Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Loan Báo Tin Mừng




Trước khi về trời, Thầy Giêsu đã nhắn nhủ các môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16:15.20).
Marco còn hoà theo: Các Môn đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông.
Trước hết, chúng ta duyệt lại một số cách loan báo Tin Mừng nhan nhản trước mắt:
Nếu bạn cho rằng: Loan báo Tin Mừng là công bố Lời Chúa trước cộng đoàn theo lịch trình sẵn có.

HÃY SỐNG NHƯ BÔNG HỒNG



Vài bông hồng điểm tô cho ngày sống của bạn.


Mỗi sáng thức dậy dưới ánh mặt trời tôi thấy mình hạnh phúc vì còn sống.

Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi quyết định hôm nay phải là ngày tuyệt vời. 

Hãy mở lòng ra như bông hồng giang rộng cánh.

Hoa thích kết thành bó thành chùm, có đâu loài hoa đơn độc.

CHÔN SỐNG




“Chôn một người đang còn sống có là tội ác không?”

Giữa dòng đời đang trôi chảy với mọi sự được coi là bình thường, nó tự hỏi như thế vì chợt giật mình nhận ra một vấn đề, một vấn đề rất thường nhưng lại rất hại, có chi tiết nhỏ nhưng hậu quả lại to. Nó thấy rợn người dẫu rằng đối với một kẻ vô tâm thì cái rợn người ấy chỉ là biểu hiện của một sự nhạy cảm quá đáng. Ngày xưa nó cũng thế. Nhưng gần đây, chứng kiến một biến cố, nó chợt nhận ra điều quý giá nhất của cuộc đời một con người và từ đó nó hạ quyết tâm sống nghiêm túc cái gọi là tương quan.

ĐẠI THỤ VÀ CÂY SẬY




Tại một khu rừng nọ, có một cây đại thụ và một cây sậy mọc gần nhau đã từ nhiều chục năm. Đôi bên vẫn thường tâm sự qua lại mặc dù một bên thì sừng sững cao ngất trời xanh, một bên thì mảnh mai không quá đầu người. 

Một hôm, đôi bên luận bàn về sức mạnh của nhau. 

Sậy khiêm nhường nói: “Tôi biết thân phận bé nhỏ của tôi không bằng anh nhưng tôi nghĩ tôi an toàn hơn anh”. 

TÌNH BẠN TRONG ĐỜI




Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.

Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.

Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hoà, ấm áp.

Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này.

Đức Chúa Trời ở Mỹ Quốc (Phần 1)


Pastor  Peter Le Van

1. Sương mờ Portland

  Tôi thức dậy thật sớm để kịp đến trường.  Thời tiết Portland những ngày đông rét buốt.  Bên ngoài, tuyết rơi trắng xóa. Khoác thêm một cái vest thật dày cho đỡ lạnh, nhưng tôi phải co rút đầu xuống để bước đi. Đường phố vẫn còn vắng lặng dường như người ta đang ngủ say.  Tôi đứng chờ xe buýt hơn mười phút mà vẫn không thấy nó ở đâu.  Tôi nhắm mắt cầu nguyện: “Chúa ôi! Con không muốn đến lớp trễ hôm nay xin Ngài cho xe buýt đến kịp giờ. Con cảm ơn Chúa!” Cầu nguyện lần thứ nhất, mở mắt ra chẳng thấy gì, lần thứ hai vẫn chưa có gì thay đổi. Nhưng lần thứ ba, vừa mở mắt ra, một chiếc xe hơi màu bạc cũng vừa trờ tới.  Như cái máy, tôi đưa tay vẫy xin quá giang.  Xe dừng lại đột ngột. Một người thanh niên da trắng trạc tuổi ba mươi ra dấu bảo tôi lên xe.  Tôi mừng quýnh chưa kịp nói điều gì ngoài lời cảm ơn thì anh ta lên tiếng:

- Anh không biết tôi, nhưng tôi biết anh, chúng ta cùng trường và cùng lớp.
Tôi hết sức ngạc nhiên:
- Thế à? Cảm ơn Chúa!

