Câu hỏi:
Đạo Tin Lành khác Hồi Giáo và Do Thái Giáo như thế nào?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gởi đến chúng tôi thắc mắc của bạn. Trước khi trả lời, chúng tôi xin được phép điều chỉnh lại một điểm nhỏ: Chúng tôi xin được trả lời sự khác biệt giữa Cơ Đốc Giáo (thay vì là Tin Lành) , Hồi Giáo và Do Thái Giáo vì như vậy sẽ dễ dàng cho việc phân tích nguồn gốc giữa ba tôn giáo này. Sau đó, chúng tôi sẽ trình bày ngắn cho bạn sự liên hệ giữa các giáo hội mang tên Cơ Đốc Giáo và sự ra đời của giáo hội Tin Lành từ giáo hội Cơ Đốc Giáo.
Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo là ba tôn giáo khác nhau ngoại trừ một điểm chung là Hồi Giáo nhận rằng đức Ala mà họ thờ phượng cũng là Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo. Trên cơ sở nào mà họ tin điều đó? Kinh Thánh Cựu Ước có ghi chép lại câu chuyện Đức Chúa Trời chọn lựa một người tên là Ápraham và lập giao ước với người đó. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước cho dòng dõi người đó: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." (Sáng Thế Ký 12:2-3). Ápraham rất lớn tuổi vẫn không có con nên vợ ông là Sara khuyên ông gần gũi với một người đầy tớ của bà để sanh con thay bà. Người đầy tớ mang tên Aga đó sanh cho Ápraham một con trai đặt tên là Ích maên (Sáng Thế Ký 16). Tuy nhiên, theo lời hứa của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ ban cho Áp ra ham con cháu từ Sara sanh ra. "Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó." (Sáng Thế Ký 17:19) Điều đó đã được ứng nghiệm khi Ápraham được một trăm tuổi và Sara sanh cho Ápraham một con trai đặt tên là Ysác. Dân Do Thái là dòng dõi của Ápraham từ Ysác còn các dân tộc ở miền Trung Đông là dòng dõi của Ápraham từ Íchmaên. Dân Do Thái đặt lòng tin của mình vào Kinh Thánh Cựu Ước và tin tưởng vào sự chọn lựa đặc biệt của Đức Chúa Trời cho dòng dõi người Do Thái hay người Y-sơ-ra-ên theo nghĩa đen, nghĩa là người Y-sơ-ra-ên theo như chúng ta biết ngày nay. Trên cơ sở đó mà có đạo Do Thái. Do Thái Giáo chỉ tin Kinh Thánh Cựu Ước mà thôi và vẫn đang tuân thủ theo một số luật pháp, nghi thức thờ phượng theo Thánh Kinh Cựu Ước. Các dân tộc Trung Đông nhận mình thờ phượng Đức Chúa Trời của Ápraham nhưng họ là đối địch với người Do Thái vì xuất phát từ hai dòng con khác nhau như đã kể trên. Ngoài ra, sau này Hồi Giáo tin vào sự mặc khải mà họ cho là từ Đức Alla cho một người mang tên là Môhamét để viết ra kinh Coran, là nền tảng cho niềm tin Hồi Giáo.
