Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Tình Yêu Và Hôn Nhân (III)


Ông Tata Ewing vừa nói vừa dứ
 dứ nhành ổi trước mặt chúng tôi, “Ôi, các con, những người trẻ, chẳng vâng lời Chúa gì cả. Cứ kế hoạch hóa gia đình! Kế hoạch hóa gia đình! Bộ không phải lời Chúa nói rằng 'hãy sanh sản và làm cho đầy dẫy đất sao?'”
Chúng tôi phản đối, “Nhưng thưa ông... Ông đập cái cây vào gốc dừa và nói, “Tôi thấy chẳng nhưng gì cả, đủ rồi đủ rồi, các con không phải là những tín hữu tốt đâu.” Ông đập cây xuống đất và quay đi lẩm bẩm trong hơi thở... Tata Ewing là một nông dân già đã 70 tuổi. Ông sinh được mười người con và hẳn nhiên ông rất hãnh diện về thành quả này. Đối với ông, bàn bạc về việc giới hạn số lượng con cái hoặc phải có khoảng cách giữa những đứa con là chuyện hoàn toàn vô nghĩa và không thuộc linh chút nào. Chẳng lẽ Tata Ewing không đúng sao? Mạng lệnh của DCT trong Sang The Ky 1:27 là quá rõ rồi, phải không? Không phải Vua Đavít đã la lên rằng, “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giêhôva mà ra; bông trái của tử cung là phần thưởng. Con trai sanh trong buổi đang thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ?” hay sao?
Thật ra, tại sao một cặp vợ chồng Cơ Đốc nên quan tâm đến việc kế hoạch hóa gia đình? Trước hết, chúng ta hãy xét đến bối cảnh mà Chúa truyền mạng lệnh hãy làm cho đầy dẫy người trên đất. Mạng lệnh ấy được truyền cho Ađam và Êva là hai người đầu tiên trên mặt đất trong buổi sáng tạo. Nan đề lúc bấy giờ là thiếu dân cư trên mặt đất. DCT hình dung một thế giới mà ở đó con người sẽ cầm quyền cai quản trên những tạo vật khác và hết lòng sống cho Ngài. Nhưng vì cớ sự xuất hiện của tội lỗi, những sự kiện xảy ra sau đó đã làm cản trở kế hoạch của Ngài. Tuy nhiên, mạng lệnh hãy làm cho đầy dẫy đất chỉ được ban hành trong buổi đầu tiên mà thôi. Dầu sao đi nữa, chữ “làm đầy dẫy” theo nguyên gốc không chỉ có nghĩa là “làm cho đầy người hoặc súc vật”; nhưng nó còn có nghĩa là “làm cho hoàn hảo”, cho “tốt đẹp” và “làm cho đầy dẫy nguồn của sức mạnh và sự tốt lành.” Như thế, để giải thích Sáng Thế Ký 1:27;, chúng ta nên vượt quá ý chính chỉ gia tăng về mặt dân số mà thôi, nhưng cũng gia tăng dân số ấy với một tinh thần trách nhiệm sâu xa để đất này vẫn duy trì được sức mạnh và sự tốt lành của nó. Nếu nan đề của thời Ađam và Êva là thiếu dân số thì đó không phải là nan đề của thời đại này. Thế giới ngày nay đang rên siết với sự gia tăng dân số vượt trội như muốn nổ tung. Văn chương của thế giới ngày nay đầy ứ những lời khuyến cáo và tiên báo nguy cơ nếu thế giới cứ tiếp tục theo đà tăng trưởng hiện hành. Việc gia tăng dân số gây nên những cơn khủng hoảng về xã hội và kinh tế, là những nan đề mà thời xưa không phải đối diện. Một mình dân Philippine thôi đã tăng trưởng với tỷ số 3,6% mỗi năm, một trong những tỉ số cao nhất thế giới. Gần đây, các chuyên gia về dân số của Philippine đã khẳng định rằng với đà tăng dân số này, hai mươi năm nữa con số 40.000.000 hiện giờ sẽ tăng lên gấp đôi. Thảm kịch ở đây là điều kiện về kinh tế không thể đuổi kịp. Chẳng cần tính toán chúng ta cũng biết sự không cân xứng này sẽ đem lại nghèo nàn, khổ sở và đói khát. Và đó là điều mà nhà nước chúng tôi phải làm việc cực nhọc để ngăn chận. Để nhấn mạnh đến nan đề hai mặt trên khắp thế giới này, kể từ năm 1974 người ta đã công bố Dân Số Thế Giới Hàng Năm. Lương tâm của một CDN có tinh thần xã hội khiến người ấy phải thận trọng suy xét đến hành động của mình trong lãnh vực sinh sản để không làm ảnh hưởng đến chính dân tộc mình. Người ấy biết rõ rằng phúc lợi của xã hội Việt Nam cũng là phúc lợi của chính mình. Người ấy không chỉ là bậc cha mẹ có tinh thần trách nhiệm; nhưng còn phải là công dân có trách nhiệm nữa. Tức là một công dân có sự hiểu biết sâu xa về nan đề của xã hội mình đang sống và những trách nhiệm của cá nhân mình về vấn đề ấy. Vì thế, người ấy phải thực hiện việc kỷ luật và bày tỏ sự trưởng thành trong những quyết định của mình bao gồm việc kế hoạch hóa gia đình. Sau cùng, Thánh Kinh trình bày rất quân bằng giữa sự tự do của Cơ Đốc Nhân với trách nhiệm của người ấy. Thật DCT đã cho chúng ta đặc ân được góp phần vào trong quá trình sinh sản. Nhưng đồng thời Ngài cũng tạo nên chúng ta như những con người có trách nhiệm và phải khai trình với Ngài về mọi hành động của mình. Việc sinh và dưỡng dục con cái cũng là một phần trong sự khai trình này. Con cái thật sự là một phước hạnh. Nhờ con cái mà chúng ta trở nên những người tốt đẹp hơn biết bao. Chúng đem lại thật nhiều ý nghĩa cho đời sống gia đình qua những tiếng khóc điếc tai và chiếc miệng nói liên tục. Con cái dạy chúng ta tình yêu vô điều kiện, tin cậy mà chẳng cần thắc mắc, quên mình mà chỉ muốn lo cho người khác. Các cặp vợ chồng không con hiểu được nỗi đau đớn mỗi khi trở về với căn nhà trống. Quá yên lặng, quá sạch sẽ và quá ngăn nắp. Không có những vết tay dơ bẩn trên tường hay đồ chơi vung vãi dưới đất. Và dĩ nhiên cũng không có những tiếng la hứng thú xé nát không gian, “Ba về! Ba về!” Sự tranh cãi chống lại việc kế hoạch hoá gia đình hay còn gọi là sinh đẻ có kế hoạch vẫn còn diễn tiến, xuất phát từ một tư tưởng truyền thống đã hằn sâu vào ký ức cho rằng mục đích cơ bản của hôn nhân là để quan hệ tình dục và rồi có con cái. Điều này được phản ảnh qua một thanh niên nhiệt tình, phấn khởi loan báo rằng anh và người yêu sắp lập gia đình. Tôi nói với anh, “Tuyệt quá, anh định lập những kế hoạch nào cho gia đình đây?” “Tại sao lại không có một đứa con càng sớm càng tốt. Đó chẳng phải là mục đích của hôn nhân sao?” Tôi thấy tội cho anh thanh niên ấy quá. Anh thật có một ý niệm hẹp hòi về cơ chế của hôn nhân. Theo cái nhìn của Kinh Thánh, hôn nhân là cái gì đó có ý nghĩa hơn là việc sinh con đẻ cái. Đó là nơi bày tỏ tình bạn. Khi DCT nhìn thấy nỗi cô đơn của Ađam, Ngài nói rằng, “Loài người ở một mình thì không tốt: Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.” (2:18) Hôn nhân cũng là nơi của sự trọn vẹn. Chính trong phạm vi của hôn nhân con người đạt được sự hiệp nhất tức là sự trọn vẹn. “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.” (2:24). Chủ đề chính của sách Nhã Ca là kinh nghiệm quí báu về sự tái hiệp một của những người yêu nhau và sự dằn vặt của nỗi đau bị phân cách. Mục đích của hôn nhân còn là sự khoái lạc nữa. Có một niềm vui lớn lao trong sự chia xẻ sâu đậm giữa hai tấm lòng, tâm trí và thân xác của vợ chồng. Bên cạnh tư tưởng cho rằng quan hệ tình dục là mục đích để có con cái, nó còn là một phần của niềm khoái lạc trong hôn nhân. Đối với người nữ, DCT tuyên bố rằng, ”...dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng” và đối với người chồng, những người khôn ngoan được Chúa hà hơi đã nói, “Hãy ở vui vẻ cùng vợ mình yêu dấu...” (TrGv 9:9) Sinh sản là một trong những mục đích vừa kể trên của hôn nhân. Điều chúng ta phải hiểu một cách rõ ràng là Kinh Thánh không nói sanh sản là mục tiêu tối hậu của hôn nhân. Tình dục trong hôn nhân mang nhiều chức năng hơn là mục đích thêm một bé nữa vào một gia đình đã đông đảo. Đó là cách để khẳng định tình yêu. Cũng có thể là cách bày tỏ sự trọn vẹn. Và đôi khi mối quan hệ này chỉ là niềm vui được có nhau. Hôn nhân được nhìn theo quan điểm này sẽ trở nên thú vị hơn và đầy đủ ý nghĩa hơn. Quan điểm này cũng buộc chúng ta đi đến chỗ quyết định rằng con cái được sinh ra vì cớ chúng ta muốn sinh chúng, chứ không phải vì sự giao hợp của vợ chồng. Những cặp vợ chồng Cơ Đốc phải ghi nhớ rằng họ được DCT tin cậy để làm người quản lý con cái mình. Vì chúng là phước hạnh Chúa ban cho, nên chúng cũng là trách nhiệm mà bậc Cha mẹ phải xem xét để dầu có một con hay nhiều con thì trong gia đình chúng đều phải được chăm sóc một cách phải lẽ về thức ăn, quần áo, học hành và được huấn luyện để trở thành những công dân ích lợi của xã hội và những chứng nhân của Đấng Christ nữa. Lời phân tích sau cùng là DCT cho chúng ta quyền lựa chọn. Việc sinh con trong tinh thần trách nhiệm làm vinh hiển danh Chúa hơn là sanh ra cả tá mà chẳng hề suy nghĩ hoặc kiểm soát. Lời nhắc nhở của Phao lô “dầu anh em hoặc ăn, hoặc uống hay là làm sự chi khác hãy vì sự vinh hiển của DCT mà làm” cũng bao gồm luôn cả việc xử lý vấn đề tình dục trong hôn nhân với tinh thần trách nhiệm. Cuối cùng, mối quan hệ này chỉ là một trong nhiều sinh hoạt khác nữa mà các cặp vợ chồng trong hôn nhân tham dự vào. 