Đức Chúa Trời ở Mỹ Quốc (Phần 2)

4. Đức Giê-hô-va sẽ chiến cự

       Trở lại San- Diego, lòng tôi thật vui mừng vì được sống chung với những người ruột thịt của mình.  Tuy nhiên, nỗi ưu tư vẫn cứ đè nặng vì giấy tờ di trú chưa hợp pháp.  Hỏi thăm một văn phòng luật sư người Mỹ qua trung gian một người Việt Nam. Việc trước hết là phải nộp hai nghìn đô-la để bắt đầu thủ tục hồ sơ.  Con gái tôi hỗ trợ tiền bạc vì nó qua Mỹ trước vừa đi học, vừa đi làm nên cũng có thu nhập đôi chút.  Thế nhưng, sau khi nhận tiền, người trung gian bỏ đi biền biệt mấy tháng sau ngày đám cưới.  Đến khi trở về, tôi hỏi thăm diễn tiến của thủ tục giấy tờ, cậu ta trả lời tỉnh bơ:

- Tôi còn phải lo hàng trăm cái “cases” khác, chứ không lẽ chỉ sống nhờ vào số tiền của chú! 


Tôi đã nhận ra chân tướng của sự thật.  Trước khi lấy tiền cọc, miệng lưỡi có vẻ ngọt ngào thân mật, nhưng sau đó lại giở chứng.  Tuy không vui lắm, nhưng khi nghĩ đến Chúa, nên tôi vẫn ôn tồn :

Đức Chúa Trời ở Mỹ Quốc (Phần 3)


9.  Đức Chúa Trời Thay Đổi Tình Trạng Thai Nhi

Con gái đầu của chúng tôi có thai đứa con thứ nhì đã nhiều tháng. Đi khám thai và xét nghiệm nhiều lần, bác sĩ báo cho biết tình trạng của đứa bé không ổn.  Thai nhi có triệu chứng bệnh đao.  Khám đi khám lại nhiều lần, kết quả vẫn không thay đổi.  Cha mẹ của cháu buồn rầu vì biết rằng đứa bé sẽ ra đời trong tình trạng không những đáng thương cho cuôc đời chính đứa bé, mà còn cả gia đình nội ngoại, nhất là nỗi đau xót của những người sinh ra chúng!


        Chúng tôi đặt vấn đề ưu tiên cầu nguyện với Chúa kể từ ngày biết tin như vậy.  Gần đến ngày sinh nở, bác sĩ khám lần cuối cùng thì cho biết thai nhi vẫn bình thường.  Nỗi lo lắng của những người thân vẫn còn nguyên vẹn vì cứ nghĩ rằng bác sĩ họ chỉ an ủi gia đình thôi.  Riêng bản thân chúng tôi, hoàn toàn tin cậy nơi tình yêu của Cứu Chúa Jê-sus. Ngài có quyền kêu La-xa-rơ đã chôn trong mồ mả bốn ngày sống lại, chữa lành cho người què được đi, người đui được sáng, v.v…thì há Chúa chẳng làm thay đổi tình trạng của thai nhi sao?  Không có gì bất năng đối với Chúa; chỉ có điều tấm lòng của chúng ta có thật sự trông cậy nơi Ngài không?

CHỜ ĐỢI CHÚA JESUS TÁI LÂM


Là tín đồ, nếu chúng ta sống một đời sống trong Đức Chúa Trời Tam Nhất, là đời sống được thánh hóa, thuộc linh, đắc thắng, làm một linh với Chúa theo những gì được bàn đến trong mười bài học của quyển này, chắc chắn chúng ta sẽ chờ Chúa đến với lòng náo nức mong đợi.
I. LỜI HỨA CỦA CHÚA
1) “Con Loài Người [tức Chúa] sẽ đến” (Ma-thi-ơ 16:27, nguyên văn); “Ta [tức Chúa] đến mau chóng” (Khải-thị 22:20).
Trong hai phần này và trong nhiều câu Kinh Thánh khác trong Tân Ước, Chúa hứa rõ rằng Ngài sẽ trở lại.