Còn Cơ Đốc Giáo thì sao? Cơ Đốc Giáo cũng tin một Đức Chúa Trời như Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo. Tuy nhiên, Cơ Đốc Giáo tin vào Chúa Giêxu, là Đức Chúa Trời thành người xuống thế gian cách đây hơn 2000 năm để chết trên thập tự giá cứu chuộc con người. Do Thái Giáo không tin Chúa Giêxu. Kinh Thánh Cựu Ước có tiên báo nhiều lần về sự đến của một Đấng Mêsi đem sự cứu rỗi đến cho dân Y-sơ-ra-ên. Chúa Giêxu đã đến mang đến một cái nhìn mới, một sự bày tỏ trọn vẹn hơn cho chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho "dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh" nghĩa là cho tất cả những người thuộc mọi dân tộc đặt lòng tin vào Chúa Giêxu chớ không chỉ cho dân tộc Y-sơ-ra-ên theo nghĩa đen. Từ Chúa Giêxu và các sứ đồ Ngài đã lập nên hội thánh Cơ Đốc cũng như viết nên phần thứ hai của Kinh Thánh gọi là Thánh Kinh Tân Ước. Kinh Thánh của Cơ Đốc Giáo bao gồm hai phần: Cựu Ước được viết ra trước khi Chúa Giêxu đến thế gian và Tân Ước được viết ra sau khi Chúa Giêxu đến. Trong khi đó, Do Thái Giáo không tin rằng Chúa Giêxu là Đấng Mêsi mà Cựu Ước nói đến. Cho đến ngày nay họ vẫn còn trông đợi Đấng Mêsi đó.
Về mặt những nghi thức tôn giáo giữa Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo cũng khác nhau. Dù Cơ Đốc Giáo vâng theo cả Cựu Ước và Tân Ước nhưng có rất nhiều nghi thức, thể lệ về sự thờ phượng, dâng tế lễ, các ngày lễ, đền thờ... trong Cựu Ước được Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên để dùng làm hình bóng chỉ về sự cứu rỗi trong Chúa Giêxu. Vì vậy, sau khi Chúa Giêxu đến và làm trọn vẹn những nghi thức đó bằng sự hy sinh của chính Ngài thì Cơ Đốc Giáo không còn phải vâng theo những nghi lễ luật lệ trong Cựu Ước chỉ về Chúa Giêxu nữa. "Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ." (Côlôse 2:16-17) Để tham khảo thêm về đề tài này, xin bạn vui lòng tham khảo câu hỏi "Luật Pháp Cựu Ước đối với tín hữu ngày nay" trong mục "Bạn Đọc Hỏi Đáp". Do Thái Giáo vì không tin Chúa Giêxu nên vẫn còn tuân thủ những luật lệ đó cho đến ngày nay.
Cơ Đốc Giáo phát triển, sau đó tách ra thành hai giáo hội Giáo hội Chính Thống Giáo và Giáo hội Công Giáo (hay Giáo hội Thiên Chúa Giáo). Từ Giáo hội Thiên Chúa Giáo này khoảng thế kỷ 16, một tu sĩ mang tên Martin Luther đứng ra kêu gọi một phong trào Cải Chánh giáo hội, kêu gọi giáo hội đi sát lại với Kinh Thánh và bỏ đi một số những nghi thức tôn giáo không thích hợp với Kinh Thánh. Phong trào đó đã dẫn đến sự thành lập của giáo hội Tin Lành. Muốn tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa Tin Lành và Công Giáo, xin bạn tham khảo câu hỏi "Tin Lành và Thiên Chúa Giáo: Điểm khác biệt - Lịch sử Giáo hội" trong phần "Bạn Đọc Hỏi Đáp" trên website http://tinlanh.com.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được nói thêm rằng chúng ta có thể tìm hiểu về các tôn giáo nhưng không nên quá chú trọng về vấn đề tôn giáo vì không có một tôn giáo (đạo) nào trên thế giới nầy có thể cứu được con người chúng ta, kể cả Cơ Đốc Giáo. Chỉ có Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời trở thành người gánh thay tội lỗi và chịu hình phạt vì cớ những tội lỗi của những người tin Ngài mới có thể cứu được con người. Muốn biết về Chúa Giêxu hay Đức Chúa Trời chúng ta có thể đọc trong Kinh Thánh. Quyển Kinh Thánh không phải riêng của đạo nào mà đó là lời của Đức Chúa Trời được chép và sưu tập lại để cho chúng ta đọc biết và làm theo, "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình" (2Timôthê 3:16), "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là Ngài Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời" (2Phierơ 1:20-21).
