Pastor Peter Le Van
1. Sương mờ Portland
Tôi thức dậy thật sớm để
kịp đến trường. Thời tiết Portland những ngày đông
rét buốt. Bên ngoài, tuyết
rơi trắng xóa. Khoác thêm một cái vest thật dày cho đỡ lạnh, nhưng tôi
phải co rút đầu xuống để bước đi. Đường phố vẫn còn vắng lặng dường như người
ta đang ngủ say. Tôi đứng
chờ xe buýt hơn mười phút mà vẫn không thấy nó ở đâu. Tôi nhắm mắt cầu nguyện: “Chúa ôi! Con không muốn đến lớp
trễ hôm nay xin Ngài cho xe buýt đến kịp giờ. Con cảm ơn Chúa!” Cầu nguyện lần thứ nhất, mở mắt ra
chẳng thấy gì, lần thứ hai vẫn chưa có gì thay đổi. Nhưng lần thứ ba, vừa mở
mắt ra, một chiếc xe hơi màu bạc cũng vừa trờ tới. Như cái máy, tôi đưa tay vẫy xin
quá giang. Xe dừng lại đột
ngột. Một người thanh niên da trắng trạc tuổi ba mươi ra dấu bảo tôi lên xe. Tôi mừng quýnh chưa kịp nói điều
gì ngoài lời cảm ơn thì anh ta lên tiếng:
-
Anh không biết tôi, nhưng tôi biết anh, chúng ta cùng trường và cùng lớp.
Tôi
hết sức ngạc nhiên:
-
Thế à? Cảm ơn Chúa!
Anh
ấy tươi cười nói thêm:
-
Mình là người hàng xóm nữa. Nhà
tôi ở đối diện nhà anh.
Từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi nhìn anh ta đáp lại niềm vui bằng ánh
mắt.
Chỉ
có mấy phút sau là chúng tôi đến trường. Bước
ra khỏi xe hơi, Patrick và tôi trở nên bạn của nhau từ đó. Chuông báo hiệu giờ học đã bắt
đầu. Buổi sáng hôm ấy lòng
tôi rạo rực một niềm vui khó tả. Đức
Chúa Trời quá nhân từ và Ngài biết tôi đang cần gì. Ngài bước đi với tôi mỗi bước,
che chở cho tôi trên mỗi chặng đường. Làm
sao chúng ta có thể hình dung được ở xứ Mỹ rộn ràng, đầy phức tạp này mà có
người xin xe quá giang như tôi? Không chỉ một lần mà việc này đã xảy ra nhiều
lần tương tự. Ngày mới đến thành phố này, tôi bị lạc đường đôi lần và đã
từng đưa tay vẫy xin xe quá giang. Lúc
đó, tôi đang ở tại nhà Mục sư Lê Tự Cam trên một ngọn đồi cách xa trường ba
mươi phút. Trời nắng chang, bụng đói cồn cào, người mệt lã nên tôi đến gặp
một người phụ nữ đang sửa chữa điện ở cột đèn vừa xong:
- Cô ơi! Tôi bị lạc đường, xin cô làm ơn chỉ
giúp tôi địa chỉ này có được không ạ?
Người
phụ nữ tươi cười cầm lấy tờ điạ chỉ và bảo tôi lên xe:
- Được rồi, tôi sẽ chở anh đến đó.
Ngồi
trên xe, lòng tôi mỉm cười không hiểu nổi tại sao giữa cái xứ sở quá ư rộn ràng
và tất bật mà vẫn có những con người tốt bụng như vậy? Mùi cát bụi từ những cái găng
tay dơ dáy pha lẫn với mùi của “cà-lê, mỏ-lếch” ngổn ngang mà tôi cứ tưởng
chừng như mùi vị của một thứ hương hoa nào đó ngọt ngào và dễ chịu. Đó là mùi vị tình yêu của Đức Chúa
Trời mà mắt trần của chúng ta không nhìn thấy được.