BƯỚC ĐI THEO LINH


Vâng phục sự dạy dỗ của sự xức dầu, trong bài học trước, và vâng phục cảm nhận của sự sống, trong bài ba mươi hai, là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Cũng vậy, đề tài của bài học này — bước đi theo linh — và vâng phục sự dạy dỗ của sự xức dầu, trong bài trước cũng chỉ là một. Vì vậy, ba điều này, vâng phục cảm nhận của sự sống, vâng phục sự dạy dỗ của sự xức dầu, và bước đi theo linh — chỉ là ba phương diện của cùng một điều. Vâng phục cảm nhận của sự sống có liên quan đến Đấng Christ là sự sống và là vấn đề sự sống; vâng phục sự dạy dỗ của sự xức dầu có liên quan đến sự xức dầu hay chuyển động của Thánh Linh như dầu xức và là vấn đề Linh sự sống; bước đi theo linh liên quan đến bước đi của chúng ta theo linh hòa lẫn, và không những là vấn đề Linh sự sống mà còn là vấn đề linh tái sinh của chúng ta. Ba điều này liên kết Đấng Christ tức sự sống, Linh của sự sống, và linh được tái sinh của chúng ta lại với nhau. Đấng Christ là sự sống làm cho chúng ta có cảm nhận của sự sống, sự xức dầu và chuyển động của Thánh Linh làm cho chúng ta được Linh dạy dỗ, và sự việc chúng ta được hòa lẫn với Linh sự sống của Chúa thành một linh làm cho chúng ta bước đi trong linh mình theo cảm nhận của sự sống Chúa, là điều đến từ chuyển động của Linh sự sống. Đó là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-các-quá-trình hòa lẫn chính Ngài với chúng ta làm một. Sự hòa lẫn này ở trong Đấng Christ, là Đấng đã trở nên Linh ban-sự-sống, nhờ Linh sự sống là biểu hiện sau cùng của Ngài, và trong linh tái sinh của chúng ta. Kết quả là Đức Chúa Trời Tam Nhất hoàn thành gia tể Tân Ước của Ngài, tức là gia tể đời đời của Ngài.

VÂNG PHỤC SỰ DẠY DỖ CỦA SỰ XỨC DẦU


Vâng phục sự dạy dỗ của sự xức dầu là điều có liên quan mật thiết đến việc vâng phục cảm nhận của sự sống được bàn đến trong bài học trước. Vâng phục cảm nhận của sự sống liên quan đến Đấng Christ là sự sống bên trong chúng ta, trong khi vâng phục sự dạy dỗ của sự xức dầu liên quan đến chuyển động của Thánh Linh trong chúng ta. Vấn đề trước thuộc về sự sống, còn vấn đề sau thuộc về Linh. Cả hai chỉ là một điều, tức là sống trong Linh sự sống, sống và bước đi bằng cách đi theo sự hành động của luật sự sống, và sống một đời sống thuộc linh, đắc thắng, bày tỏ Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Đấng Christ.
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ XỨC DẦU
1) “Còn các con đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh” (1 Giăng 2:20); “Ơn xức dầu mà các con đã nhận được nơi Ngài vẫn cứ ở trong các con” (1 Giăng 2:27).
Theo biểu tượng học của Kinh Thánh, dầu xức chỉ về Thánh Linh mà Đức Chúa Trời xức cho những ai Ngài muốn sử dụng (Lu 4:18). Sự xức dầu thánh là sự chuyển động của Thánh Linh như dầu xức trong chúng ta. Đó không những là dầu xức mà còn là sự xức dầu, không những chỉ về Thánh Linh mà còn là sự chuyển động của Thánh Linh. Đó là sự xức dầu và chuyển động liên tục mà chúng ta nhận được từ Đấng Thánh là Cha và Con, và vẫn cứ ở trong chúng ta.

