Trật tự và đồ án của vũ trụ
Khi chúng ta nói đến kiểu mẫu, chống lại với ý kiến về sự ngẫu nhiên, chúng ta đang liên hệ với những phần có thể quan sát được của thế giới chúng ta, từ những cái nhỏ nhất của nơ-tron và prô-ton đến sự rộng lớn bao la của dải thiên hà. Ai hay cái gì đưa ra sự xác định hay những thông tin nguyên thủy để tất cả chúng có thể liên kết lại với nhau? Thông tin này là cái chúng ta muốn nói về đồ án. Tương tự khi so sánh với việc tìm kiếm một kế hoạch toàn hảo lấy thủy tinh, kim loại và phốt-pho để tạo nên những vật chất như cái ti-vi đầy chức năng. Không bao giờ có ai lại nghĩ tới việc đề xuất một sự “lựa chọn tự nhiên” như vậy hay một quá trình tự lắp ráp tạo ra một sản phẩm như vậy được. Thật sự thì ngay đến thuật ngữ “chọn lựa tự nhiên” cũng không phải là một lời giải thích, nó chỉ là một cái tên thôi. Nó không thể nào nói cho chúng ta biết làm thế nào những phần này đủ sự hiểu biết để tự hợp lại với nhau dẫn đến kết quả cuối cùng thật hữu ích. Phải có một người nào đó có đủ những thông tin để lắp ráp những phần đó vào ti-vi.
Cũng vậy, hệ thống vật chất của vũ trụ chúng ta cũng lớn tiếng tuyên bố rằng có một người nào đó đã lập trình những lời hướng dẫn vào từng phần riêng lẻ để sáng tạo nên thế giới mà chúng ta thấy. Tiến sĩ Robert Gangue gợi ý rằng chúng ta có thể nói rằng nó được thiết kế một cách có chủ đích. Nếu ai đó nói rằng cấu trúc cuộc sống có thể truy ra từ những tính chất vật chất của những phần tử nhân nhỏ nhất, thì có những câu hỏi cần được giải đáp:
Những phần tử này nảy sinh từ đâu?
Tại sao mà các hạt electron lại có điện tích và khối lượng như vậy?
Ai hay cái gì đã tạo ra giá trị của hằng số hấp dẫn?
Tại sao ánh sáng lại di chuyển với tốc độ chính xác của nó như vậy?
Từ vô số những ví dụ chúng ta có thể chứng tỏ về một sự thiết kế có chủ định trước. Xem xét những tính chất đáng chú ý của nước, Tiến Sĩ I. J. Henderson liệt kê một số những đặc tính mà chúng ta có thể ứng dụng vào sự chủ định trước.
Nước có nhiệt độ riêng cao. Điều đó có nghĩa là những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể con người được giữ khá ổn định. Nếu nước có nhiệt độ riêng thấp, tất cả chúng ta sẽ bị “sôi lên” chỉ với một cử động nhỏ. Khi chúng ta nung một dung dịch lên thêm 10 độ bách phân, chúng ta đã làm tăng tốc độ của phản ứng lên gấp đôi. Nếu nước không có đặc tính đó thì khó mà có sự sống được.
Đại dương là máy điều nhiệt của thế giới. Nước phải mất khá nhiều nhiệt để có thể chuyển từ trạng thái lỏng sang nước đá, và khi nước biến thành hơi, nó đòi hỏi một lượng nhiệt thu vào cũng tương đương như vậy. Thế nên, đại dương là một “trái độn) (cushion) chống lại sức nóng của mặt trời và những luồng gió lạnh mùa đông. Nếu nhiệt độ của trái đất không được biển điều chỉnh và duy trì ở một phạm vi nhất định thì sự sống hoặc là bị nấu chín hoặc là bị đông lạnh đến chết.
