. Anh
cũng phải bươn chải ngoài chợ trời, mua bán những chiếc đồng hồ để kiếm
sống. Anh đã san sẻ cho
chúng tôi từ những giọt mồ hôi của chính mình. Tấm lòng nhân hậu và yêu thương
của anh đã đi với chúng tôi trong nhiều năm tháng và có lẽ suốt cả cuộc đời
mình; chúng tôi không thể nào quên ơn. Chúng
tôi học hỏi và noi gương anh trong sự tập tễnh hầu việc Chúa. Cảm tạ Chúa, tình yêu của anh đã
sưởi ấm lòng chúng tôi là những đứa em còn non nớt trên đường tin kính.
Ngày anh ấy rời bỏ quê hương ra đi
sang Hoa Kỳ, cái hình ảnh không thể nào quên được. Hàng mấy trăm người vây quanh
sân ga Đà Nẵng để tiễn đưa và dường như ai nấy mắt đỏ hoe. Tiếng còi tàu rúc lên, con tàu
nặng nề rời bến bỏ lại đằng sau bao nhiêu là tiếc nuối và những ánh mắt dõi
theo. Âm thanh của những
chiếc bánh sắt nghiến trên đường ray xình xịch làm tan nát lòng người.
Trong đời
tôi, có lẽ đây là một trong những lần tiễn đưa buồn bã nhất. Phượng nắm chặt tay tôi như cùng
san sẻ nỗi xúc động. Anh ấy và gia đình rời Việt Nam đã lâu, nhưng có lẽ chỗ
trống vắng của anh trong nhà thờ khó ai có thể lấp kín được.
Tôi cảm tạ Chúa vì biết được có nhiều
con cái Chúa khác, cũng âm thầm sống cho Ngài. Những tấm lòng đáng qúy ấy khó tìm
thấy giữa thế giới đầy nhiễu nhương và biến động này. Thầy Nguyễn Châu Hóa, một vị
thầy khả kính đã khuyên nhủ, gần gũi chúng tôi trong cảnh hàn vi. Trong những lúc mệt mỏi, ngã
lòng có thầy bên cạnh. Tình
yêu chân thành của thầy giúp cho chúng tôi có thêm nghị lực. Chị Lê thị Đào dịu dàng đầy cảm
mến, chị Lê Thị Hạnh ngọt ngào, sâu lắng. Họ
như những than lửa hồng sưởi ấm những kẻ cô đơn. Đó là những tấm gương sống phản ánh
tình yêu của Đấng Christ.
“Chớ quên các việc lành và lòng bố thí,
vì sự tế lễ dường ấy đẹp lòng Đức Chúa Trời.”
(Hêbơrơ 13: 16)
(Còn tiếp)