VÂNG PHỤC CẢM NHẬN CỦA SỰ SỐNG


Khi chúng ta tin vào Đấng Christ và được liên kết với Ngài trong sự sống, sự sống Ngài trong chúng ta sinh ra một cảm nhận của sự sống; là những người liên kết với Ngài, làm một linh với Ngài, kinh nghiệm Ngài, đây là điều chúng ta phải chú ý và vâng phục trong đời sống thuộc linh của mình.
I. NHỮNG ĐIỀU TÍN ĐỒ CÓ KHI HỌ ĐƯỢC CỨU
Để vâng phục cảm nhận của sự sống, chúng ta phải biết sáu điều chúng ta có khi được cứu.
A. Ánh Sáng Của Sự Sống
1) “Ai có Con thì có sự sống” (1 Giăng 5:12); “Sự sống là sự sáng của loài người” (Giăng 1:4).
Giây phút chúng ta tiếp nhận Con Đức Chúa Trời làm Cứu Chúa mình, chúng ta có Con Đức Chúa Trời và có sự sống, vì sự sống ở trong Ngài (1 Giăng 5:11). Sự sống này là sự sáng của loài người. Cho nên vì chúng ta có sự sống này, chúng ta cũng có sự sáng của sự sống chiếu sáng bên trong mình.

SỐNG TRONG MỐI TƯƠNG GIAO CỦA SỰ SỐNG


Một khi tin vào Chúa, chúng ta có sự liên hiệp với Ngài trong sự sống. Sau đó sự sống này đem chúng ta vào trong mối tương giao của sự sống mà trong đó chúng ta phải sống, tương giao với Đức Chúa Trời và chia sẻ mọi sự phong phú của Ngài. Chúng ta nên biết điều này, chú ý đến điều này và thực hành điều này ngay sau khi được cứu.
I. MỐI TƯƠNG GIAO CỦA SỰ SỐNG
1) “... chúng tôi... truyền cho anh em sự sống ấy, tức là sự sống đời đời... hầu cho anh em cũng được tương giao với chúng tôi. Thật, chúng tôi vẫn được tương giao với Cha và với Con Ngài là Giê-su Christ” (1 Giăng 1:2-3).
Một khi tin vào Chúa và nhận lãnh sự sống đời đời, là điều được thuật lại cho chúng ta, sự sống đời đời đem đến cho chúng ta mối tương giao của sự sống, dòng chảy của sự sống, để có thể có sự tương giao, có một dòng chảy giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Mối tương giao này mang chính Đức Chúa Trời và mọi sự phong phú của Ngài vào trong chúng ta để chúng ta dự phần và nhận lãnh.

MỘT LINH VỚI CHÚA


Chúng ta có thể kinh nghiệm Đấng Christ và nhận lấy Đấng Christ làm mọi sự vì chúng ta đã trở nên một linh với Ngài. Đó là một huyền nhiệm sâu thẳm, nhưng đó là một sự kiện chắc chắn mà mỗi người trong chúng ta, là những người đã tin vào Đấng Christ và liên kết với Ngài trong sự sống thần thượng của Ngài, phải tin, xưng nhận và thực hành.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ LINH
1) “Đức Chúa Trời là Linh” (Giăng 4:24).
Điều này nói về bản chất của Đức Chúa Trời. Theo yếu thể tính thần thượng, Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời Tam Nhất trọn vẹn, là Linh.

NHẬN ĐẤNG CHRIST LÀM MỌI SỰ


Khải thị chính yếu trong Tân Ước, đặc biệt qua các Thư Tín của Phao-lô, là chính Đấng Christ, tức Đấng mà Đức Chúa Trời trong gia tể của Ngài đã chuẩn bị sẵn để trở nên kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta đã xem xét vấn đề này cách ngắn gọn trong bài học trước. Bây giờ qua sách Phi-líp, chúng ta hãy xem xét phần kết luận của sách ấy, đó là nhận Đấng Christ làm mọi sự.
I. NHẬN ĐẤNG CHRIST
LÀM CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
1) “Vì đối với tôi, sống là Christ” (Phi-líp 1:21).
Lời này bày tỏ cho chúng ta thấy Phao-lô, người đã kinh nghiệm Đấng Christ cách phong phú, dư dật, lấy Đấng Christ làm cuộc sống mình. Trong Phi-líp chương 1, ông nói rằng ông đã sống Christ.