KỶ LUẬT CON CÁI... LẪN CHA MẸ
Kỷ luật là một từ ngữ thông dụng ngày nay. Vì cớ một ngày mai tiến bộ, hiệp một và tốt đẹp hơn. Điều ấy được bắt đầu từ đơn vị nền tảng của xã hội là gia đình. Những người nam người nữ lấy DCT làm trung tâm, được sự hướng dẫn từ bên trong, có khả năng thích nghi, nhạy bén đối với hoàn cảnh chung quanh không phải là những người lớn lên trong khoảng không không đâu. Nhưng họ được lớn lên trong mái ấm, là nơi bậc cha mẹ hết sức nhạy bén đối với vai trò làm gương cho con. Trong bất cứ mái ấm nào ý thức được giá trị của mình, kỷ luật đều là vấn đề bắt buộc. Nơi đâu có những bậc phụ huynh Cơ Đốc, thì việc kỷ luật không chỉ vì những áp lực của xã hội, nhưng còn là mạng lệnh của Thánh Kinh. Vua Salômôn là người tin kính, lại là người khôn ngoan đứng về mặt thế gian này đã làm đầy dẫy trong sách của ông với những lời nhắc nhở cha mẹ, “Hãy sửa phạt con ngươi, thì nó sẽ ban sự bình tịnh cho ngươi, và làm cho linh hồn ngươi được khoái lạc. Người nào kiêng roi vọt, ghét con trai mình, song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó. Hãy sửa phạt con ngươi trong lúc còn hi vọng. Nếu không ngươi sẽ làm hỏng cuộc đời nó. Hãy dạy trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó.” (ChCn 29:17; 13:24;; 19:18; 22:6) Kỷ luật là một bằng chứng cho thấy chúng ta yêu con cái. Cách đây vài năm, tôi là nhân chứng của cuộc đối chất đau lòng giữa cha mẹ và cậu con trai nọ. Cha mẹ đến trường sau khi nghe báo tin con đã bị đuổi học vì đang bị ảnh hưởng của ma túy. Bà vợ phản đối, “Bà không biết rằng ngôi trường này là nguồn hi vọng sau cùng để nó được cải thiện hay sao? Chúng tôi đã làm tất cả những gì mình có thể làm. Đã cho nó bất cứ thứ gì nó muốn.” Và cuối cùng bà hỏi cách tuyệt vọng “Ôi Chúa, chúng con đã thiếu sót chỗ nào?” Đứa con đưa mắt nhìn mẹ lạnh lùng. “Vâng mẹ đã làm tất cả mọi sự và đã cho con mọi thứ. Nhưng mẹ không bao giờ yêu con. Mẹ không bao giờ quan tâm đến con. Tại sao mẹ lại cho phép con đi con đường này và bây giờ kêu la thì quá trễ rồi! Tại sao mẹ lại làm như vậy?” Thật quá đau lòng khi chứng kiến một cảnh tượng như thế. Đúng vậy. Tình yêu không bao giờ đồng nghĩa với bỏ mặc. Không bao giờ yêu thương con mà lại bận rộn quá đến nỗi không chăm sóc con được. Vì đó là những “lợi nhuận” mà bậc làm cha làm mẹ có được hay đạt được nếu họ bỏ mặc cho con cái tự xoay xở, lo liệu lấy mà chẳng hề kiểm tra hoặc sửa sai. Chúng ta có nên tin rằng một số con trai của các vị Mục sư đang nằm sau chấn song của nhà tù không? Rồi những vị lãnh đạo Cơ Đốc mà chúng ta rất kính nể lại có các cô con gái hư hỏng? Có lẽ nào trong sự sốt sắng nhiệt tình rao giảng Tin lành cho những người hư mất, chúng ta lại mang lỗi lầm vì đã đánh mất chính người thân yêu nhất đời mình? Vì cớ tầm quan trọng tối hậu mà chúng ta phải bước đi theo quan điểm của DCT trong lãnh vực này. Đối với các bậc phụ huynh Cơ Đốc, mục tiêu của việc kỷ luật con cái phải vượt lên trên những sự sửa sai về cung cách chỉ mang tính xã hội mà thôi. Nhưng việc kỷ luật ấy phải lấy mạng lệnh của Chúa làm trọng tâm, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là DCT ngươi, ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết.” Mat Mt 22:37. Nói cách khác, DCT phải là trung tâm của sự dạy dỗ của chúng ta. Chúng ta kỷ luật để làm phát triển nơi con cái lòng yêu kính Đấng Christ. Để kết thúc phần giải thích của mình, Eugene Nida trong quyển Sứ Giả và Sứ Điệp, trang 261 nói rằng, “cung cách đã được sửa sai vẫn chưa phải là cung cách thật cho đến chừng cung cách ấy tập trung vào DCT, vì sau hết DCT phải là nguyên nhân cơ bản của hành vi ấy.” Uốn nắn con cái trở nên người yêu mến Chúa và vâng lời Ngài là điều rất khó. Với tư cách là bậc cha mẹ Cơ Đốc, tôi luôn luôn đòi hỏi con cái phải vâng lời tức khắc. Dầu chúng có nghĩ gì hoặc cảm nhận như thế nào về tôi, điều quan trọng là chúng phải thực hiện điều tôi bảo và làm thật nhanh chóng. Nhưng điều DCT mong muốn nơi chúng ta thì không phải như vậy. Tình trạng và ý định của một người quan trọng hơn nhiều so với những gì chúng ta nhìn thấy nơi họ. Đối với Chúa, tình trạng của một người cơ bản hơn nhiều so với công việc của người ấy. Các nhà xã hội học đã chỉ ra rằng về mặt văn hóa, chúng ta là những con người xem trọng các giá trị xã hội như xấu hổ, yêu mình, ao ước làm đẹp lòng người khác. Xét về xã hội, bao lâu còn chưa bị mất mặt thì người ta vẫn xem một hành vi vô luân nào đó là điều có thể tha thứ. Về mặt truyền thống, người Philippine sẽ làm mọi cách để chuộc lại niềm kiêu hãnh đã bị tổn thương. Đó là khi một người trong gia đình làm điều gì khiến chúng ta phải kinh hoàng, không kinh hoàng lắm vì hành động vô luân hoặc tội lỗi ấy đâu, nhưng vì tưởng tượng đến điều mà thiên hạ sẽ đồn đại. Và vì thế chúng ta rất thường nghe câu nói, “Bộ mày không xấu hổ hả? Rồi người ta sẽ nói gì đây?” Nếu chúng ta buộc con cái phải hành xử tốt đẹp chỉ để được quần chúng chấp nhận mà không nhấn mạnh đến mục đích làm thấm sâu trong chúng thái độ yêu thương và tôn kính Đấng Christ, chúng ta đã thất bại trong việc kỷ luật. Việc kỷ luật cũng phải mang tính cá nhân. Công việc ấy phải vì lợi ích của chính đứa trẻ, như Vua Salômôn nói để cuộc đời nó không bị hủy hoại. Điều chúng ta quan tâm là chính phúc lợi của đứa trẻ, nghĩa là vì cả con người của trẻ chứ chẳng phải vì những gì hàng xóm xầm xì. Vì kỷ luật theo đúng thực chất của nó là một sự huấn luyện những năng lực của tâm trí, đạo đức, tâm linh và thuộc thể của một người một cách có hệ thống. Thật ra, tự đặt mình vào một công tác như thế quả là một trách nhiệm trọng đại. Chúng ta làm cho sự dạy dỗ thấm nhuần vào một đứa trẻ bằng cách nào đây? Có rất nhiều cách để dạy dỗ. Một số cách chúng ta làm cách có ý thức. Nhưng có những cách chúng ta thực hiện mà vẫn không biết rằng mình đang dạy dỗ chúng. Nói chung, cha mẹ kỷ luật con cái theo ba cách khác nhau: 1) Bằng cách làm gương, 2) bằng lời nói và sự chỉ dẫn và thứ 3) bằng cách sửa phạt.
1. Kỷ luật bằng cách làm gương. Lần nọ, một bà mẹ nhiếc móc cậu con mười tuổi vì đã đi đóng một đôi giày trên hai trăm ngàn. Nhưng đứa con trai chống đối, “Nhưng mẹ mới vừa mua một cái Tivi để xài riêng, nó còn mắc hơn đôi giày của con nhiều. Còn cái Tivi cũ mẹ định làm gì?” Bà mẹ ngồi trong góc phòng vừa cười lớn vừa búng tay, “Thôi, thôi đừng làm triết gia nữa.” Hay khi thấy ông cha muốn dạy đứa con bốn tuổi tính siêng năng bằng cách bảo nó hãy giúp mẹ dọn cơm. Thằng bé lý luận, “Nhưng còn ba thì sao?”. Ba nó hay nằm dài trên giường cả nửa ngày mà chẳng làm gì cả. Cách sống của chúng ta, những điều chúng ta xem là ưu tiên, những gì chúng ta nuôi dưỡng hay thường xuyên bàn bạc sẽ phản ảnh những giá trị về đạo đức và tâm linh của chúng ta nhiều nhất. Và chúng ta thường hay truyền đạt những điều này lại cho con cái một cách vô ý thức. Đây là chỗ mà chúng ta bộc lộ sự mâu thuẫn của mình. Các bậc phụ huynh Cơ Đốc thường hay nói về những giá trị và nguyên tắc đạo đức của Kinh Thánh nhưng trong đời thường thì lại bám víu vào những tiêu chuẩn của thế gian. Bậc cha mẹ nào hay có tánh phóng đại, hay quan trọng hóa vấn đề thường có những đứa con khoe khoang và xem mình là nhất. Giống như một bé gái ưỡn ngực giữa đám bạn cho rằng chúng kém may mắn hơn nó và nói: “Mẹ tao nói tụi bay là một bầy vịt xấu xí, chỉ có một mình tao là đẹp nhất.” Vừa tức cười vừa thấy bi thương vì thật ra nó chỉ là một đứa rất thường. Dầu sao đi nữa, con cái vẫn soi mình vào chúng ta. Và chúng ta không thể nào trốn thoát được. Tinh thần ham muốn vật chất của chúng ta, sự tham lam, cách cư xử không hay đối với người khác, hoặc một tinh thần yêu thương, vẻ bình thản, sự kiên nhẫn của chúng ta...bất cứ điều gì chúng thấy nơi chúng ta đều theo bản năng mà phản ảnh lại qua thái độ và cách cư xử của chúng. Trừ khi chúng đã có một đời sống kinh nghiệm Chúa riêng tư rất sâu đậm còn không thì chúng sẽ sống giống y như chúng ta đã sống vậy. Sứ đồ Phao Lô nói trong IICo 2Cr 2:15 rằng, “Vì chúng tôi ở trước mặt DCT và mùi thơm của Đấng Christ ở giữa kẻ được cứu và ở giữa kẻ bị hư mất”. Và anh em là bức thư của Đấng Christ...” Kỷ luật cao trọng nhất mà chúng ta có thể dạy con cái là chính đời sống của mình. Cách tốt nhất để kỷ luật con cái là dạy chúng bằng chính đời sống có kỷ luật của chúng ta. Không có hình thức ghi khắc tinh thần tin kính nào bền lâu và sâu xa cho bằng một đời sống Cơ Đốc được bày tỏ. Ba năm nhận biết Chúa và nhìn xem cách Ngài giải quyết những nan đề hằng ngày đã rèn luyện các môn đồ trở nên giống như Ngài. Khi lấy Đấng Christ làm gương mẫu và quan tâm nhiều hơn đến cách sống của mình trước mặt con cái, chúng ta sẽ trở nên những bậc cha mẹ tốt đẹp hơn.
