Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Từ Ma Thuật đến Đấng Christ


                                                                                                                 Tác giả: Doreen Irvine

Đời sống ấu thơ

Tôi chào đời vào một buổi mai cuối thu, tháng 09 năm 1939, tại phía Đông thành phố Luân-đôn, nước Anh, ấy cũng là năm bắt đầu cuộc Đệ Nhị Thế Chiến.

Gia đình tôi sống trong một căn nhà èo ọp. Phòng ăn kê một cái bàn gỗ sơ sài với khăn trải bàn là những tờ báo cũ đầy tin tức chiến tranh. Thường ít khi chúng tôi được ăn trên bàn mà ngồi xếp bằng trên nền nhà. Mẹ tôi chia cho chị em chúng tôi những thức ăn đơn sơ mà bà kiếm được, hầu hết chỉ là bánh mì với mỡ nước. Tôi thắc mắc: “Tại sao chúng ta không có những thức ăn ngon, hở Mẹ?”. Mẹ bảo: “Mẹ cho gì ăn nấy, đừng phàn nàn chi cả”. Tôi thêm: “Mẹ ơi, Mẹ có cần tiền mua thức ăn không Mẹ, để Mẹ mua thịt, mua cá, mua bánh...” _ “Ừ, thì Mẹ cần, nhưng chúng ta không thể có được con à. Hãy bằng lòng với những gì con có đi, đừng đòi cái không có được”. Tôi không thể bằng lòng vì tôi đang thèm khát những thứ đó cơ mà. Sự ao ước trong tôi cứ tăng dần và một ngày nọ tôi quyết lòng tìm hiểu thêm.

KHI THƯỢNG ĐẾ TRẢ LỜI


Tôi nằm chờ chết trong chiếc lều duy nhất dành cho tôi, phủ bằng tấm chăn tả tơi bẩn thỉu.

Thật là một điều dường như hoàn toàn bất công. Tôi đã làm việc khó nhọc để sống lây lất bằng một bửa ăn. Tôi đã phấn đấu vất vả để học hành, để chuẩn bị tạo lập cuộc đời. Tôi đã mơ ước xây dựng một điều gì cho riêng tôi, nhưng bây giờ tôi đang nằm để chờ chết.

Từ thuở bé, tôi đã thờ lạy Phật, nhưng bây giờ Phật chẳng ban cho tôi sự cứu giúp nào cả. Thật ra, tôi không ngạc nhiên, vì trong những năm gia đình theo Phật, chưa bao giờ tôi thấy Phật đáp ứng một lời cầu xin nào.

QUY LUẬT TIỀN BẠC (1)


“Sách là bạn, nếu trân trọng nó, chúng ta được nhắc nhở những điều tốt lành nhất” 
Earl Palmer

LỜI MỞ ĐẦU

Tác phẩm “Quả nho khô dưới ánh mặt trời” của tác giả Lorraine Hansberry nói về một gia đình người da đen ở miền Nam tiểu bang Chicago những năm của thập niên 50. Walter Lee Younger mơ ước có đủ tiền để mở một tiệm rượu, thậm chí sẵn sàng hối lộ cho nhân viên nhà nước để nhận giấy phép kinh doanh nhanh hơn. Đối với Walter tiền là “chiếc vé” bước vào đời sống sung mãn.

Mẹ anh ta là một tín đồ sốt sắng, hỏi anh rằng: “Con ơi, tại sao con cứ nói mãi về tiền bạc thế?” Walter đáp: “Mẹ ơi vì đó là cuộc sống mà!”. Bà mẹ suy nghĩ rồi nói: “Ôi, bây giờ tiền bạc chính là cuộc sống. Trước đây sự tự do mới là cuộc sống vậy mà bây giờ nó lại là tiền bạc. Chắc thế giới đã đổi thay mất rồi!” Walter nói với vẻ hăng say: “Không đâu mẹ ơi, cuộc sống luôn là tiền bạc. Chỉ có chúng ta mới không biết đó thôi!”

QUY LUẬT TIỀN BẠC (2)


TIÊU TIỀN
Đọc Kinh Thánh: IVua 1V 10:14-29; Nha Dc 2:1-11; EsIs 55:1, 2

Mở đầu:
Ngày kia, tôi đến Cửa hiệu Dayton chỉ để mua những bộ Com-lê... không ai buộc tội phải mặc Com-lê đi làm, nhưng tôi bắt đầu mặc vì nghĩ rằng nếu cất chúng vào tủ đồ, chúng sẽ bị đề-mốt. Nó như thể thuốc phiện, và tôi phải nói “không”. Will Pitts.
Có bao giờ bạn có cảm giác bị buộc phải tiêu tiền?
Bạn đựa trên tiêu chuẩn nào để biết sự khác nhau giữa cách tiêu tiền khôn ngoan và dại dột?