KINH NGHIỆM ĐẤNG CHRIST


(Đề nghị anh em đọc bài học sâu xa hơn này làm hai lần riêng rẽ, phần hai bắt đầu từ H. “Sống Christ”, trang 167).
Chúng ta tin và được báp-têm vào trong Đấng Christ để được liên kết với Ngài và cứ ở trong Ngài để được kinh nghiệm Ngài. Khi kinh nghiệm Đấng Christ, chúng ta chiếm hữu được Ngài và vui hưởng Ngài cách thực tế để Ngài được bày tỏ qua chúng ta.
I. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAU
CỦA KINH NGHIỆM VỀ ĐẤNG CHRIST
A. Đấng Christ Được Mặc Khải Trong Chúng Ta
1) “Đức Chúa Trời... vui lòng bày tỏ Con của Ngài trong tôi” (Ga-la-ti 1:15-16).
Kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta về Đấng Christ là Ngài được mặc khải trong chúng ta. Đó là chìa khóa để chúng ta được cứu rỗi và được tái sinh, và đó là kết quả trọng yếu của việc chúng ta được cứu để được liên kết với Đức Chúa Trời. Đó cũng là bước đầu chúng ta kinh nghiệm Đấng Christ.

CỨ Ở TRONG ĐẤNG CHRIST


Khi tin và chịu báp-têm vào trong Đấng Christ, chúng ta ở trong Đấng Christ. Trong Đấng Christ, chúng ta nhận được và vui hưởng mọi sự phong phú trong Ngài. Để duy trì một địa vị như vậy trong Đấng Christ và để tiếp tục vui hưởng mọi sự phong phú trong Ngài, chúng ta phải tiếp tục lưu lại trong Ngài, với kết quả là cứ ở trong Ngài. Vì vậy chúng ta phải xem xét vấn đề này cách kỹ lưỡng.
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC
CỨ Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
A. Được Liên Kết Với Đấng Christ
1) “Ta [tức Đấng Christ] là cây nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta, và Ta trong họ, thì nấy kết quả nhiều, vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được” (Giăng 15:5).

LIÊN KẾT VỚI ĐẤNG CHRIST


Sau khi đã tin và chịu báp-têm vào trong Đấng Christ, chúng ta có sự liên hiệp trong sự sống với Đấng Christ và được liên kết với Ngài. Sự việc chúng ta được liên kết với Ngài dựa trên việc Ngài liên kết với chúng ta trước. Vì vậy trước hết chúng ta cần xem xét Ngài liên kết với chúng ta như thế nào, và sau đó xem xét chúng ta được liên kết với Ngài ra sao.
I. ĐẤNG CHRIST LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TA
A. Bằng Cách Trở Nên Xác Thịt
1) “Đạo [Đức Chúa Trời] đã trở nên xác thịt” (Giăng 1:14).
Đấng Christ là Lời Đức Chúa Trời và là chính Đức Chúa Trời (Giăng 1:1). Bước thứ nhất Ngài đã thực hiện trong việc liên kết chính Ngài với chúng ta là trở nên xác thịt, tức là trở nên một con người xác thịt. Là Đức Chúa Trời, Ngài mặc lấy thân thể loài người với bản chất loài người, do đó trở nên một Thần-nhân. Đây là khởi điểm trong việc Ngài liên kết với chúng ta.

CHUYỂN DỜI VÀO TRONG ĐẤNG CHRIST


(Bài học này dài và sâu nhiệm, đề nghị đọc làm hai lần riêng rẽ, phần thứ hai bắt đầu từ IV. “Được Chuyển Dời Vào Trong Đấng Christ”).
Hai mươi bốn bài học của hai quyển trước là cái nhìn khái quát về những vấn đề khác nhau giữa chúng ta và Đức Chúa Trời mà tội nhân chúng ta cần nhận thức, hiểu biết và thực hành sau khi đã tin vào Chúa để được cứu, đã trở nên thánh đồ của Đức Chúa Trời và của Chúa. Bắt đầu từ quyển này, chúng ta sẽ tiến xa hơn để xem xét sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta trong Đấng Christ. Chúng ta cũng sẽ xem xét sự phong phú mà mình đã nhận được, những kinh nghiệm mình nên có, những điều mình nên hoàn thành, và mục tiêu mình nên đạt đến trong Đấng Christ.

