Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Hai góc nhìn khác nhau về tình yêu

Có hơn 32 ngàn định nghĩa về tình yêu nhưng cuối cùng, tình yêu có một điểm chung: chiếm phần quan trọng trong cuộc sống, giúp cho người ta hạnh phúc, có khả năng vượt khó.

Một tình yêu thật sự có thể làm thanh tẩy tâm hồn những người yêu, làm cho nó thăng hoa hơn,… Nhưng nói về “chất”, tình yêu phụ thuộc vào trình độ, giáo dục, văn hóa, những thay đổi kinh tế xã hội,...của những nhân tố trong cuộc. Ví dụ như người phương Đông thường tin rằng, một đôi lứa đi tới hôn nhân không chỉ là hoàn toàn hòa hợp mà còn phải có sự tôn trọng, nhường nhịn, thậm chí, một chút chịu đựng lẫn nhau, vì từ khi còn trẻ, cả nam lẫn nữ đều đã được hưởng sự giáo dục theo tiêu chí vợ chồng là sự gắn kết, xây đắp và bền chặt. Trong khi, người phương Tây, biểu hiện tình yêu mãnh liệt và thẳng thắn hơn vì theo quan niệm ‘yêu’chính là thực hiện nhiệm vụ ‘sống trên đời’.
Rõ nét nhất bạn có thể quan sát qua một bộ phim Mỹ, đôi bạn gặp nhau trong một bữa tiệc, nếu sau khi “hợp nhãn, hợp ngôn” và được “tự do” (ít nhất là vào thời điểm đó) là họ có thể nói: “tôi thích bạn, tôi yêu bạn” và cùng “vui vẻ” với nhau mà không mấy ngại ngần, có lẽ vì lý do “yêu cuồng”như vậy, để thêm chút hương vị cho những cú sốc tình cảm chóng vánh, người phương Tây khi yêu thường ca tụng nửa kia là thiên thần, nghĩa là hoàn hảo, hoàn toàn thuần khiết với mong mỏi “tôi cần có họ ngay”. Bởi lẽ, tình yêu vượt trên tất cả - Họ chọn nhau chỉ vì thích, vì yêu, gạt qua một bên tất cả những thứ khác.

Thái độ thể hiện tình yêu giữa người phương Đông và phương Tây cũng có khác biệt đáng kể. Nhiều phụ nữ Châu Á than phiền rằng, dù đã lập gia đình gần chục năm, nhưng kể từ lúc yêu đến bây giờ vẫn chưa từng một lần được chồng nói chữ “yêu”, ngay cả vào thời khắc riêng tư, mặn nồng nhất. Suy nghĩ về hôn nhân của người phương Đông và phương Tây cũng rất khác biệt. Ở phương Đông, đa phần hôn nhân thường không dựa trên căn bản độc nhất là tình yêu, (dù trong hôn nhân có thể có tình yêu; nhưng chỉ riêng có tình yêu thôi cũng không thể bảo đảm sẽ đi đến hôn nhân). Một số người thậm chí còn ‘tính toán’ những yếu tố kinh tế, chính trị, gốc gác, ảnh hưởng của gia đình,… đến sự nghiệp tương lai của mình để cân nhắc trước khi quyết định. Tình yêu phương Đông ‘truyền thống’ như thế, xem ra có vẻ thực dụng. 


Người phương Tây nổi tiếng với tình cảm thiên về lý tính. Đó là tính lô-gích trong khoa học, và xã hội với hệ thống pháp luật hiện đại khiến họ có những suy nghĩ bao quát và năng động hơn. Đối với người phương Tây, suy nghĩ lý tính là thuộc tính cần thiết cho cuộc sống, nó đối chọi với lối suy nghĩ cảm tính hay thần quyền là kiểu suy nghĩ làm mất đi khả năng tư duy của trí tuệ. Nói cách khác, những nước phát triển lý tính cao càng có sự quân bình trong tình cảm. Người phương Đông thiếu tinh thần quan trọng này mà thường có xu hướng ‘chừng mực’- một nguyên tắc vàng của Nho giáo. Theo đó, người ta tự thích nghi với hoàn cảnh dần dần cho tới khi hòa hợp với nó (hay tuân phục nó) từ lúc nào không hay. Đối với phụ nữ phương Đông, ly hôn là cả vấn đề, nhất là những người đã có con. Đối với phương Tây, tình trạng không đến nỗi tệ như vậy: nếu một người trai trẻ lấy một phụ nữ đã có con, chẳng có gì là kỳ cục hay bị người khác đàm tiếu,… Phụ nữ phương Đông ngày nay đã có thể độc lập hơn (ví dụ: phản ánh qua tỉ lệ ly hôn…). Nhưng sự không kiên định lập trường, cùng với nhiều lý do ‘không tên’ khác, làm cho tình yêu đích thực dường như chỉ là phù phiếm, và cũng đã góp phần làm thay đổi quan niệm về tình yêu.




ĐÔNG QUÂN ( Theo Human Truth.info )