Đạo Tin Lành khác Hồi Giáo và Do Thái Giáo như thế nào?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gởi đến chúng tôi thắc mắc của bạn. Trước khi trả lời, chúng tôi xin được phép điều chỉnh lại một điểm nhỏ: Chúng tôi xin được trả lời sự khác biệt giữa Cơ Đốc Giáo (thay vì là Tin Lành) , Hồi Giáo và Do Thái Giáo vì như vậy sẽ dễ dàng cho việc phân tích nguồn gốc giữa ba tôn giáo này. Sau đó, chúng tôi sẽ trình bày ngắn cho bạn sự liên hệ giữa các giáo hội mang tên Cơ Đốc Giáo và sự ra đời của giáo hội Tin Lành từ giáo hội Cơ Đốc Giáo.
Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo là ba tôn giáo khác nhau ngoại trừ một điểm chung là Hồi Giáo nhận rằng đức Ala mà họ thờ phượng cũng là Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo. Trên cơ sở nào mà họ tin điều đó? Kinh Thánh Cựu Ước có ghi chép lại câu chuyện Đức Chúa Trời chọn lựa một người tên là Ápraham và lập giao ước với người đó. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước cho dòng dõi người đó: "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước." (Sáng Thế Ký 12:2-3). Ápraham rất lớn tuổi vẫn không có con nên vợ ông là Sara khuyên ông gần gũi với một người đầy tớ của bà để sanh con thay bà. Người đầy tớ mang tên Aga đó sanh cho Ápraham một con trai đặt tên là Ích maên (Sáng Thế Ký 16). Tuy nhiên, theo lời hứa của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ ban cho Áp ra ham con cháu từ Sara sanh ra. "Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó." (Sáng Thế Ký 17:19) Điều đó đã được ứng nghiệm khi Ápraham được một trăm tuổi và Sara sanh cho Ápraham một con trai đặt tên là Ysác. Dân Do Thái là dòng dõi của Ápraham từ Ysác còn các dân tộc ở miền Trung Đông là dòng dõi của Ápraham từ Íchmaên. Dân Do Thái đặt lòng tin của mình vào Kinh Thánh Cựu Ước và tin tưởng vào sự chọn lựa đặc biệt của Đức Chúa Trời cho dòng dõi người Do Thái hay người Y-sơ-ra-ên theo nghĩa đen, nghĩa là người Y-sơ-ra-ên theo như chúng ta biết ngày nay. Trên cơ sở đó mà có đạo Do Thái. Do Thái Giáo chỉ tin Kinh Thánh Cựu Ước mà thôi và vẫn đang tuân thủ theo một số luật pháp, nghi thức thờ phượng theo Thánh Kinh Cựu Ước. Các dân tộc Trung Đông nhận mình thờ phượng Đức Chúa Trời của Ápraham nhưng họ là đối địch với người Do Thái vì xuất phát từ hai dòng con khác nhau như đã kể trên. Ngoài ra, sau này Hồi Giáo tin vào sự mặc khải mà họ cho là từ Đức Alla cho một người mang tên là Môhamét để viết ra kinh Coran, là nền tảng cho niềm tin Hồi Giáo.