DÂNG HIẾN CỦA CẢI VẬT CHẤT


(Vì bài học này dài hơn các bài học trước nên đề nghị chia làm hai phần, mỗi buổi học đọc một phần. Phần hai bắt đầu từ IV. “Sử Dụng”).
Từ khi loài người có nan đề với Đức Chúa Trời do họ đã sa ngã và rời bỏ vị trí nhận lấy Đức Chúa Trời là mọi sự, thì của cải vật chất đã trở thành vấn đề rất quan trọng trong đời sống sa ngã của họ. Trong tình trạng sa ngã, loài người rơi vào sự tối tăm, chỉ nhận biết của cải vật chất mà không nhìn biết Đức Chúa Trời, chỉ tin cậy của cải vật chất mà không tin cậy Đức Chúa Trời, thậm chí còn phục vụ những vật chất ấy, xem chúng là Đức Chúa Trời của mình, cho phép chúng thay thế Đức Chúa Trời. Kẻ thù của Đức Chúa Trời là Sa-tan tức Ma quỉ, đã lợi dụng tình trạng sa ngã này để bước vào và lừa dối khiến loài người thờ lạy hình tượng, chẳng hạn như thờ lạy thần tài để được giàu có và lợi lộc. Bằng cách núp sau những hình tượng này, Sa-tan đã dành giựt sự thờ phượng và phụng sự của con người mà lẽ ra phải thuộc về Đức Chúa Trời. Vì lý do ấy, Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng “không ai có thể hầu việc cả Đức Chúa Trời lẫn tiền tài nữa!” (Math. 6:24). Theo nguyên ngữ, sự phụng sự Chúa đề cập ở đây là sự phục vụ của một tên nô lệ, như chúng ta đã thấy trong bài học trước. Điều này cho thấy rằng Sa-tan sử dụng của cải vật chất, một mặt để cám dỗ người ta thờ lạy hắn, mặt khác, khiến họ trở nên nô lệ cho của cải, trở thành bủn xỉn. Tuy nhiên, chúng ta đã nhận được sự thương xót của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Chúa, nhờ đó, được giải cứu khỏi uy quyền của Sa-tan và quay về với Đức Chúa Trời (Công 26:28). Sau khi nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời như vậy, chúng ta phải đối diện với một vấn đề thực tế trong đời sống mình, ấy là chúng ta phải sử dụng của cải vật chất mà Sa-tan trước đây đã dùng để lừa gạt chúng ta cũng như cả thế giới như thế nào? Chúng ta phải có chủ đích gì và thái độ nào đối với của cải vật chất? Cụ thể chúng ta phải xử lý của cải ra sao? Chúng ta có nên giữ lối sống y như trước khi được cứu không? Hay chúng ta nên thay đổi thái độ đối với của cải cho phù hợp với sự cứu rỗi đã giải thoát chúng ta khỏi uy quyền của Sa-tan và xoay chúng ta về với Đức Chúa Trời. Có những lời dạy dỗ rõ ràng về vấn đề này trong Kinh Thánh, là lời của Đức Chúa Trời. Trong 23 bài học qua, chúng ta bàn đến 17 đề tài trọng yếu khác nhau giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta xem xét vấn đề dâng hiến của cải vật chất.

HẦU VIỆC CHÚA


Hầu việc Chúa và rao giảng phúc-âm là hai điều liên hệ với nhau. Sau khi một người được cứu, người ấy phải rao giảng phúc-âm và hầu việc Chúa. Một Cơ-đốc-nhân càng nhận được ân điển và càng được Chúa dẫn dắt bao nhiêu thì người ấy càng vui thích hầu việc Chúa bấy nhiêu.
I. ĐỘNG CƠ HẦU VIỆC CHÚA
1) “Tôi thương chủ... không muốn ra được tự do” (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:5).
Một người được cứu ao ước hầu việc Chúa không do sự khích lệ hoặc bắt buộc của người khác, nhưng do động cơ bên trong. Động cơ này là tình yêu của người ấy đối với Chúa. Tình yêu dành cho Chúa ép buộc và thôi thúc người ấy hầu việc Ngài. Câu Kinh Thánh này mô tả một nô lệ trong thời Cựu Ước vì yêu chủ, không muốn ra đi tự do khi thời gian làm nô lệ chấm dứt, người này muốn tiếp tục làm nô lệ để phục vụ chủ yêu dấu của mình. Điều này tượng trưng cho các tín đồ Tân Ước yêu Chúa và muốn phục vụ Ngài như vậy.