2. Kỷ luật bằng lời nói và sự chỉ dẫn. Lời nói thật có sức mạnh rất lớn. Nhưng nếu xuất phát từ một đời sống vững vàng, lời nói sẽ có sự khuất phục càng hơn. Hầu hết các bậc cha mẹ tại Philippine đều có tài giảng hay. Đây là điều mà chúng ta không nên xao lãng. Con cái cần được dạy dỗ và nhắc đi nhắc lại mãi về những điều cao trọng, tốt đẹp và đúng đắn. Tuy nhiên, lời dạy dỗ không chỉ đến sau khi con cái làm điều sai quấy mà thôi. Kỷ luật bằng cách nhắc nhở đến một đời sống tin kính là phương cách rất phong phú nếu bậc cha mẹ chịu để ý đến những gì đang xảy ra chung quanh họ mỗi ngày. Có lần một thằng bé bảy tuổi che mặt với vẻ bất mãn khi ngồi vào bàn ăn và kêu lên, “Mẹ ơi, lại cà tím nữa!” Nó ghét loại rau đậu này lắm đến nỗi có thái độ cầu nguyện hết lòng mỗi khi thấy trong giỏ đi chợ của mẹ không có cà tím. Mẹ nó hỏi một câu về sự kiện trong đời sống hàng ngày, “Con có biết nước Biafra nằm ở đâu không? Thằng bé ngẩng mặt lên và hỏi, “Để làm gì vậy mẹ?” Mẹ nó trả lời, “Đó là một nước đang có chiến tranh ở bên Châu Phi, và con có biết điều gì đang xảy ra cho vô số con nít ở bên đó không?” Dạ con không biết, mẹ kể cho con nghe chuyện đó đi.” Vâng, chúng nó đang bị chết dần chết mòn. Chúng rất ốm, chỉ có da bọc xương mà thôi và cái bụng thì thật bự.” Mắt nó mở lớn và miệng hả ra, “Tại sao vậy mẹ?” “Vì chúng không có đủ cà tím để ăn. Vì chiến tranh nên ba mẹ chúng không thể trồng cà được. Họ còn phải bỏ nhà chạy vì đôi bên đánh nhau nữa. Con không nghĩ rằng Chúa Jêsus thật quá tốt lành khi Ngài cho chúng ta có cà tím, cá và cơm để ăn sao? Mẹ nghĩ bây giờ đến phiên con cầu nguyện.” Không những thằng bé tạ ơn Chúa vì đã ban cho nó cà tím nhưng còn cầu nguyện cho những đứa bé bụng bự nữa. Và hôm ấy nó ăn nhiều cà tím. Từ đó trở đi, nó vẫn ăn cà tím mặc dầu không thích lắm. Thay vì phê phán, la mắng con cái nặng nề, các bậc cha mẹ nên bày tỏ lòng khen ngợi khi con cái đạt được điều gì đó, dầu chỉ là những việc nhỏ thôi. Ban thưởng hoặc khích lệ chúng với lời khen ngợi chân thật sẽ giúp chúng rộng lượng với người khác. Ngoài ra, cách dạy dỗ con như thế còn giúp chúng khôn lớn và tự tin vào chính mình nữa. ChCn 17:24 nói rằng việc kỷ luật bằng những lời nói dịu dàng, tử tế có sức mạnh kinh khủng. Chúng ta nên thường xuyên dùng cách này hơn là sử dụng tật nói dai và la hét chỉ đem đến chứng cao áp huyết và đau tim. Việc kỷ luật bằng lời nói và dạy dỗ con cái phải được xem là điều tự nhiên trong đời sống. Nó phải xảy ra như một chuyện bình thường hàng ngày. Trong PhuDnl 6:4-7, chúng ta có lời hướng dẫn dành cho cha mẹ, “Hỡi Ysơraên hãy nghe, Giêhôva DCT chúng ta là Giêhôva có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giêhôva DCT ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi, khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy.”
3. Kỷ luật bằng hình phạt Cũng giống như nhiều Mục sư khác, một Mục Sư cao tuổi đã sốt sắng canh giữ những hình ảnh ở nơi công cộng của ông thời niên thiếu. Có nghĩa là ông giới hạn con cái vào những sinh hoạt có thể tạo chúng theo những hình ảnh ấy. Tuy nhiên, cậu út của ông không phải là đứa dễ bị phỉnh dỗ hay dọa nạt Vị Mục sư cao tuổi này nói, “Khi thằng con út của tôi còn nhỏ, chỉ có cái lưỡi của nó là không bị bầm dập mỗi khi bị ăn đòn mà thôi. Nhưng bất chấp việc kỹ luật của tôi, nó là cái mụt nhọt nhức nhối của gia đình.” Con ông chống đối tất cả những gì có dính dáng đến ông. Nó sống cuộc đời trụy lạc khiến ông phải bị đau đớn cực độ. Đối với nhiều bậc phụ huynh tại Philippine, khi nói đến kỷ luật là họ nghĩ ngay đến một sợi dây nịt hay một cây roi cầm trên tay, một cú đá vào mông, béo tai, mắng nhiếc cùng với một cơn giận điên người. Rủi thay, kỷ luật là điều còn cao trọng hơn sự cướp đoạt vô tình như thế về phía cha mẹ. Hơn là trút giận lên con vì mới cãi lộn với vợ hoặc chồng. Hoặc chúng ta bực bội vì cuộc viếng thăm của nhà chồng. Hay vì không được ngủ thẳng giấc. Chúng ta phải phạt con cái với mục đích muốn sửa sai chúng, nghĩa là đặt con trẻ vào một đường hướng đúng đắn. Đôi khi con trai tôi đến hỏi tôi, “Mẹ ơi, tại sao hôm qua mẹ đánh con?” Thật sự là tại sao? Tôi chẳng còn nhớ lý do, cả con tôi cũng vậy. Việc đánh đòn của tôi với tất cả sức mạnh đã chẳng dạy được nó bài học gì. Tuy nhiên, chúng ta không có ý nói rằng roi vọt không còn ích lợi nữa. Bậc cha mẹ nào thật sự yêu thương con cái mình nên thường xuyên dùng roi vọt nếu thấy cần thiết và phải dùng một cách khôn ngoan. Vua Salômôn nói rằng, “Những thương tích và dấu vít làm cho sạch điều ác, roi vọt thấm vào nơi kín đáo của lòng. Vì sự ngu dại vốn buộc vào lòng con trẻ, song roi răn phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó. Vì thật ra “roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan, còn con trẻ phóng túng làm mắc cỡ cho mẹ mình.” ChCn 20:30; 22:15; 29:15. Nếu chúng ta tin rằng việc kỷ luật là nhằm ích lợi cho một người cách toàn diện thì chúng ta nên bắt đầu công việc ấy khi trẻ còn nằm nôi. Đứa trẻ nào không được dạy dỗ ý nghĩa của những từ “không” và “đừng” vào những ngày đầu đời, sẽ là một đứa trẻ khó được chấp nhận khi nó lớn hơn một chút. Một số bậc phụ huynh nói rằng con trẻ một tuổi thì biết gì, cho nên chúng được phép làm bất cứ thứ gì chúng muốn. Nói như vậy là không đúng. Một đứa bé có thể hiểu được rất nhiều thứ. Chẳng hạn như tại sao một đứa bé ngừng khóc khi bạn bế nó lên và lại gào khóc khi bạn thả nó xuống? Điều này chứng tỏ đứa bé được nuôi dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh, mỗi lần tả ướt thì được thay...Thông thường, nó làm như vậy vì nó biết chắc bạn sẽ phản ứng như thế nào. Vì thế, thói quen đòi bồng ẵm trở thành căn bệnh đau lưng cho hầu hết các bà mẹ. Nhiều nhà tâm lý trẻ con tin rằng sáu năm đầu đời của một đứa trẻ là giai đoạn quan trọng nhất. Hầu hết những thói quen, sự suy nghĩ, cách thưởng thức và điều chúng cho là có giá trị được hình thành trong những năm này. Đây là những năm mà cha mẹ nên dành sự chú tâm đặc biệt nhất đến cách nuôi dưỡng con cái. Trở lại với vấn đề thực tế, chúng ta thắc mắc: Vậy những lãnh vực kỷ luật nào giúp gây ấn tượng sâu đậm nơi một đứa trẻ trong khi nó còn dễ tiếp nhận và dễ uốn nắn? Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ chúng ta cần xem cách nuôi dạy con cái giữa những bậc cha mẹ Philippine theo sự quan sát và nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và xã hội học. Mặc dầu chúng ta không thể nói chung rằng tất cả những quan sát dưới đây đều đúng với các bậc phụ huynh Á Châu, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết chắc rằng một vài đặc điểm dưới đây phản ảnh khuynh hướng chung của nhiều gia đình Á Châu. Một cuộc nghiên cứu về gia đình người Philippine đã nói rằng: Những đứa trẻ trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha, được nuôi dưỡng trong không khí yêu thương và bảo bọc, nuông chìu và ở dưới uy quyền của cha mẹ đặc biệt trong những năm chúng còn bé. Tôn trọng người trên mình là một đức hạnh được ghi khắc sâu đậm...Cha mẹ mong muốn trẻ phải yên lặng và biết thuận phục hơn là muốn chúng tháo vát và nắm quyền...Đứa trẻ ít bị buộc phải thành công trong công việc, chẳng hạn như phải phát triển những kỷ năng đặc biệt hoặc được đo lường theo những tiêu chuẩn thực hành chính xác...Nếu chúng tích cực thực hiện những công việc mới mẻ sẽ bị nản chí: đứa nào thử nhưng gặp thất bại sẽ bị la rầy vì đã không nhờ người lớn giúp đỡ. Một điều nữa đáng để cho các bậc phụ huynh Cơ Đốc phải lưu ý cách đặc biệt là: “Đứa trẻ cũng học biết rằng người lớn chẳng đáng tin cậy chút nào, những hứa hẹn của họ chẳng qua chỉ là những lời nói vẽ vời cho đẹp lòng người khác chứ thật ra rất ít dính dáng đến việc làm.” Hẳn nhiên từ sự nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng các bậc cha mẹ có những mặt mạnh cũng như những mặt yếu khi bàn đến vấn đề kỷ luật con cái. Chẳng hạn như việc nhấn mạnh đến sự tôn trọng và vâng lời được dạy dỗ với những mục đích hợp lý không phải chỉ làm đẹp lòng người khác về mặt xã hội nhưng đó còn là sự dạy dỗ lành mạnh của Kinh Thánh. Yêu thương và bảo bọc con cái là bản năng mạnh mẽ của bậc cha mẹ ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, có những lãnh vực trong việc dạy dỗ con cái cần được thay đổi. Những điều sau đây rất đáng để chúng ta xem xét:
1. Dường như có một nhu cầu cần nhấn mạnh đến tính độc lập và tích cực nơi con cái chúng ta. Điều này trở thành quan trọng hơn khi chúng ta suy xét đến những bậc phụ huynh hay có khuynh hướng quá bảo bọc con từ khi chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, đồng thời cha mẹ lại tò mò mong đợi con cái có thể hành động và tự quyết định một khi chúng đã đến tuổi trưởng thành. Khả năng thực hiện những sự chọn lựa và hành động độc lập bắt đầu khi một người còn rất nhỏ. Chúng ta có thể làm thấm nhuần quan điểm này trên con trẻ bằng cách cho phép chúng tự lựa chọn những điều không ảnh hưởng đến sự xáo trộn, bình an và thứ tự của gia đình. Cho trẻ tự tắm và tự làm vệ sinh, cho nó tùy ý chọn lựa quần áo, trò chơi, tự do sử dụng số tiến mà bạn cho nó, hoặc muốn đeo đuổi những sở thích nào cứ tùy ý... là một số lãnh vực mà bạn tập cho con cái tự lập. Cha mẹ không cần phải xen vào từng chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống con cái. Chúng ta nâng cao sự phát triển nhân cách bằng cách cho chúng một số tự do nào đó để chúng thấy rằng chúng là một con người thật. Có lần cậu con bốn tuổi của tôi đem về nhà một lon sắt rỉ sét hoen ố đựng nòng nọc trong nước bùn đen ngòm. Nó đặt cái lon quí ấy lên đầu tủ quần áo và không muốn ai động đậy vào hoặc dời chỗ vì sợ rằng những con nòng nọc sẽ không biến thành ếch. Tôi không muốn nhìn vào mà cũng chẳng muốn quan tâm đến cái lon ấy. Từng ngày cậu con tôi cứ loan báo bao nhiêu con đã bị chết và thương tiếc cho từng con. Nếu không thấy cái lon ấy là thân thương và quan trọng đối với cậu con chắc tôi đã vứt nó từ lâu. Tôi nghĩ tốt hơn là nó cũng tự khám phá được một số điều. Cuối cùng thì hai tuần lễ sau chúng tôi cũng ném lon ấy khi những con nòng nọc đã chết hết. Qua kinh nghiệm và quan sát, tôi khám phá ra rằng những trẻ nào tự chế đồ chơi cho chúng sẽ vui thích với những món ấy hơn là đồ chơi mua ngoài chợ. Cũng giống như những bé trai khác, mấy đứa con trai của tôi rất mê chơi trò “chiến tranh”. Ban đầu chúng tôi mua cho chúng mấy khẩu súng lục bằng nhựa có cả bao súng. Nhưng không giữ được lâu, vì chúng tò mò về những máy móc bên trong nên đã tháo ra thành nhiều mảnh và không bao giờ chịu ráp lại. Vợ chồng tôi bảo chúng nên tự chế súng nếu muốn chơi trò “chiến tranh”. Ba chúng cho chúng mượn nào là cưa, búa, một mớ gỗ thừa và mấy cây đinh đã dùng rồi. Mấy đứa con trai chăm chỉ mày mò chế tạo đồ chơi không nghỉ tay chút nào. Trong hai ngày chúng chẳng làm gì cả ngoài việc chế tạo súng ngắn súng dài đủ cỡ đủ loại. Sau đó, căn nhà tôi trở thành kho chứa vũ khí đạn dược cho tất cả những đứa trẻ chung quanh trong một thời gian dài. Mỗi lần công bố có “chiến tranh” là lũ chúng ùa vào nhà tôi để lấy vũ khí. Sau chúng lại bắt đầu chán và tặng nhà bếp để làm củi. Tuy nhiên, điều tốt nhất là chúng vẫn còn rất cảnh tỉnh khi có một “cuộc chiến” nữa xảy ra. Không biết vì sao mà trẻ con có vẻ chẳng quan tâm đến vẻ đẹp hoặc sự khéo léo của những món đồ chơi của chúng. Nhưng điều quan trọng hơn chính là sự hấp dẫn của những món đồ chơi do chúng tự sáng tạo và chúng cảm nhận những món ấy thật sự thuộc về mình. Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ đã sai lầm khi cho rằng càng mua cho con nhiều đồ chơi thì càng làm cho chúng hạnh phúc hoặc thỏa lòng. Không phải như vậy đâu. Trẻ con thấy vui thích nơi những món đồ chơi mà chúng được dự phần vào và thật sự gọi là của chúng. Không gì có thể so sánh với những món đồ chơi chúng tự chế cả. Mua cho chúng một bộ đồ nghề sẽ rất ích lợi cho chúng về lâu về dài trong việc phát triển tính tích cực, tính sáng tạo và tinh thần tiết kiệm.
2. Tính siêng năng chăm chỉ trong công việc là một yếu tố khác mà chúng ta cần dạy cho con cái. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách sắp xếp chúng thành những thành viên trong đội làm việc tại nhà. Thỉnh thoảng treo một bảng phân chia công việc ở một chỗ mà ai cũng thấy được chỉ để gây ấn tượng nơi con trẻ rằng mọi người trong nhà đều phải làm việc cũng là điều rất khôn ngoan. Thấy hoặc biết rằng tên mình được liệt kê trên bảng danh sách cũng làm cho chúng hãnh diện vì mình thuộc về gia đình này và đã lớn đủ để được kể tên. Chúng ta có thể dạy dỗ một đứa bé ở tuổi vườn trẻ tập tành làm một số việc trong nhà. Chúng có thể giúp mẹ dọn cơm, lau chùi bụi ở những chỗ nào chúng với tới, nhặt đồ chơi, dọn giường, lượm rác, tưới nước vài chậu kiểng và nhiều việc nhỏ nhỏ khác. Một đứa bé lớp tiểu học có thể được giao cho những công tác thích hợp với tuổi, khả năng và những gì có sẵn nơi chúng. Chúng có thể giúp mẹ rửa chén bát trong những ngày nghỉ học, lau bàn, giặt vớ và khăn tay, tự đánh giày, tự chuẩn bị quần áo cho những ngày đi học, quét nhà, làm việc ngoài vườn hoặc gom củi lại để nhà bếp dùng. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử giao phó cho con cái những công việc mà chúng có thể làm tốt trong một thời gian hợp lý, và không đòi hỏi sức lực hoặc sự kiên nhẫn của chúng cách quá đáng. Nếu không làm như thế, chúng sẽ bị giới hạn, bị nản lòng và sẽ suy nghĩ đến công việc như những sinh hoạt chán ngắt. Chỉ định cho con một công tác nhất định không những làm cho chúng thấm nhuần tinh thần trách nhiệm và giá trị của chính mình mà cùng lúc ấy chúng ta còn có thể nuôi dưỡng một sự hiệp tác trong gia đình. Là cha mẹ chúng ta phải làm gương cho con cái trong việc thực hiện công việc cách hết lòng và tinh thần vui vẻ. Một bà mẹ hay than van, lúc nào cũng thực hiện công việc nhà với những lời lằm bằm không thể trông mong con mình có tấm lòng vui thỏa trong công việc được. Cha mẹ cũng có bổn phận làm cho con cái cảm nhận rằng sự góp phần của chúng trong công việc là điều quan trọng và có giá trị. Như tôi có nói, dầu đối với trẻ con hay người lớn chúng ta không bao giờ nên hà tiện lời khen và sự tán thưởng về hành động yêu thương mà người thân yêu đã thực hiện cho chúng ta.
3. Dạy dỗ con cái biết sử dụng những thì giờ nhàn rỗi cách khôn ngoan là một lãnh vực mà hầu hết các bậc phụ huynh đều lơ là hoặc bỏ mặc. Khi con cái chúng ta có giờ nhàn rỗi, chúng sẽ đi đâu và làm gì? Chúng ta có biết không? Những bậc cha mẹ quá bận rộn thường chẳng biết đến. Giữ con ở trong nhà là một khuynh hướng đang lan rộng của những bậc phụ huynh có khả năng mua một bộ ti vi. Nhưng đây không phải là cách dạy dỗ con cái sử dụng thì giờ nhàn rỗi. Các bậc phụ huynh là Cơ Đốc Nhân phải nhận biết rằng hầu hết những lời dạy dỗ về đạo đức mà chúng được thâu nhận trong 30 phút của giờ lễ bái gia đình sẽ bị quên lãng cách dễ dàng và không muốn thực hành chỉ vì một buổi chiều thoải mái được xem những chương trình Tivi khiêu dâm, phim hung bạo, tội ác hoặc hài kịch rẻ tiền. Vì thế, trong những gia đình có ti vi, cả cha mẹ và con cái cần phải đồng ý với nhau về thời lượng cũng như những chương trình mà con cái được xem. Sự thật là không phải chương trình nào của tivi đều gây một ấn tượng lành mạnh và tốt đẹp nơi con trẻ. Vì thế, cha mẹ nên lựa chọn cho con là điều khôn ngoan hơn. Trong những gia đình không có sự chọn lựa cẩn thận thì sự rối reng sẽ cùng xảy đến khi mua chiếc Tivi. Cả gia đình không còn ngồi quanh bàn trong giờ cơm để trao đổi những câu chuyện hoặc kinh nghiệm trong ngày. Mỗi người tự bưng một tô cơm, miệng nhai nhóp nhép cách lơ là, mắt dán chặt vào màn ảnh . Lúc ấy gia đình có đang tồn tại hay không cũng chẳng biết. Có đứa còn chẳng thèm ăn cho đến khi chương trình mà nó ưa thích được chấm dứt. Cải vã nhau vì chương trình mình đang xem là điều bình thường. Nếu Tivi là để dùng trong những thì giờ nhàn rỗi, giải trí và nhận thông tin, thì chúng ta nên dùng nó vào những giờ chúng ta nhàn rỗi và những khi muốn biết tin tức. Nó phải phục vụ chúng ta chứ đừng để chúng ta làm nô lệ cho nó. Tivi làm mê hoặc khiến người ta có khuynh hướng lười biếng và muốn ngồi không. Những bậc cha mẹ siêng năng sẽ không thích phát triển những tâm tánh như thế nơi con cái mình. Còn xinê thì sao? Trong một số gia đình, việc giải trí bằng cách đến những rạp chiếu bóng là chuyện bị gạt phăng khỏi cần bàn. Họ không tin rằng phim ảnh có một ch

-.
 dứ nhành ổi trước mặt chúng tôi, “Ôi, các con, những người trẻ, chẳng vâng lời Chúa gì cả. Cứ kế hoạch hóa gia đình! Kế hoạch hóa gia đình! Bộ không phải lời Chúa nói rằng 'hãy sanh sản và làm cho đầy dẫy đất sao?'”