Chưa
được ba phút, chỉ cần quẹo sang một khúc cong dọc theo phía triền núi, người
lái xe mỉm cười nói với tôi:
-
Đó kìa, nhà này phải không?
Tôi reo lên:
-
Vâng, đúng rồi ạ. Tôi bước
xuống xe cảm ơn người phụ nữ rối rít và không quên nói, “God bless you!” Tôi
ngẩng mặt lên trời để cảm ơn Chúa. Ngài
quả thật kỳ diệu, và tôi nhớ đến Lời Chúa:
“Song
tôi cứ ở cùng Chúa luôn luôn
“Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi…
“Ở trên trời tôi có ai ra trừ Chúa?
“Còn đưới
đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa”
(Thi Thiên 73: 23, 24, 25)
Mùa rét mướt rồi cũng qua đi. Những bông hoa tuyết đã tan biến
nhường chỗ cho nắng Xuân. Qua
ô cửa kính, màu tím, vàng, xanh, đỏ rực rỡ nhưng dịu dàng của những hàng cây
thẳng tắp nối tiếp nhau tận cuối đường. Tôi
cảm ơn Chúa vì không còn phải chịu đựng những cơn rét cóng người, không còn
phải mang hai ba lớp vớ cùng một lúc. Nhìn
lên tờ lịch, một dấu chấm đỏ mà tôi đã chéo ngang để nhắc nhở chính mình về
ngày đám cưới con gái đầu của tôi, Thục Hạnh. Tôi hao hức chờ đợi ngày ấy sẽ được
gặp lại vợ con của mình. Họ
đang ở tận miền nam Cali , thành phố San Diego hiền hoà cách
xa tôi gần ba giờ bay.
Đã
bao nhiều đêm rồi, tôi thỏ thẻ thưa cùng Chúa:
“Chúa Jê-sus ôi! Sao
Ngài đặt để con nơi này? Con
mong được sống gần vợ và con cái. Con
thèm khát cái không khí ấm áp của gia đình. Con ao ước có được bữa ăn tối quây quần
bên những người thân yêu. Con
mong đợi có một bàn tay chăm sóc, an ủi. Con
sợ lắm cái cảnh này! Chúa
ôi! Con thực sự không đủ
sức chống cự với nỗi cô đơn dai dẳng. Chúa
ôi! xin Ngài đáp lời con.”
Bên
ngoài, bóng tối đổ xuống thật nhanh. Những
ánh đèn nhạt nhòa trong lớp sương mờ đục. Tôi qùy gối từng đêm chuyện trò cùng
Chúa để trao hết tâm sự cho Ngài. Căn
nhà trọ, trường đã thuê cho tôi là một apartment dành cho sinh viên quốc tế. Họ ở đây là những gia đình có vợ
chồng con cái. Còn tôi, trơ
trọi một mình và ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua. Thật không dễ dàng chút nào
trong cuộc sống đơn điệu và quạnh hiu!
Lục
lọi hết đống quần áo của mình từ Việt Nam mang qua, không có bộ áo quần
nào ra hồn để mặc trong ngày cưới của con gái. Tôi bèn quì gối cầu nguyện:
“Chúa Jêsus của con ôi! Xin
Ngài cho con một bộ áo quần màu đen với chiếc quần lai lật để mặc trong ngày
đám cưới con gái. Một cái
áo vest “phong trần” vải nỉ, để mặc lên lớp trong những buổi sáng sớm trời
lạnh.”
Thế
rồi, những ngày sau đó, tôi nhìn thấy một đống áo quần nằm trong chiếc xe
“shopping cart” cạnh chiếc cầu thang mà
tôi lên xuống mỗi ngày. Một
buổi sáng trước giờ đến lớp, Patrick hỏi tôi:
-
Áo quần của ai để đây vậy, Uncle The?
-
Tôi đâu có biết, Patrick ạ!