CÁCH CẦU NGUYỆN CỦA TIẾN SĨ PAUL YONGI CHO (1)



Cuốn sách này dành cho hàng ngàn người đã hỏi tôi chia sẻ cho họ cách tôi cầu nguyện , và cách mà họ cũng có thể cầu nguyện  trên mười phút . Nếu bạn là người có ước muốn sâu xa để gia tăng chất lượng, thì giờ cầu nguyện , thông công và tương giao với Chúa Cha, tôi cầu nguyện để cuốn sách này sẽ ban phước cho bạn !
                                              

CÁCH CẦU NGUYỆN CỦA TIẾN SĨ PAUL YONGI CHO (2)



CHƯƠNG VI

               LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA

      Các môn đồ của Chúa Jesus đã hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện, họ không hỏi Ngài cách để chuẩn bị sứ điệp, cách cầu nguyện cho người bệnh hay là cách đuổi quỉ. Họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện. Vì họ biết qua việc suy gẫm sâu xa chức vụ của Ngài, tất cả quyền năng bày tỏ trong công việc của Đức Chúa Trời, là do đời sống cầu nguyện của Ngài, dù đó là Ngài chữa  bệnh hay đuổi quỉ. Từ sáng sớm, Ngài đã cầu nguyện trong nơi vắng vẻ. Và đôi lúc Ngài cũng cầu nguyện suốt đêm đối với công việc lớn lao của Chúa Jesus . Các môn đồ đã biết rõ công tác vĩ đại của Jesus nhờ đời sống cầu nguyện của Ngài nên họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện đúng theo lời cầu nguyện của Chúa ở Mathiơ 6.
     Làm sao Ngài dạy các môn đồ qua lời cầu nguyện của Chúa? Làm sao chúng ta có thể học cầu nguyện theo như  khuôn mẫu này?
     Trước hết Jesus dạy họ cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, danh Cha được tôn Thánh”, đó là cách mà chúng ta nên bắt đầu cầu nguyện . Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không biết nhiều danh xưng của Đức Chúa Trời, Cha chúng ta.

CUỘC ÐỜI CỦA SADHU SUNDAR SINGH - 3


HIỂM NGUY VÀ CHẾT CHÓC
                (1914 – 1918)


“ Thật không thể có được, bạn không thể tin được. Những chuyện ấy ông ta tưởng tượng đó thôi!” Những người nghe ông kể chuyện thường nói với nhau như vậy.
Nhiều người chán ngán khi nghe ông làm chứng về quyền năng của Chúa bày tỏ trong những chuyến đi mạo hiểm truyền giáo của ông. Họ xem Sundar như là một người bịa chuyện, vì họ không có những kinh nghiệm sống, không có sự hiểu biết rộng rãi và họ cũng chưa từng có những chuyến du hành như ông. Dầu vậy, ngoài ông ra có khá nhiều người chứng kiến kể lại những câu chuyện khó tin ấy làm hậu thuẫn để chẳng ai có thể tranh cãi được.

CUỘC ÐỜI CỦA SADHU SUNDAR SINGH-2

SUNDAR NHẬN ÁO CÀ SA VÀNG
(1906-1908)



Quá khứ đã chết, tương lai của một người quyết tâm theo Chúa đang được bày tỏ. Sundar một mình yên lặng đứng trước bàn thờ của thánh đường Simla tuyên xưng đức tin. Cậu đã nhận thánh lễ báp têm trở nên một cơ đốc nhân, hội viên của một cộng đồng bé nhỏ, hẻo lánh và xa xôi. Thật ra, cậu nợ với các giáo sĩ nhiều hơn là với người đồng hương mình và quí vị ấy xem cậu như là một niềm vui chiến thắng lớn lao bởi ân sũng từ Ðức Chúa Trời, còn các cơ đốc nhân Ấn độ rất thỏa lòng nghĩ đến cậu trai trẻ mà nhiệt tâm dũng cảm theo Chúa. Trong đền thờ của Chúa, khi cậu quỳ xuống để nhận lãnh thánh lễ Báp têm, cái cô đơn của cậu thật là một điều diệu kỳ, nỗi ly cách mọi sự thuộc trần thế của cậu như một sự tán tụng cho sự hiện diện thân mật của Thượng đế.