Chúng tôi phản đối, “Nhưng thưa ông... Ông đập cái cây vào gốc dừa và nói, “Tôi thấy chẳng nhưng gì cả, đủ rồi đủ rồi, các con không phải là những tín hữu tốt đâu.” Ông đập cây xuống đất và quay đi lẩm bẩm trong hơi thở... Tata Ewing là một nông dân già đã 70 tuổi. Ông sinh được mười người con và hẳn nhiên ông rất hãnh diện về thành quả này. Đối với ông, bàn bạc về việc giới hạn số lượng con cái hoặc phải có khoảng cách giữa những đứa con là chuyện hoàn toàn vô nghĩa và không thuộc linh chút nào. Chẳng lẽ Tata Ewing không đúng sao? Mạng lệnh của DCT trong Sang The Ky 1:27 là quá rõ rồi, phải không? Không phải Vua Đavít đã la lên rằng, “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giêhôva mà ra; bông trái của tử cung là phần thưởng. Con trai sanh trong buổi đang thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ?” hay sao? Thật ra, tại sao một cặp vợ chồng Cơ Đốc nên quan tâm đến việc kế hoạch hóa gia đình? Trước hết, chúng ta hãy xét đến bối cảnh mà Chúa truyền mạng lệnh hãy làm cho đầy dẫy người trên đất. Mạng lệnh ấy được truyền cho Ađam và Êva là hai người đầu tiên trên mặt đất trong buổi sáng tạo. Nan đề lúc bấy giờ là thiếu dân cư trên mặt đất. DCT hình dung một thế giới mà ở đó con người sẽ cầm quyền cai quản trên những tạo vật khác và hết lòng sống cho Ngài. Nhưng vì cớ sự xuất hiện của tội lỗi, những sự kiện xảy ra sau đó đã làm cản trở kế hoạch của Ngài. Tuy nhiên, mạng lệnh hãy làm cho đầy dẫy đất chỉ được ban hành trong buổi đầu tiên mà thôi. Dầu sao đi nữa, chữ “làm đầy dẫy” theo nguyên gốc không chỉ có nghĩa là “làm cho đầy người hoặc súc vật”; nhưng nó còn có nghĩa là “làm cho hoàn hảo”, cho “tốt đẹp” và “làm cho đầy dẫy nguồn của sức mạnh và sự tốt lành.” Như thế, để giải thích Sáng Thế Ký 1:27;, chúng ta nên vượt quá ý chính chỉ gia tăng về mặt dân số mà thôi, nhưng cũng gia tăng dân số ấy với một tinh thần trách nhiệm sâu xa để đất này vẫn duy trì được sức mạnh và sự tốt lành của nó. Nếu nan đề của thời Ađam và Êva là thiếu dân số thì đó không phải là nan đề của thời đại này. Thế giới ngày nay đang rên siết với sự gia tăng dân số vượt trội như muốn nổ tung. Văn chương của thế giới ngày nay đầy ứ những lời khuyến cáo và tiên báo nguy cơ nếu thế giới cứ tiếp tục theo đà tăng trưởng hiện hành. Việc gia tăng dân số gây nên những cơn khủng hoảng về xã hội và kinh tế, là những nan đề mà thời xưa không phải đối diện. Một mình dân Philippine thôi đã tăng trưởng với tỷ số 3,6% mỗi năm, một trong những tỉ số cao nhất thế giới. Gần đây, các chuyên gia về dân số của Philippine đã khẳng định rằng với đà tăng dân số này, hai mươi năm nữa con số 40.000.000 hiện giờ sẽ tăng lên gấp đôi. Thảm kịch ở đây là điều kiện về kinh tế không thể đuổi kịp. Chẳng cần tính toán chúng ta cũng biết sự không cân xứng này sẽ đem lại nghèo nàn, khổ sở và đói khát. Và đó là điều mà nhà nước chúng tôi phải làm việc cực nhọc để ngăn chận. Để nhấn mạnh đến nan đề hai mặt trên khắp thế giới này, kể từ năm 1974 người ta đã công bố Dân Số Thế Giới Hàng Năm. Lương tâm của một CDN có tinh thần xã hội khiến người ấy phải thận trọng suy xét đến hành động của mình trong lãnh vực sinh sản để không làm ảnh hưởng đến chính dân tộc mình. Người ấy biết rõ rằng phúc lợi của xã hội Việt Nam cũng là phúc lợi của chính mình. Người ấy không chỉ là bậc cha mẹ có tinh thần trách nhiệm; nhưng còn phải là công dân có trách nhiệm nữa. Tức là một công dân có sự hiểu biết sâu xa về nan đề của xã hội mình đang sống và những trách nhiệm của cá nhân mình về vấn đề ấy. Vì thế, người ấy phải thực hiện việc kỷ luật và bày tỏ sự trưởng thành trong những quyết định của mình bao gồm việc kế hoạch hóa gia đình. Sau cùng, Thánh Kinh trình bày rất quân bằng giữa sự tự do của Cơ Đốc Nhân với trách nhiệm của người ấy. Thật DCT đã cho chúng ta đặc ân được góp phần vào trong quá trình sinh sản. Nhưng đồng thời Ngài cũng tạo nên chúng ta như những con người có trách nhiệm và phải khai trình với Ngài về mọi hành động của mình. Việc sinh và dưỡng dục con cái cũng là một phần trong sự khai trình này. Con cái thật sự là một phước hạnh. Nhờ con cái mà chúng ta trở nên những người tốt đẹp hơn biết bao. Chúng đem lại thật nhiều ý nghĩa cho đời sống gia đình qua những tiếng khóc điếc tai và chiếc miệng nói liên tục. Con cái dạy chúng ta tình yêu vô điều kiện, tin cậy mà chẳng cần thắc mắc, quên mình mà chỉ muốn lo cho người khác. Các cặp vợ chồng không con hiểu được nỗi đau đớn mỗi khi trở về với căn nhà trống. Quá yên lặng, quá sạch sẽ và quá ngăn nắp. Không có những vết tay dơ bẩn trên tường hay đồ chơi vung vãi dưới đất. Và dĩ nhiên cũng không có những tiếng la hứng thú xé nát không gian, “Ba về! Ba về!” Sự tranh cãi chống lại việc kế hoạch hoá gia đình hay còn gọi là sinh đẻ có kế hoạch vẫn còn diễn tiến, xuất phát từ một tư tưởng truyền thống đã hằn sâu vào ký ức cho rằng mục đích cơ bản của hôn nhân là để quan hệ tình dục và rồi có con cái. Điều này được phản ảnh qua một thanh niên nhiệt tình, phấn khởi loan báo rằng anh và người yêu sắp lập gia đình. Tôi nói với anh, “Tuyệt quá, anh định lập những kế hoạch nào cho gia đình đây?” “Tại sao lại không có một đứa con càng sớm càng tốt. Đó chẳng phải là mục đích của hôn nhân sao?” Tôi thấy tội cho anh thanh niên ấy quá. Anh thật có một ý niệm hẹp hòi về cơ chế của hôn nhân. Theo cái nhìn của Kinh Thánh, hôn nhân là cái gì đó có ý nghĩa hơn là việc sinh con đẻ cái. Đó là nơi bày tỏ tình bạn. Khi DCT nhìn thấy nỗi cô đơn của Ađam, Ngài nói rằng, “Loài người ở một mình thì không tốt: Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.” (2:18) Hôn nhân cũng là nơi của sự trọn vẹn. Chính trong phạm vi của hôn nhân con người đạt được sự hiệp nhất tức là sự trọn vẹn. “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.” (2:24). Chủ đề chính của sách Nhã Ca là kinh nghiệm quí báu về sự tái hiệp một của những người yêu nhau và sự dằn vặt của nỗi đau bị phân cách. Mục đích của hôn nhân còn là sự khoái lạc nữa. Có một niềm vui lớn lao trong sự chia xẻ sâu đậm giữa hai tấm lòng, tâm trí và thân xác của vợ chồng. Bên cạnh tư tưởng cho rằng quan hệ tình dục là mục đích để có con cái, nó còn là một phần của niềm khoái lạc trong hôn nhân. Đối với người nữ, DCT tuyên bố rằng, ”...dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng” và đối với người chồng, những người khôn ngoan được Chúa hà hơi đã nói, “Hãy ở vui vẻ cùng vợ mình yêu dấu...” (TrGv 9:9) Sinh sản là một trong những mục đích vừa kể trên của hôn nhân. Điều chúng ta phải hiểu một cách rõ ràng là Kinh Thánh không nói sanh sản là mục tiêu tối hậu của hôn nhân. Tình dục trong hôn nhân mang nhiều chức năng hơn là mục đích thêm một bé nữa vào một gia đình đã đông đảo. Đó là cách để khẳng định tình yêu. Cũng có thể là cách bày tỏ sự trọn vẹn. Và đôi khi mối quan hệ này chỉ là niềm vui được có nhau. Hôn nhân được nhìn theo quan điểm này sẽ trở nên thú vị hơn và đầy đủ ý nghĩa hơn. Quan điểm này cũng buộc chúng ta đi đến chỗ quyết định rằng con cái được sinh ra vì cớ chúng ta muốn sinh chúng, chứ không phải vì sự giao hợp của vợ chồng. Những cặp vợ chồng Cơ Đốc phải ghi nhớ rằng họ được DCT tin cậy để làm người quản lý con cái mình. Vì chúng là phước hạnh Chúa ban cho, nên chúng cũng là trách nhiệm mà bậc Cha mẹ phải xem xét để dầu có một con hay nhiều con thì trong gia đình chúng đều phải được chăm sóc một cách phải lẽ về thức ăn, quần áo, học hành và được huấn luyện để trở thành những công dân ích lợi của xã hội và những chứng nhân của Đấng Christ nữa. Lời phân tích sau cùng là DCT cho chúng ta quyền lựa chọn. Việc sinh con trong tinh thần trách nhiệm làm vinh hiển danh Chúa hơn là sanh ra cả tá mà chẳng hề suy nghĩ hoặc kiểm soát. Lời nhắc nhở của Phao lô “dầu anh em hoặc ăn, hoặc uống hay là làm sự chi khác hãy vì sự vinh hiển của DCT mà làm” cũng bao gồm luôn cả việc xử lý vấn đề tình dục trong hôn nhân với tinh thần trách nhiệm. Cuối cùng, mối quan hệ này chỉ là một trong nhiều sinh hoạt khác nữa mà các cặp vợ chồng trong hôn nhân tham dự vào. 