Người bạn Mỹ của tôi nhặt lên từng cái
một. Mắt tôi mở to nhìn vào
đống áo quần sửng sốt. Tôi
nhảy lên trước sự ngạc nhiên của người bạn. Một bộ vest màu đen còn mới toanh với
chiếc quần lai lật, hai áo vest bằng sợi len màu xám. Tôi mừng rỡ và làm chứng cho người bạn
của mình về lời cầu xin Chúa của tôi trong những ngày qua. Patrick cười thật tươi và giúp tôi
mang hộ những áo quần lên phòng nơi tôi ở. Đức
Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của tôi và đáp lời. Ngài đã ban cho tôi nhiều
hơn những gì tôi đã xin. Những
ngày sau đó, tôi chia sẻ một áo vest cho một người anh em hầu việc Chúa tai Hội
thánh Nước Sống. Tôi làm chứng lại cho cậu ấy nghe món quà mà Đức Chúa
Trời đã ban tặng. Lời của
Chúa phán hứa đã ứng nghiệm:
“Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói
rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn
thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều
đó rồi. Nhưng trước hết,
hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm
các ngươi mọi điều ấy nữa. Vậy
chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày
ấy.”
(Mathiơ 6:31, 32, 33, 34)
Chuyến
bay của hãng Alaska từ Portland
đưa tôi về California
vào một ngày nắng ấm. Bước
ra khỏi phi trường lòng tôi hân hoan được gặp lại những người thân yêu của
mình. Chính nơi đây, đã bao
lần vợ con tôi đưa tiễn. Tôi
rất sợ cảnh chia tay và sống mỗi người một nơi. Tôi cố gạt bỏ đi những liên tưởng đến
ngày ra đi trở lại trường. Giờ
đây, tôi ngẩng mặt lên trời để bày tỏ lòng biết ơn đối với Chúa và tận hưởng
niềm hạnh phúc. Từ trong
sâu thẳm của đáy lòng tôi có được bài học thật quí giá:
“Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ
ngươi trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài. Hãy nhờ cậy Đức Giê-hô-va đời đời, vì
Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va là vầng đá của các thời đại!”
Lời
Chúa văng vẳng bên tai. Tôi
cất giấu Lời Ngài vào trái tim mình để vững bước đi trên những chặng đường gian
nan sắp tới.
Sau
đám cưới, trở lại Portland
lần này tôi bớt buồn hơn vì có cô con gái thứ nhì tháp tùng. Thục Uyên, tình nguyện đi theo để chăm
sóc cho ba. Có hai cha con,
căn hộ rộn ràng hơn trước. Tôi xin cho Uyên một chỗ làm thêm trong một
tiệm sách của người Việt Nam .
Mỗi
chiều, tôi thường ngồi ở cầu thang mong đợi con gái về. Patrick cho Uyên mượn
xe đạp đến trường mỗi ngày và dùng nó để làm phương tiện đến tiệm sách. Hai cha con thay phiên nhau lo việc
nấu nướng hằng ngày. Chúng
tôi ăn uống sơ sài qua bữa, chỉ mong sao đủ chi phí trang trải cho tiền nhà,
điện và học phí của tôi là thỏa lòng rồi.
Ngày
hôm ấy, sau khi từ trường trở về chưa kịp ăn uống, hai cha con đã lội bộ đến
tận cuối con đường rất xa để cùng khiêng cái giường cũ người ta vất ngoài
đường, đem về cho Uyên nằm. Cái giường nặng lắm, Uyên đội trên đầu muốn vẹo cổ. Tội nghiệp con bé! Ngày còn ở Việt Nam , Chúa đã
ban cho gia đình chúng tôi mọi thứ. Có
thể nói rằng giáo giới như chúng tôi chỉ thèm thuồng và mơ ước. Nhà lầu bốn cái dùng làm trường học,
cho người nước ngoài thuê, cho em gái của mình, cái còn lại dùng để ở. Bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời,
chúng tôi sống trong điều kiện dư thừa và sung túc. Con cái đến trường trong
những bộ aó quần đắt tiền và đi những chiếc xe xinh đẹp, có người đưa kẻ đón. Chúng chưa bao giờ phải vất vả làm
lụng hay lo nghĩ đến tiền bạc. Những
nhà hàng nào sang trọng, chúng tôi không ngần ngại bước vào. Cuộc sống phước hạnh đó, là do Đức
Chúa Trời đem đến.