DI CẢO CỦA CỤ SÀO NAM - PHAN BỘI CHÂU KHỔNG HỌC ÐĂNG


Tôi tình cờ đọc tập san Xây Dựng số 119 xuất bản tại San José. Tập san này có in một lá thư mời tham dự buổi hội thảo về một quyển sách tựa đề là “Tổ Quốc Ăn Năn” của tác giả Nguyễn gia Kiểng. Ðọc thêm các bài viết trong tập san đó của tác giả Thụy Giao và Tôn Thất Thiện, tôi mới hiểu thêm rằng ông Nguyễn Gia Kiểng trong quyển sách của ông, đã xét lại toàn bộ lịch sử Việt Nam và kết luận rằng chướng ngại căn bản của tình trạng bế tắc của xã hội Việt Nam là văn hóa Khổng Giáo....


Buổi hội thảo đó được tổ chức vào ngày đầu tháng 12 năm 2001. Tôi đọc tờ tập san cũ đó trong năm 2003. Cho nên dù có muốn tham dự buổi hội thảo đó cũng không thể được vì quá muộn. Tuy nhiên đề tài của buổi hội thảo đã làm cho tôi nhiều suy tư. Tư tưởng của Khổng tử hay nói theo ông Nguyễn Gia Kiểng, tư tưởng mà Khổng Tử ghi chép lại là một hệ thống triết lý, luân lý và đã trở thành đạo sống của quốc gia từ bao nhiêu năm nay.

QUA KHỎI DÒNG SÔNG


Trong mơ tôi thấy mình rượt đuổi theo người đàn ông ấy, nhưng vết thương nơi đầu gối làm tôi chạy khập khiễng, khi tôi chạy đến gần cái vòng cung trắng nơi có bức tượng một đứa bé khỏe mạnh đội chiếc mão hoa hồng như một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, người đàn ông đã biến mất.


Tôi tỉnh dậy, nằm một lúc lâu trong bóng tối. Ðã nhiều năm trôi qua tôi vẫn thức dậy một mình trong bóng tối như vậy, sau những giấc mơ khác nhau. Nhưng nhân vật chính trong giấc mơ vẫn là một người đàn ông và những cuộc rượt đuổi mà người thua cuộc bao giờ cũng là tôi. Tôi nằm đó, gậm nhấm niềm đau như một niềm hoài cổ khôn nguôi rồi sau đó ngồi dậy, chậm chạp, bởi vì vết thương nơi đầu gối làm tôi đi lại hơi khó khăn. Tôi pha một ly trà, lấy vài cái bánh ngọt, kéo tấm màn che cửa sổ cho ánh nắng soi sáng căn phòng khách nhỏ, mở nhạc nhẹ và tìm một tờ báo, tôi bắt đầu đọc. Buổi sáng của tôi bắt đầu như thế.

THẤY VÀNG TRONG ÐỐNG RÁC


Mathiơ 26:46-56; Mathiơ 6:22-23


Câu chuyện Ông Nguyễn và William Rathje
Ông Nguyễn là người thích rác. Ông yêu rác. Ở Việt Nam ông làm giàu nhờ thầu rác tại các building mà Hoa Kỳ thuê. Sang Hoa kỳ, ông thành triệu phú nhờ thầu clean và đổ rác cho các tòa cao ốc. Ông đi dâu cũng thấy rác , ông nằm mơ cũng thấy rác.

CUỘC ÐỜI CỦA SADHU SUNDAR SINGH


CUỘC PHỤC HƯNG TẠI ẤN ÐỘ


LỜI NÓI ÐẦU: Một trong những nước có nền văn hóa lâu đời nhất là Ấn độ. Tôn giáo phức tạp, cộng với phong tục tập quán cổ hủ đã ăn sâu vào đời sống người bản xứ từ giai cấp quý tộc đến thứ dân. Quốc gia Ấn độ có chính thức 14 ngôn ngữ; nhưng có khoảng 800 thổ âm trong đó có 26 thứ tiếng đã có Kinh Thánh, và 48 tiếng khác có Tân Ước.