KỶ LUẬT CON CÁI... LẪN CHA MẸ
Kỷ luật là một từ ngữ thông dụng ngày nay. Vì cớ một ngày mai tiến bộ, hiệp một và tốt đẹp hơn. Điều ấy được bắt đầu từ đơn vị nền tảng của xã hội là gia đình. Những người nam người nữ lấy DCT làm trung tâm, được sự hướng dẫn từ bên trong, có khả năng thích nghi, nhạy bén đối với hoàn cảnh chung quanh không phải là những người lớn lên trong khoảng không không đâu. Nhưng họ được lớn lên trong mái ấm, là nơi bậc cha mẹ hết sức nhạy bén đối với vai trò làm gương cho con. Trong bất cứ mái ấm nào ý thức được giá trị của mình, kỷ luật đều là vấn đề bắt buộc. Nơi đâu có những bậc phụ huynh Cơ Đốc, thì việc kỷ luật không chỉ vì những áp lực của xã hội, nhưng còn là mạng lệnh của Thánh Kinh. Vua Salômôn là người tin kính, lại là người khôn ngoan đứng về mặt thế gian này đã làm đầy dẫy trong sách của ông với những lời nhắc nhở cha mẹ, “Hãy sửa phạt con ngươi, thì nó sẽ ban sự bình tịnh cho ngươi, và làm cho linh hồn ngươi được khoái lạc. Người nào kiêng roi vọt, ghét con trai mình, song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó. Hãy sửa phạt con ngươi trong lúc còn hi vọng. Nếu không ngươi sẽ làm hỏng cuộc đời nó. Hãy dạy trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó.” (ChCn 29:17; 13:24;; 19:18; 22:6) Kỷ luật là một bằng chứng cho thấy chúng ta yêu con cái. Cách đây vài năm, tôi là nhân chứng của cuộc đối chất đau lòng giữa cha mẹ và cậu con trai nọ. Cha mẹ đến trường sau khi nghe báo tin con đã bị đuổi học vì đang bị ảnh hưởng của ma túy. Bà vợ phản đối, “Bà không biết rằng ngôi trường này là nguồn hi vọng sau cùng để nó được cải thiện hay sao? Chúng tôi đã làm tất cả những gì mình có thể làm. Đã cho nó bất cứ thứ gì nó muốn.” Và cuối cùng bà hỏi cách tuyệt vọng “Ôi Chúa, chúng con đã thiếu sót chỗ nào?” Đứa con đưa mắt nhìn mẹ lạnh lùng. “Vâng mẹ đã làm tất cả mọi sự và đã cho con mọi thứ. Nhưng mẹ không bao giờ yêu con. Mẹ không bao giờ quan tâm đến con. Tại sao mẹ lại cho phép con đi con đường này và bây giờ kêu la thì quá trễ rồi! Tại sao mẹ lại làm như vậy?” Thật quá đau lòng khi chứng kiến một cảnh tượng như thế. Đúng vậy. Tình yêu không bao giờ đồng nghĩa với bỏ mặc. Không bao giờ yêu thương con mà lại bận rộn quá đến nỗi không chăm sóc con được. Vì đó là những “lợi nhuận” mà bậc làm cha làm mẹ có được hay đạt được nếu họ bỏ mặc cho con cái tự xoay xở, lo liệu lấy mà chẳng hề kiểm tra hoặc sửa sai. Chúng ta có nên tin rằng một số con trai của các vị Mục sư đang nằm sau chấn song của nhà tù không? Rồi những vị lãnh đạo Cơ Đốc mà chúng ta rất kính nể lại có các cô con gái hư hỏng? Có lẽ nào trong sự sốt sắng nhiệt tình rao giảng Tin lành cho những người hư mất, chúng ta lại mang lỗi lầm vì đã đánh mất chính người thân yêu nhất đời mình? Vì cớ tầm quan trọng tối hậu mà chúng ta phải bước đi theo quan điểm của DCT trong lãnh vực này. Đối với các bậc phụ huynh Cơ Đốc, mục tiêu của việc kỷ luật con cái phải vượt lên trên những sự sửa sai về cung cách chỉ mang tính xã hội mà thôi. Nhưng việc kỷ luật ấy phải lấy mạng lệnh của Chúa làm trọng tâm, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là DCT ngươi, ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết.” Mat Mt 22:37. Nói cách khác, DCT phải là trung tâm của sự dạy dỗ của chúng ta. Chúng ta kỷ luật để làm phát triển nơi con cái lòng yêu kính Đấng Christ. Để kết thúc phần giải thích của mình, Eugene Nida trong quyển Sứ Giả và Sứ Điệp, trang 261 nói rằng, “cung cách đã được sửa sai vẫn chưa phải là cung cách thật cho đến chừng cung cách ấy tập trung vào DCT, vì sau hết DCT phải là nguyên nhân cơ bản của hành vi ấy.” Uốn nắn con cái trở nên người yêu mến Chúa và vâng lời Ngài là điều rất khó. Với tư cách là bậc cha mẹ Cơ Đốc, tôi luôn luôn đòi hỏi con cái phải vâng lời tức khắc. Dầu chúng có nghĩ gì hoặc cảm nhận như thế nào về tôi, điều quan trọng là chúng phải thực hiện điều tôi bảo và làm thật nhanh chóng. Nhưng điều DCT mong muốn nơi chúng ta thì không phải như vậy. Tình trạng và ý định của một người quan trọng hơn nhiều so với những gì chúng ta nhìn thấy nơi họ. Đối với Chúa, tình trạng của một người cơ bản hơn nhiều so với công việc của người ấy. Các nhà xã hội học đã chỉ ra rằng về mặt văn hóa, chúng ta là những con người xem trọng các giá trị xã hội như xấu hổ, yêu mình, ao ước làm đẹp lòng người khác. Xét về xã hội, bao lâu còn chưa bị mất mặt thì người ta vẫn xem một hành vi vô luân nào đó là điều có thể tha thứ. Về mặt truyền thống, người Philippine sẽ làm mọi cách để chuộc lại niềm kiêu hãnh đã bị tổn thương. Đó là khi một người trong gia đình làm điều gì khiến chúng ta phải kinh hoàng, không kinh hoàng lắm vì hành động vô luân hoặc tội lỗi ấy đâu, nhưng vì tưởng tượng đến điều mà thiên hạ sẽ đồn đại. Và vì thế chúng ta rất thường nghe câu nói, “Bộ mày không xấu hổ hả? Rồi người ta sẽ nói gì đây?” Nếu chúng ta buộc con cái phải hành xử tốt đẹp chỉ để được quần chúng chấp nhận mà không nhấn mạnh đến mục đích làm thấm sâu trong chúng thái độ yêu thương và tôn kính Đấng Christ, chúng ta đã thất bại trong việc kỷ luật. Việc kỷ luật cũng phải mang tính cá nhân. Công việc ấy phải vì lợi ích của chính đứa trẻ, như Vua Salômôn nói để cuộc đời nó không bị hủy hoại. Điều chúng ta quan tâm là chính phúc lợi của đứa trẻ, nghĩa là vì cả con người của trẻ chứ chẳng phải vì những gì hàng xóm xầm xì. Vì kỷ luật theo đúng thực chất của nó là một sự huấn luyện những năng lực của tâm trí, đạo đức, tâm linh và thuộc thể của một người một cách có hệ thống. Thật ra, tự đặt mình vào một công tác như thế quả là một trách nhiệm trọng đại. Chúng ta làm cho sự dạy dỗ thấm nhuần vào một đứa trẻ bằng cách nào đây? Có rất nhiều cách để dạy dỗ. Một số cách chúng ta làm cách có ý thức. Nhưng có những cách chúng ta thực hiện mà vẫn không biết rằng mình đang dạy dỗ chúng. Nói chung, cha mẹ kỷ luật con cái theo ba cách khác nhau: 1) Bằng cách làm gương, 2) bằng lời nói và sự chỉ dẫn và thứ 3) bằng cách sửa phạt.
1. Kỷ luật bằng cách làm gương. Lần nọ, một bà mẹ nhiếc móc cậu con mười tuổi vì đã đi đóng một đôi giày trên hai trăm ngàn. Nhưng đứa con trai chống đối, “Nhưng mẹ mới vừa mua một cái Tivi để xài riêng, nó còn mắc hơn đôi giày của con nhiều. Còn cái Tivi cũ mẹ định làm gì?” Bà mẹ ngồi trong góc phòng vừa cười lớn vừa búng tay, “Thôi, thôi đừng làm triết gia nữa.” Hay khi thấy ông cha muốn dạy đứa con bốn tuổi tính siêng năng bằng cách bảo nó hãy giúp mẹ dọn cơm. Thằng bé lý luận, “Nhưng còn ba thì sao?”. Ba nó hay nằm dài trên giường cả nửa ngày mà chẳng làm gì cả. Cách sống của chúng ta, những điều chúng ta xem là ưu tiên, những gì chúng ta nuôi dưỡng hay thường xuyên bàn bạc sẽ phản ảnh những giá trị về đạo đức và tâm linh của chúng ta nhiều nhất. Và chúng ta thường hay truyền đạt những điều này lại cho con cái một cách vô ý thức. Đây là chỗ mà chúng ta bộc lộ sự mâu thuẫn của mình. Các bậc phụ huynh Cơ Đốc thường hay nói về những giá trị và nguyên tắc đạo đức của Kinh Thánh nhưng trong đời thường thì lại bám víu vào những tiêu chuẩn của thế gian. Bậc cha mẹ nào hay có tánh phóng đại, hay quan trọng hóa vấn đề thường có những đứa con khoe khoang và xem mình là nhất. Giống như một bé gái ưỡn ngực giữa đám bạn cho rằng chúng kém may mắn hơn nó và nói: “Mẹ tao nói tụi bay là một bầy vịt xấu xí, chỉ có một mình tao là đẹp nhất.” Vừa tức cười vừa thấy bi thương vì thật ra nó chỉ là một đứa rất thường. Dầu sao đi nữa, con cái vẫn soi mình vào chúng ta. Và chúng ta không thể nào trốn thoát được. Tinh thần ham muốn vật chất của chúng ta, sự tham lam, cách cư xử không hay đối với người khác, hoặc một tinh thần yêu thương, vẻ bình thản, sự kiên nhẫn của chúng ta...bất cứ điều gì chúng thấy nơi chúng ta đều theo bản năng mà phản ảnh lại qua thái độ và cách cư xử của chúng. Trừ khi chúng đã có một đời sống kinh nghiệm Chúa riêng tư rất sâu đậm còn không thì chúng sẽ sống giống y như chúng ta đã sống vậy. Sứ đồ Phao Lô nói trong IICo 2Cr 2:15 rằng, “Vì chúng tôi ở trước mặt DCT và mùi thơm của Đấng Christ ở giữa kẻ được cứu và ở giữa kẻ bị hư mất”. Và anh em là bức thư của Đấng Christ...” Kỷ luật cao trọng nhất mà chúng ta có thể dạy con cái là chính đời sống của mình. Cách tốt nhất để kỷ luật con cái là dạy chúng bằng chính đời sống có kỷ luật của chúng ta. Không có hình thức ghi khắc tinh thần tin kính nào bền lâu và sâu xa cho bằng một đời sống Cơ Đốc được bày tỏ. Ba năm nhận biết Chúa và nhìn xem cách Ngài giải quyết những nan đề hằng ngày đã rèn luyện các môn đồ trở nên giống như Ngài. Khi lấy Đấng Christ làm gương mẫu và quan tâm nhiều hơn đến cách sống của mình trước mặt con cái, chúng ta sẽ trở nên những bậc cha mẹ tốt đẹp hơn.