Ngày
nay, sống ở một đất nước phồn vinh, nhưng chúng tôi là những kẻ nghèo khó. Gia tài qúy giá nhất đó là niềm tin
tuyệt đối vào một Chúa Jê-sus nhơn lành. Không nản lòng, vững chí bước đi bởi
vì lòng chúng tôi tin quyết vào một Đức Chúa Trời đầy quyền năng giàu lòng
thương xót. Ngài có chương
trình cho chúng tôi. Hoàn
toàn tin tưởng như vậy, chúng tôi mạnh mẽ bước đi trong gian khổ để trưởng
thành, cam chịu thử thách để được rèn luyện và hy vọng vào một ngày sẽ được Đức
Chúa Trời đại dụng.
“Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi!
“Phước cho những kẻ nhu mì vì sẽ hưởng được đất!
“Phước cho những kẻ đói khát sự công bình vì sẽ được no đủ!
“Phước
cho những kẻ hay thương xót vì sẽ được thương xót!”
2. Cái Cell-Phone Của Chúa
Buổi
sáng hôm ấy, đang khi ngồi trước máy computer. Tôi đọc và Thục Uyên đánh máy
cho tôi một bài viết cho tờ tạp chí của Hội Thánh Nước Sống. Hội Thánh này do Mục sư Nguyễn
Châu Hóa quản nhiệm. Ông là
thầy tôi thời trung học, người đã đưa tôi vào bên trong nhà thờ Đà Nẵng 1982 để
nghe giảng và tiếp nhận Chúa Jê-sus.
Tôi
kể cho Uyên nghe về giấc mơ kỳ lạ, có vẻ khác thường mà tôi đã trải qua trong
đêm. Tôi thấy mình bước đi
trong trũng hài cốt ngổn ngang đầy sự chết chóc và kinh hoàng. Tuy là chiêm bao, nhưng không
phải bình thường như bao nhiêu lần khác. Có
điều gì đó bí ẩn. Trong tâm
linh tôi như được báo trước một điều không tốt lành sẽ xảy ra. Con gái tôi dường như không quan
tâm lắm:
-
Chiêm bao là chuyện thường mà ba, hơi sức đâu để ý!
-
Không bình thường đâu! Ba
cảm thấy có điều gì đó không ổn. Chắc có chuyện không hay xảy ra cho cô Hà.
Hà,
là em gái của tôi đã bị bệnh nan y trước ngày tôi đi Mỹ. Chồng của cô đã qua
đời hai năm trước đó. Tôi
biết sẽ có một ngày em tôi sẽ về với Chúa, nhưng vẫn hy vọng ngày đó chưa xảy
ra sớm, tôi sẽ trở về kịp trước thời gian ấy. Đang
khi suy nghĩ, bỗng cái cell-phone reo lên. Từ
bên kia đầu dây, giọng nói của nhà tôi hơi run:
-
Hãy bình tĩnh! Cô Hà về với Chúa cách đây mấy tiếng đồng hồ.
Tim
tôi thót lại, nhói đau. Không
kiềm chế được, tôi đã khóc to lên thành tiếng nức nở. Thục Uyên bối rối:
-
Ba ơi! Hãy bình tĩnh, đừng làm con sợ!
Hai
cha con cùng qùy xuống tạ ơn Chúa trong nước mắt giàn giụa; mặc dầu lòng tôi
tin chắc em tôi đã ngủ yên trong Chúa, theo ý muốn tốt đẹp của Ngài. Sau đó, tôi dùng cái cell-phone
của mình để gọi về Việt Nam
lo tang lễ cho em. Tôi biết
máy của tôi không còn đủ số phút để gọi, bèn giơ cao chiếc cell-phone lên mà
cầu nguyện:
- Chúa Jêsus của con ôi! Xin Ngài cho con nói chuyện với
gia đình ở Việt Nam .