Có những tôn giáo chính thức như: Ấn độ giáo ( hinduism) chiếm 80%, Hồi giáo( islam) 11%, Sikhs 2%, Phật giáo 0.7%. Riêng Cơ đốc giáo chiếm được 3.4% trong đó Tin Lành có 1.5%, Công giáo 1.5% và Syrian Chính thống giáo 0.3%. Tính đến năm 1979 có 4,371,000 tín đồ Tin lành có mặt tại quốc gia này. Ðây là kết quả sau cuộc phục hưng xảy ra vào năm 1905 đầu thế kỷ 20. Trước và sau cuộc phục hưng đó, Ðức Chúa Trời dấy lên hai nhân vật thật đặc biệt như là hai anh hùng đức tin. Ðó là Sadhu Sandar Singh (1889-1933) và Bakht Singh (1959- ) . Họ như hai vì sao sáng giữa vòm trời tối om do đám mây đen của tôn giáo truyền thống, tập tục mê tín của quốc gia Ấn độ thời cổ xưa. Chúng ta ghi nhận sự kêu gọi thiên thượng cùng sự nghiệp truyền giáo của hai nhân vật đặc này. Sau đây là đời sống và sự nghiệp truyền giáo của Sadhu Sundar Singh do Cyrill J. Darvey thu thập tài liệu và viết ra cuốn sách lấy tên ông.

ANH HÙNG KHÔNG TÊN


Thi hào Nguyễn Du đã tâm sự:


“ Bất tri tam bách, dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Học giả Ðào Nguyên có dịch như sau:
“ Ba trăm năm lẽ, sau nào biết,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?"



Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du nghĩ rằng phải chờ ít ra là 300 năm sau mới có người hiểu được tâm sự của ông. Một hành động, một tác phẩm, một sáng tác có khi phải chờ cả một đời người mới được thiên hạ nhận chân được giá trị của nó.

LỜI TIÊN TRI VỀ DÂN Á RẠP


Cửa Ðông trên bức tường cổ kính vây quanh thành Giê ru sa lem gieo một ấn tượng đặc biệt trong lòng tôi bởi vì qua cái cửa này, Ðức Chúa Trời đã mở mắt tôi hiểu được những lời tiên tri của Ngài.


Ðó là năm 1967. Năm có cuộc chiến 6 ngày của quân đội Do Thái với các nước láng giềng. Thời điểm làm đảo lộn tư tưởng của tôi là ngày 7 tháng 6 năm khi quân đội Do Thái tiến chiếm cửa Sư Tử và kiểm soát thành phố cổ kính Giê-ru-sa-lem lần đầu tiên sau 1897 năm bị lọt vào tay ngoại bang.

VÔ THƯỜNG


Là người Việt Nam ở hải ngoại, phần đông chúng ta nếu không qúa trẻ tuổi, đều có kinh nghiệm về những tang thương biến đổi, nhất là cuộc đổi đời năm 1975, đã làm thay đổi hoàn cảnh rất nhiều người Việt Nam. Sự vật quanh ta luôn luôn đổi thay, như một triết gia đã nói: “Không có ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.” Vì nước trong dòng sông luôn luôn di động.

Sự thay đổi của vạn vật quanh ta được gọi là VÔ THƯỜNG, chữ này có thể đinh nghĩa như sau: “VÔ THƯỜNG là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định; luôn luôn thay hình đổi dạng; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã...” (Hòa Thượng Thích Thiện Hoa).

ÐỨA BÉ VÀ VIÊN GẠCH


Anh ta là một thanh niên thành công, đang làm Giám đốc một công ty lớn. Anh đang hối hả bước sang bên kia đường đến chiếc xe Jaguar mới mua hơn một tuần lễ. Từ xa anh thấy mấy đứa nhỏ đang đứng chơi gần chiếc xe mới của anh.

Khi anh lái xe chạy ngang qua chỗ mấy đứa bé đùa nghịch thì anh không còn thấy chúng nó đâu hết nhưng anh thấy một viên gạch đang được ném vào xe của anh. Anh vội vàng thắng gấp chiếc xe và lái lui lại chỗ viên gạch được ném ra. Anh tức giận run cả người, anh nhảy ra khỏi xe nắm lấy tay đứa bé duy nhất mà anh thấy. Anh đẩy mạnh nó vào chiếc xe đang đậu và la lên: “Tại sao mầy làm như vậy? Mầy là ai? Mầy có biết mầy đã gây thiệt hại cho tao không? Ðây là chiếc xe mới đắt tiền và cục gạch mầy ném làm hư chiếc xe của tao! ....”