Nước là chất dung môi tổng quát. Nó hòa tan các chất acid, các chất diêm cơ và chất muối. Về phương diện hóa học, nó tương đối thụ động, cung ứng một môi trường trung gian cho các phản ứng mà không dự phần vào. Trong sự tuần hoàn huyết, nó là một dung dịch chứa ít nhất là sáu mươi bốn chất khác nhau... Tất cả các dung môi khác chỉ là một thứ cáu cặn không hơn kém. Nếu như nước không có những đặc tính độc đáo ấy, sự sống mà chúng ta biết không thể nào hiện hữu được.
Bản thân trái đất cũng là một bằng chứng về một bảng thiết kế rất chi tiết. “Nếu trái đất nhỏ hơn, thì sẽ không có tầng khí quyển (như trên thủy tinh và mặt trăng); nhưng nếu nó lớn hơn, bầu khí quyển sẽ chứa đầy khí hidro ở dạng tự do (như trên thổ tinh và mộc tinh). Khoảng cách từ mặt đất đến mặt trời cũng rất chính xác - một thay đổi nhỏ xíu cũng làm cho trái đất quá nóng hay quá lạnh. Mặt trăng của chúng ta, có lẽ là hành tinh duy nhất chịu trách nhiệm về sự phân chia các châu lục và đại dương, là hành tinh rất đặc biệt trong thái dương hệ và dường như được ra đời theo một cách khác với các mặt trăng khác tương đối nhỏ hơn. Độ nghiêng của trục địa cầu bảo đảm cho sự xoay chuyển bốn mùa”.
Những ví dụ đáng kinh ngạc tương tự như vậy có thể được nhìn thấy trong các sinh vật sống, bao gồm cả con người của chúng ta. Có khoảng gần mười một triệu sinh vật sống trên trái đất, và mỗi sinh vật là một phép lạ sống. Chúng là kết quả của một sự phức tạp có tổ chức đầy khác thường ở cấp độ phân tử mà chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng trong kinh ngạc. Hãy xem xét đôi mắt của con người. Nhà thần học người Anh William Paley chỉ ra sự “phối hợp hiệu quả và hài hòa giữa thủy tinh thể, võng mạc và não bộ; cho phép con người nhìn thấy được; như là một bằng chứng mang tính kết luận cho sự thiết kế của một Đấng Sáng Tạo đầy khôn ngoan. Do đó, bản thiết kế đầy chức năng của các tế bào và những nét đặc trưng của nó được xem như những bằng chứng về sự hiện hữu của một Đấng Thiết Kế”. Chính Darwin trong chương sách mang tựa đề “Những điều vật lộn với lý thuyết” trong quyển Nguồn Gốc Của Các Loài (The Origins of Species) có nói: “Giả sử con mắt, với rất nhiều bộ phận làm việc chung với nhau... được cấu thành bởi một sự lựa chọn tự nhiên, tôi phải thú nhận rằng, nó có vẻ như là một điều vô lý vô cùng”.
Richard Lewontin, một sinh viên của Đại Học Harvard theo thuyết tiến hóa, nói rằng những tế bào được “thiết kế rất cẩn thận và khéo léo” và gọi sự toàn hảo của các tế bào là “bằng chứng chủ yếu nhất về một Đấng Thiết Kế Tối Cao”.
Vũ trụ có sự khởi đầu
Vũ trụ được thiết kế cũng hàm ý rằng vũ trụ đã có một khởi đầu - có một thời điểm mà thế giới được hình thành. Kinh Thánh mô tả theo cách này:“Thuở xưa Chúa lập nền trái đất, các từng trời là công việc của tay Chúa” (Thi thiên 102:25).
Các nhà khoa học cố tránh quan niệm cho rằng thời gian có khởi đầu hay kết thúc vì như vậy là nó có sự can thiệp của thần thánh. Trải qua nhiều năm có vô số học thuyết thay phiên nhau nảy nở.