Còn Cơ Đốc Giáo thì sao? Cơ Đốc Giáo cũng tin một Đức Chúa Trời như Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo. Tuy nhiên, Cơ Đốc Giáo tin vào Chúa Giêxu, là Đức Chúa Trời thành người xuống thế gian cách đây hơn 2000 năm để chết trên thập tự giá cứu chuộc con người. Do Thái Giáo không tin Chúa Giêxu. Kinh Thánh Cựu Ước có tiên báo nhiều lần về sự đến của một Đấng Mêsi đem sự cứu rỗi đến cho dân Y-sơ-ra-ên. Chúa Giêxu đã đến mang đến một cái nhìn mới, một sự bày tỏ trọn vẹn hơn cho chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho "dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh" nghĩa là cho tất cả những người thuộc mọi dân tộc đặt lòng tin vào Chúa Giêxu chớ không chỉ cho dân tộc Y-sơ-ra-ên theo nghĩa đen. Từ Chúa Giêxu và các sứ đồ Ngài đã lập nên hội thánh Cơ Đốc cũng như viết nên phần thứ hai của Kinh Thánh gọi là Thánh Kinh Tân Ước. Kinh Thánh của Cơ Đốc Giáo bao gồm hai phần: Cựu Ước được viết ra trước khi Chúa Giêxu đến thế gian và Tân Ước được viết ra sau khi Chúa Giêxu đến. Trong khi đó, Do Thái Giáo không tin rằng Chúa Giêxu là Đấng Mêsi mà Cựu Ước nói đến. Cho đến ngày nay họ vẫn còn trông đợi Đấng Mêsi đó.
Về mặt những nghi thức tôn giáo giữa Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo cũng khác nhau. Dù Cơ Đốc Giáo vâng theo cả Cựu Ước và Tân Ước nhưng có rất nhiều nghi thức, thể lệ về sự thờ phượng, dâng tế lễ, các ngày lễ, đền thờ... trong Cựu Ước được Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên để dùng làm hình bóng chỉ về sự cứu rỗi trong Chúa Giêxu. Vì vậy, sau khi Chúa Giêxu đến và làm trọn vẹn những nghi thức đó bằng sự hy sinh của chính Ngài thì Cơ Đốc Giáo không còn phải vâng theo những nghi lễ luật lệ trong Cựu Ước chỉ về Chúa Giêxu nữa. "Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ." (Côlôse 2:16-17) Để tham khảo thêm về đề tài này, xin bạn vui lòng tham khảo câu hỏi "Luật Pháp Cựu Ước đối với tín hữu ngày nay" trong mục "Bạn Đọc Hỏi Đáp". Do Thái Giáo vì không tin Chúa Giêxu nên vẫn còn tuân thủ những luật lệ đó cho đến ngày nay.
Cơ Đốc Giáo phát triển, sau đó tách ra thành hai giáo hội Giáo hội Chính Thống Giáo và Giáo hội Công Giáo (hay Giáo hội Thiên Chúa Giáo). Từ Giáo hội Thiên Chúa Giáo này khoảng thế kỷ 16, một tu sĩ mang tên Martin Luther đứng ra kêu gọi một phong trào Cải Chánh giáo hội, kêu gọi giáo hội đi sát lại với Kinh Thánh và bỏ đi một số những nghi thức tôn giáo không thích hợp với Kinh Thánh. Phong trào đó đã dẫn đến sự thành lập của giáo hội Tin Lành. Muốn tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa Tin Lành và Công Giáo, xin bạn tham khảo câu hỏi "Tin Lành và Thiên Chúa Giáo: Điểm khác biệt - Lịch sử Giáo hội" trong phần "Bạn Đọc Hỏi Đáp" trên website http://tinlanh.com.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được nói thêm rằng chúng ta có thể tìm hiểu về các tôn giáo nhưng không nên quá chú trọng về vấn đề tôn giáo vì không có một tôn giáo (đạo) nào trên thế giới nầy có thể cứu được con người chúng ta, kể cả Cơ Đốc Giáo. Chỉ có Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời trở thành người gánh thay tội lỗi và chịu hình phạt vì cớ những tội lỗi của những người tin Ngài mới có thể cứu được con người. Muốn biết về Chúa Giêxu hay Đức Chúa Trời chúng ta có thể đọc trong Kinh Thánh. Quyển Kinh Thánh không phải riêng của đạo nào mà đó là lời của Đức Chúa Trời được chép và sưu tập lại để cho chúng ta đọc biết và làm theo, "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình" (2Timôthê 3:16), "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là Ngài Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời" (2Phierơ 1:20-21).