Con chỉ còn có mười phút. Chúa
ôi! Xin giúp con!
Thục
Uyên chẳng hiểu điều gì đang xảy ra, tưởng rằng tôi đã mất trí. Nên tôi giải thích:
-
Ba có kinh nghiệm này khi ở Đại-Hàn. Con chờ xem, sẽ thấy…
Cầu
nguyện xong, tôi bấm máy gọi các cháu, sau đó liên lạc với các Mục sư và một
vài anh em thân thiết của Hội Thánh Đà Nẵng và An Trung, nơi em tôi sinh hoạt. Xong xuôi các cuộc gọi có lẽ kéo
dài hơn một tiếng đồng hồ. Tôi
kiểm tra máy, cell-phone không nhảy thêm phút nào cả. Chương trình tôi mua chỉ giới
hạn sáu trăm phút, trong khi đã gọi năm trăm chín mươi phút, nghĩa là chỉ còn
mười phút trong máy. Sáng
hôm sau, tôi kiểm tra lại máy, nó chỉ nhảy lên đúng sáu trăm phút và dừng lại ở
con số đó. Con gái tôi run
sợ trước quyền năng của Đức Chúa Trời. Còn
tôi, lòng được an ủi vì biết rằng có Đức Chúa Trời đang ở bên mình. Tuy
nhiên, tôi không khỏi buồn đau với bao tiếc nuối. Hình ảnh em gái tôi lúc chia tay
ở phi trường Đà Nẵng, nó không nói một lời nào cả, chỉ ngồi im lặng úp mặt
trong chiếc nón lá và khóc.
Để lại cho anh
Tiễn anh ra phi trường
Nước mắt em giàn giụa
Anh đâu dám nhìn lại
Bởi lòng nghe xót xa
Anh qua đến xứ người
Áo cơm nhiều lận đận
Những buồn vui hờn giận
Anh cố giấu vào trong
Đêm đêm anh cầu nguyện
Để Chúa gìn giữ em
Cho em được sống thêm
Mong ngày anh gặp lại
Trời tháng tư còn lạnh
Mưa rả rích ngoài hiên
Nhận được tin chẳng hiền
Em ra đi bỏ lại…
Sáu đứa con mồ côi
Chúng bỏ trường bỏ lớp
Tất tả miếng cơm ăn
Lòng anh như dao cắt
Em ra đi bỏ lại
Anh một trời nhớ thương
Tuổi thơ ngày tháng ấy
Giờ đây lệ vấn vương
Ba năm rồi bỏ xứ
Anh lang thang quê người
Mỏi mòn thương chốn cũ
Ngày ấy tiễn anh đi…
California 2005
Cuộc
đời của mỗi chúng ta thật ngắn ngủi, như chiếc bóng nay còn mai mất, như cánh
hoa sớm nở tối tàn. Cho
nên, điều cần thiết là chúng ta phải khám phá được mục đích của Đức Chúa Trời
đặt để trên đời sống của mình là gì? Xét
cho cùng mọi vật trên thế gian này, chẳng có vật nào là sở hữu lâu dài, ngay cả
những gì qúy giá nhất như những người thân yêu: cha mẹ, anh em, con cái…cũng
chẳng thuộc về chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho, rồi lại cất đi:
“Trong
tay Ngài cầm hồn của mọi vật sống, và hơi thở của cả loài người.”
(Gióp 12:10)
“Hỡi Đức Giê-hô-va, xin cho tôi biết cuối cùng tôi,
“Và số các ngày tôi là thể nào;
“Xin cho tôi biết mình mỏng manh là bao,
“Kìa, Chúa khiến ngày giờ tôi dài bằng bàn tay
“Và đời tôi như không không trước mặt Chúa
“Phải mỗi người dầu đứng vững, chỉ là hư không
“Quả thật, mỗi người bước đi khác nào như bóng;
“Ai nấy đều rối động luống công;
“Người chất chứa của cải, nhưng chẳng biết ai sẽ thâu lấy.”