Quan điểm thứ nhất cho rằng vũ trụ là một “quá trình sáng tạo liên tục/tình trạng vững bền” (continuos creation/steady-state) được đề xuất bởi Hermenn Bondi, Fred Hoyle và Tom Gold. Quan điểm này được Tiến Sĩ James Brooks mô tả: “Quan điểm này cho rằng khi các dải thiên hà di chuyển xa ra khỏi nhau, thì có những dải thiên hà mới được thành lập ở giữa những khoảng trống, theo kiểu được “liên tục sáng tạo”. Vũ trụ lúc đó sẽ gần như không thay đổi trong mọi thời điểm và mật độ của nó cũng sẽ khá đều đặn. Kiểu mẫu được đưa ra này cho thấy rằng vật chất (trong dạng của hidro) luôn luôn được tạo ra từ cái không có gì, và di chuyển xung quanh để trung hòa sự pha loãng của vật chất xuất hiện khi các dải ngân hà di chuyển cách xa nhau ra”. 11 Từ điều này và những yếu tố khác ông kết luận là vũ trụ không có sự bắt đầu và nó là vô tận.
Tiến sĩ Robert Jastrow, người sáng lập Viện Nghiên Cứu Không Gian của cơ quan NASA, giải thích điều ngược lại mới là đúng. Ngay giây phút một ngôi sao được sinh ra, nó bắt đầu đốt cháy một phần hidro trong vũ trụ, và có một sự pha loãng liên tục của hidro và những kim loại nạng hơn trong vũ trụ ngày hôm nay. Ông kết luận rằng học thuyết về một vũ trụ không có bắt đầu và kết thúc không thể đứng vững được.
Quan điểm thứ hai về sự bắt đầu của vũ trụ được các nhà khoa học đưa ra được gọi là “kiểu mẫu giao động” (oscillating model). Quan điểm này cho rằng vũ trụ giống như một cái lò xo, giãn ra và co lại, lặp lại chu trình một cách vô hạn định. Cơ sở của học thuyết này cho rằng vũ trụ đã “đóng”, nghĩa là, không có một năng lượng nào được đặt thêm vào. Sự giãn nở của vật chất sẽ đạt đến một điểm nhất định nào đó và trọng lực kéo mọi vật lại với nhau trước khi nó giãn nở nữa. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng đều bác bỏ điểm này; vũ trụ rõ ràng là mất tỷ trọng của nó mà không có một dấu hiệu nào nên sự giãn nở liên tục chưa bao giờ hay sẽ không bao giờ đảo ngược lại, cho nên cũng không đóng lại.
Tiến Sĩ William L. Craig đưa ra kết luận của ông về hai kiểu mẫu trên rằng: “Cả hai trạng thái vững bền và kiểu mẫu dao động của vũ trụ đều không trùng khớp với các sự kiện mà ngành vũ trụ học quan sát. Do đó chúng ta có thể kết luận một lần nữa rằng vũ trụ đã bắt đầu hiện hữu”.
Quan điểm thứ ba về sự khởi nguyên của vũ trụ được mọi người biết đến như là thuyết “Big Bang”. Tiến Sĩ Edwin Hubble vẽ biểu đồ tốc độ của dải thiên hà và khẳng định rằng tất cả các dải thiên hà đều di chuyển ra xa chúng ta và cách xa nhau ra với một tốc độ khủng khiếp. Định luật mang tên ông nói rằng: Các dải thiên hà càng cách xa nhau thì càng di chuyển nhanh hơn.
Sự ứng dụng gây sửng sốt của điều này là cùng một lúc tất cả các vật chất được gói trong một khối dày đặc ở nhiệt độ hàng tỉ độ. Những nhà khoa học quan sát hiện tượng này phát triển lý thuyết về vũ trụ nguyên thuỷ có lẽ giống như một trái banh lửa được nung lửa trắng ngay từ giây phút đầu tiên sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra.
Lý thuyết nầy đã được xác nhận vào năm 1965 khi hai nhà vật lý học tìm ra một khám phá bất ngờ rằng toàn bộ trái đất đã tắm trong lớp sáng yếu ớt của phóng xa. Những bước sóng này theo y khuôn những mẫu của bước sóng trong vụ nổ lớn. Từ đó, những nhà khoa học một lần nữa xác nhận rằng không có một sự giải thích rõ ràng nào khác hơn là giải thích những bước sóng phóng xạ này là hậu quả của vụ nổ Big Bang.
(Còn Tiếp)