2. Kỷ luật bằng lời nói và sự chỉ dẫn. Lời nói thật có sức mạnh rất lớn. Nhưng nếu xuất phát từ một đời sống vững vàng, lời nói sẽ có sự khuất phục càng hơn. Hầu hết các bậc cha mẹ tại Philippine đều có tài giảng hay. Đây là điều mà chúng ta không nên xao lãng. Con cái cần được dạy dỗ và nhắc đi nhắc lại mãi về những điều cao trọng, tốt đẹp và đúng đắn. Tuy nhiên, lời dạy dỗ không chỉ đến sau khi con cái làm điều sai quấy mà thôi. Kỷ luật bằng cách nhắc nhở đến một đời sống tin kính là phương cách rất phong phú nếu bậc cha mẹ chịu để ý đến những gì đang xảy ra chung quanh họ mỗi ngày. Có lần một thằng bé bảy tuổi che mặt với vẻ bất mãn khi ngồi vào bàn ăn và kêu lên, “Mẹ ơi, lại cà tím nữa!” Nó ghét loại rau đậu này lắm đến nỗi có thái độ cầu nguyện hết lòng mỗi khi thấy trong giỏ đi chợ của mẹ không có cà tím. Mẹ nó hỏi một câu về sự kiện trong đời sống hàng ngày, “Con có biết nước Biafra nằm ở đâu không? Thằng bé ngẩng mặt lên và hỏi, “Để làm gì vậy mẹ?” Mẹ nó trả lời, “Đó là một nước đang có chiến tranh ở bên Châu Phi, và con có biết điều gì đang xảy ra cho vô số con nít ở bên đó không?” Dạ con không biết, mẹ kể cho con nghe chuyện đó đi.” Vâng, chúng nó đang bị chết dần chết mòn. Chúng rất ốm, chỉ có da bọc xương mà thôi và cái bụng thì thật bự.” Mắt nó mở lớn và miệng hả ra, “Tại sao vậy mẹ?” “Vì chúng không có đủ cà tím để ăn. Vì chiến tranh nên ba mẹ chúng không thể trồng cà được. Họ còn phải bỏ nhà chạy vì đôi bên đánh nhau nữa. Con không nghĩ rằng Chúa Jêsus thật quá tốt lành khi Ngài cho chúng ta có cà tím, cá và cơm để ăn sao? Mẹ nghĩ bây giờ đến phiên con cầu nguyện.” Không những thằng bé tạ ơn Chúa vì đã ban cho nó cà tím nhưng còn cầu nguyện cho những đứa bé bụng bự nữa. Và hôm ấy nó ăn nhiều cà tím. Từ đó trở đi, nó vẫn ăn cà tím mặc dầu không thích lắm. Thay vì phê phán, la mắng con cái nặng nề, các bậc cha mẹ nên bày tỏ lòng khen ngợi khi con cái đạt được điều gì đó, dầu chỉ là những việc nhỏ thôi. Ban thưởng hoặc khích lệ chúng với lời khen ngợi chân thật sẽ giúp chúng rộng lượng với người khác. Ngoài ra, cách dạy dỗ con như thế còn giúp chúng khôn lớn và tự tin vào chính mình nữa. ChCn 17:24 nói rằng việc kỷ luật bằng những lời nói dịu dàng, tử tế có sức mạnh kinh khủng. Chúng ta nên thường xuyên dùng cách này hơn là sử dụng tật nói dai và la hét chỉ đem đến chứng cao áp huyết và đau tim. Việc kỷ luật bằng lời nói và dạy dỗ con cái phải được xem là điều tự nhiên trong đời sống. Nó phải xảy ra như một chuyện bình thường hàng ngày. Trong PhuDnl 6:4-7, chúng ta có lời hướng dẫn dành cho cha mẹ, “Hỡi Ysơraên hãy nghe, Giêhôva DCT chúng ta là Giêhôva có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giêhôva DCT ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi, khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy.”
3. Kỷ luật bằng hình phạt Cũng giống như nhiều Mục sư khác, một Mục Sư cao tuổi đã sốt sắng canh giữ những hình ảnh ở nơi công cộng của ông thời niên thiếu. Có nghĩa là ông giới hạn con cái vào những sinh hoạt có thể tạo chúng theo những hình ảnh ấy. Tuy nhiên, cậu út của ông không phải là đứa dễ bị phỉnh dỗ hay dọa nạt Vị Mục sư cao tuổi này nói, “Khi thằng con út của tôi còn nhỏ, chỉ có cái lưỡi của nó là không bị bầm dập mỗi khi bị ăn đòn mà thôi. Nhưng bất chấp việc kỹ luật của tôi, nó là cái mụt nhọt nhức nhối của gia đình.” Con ông chống đối tất cả những gì có dính dáng đến ông. Nó sống cuộc đời trụy lạc khiến ông phải bị đau đớn cực độ. Đối với nhiều bậc phụ huynh tại Philippine, khi nói đến kỷ luật là họ nghĩ ngay đến một sợi dây nịt hay một cây roi cầm trên tay, một cú đá vào mông, béo tai, mắng nhiếc cùng với một cơn giận điên người. Rủi thay, kỷ luật là điều còn cao trọng hơn sự cướp đoạt vô tình như thế về phía cha mẹ. Hơn là trút giận lên con vì mới cãi lộn với vợ hoặc chồng. Hoặc chúng ta bực bội vì cuộc viếng thăm của nhà chồng. Hay vì không được ngủ thẳng giấc. Chúng ta phải phạt con cái với mục đích muốn sửa sai chúng, nghĩa là đặt con trẻ vào một đường hướng đúng đắn. Đôi khi con trai tôi đến hỏi tôi, “Mẹ ơi, tại sao hôm qua mẹ đánh con?” Thật sự là tại sao? Tôi chẳng còn nhớ lý do, cả con tôi cũng vậy. Việc đánh đòn của tôi với tất cả sức mạnh đã chẳng dạy được nó bài học gì. Tuy nhiên, chúng ta không có ý nói rằng roi vọt không còn ích lợi nữa. Bậc cha mẹ nào thật sự yêu thương con cái mình nên thường xuyên dùng roi vọt nếu thấy cần thiết và phải dùng một cách khôn ngoan. Vua Salômôn nói rằng, “Những thương tích và dấu vít làm cho sạch điều ác, roi vọt thấm vào nơi kín đáo của lòng. Vì sự ngu dại vốn buộc vào lòng con trẻ, song roi răn phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó. Vì thật ra “roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan, còn con trẻ phóng túng làm mắc cỡ cho mẹ mình.” ChCn 20:30; 22:15; 29:15. Nếu chúng ta tin rằng việc kỷ luật là nhằm ích lợi cho một người cách toàn diện thì chúng ta nên bắt đầu công việc ấy khi trẻ còn nằm nôi. Đứa trẻ nào không được dạy dỗ ý nghĩa của những từ “không” và “đừng” vào những ngày đầu đời, sẽ là một đứa trẻ khó được chấp nhận khi nó lớn hơn một chút. Một số bậc phụ huynh nói rằng con trẻ một tuổi thì biết gì, cho nên chúng được phép làm bất cứ thứ gì chúng muốn. Nói như vậy là không đúng. Một đứa bé có thể hiểu được rất nhiều thứ. Chẳng hạn như tại sao một đứa bé ngừng khóc khi bạn bế nó lên và lại gào khóc khi bạn thả nó xuống? Điều này chứng tỏ đứa bé được nuôi dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh, mỗi lần tả ướt thì được thay...Thông thường, nó làm như vậy vì nó biết chắc bạn sẽ phản ứng như thế nào. Vì thế, thói quen đòi bồng ẵm trở thành căn bệnh đau lưng cho hầu hết các bà mẹ. Nhiều nhà tâm lý trẻ con tin rằng sáu năm đầu đời của một đứa trẻ là giai đoạn quan trọng nhất. Hầu hết những thói quen, sự suy nghĩ, cách thưởng thức và điều chúng cho là có giá trị được hình thành trong những năm này. Đây là những năm mà cha mẹ nên dành sự chú tâm đặc biệt nhất đến cách nuôi dưỡng con cái. Trở lại với vấn đề thực tế, chúng ta thắc mắc: Vậy những lãnh vực kỷ luật nào giúp gây ấn tượng sâu đậm nơi một đứa trẻ trong khi nó còn dễ tiếp nhận và dễ uốn nắn? Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ chúng ta cần xem cách nuôi dạy con cái giữa những bậc cha mẹ Philippine theo sự quan sát và nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và xã hội học. Mặc dầu chúng ta không thể nói chung rằng tất cả những quan sát dưới đây đều đúng với các bậc phụ huynh Á Châu, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết chắc rằng một vài đặc điểm dưới đây phản ảnh khuynh hướng chung của nhiều gia đình Á Châu. Một cuộc nghiên cứu về gia đình người Philippine đã nói rằng: Những đứa trẻ trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha, được nuôi dưỡng trong không khí yêu thương và bảo bọc, nuông chìu và ở dưới uy quyền của cha mẹ đặc biệt trong những năm chúng còn bé. Tôn trọng người trên mình là một đức hạnh được ghi khắc sâu đậm...Cha mẹ mong muốn trẻ phải yên lặng và biết thuận phục hơn là muốn chúng tháo vát và nắm quyền...Đứa trẻ ít bị buộc phải thành công trong công việc, chẳng hạn như phải phát triển những kỷ năng đặc biệt hoặc được đo lường theo những tiêu chuẩn thực hành chính xác...Nếu chúng tích cực thực hiện những công việc mới mẻ sẽ bị nản chí: đứa nào thử nhưng gặp thất bại sẽ bị la rầy vì đã không nhờ người lớn giúp đỡ. Một điều nữa đáng để cho các bậc phụ huynh Cơ Đốc phải lưu ý cách đặc biệt là: “Đứa trẻ cũng học biết rằng người lớn chẳng đáng tin cậy chút nào, những hứa hẹn của họ chẳng qua chỉ là những lời nói vẽ vời cho đẹp lòng người khác chứ thật ra rất ít dính dáng đến việc làm.” Hẳn nhiên từ sự nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng các bậc cha mẹ có những mặt mạnh cũng như những mặt yếu khi bàn đến vấn đề kỷ luật con cái. Chẳng hạn như việc nhấn mạnh đến sự tôn trọng và vâng lời được dạy dỗ với những mục đích hợp lý không phải chỉ làm đẹp lòng người khác về mặt xã hội nhưng đó còn là sự dạy dỗ lành mạnh của Kinh Thánh. Yêu thương và bảo bọc con cái là bản năng mạnh mẽ của bậc cha mẹ ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, có những lãnh vực trong việc dạy dỗ con cái cần được thay đổi. Những điều sau đây rất đáng để chúng ta xem xét:
1. Dường như có một nhu cầu cần nhấn mạnh đến tính độc lập và tích cực nơi con cái chúng ta. Điều này trở thành quan trọng hơn khi chúng ta suy xét đến những bậc phụ huynh hay có khuynh hướng quá bảo bọc con từ khi chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, đồng thời cha mẹ lại tò mò mong đợi con cái có thể hành động và tự quyết định một khi chúng đã đến tuổi trưởng thành. Khả năng thực hiện những sự chọn lựa và hành động độc lập bắt đầu khi một người còn rất nhỏ. Chúng ta có thể làm thấm nhuần quan điểm này trên con trẻ bằng cách cho phép chúng tự lựa chọn những điều không ảnh hưởng đến sự xáo trộn, bình an và thứ tự của gia đình. Cho trẻ tự tắm và tự làm vệ sinh, cho nó tùy ý chọn lựa quần áo, trò chơi, tự do sử dụng số tiến mà bạn cho nó, hoặc muốn đeo đuổi những sở thích nào cứ tùy ý... là một số lãnh vực mà bạn tập cho con cái tự lập. Cha mẹ không cần phải xen vào từng chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống con cái. Chúng ta nâng cao sự phát triển nhân cách bằng cách cho chúng một số tự do nào đó để chúng thấy rằng chúng là một con người thật. Có lần cậu con bốn tuổi của tôi đem về nhà một lon sắt rỉ sét hoen ố đựng nòng nọc trong nước bùn đen ngòm. Nó đặt cái lon quí ấy lên đầu tủ quần áo và không muốn ai động đậy vào hoặc dời chỗ vì sợ rằng những con nòng nọc sẽ không biến thành ếch. Tôi không muốn nhìn vào mà cũng chẳng muốn quan tâm đến cái lon ấy. Từng ngày cậu con tôi cứ loan báo bao nhiêu con đã bị chết và thương tiếc cho từng con. Nếu không thấy cái lon ấy là thân thương và quan trọng đối với cậu con chắc tôi đã vứt nó từ lâu. Tôi nghĩ tốt hơn là nó cũng tự khám phá được một số điều. Cuối cùng thì hai tuần lễ sau chúng tôi cũng ném lon ấy khi những con nòng nọc đã chết hết. Qua kinh nghiệm và quan sát, tôi khám phá ra rằng những trẻ nào tự chế đồ chơi cho chúng sẽ vui thích với những món ấy hơn là đồ chơi mua ngoài chợ. Cũng giống như những bé trai khác, mấy đứa con trai của tôi rất mê chơi trò “chiến tranh”. Ban đầu chúng tôi mua cho chúng mấy khẩu súng lục bằng nhựa có cả bao súng. Nhưng không giữ được lâu, vì chúng tò mò về những máy móc bên trong nên đã tháo ra thành nhiều mảnh và không bao giờ chịu ráp lại. Vợ chồng tôi bảo chúng nên tự chế súng nếu muốn chơi trò “chiến tranh”. Ba chúng cho chúng mượn nào là cưa, búa, một mớ gỗ thừa và mấy cây đinh đã dùng rồi. Mấy đứa con trai chăm chỉ mày mò chế tạo đồ chơi không nghỉ tay chút nào. Trong hai ngày chúng chẳng làm gì cả ngoài việc chế tạo súng ngắn súng dài đủ cỡ đủ loại. Sau đó, căn nhà tôi trở thành kho chứa vũ khí đạn dược cho tất cả những đứa trẻ chung quanh trong một thời gian dài. Mỗi lần công bố có “chiến tranh” là lũ chúng ùa vào nhà tôi để lấy vũ khí. Sau chúng lại bắt đầu chán và tặng nhà bếp để làm củi. Tuy nhiên, điều tốt nhất là chúng vẫn còn rất cảnh tỉnh khi có một “cuộc chiến” nữa xảy ra. Không biết vì sao mà trẻ con có vẻ chẳng quan tâm đến vẻ đẹp hoặc sự khéo léo của những món đồ chơi của chúng. Nhưng điều quan trọng hơn chính là sự hấp dẫn của những món đồ chơi do chúng tự sáng tạo và chúng cảm nhận những món ấy thật sự thuộc về mình. Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ đã sai lầm khi cho rằng càng mua cho con nhiều đồ chơi thì càng làm cho chúng hạnh phúc hoặc thỏa lòng. Không phải như vậy đâu. Trẻ con thấy vui thích nơi những món đồ chơi mà chúng được dự phần vào và thật sự gọi là của chúng. Không gì có thể so sánh với những món đồ chơi chúng tự chế cả. Mua cho chúng một bộ đồ nghề sẽ rất ích lợi cho chúng về lâu về dài trong việc phát triển tính tích cực, tính sáng tạo và tinh thần tiết kiệm.
2. Tính siêng năng chăm chỉ trong công việc là một yếu tố khác mà chúng ta cần dạy cho con cái. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách sắp xếp chúng thành những thành viên trong đội làm việc tại nhà. Thỉnh thoảng treo một bảng phân chia công việc ở một chỗ mà ai cũng thấy được chỉ để gây ấn tượng nơi con trẻ rằng mọi người trong nhà đều phải làm việc cũng là điều rất khôn ngoan. Thấy hoặc biết rằng tên mình được liệt kê trên bảng danh sách cũng làm cho chúng hãnh diện vì mình thuộc về gia đình này và đã lớn đủ để được kể tên. Chúng ta có thể dạy dỗ một đứa bé ở tuổi vườn trẻ tập tành làm một số việc trong nhà. Chúng có thể giúp mẹ dọn cơm, lau chùi bụi ở những chỗ nào chúng với tới, nhặt đồ chơi, dọn giường, lượm rác, tưới nước vài chậu kiểng và nhiều việc nhỏ nhỏ khác. Một đứa bé lớp tiểu học có thể được giao cho những công tác thích hợp với tuổi, khả năng và những gì có sẵn nơi chúng. Chúng có thể giúp mẹ rửa chén bát trong những ngày nghỉ học, lau bàn, giặt vớ và khăn tay, tự đánh giày, tự chuẩn bị quần áo cho những ngày đi học, quét nhà, làm việc ngoài vườn hoặc gom củi lại để nhà bếp dùng. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử giao phó cho con cái những công việc mà chúng có thể làm tốt trong một thời gian hợp lý, và không đòi hỏi sức lực hoặc sự kiên nhẫn của chúng cách quá đáng. Nếu không làm như thế, chúng sẽ bị giới hạn, bị nản lòng và sẽ suy nghĩ đến công việc như những sinh hoạt chán ngắt. Chỉ định cho con một công tác nhất định không những làm cho chúng thấm nhuần tinh thần trách nhiệm và giá trị của chính mình mà cùng lúc ấy chúng ta còn có thể nuôi dưỡng một sự hiệp tác trong gia đình. Là cha mẹ chúng ta phải làm gương cho con cái trong việc thực hiện công việc cách hết lòng và tinh thần vui vẻ. Một bà mẹ hay than van, lúc nào cũng thực hiện công việc nhà với những lời lằm bằm không thể trông mong con mình có tấm lòng vui thỏa trong công việc được. Cha mẹ cũng có bổn phận làm cho con cái cảm nhận rằng sự góp phần của chúng trong công việc là điều quan trọng và có giá trị. Như tôi có nói, dầu đối với trẻ con hay người lớn chúng ta không bao giờ nên hà tiện lời khen và sự tán thưởng về hành động yêu thương mà người thân yêu đã thực hiện cho chúng ta.
3. Dạy dỗ con cái biết sử dụng những thì giờ nhàn rỗi cách khôn ngoan là một lãnh vực mà hầu hết các bậc phụ huynh đều lơ là hoặc bỏ mặc. Khi con cái chúng ta có giờ nhàn rỗi, chúng sẽ đi đâu và làm gì? Chúng ta có biết không? Những bậc cha mẹ quá bận rộn thường chẳng biết đến. Giữ con ở trong nhà là một khuynh hướng đang lan rộng của những bậc phụ huynh có khả năng mua một bộ ti vi. Nhưng đây không phải là cách dạy dỗ con cái sử dụng thì giờ nhàn rỗi. Các bậc phụ huynh là Cơ Đốc Nhân phải nhận biết rằng hầu hết những lời dạy dỗ về đạo đức mà chúng được thâu nhận trong 30 phút của giờ lễ bái gia đình sẽ bị quên lãng cách dễ dàng và không muốn thực hành chỉ vì một buổi chiều thoải mái được xem những chương trình Tivi khiêu dâm, phim hung bạo, tội ác hoặc hài kịch rẻ tiền. Vì thế, trong những gia đình có ti vi, cả cha mẹ và con cái cần phải đồng ý với nhau về thời lượng cũng như những chương trình mà con cái được xem. Sự thật là không phải chương trình nào của tivi đều gây một ấn tượng lành mạnh và tốt đẹp nơi con trẻ. Vì thế, cha mẹ nên lựa chọn cho con là điều khôn ngoan hơn. Trong những gia đình không có sự chọn lựa cẩn thận thì sự rối reng sẽ cùng xảy đến khi mua chiếc Tivi. Cả gia đình không còn ngồi quanh bàn trong giờ cơm để trao đổi những câu chuyện hoặc kinh nghiệm trong ngày. Mỗi người tự bưng một tô cơm, miệng nhai nhóp nhép cách lơ là, mắt dán chặt vào màn ảnh . Lúc ấy gia đình có đang tồn tại hay không cũng chẳng biết. Có đứa còn chẳng thèm ăn cho đến khi chương trình mà nó ưa thích được chấm dứt. Cải vã nhau vì chương trình mình đang xem là điều bình thường. Nếu Tivi là để dùng trong những thì giờ nhàn rỗi, giải trí và nhận thông tin, thì chúng ta nên dùng nó vào những giờ chúng ta nhàn rỗi và những khi muốn biết tin tức. Nó phải phục vụ chúng ta chứ đừng để chúng ta làm nô lệ cho nó. Tivi làm mê hoặc khiến người ta có khuynh hướng lười biếng và muốn ngồi không. Những bậc cha mẹ siêng năng sẽ không thích phát triển những tâm tánh như thế nơi con cái mình. Còn xinê thì sao? Trong một số gia đình, việc giải trí bằng cách đến những rạp chiếu bóng là chuyện bị gạt phăng khỏi cần bàn. Họ không tin rằng phim ảnh có