RAO GIẢNG PHÚC-ÂM


Sau khi tin Chúa mỗi người được cứu phải rao giảng phúc-âm và vui thích trong việc rao giảng phúc-âm. Sự sống của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã nhận được là sự sống vui thích rao giảng phúc-âm. Chúng ta càng rao giảng phúc-âm, sự sống của Đức Chúa Trời càng tuôn đổ ra, và vì vậy, chúng ta sẽ tăng trưởng trong sự sống.
I. PHÚC-ÂM LÀ GÌ?
1) Là tin vui mừng, là tin tốt lành — “Những kẻ đem tin tốt... rao sự cứu chuộc” (Ê-sai 52:7); “Những kẻ rao tin vui mừng về những điều tốt lành!” (Rô-ma 10:15, nguyên văn). Phúc-âm là tin vui, là tin tốt lành về một sự vui mừng lớn mà Đức Chúa Trời truyền bảo các đầy tớ của Ngài rao báo cho nhân loại.

ĐƯỢC ĐỔ ĐẦY THÁNH LINH BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI


     Trong bài học thứ mười, chúng ta đã thấy Thánh Linh là sự bày tỏ sau cùng của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Ngài là Đức Chúa Trời Tam Nhất đến và vào trong các tín đồ. Vì vậy, Thánh Linh đến là để chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời Tam Nhất. Để kinh nghiệm Đức Chúa Trời Tam Nhất, chúng ta phải có kinh nghiệm thực tiễn về Thánh Linh. Phần lớn kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta về Thánh Linh liên quan đến việc chúng ta được đổ đầy Thánh Linh bên trong và bên ngoài.
I. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA THÁNH LINH
Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng rằng Thánh Linh ở với chúng ta theo hai phương diện:
A. Ý Nghĩa Của Hai Phương Diện
1. Ở Trong
1) “Linh của lẽ thật... sẽ ở trong các ngươi” (Giăng 14:17).
Tại đây Chúa nói rõ với chúng ta rằng Thánh Linh sẽ ở trong chúng ta.

ĐỨC CHÚA TRỜI Ở KOREA (1)




Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một Cha! 

       Nhận thấy rằng chúng ta đang ở thời kỳ đầu của sự cuối cùng. Lòng chúng tôi được nung nóng bởi sự thôi thúc của Đức Thánh Linh, nên quyết tâm dành thì giờ để ghi chép lại ân điển của sự cứu chuộc, tình yêu không hề thay đổi của Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Jê-sus. Ước mong của chúng tôi là được cùng quý tôi tớ của Chúa và con dân của Ngài có thêm một dịp nữa dâng lên Đức Chúa Trời những lời ngợi ca và cảm tạ về sự nhơn lành của Ngài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng rằng những tấm lòng lạnh lẽo sẽ được hâm nóng lại, những nghi ngờ về quyền năng và tình yêu của Chúa sẽ tan biến, những vết thương và khổ nạn của những người đang hầu việc Ngài sẽ được ràng rịt, băng bó bởi sự yêu thương che chở trong bóng cánh toàn năng, mà cuộc đời theo Chúa của bản thân chúng tôi là những bằng cớ thật rõ ràng.

       Mong mỏi cuối cùng của chúng tôi là nguyền xin Ba Ngôi Đức Chúa Trời dùng mỗi đời sống của chúng ta để rao báo về Tin lành cứu rỗi cho muôn dân, bởi vì ngày Chúa tái lâm không còn xa nữa. Amen!