(Thi Thiên 38:4-6)
3. Hai con người khác biệt
Cô
Angie Prosser, cố vấn sinh viên quốc tế của trường Kinh Thánh mà tôi theo học,
đi cùng tôi đến văn phòng sở di trú. Ngay
phút đầu tiên, người nữ nhân viên phỏng vấn dường như không mấy thiện cảm. Cô nhìn tôi, lạnh lùng:
- Anh giơ tay lên thề nói sự thật!
- Tôi không thề được, nhưng tôi nói sự
thật vì tôi là Cơ Đốc nhân.
Chưa
trải qua những sự việc này, hơi bất ngờ nên tôi chỉ nhớ đến lời Chúa dạy:
“Song
ta phán cùng các ngươi rằng
đừng thề chi hết: đừng chỉ trời mà thề, vì ngôi của Đức Chúa trời; đừng chỉ đất mà thề, vì là bệ chơn của
Đức Chúa Trời…”
Nét
mặt cô nhân viên trở nên cau có khó chịu:
- Đã có hàng trăm Cơ Đốc nhân nói dối ở
đây. Nếu anh không làm
theo, tôi sẽ không hỏi anh nữa.
Cô
Angie không được phép nói gì cả. Cô
ra dấu cho tôi biết phải giơ tay thề, và tôi đã nghe theo. Sau nhiều tiếng đồng hồ chất vất
với bao câu hỏi hóc búa. Tôi
cảm thấy có điều gì không ổn vì những câu trả lời của tôi lúng túng, không
thuyết phục. Mỗi lúc, cô
càng đưa tôi vào chỗ bế tắc khó có câu trả lời thỏa đáng. Dường như cô chỉ
ở vai trò tấn công kẻ yếu thế. Quang
cảnh diễn ra như cảnh sát tra vấn tội phạm. Tôi
thầm nghĩ có lẽ cô đã thành kiến với nhiều Cơ Đốc nhân đã nói dối. Mấy tiếng đồng hồ trôi qua, tôi ký vào
những trang giấy cô ghi chép lời khai của tôi, và nghe cô kết luận:
-
Bổn phận tôi chỉ làm công việc vừa xong. Phần
quyết định do Giám Đốc. Trong
một tuần, anh sẽ nhận được thông báo kết quả.
Không
cần nhận giấy tờ thông báo gì cả, tôi cũng đã đoán ra được kết quả ngay lúc đó. Nhưng tôi thản nhiên ra về cùng
với cô Prosser dịu dàng, nhân hậu. Cô an ủi tôi:
-
Đừng buồn làm chi anh ạ! Cô
ta cũng chỉ làm bổn phận của mình mà thôi. Về nhà, anh nhớ cầu nguyện nhiều hơn
nữa!
-
Cảm ơn Angie! Chúa sẽ không bỏ con cái của Ngài.
Nhìn
Angie một lần nữa, tôi cảm nhận một điều gì đó khác biệt rất xa giữa hai người
phụ nữ!
Tôi
không buồn lắm, nhưng thật sự đã lo lắng. Nếu
bị từ chối chuyện phục hồi di trú, tất nhiên gia đình chúng tôi phải trở về
Việt Nam . Nguyên nhân câu chuyện này bắt
nguồn từ nỗi nhớ nhà và sự cô đơn của tôi. Tôi đã xin chuyển về một trường Thần
Học Việt Nam ở California để gần gũi
gia đình. Có một giáo sư
trong Ban Điều Hành tại đó khích lệ. Nhưng
khi trở về mới biết rằng trường không có thẩm quyền trong việc cấp I.20 cho
sinh viên quốc tế. Mục sư
có trách nhiệm giúp tôi lại bận về Việt Nam . Tôi đã gọi điện thoại cho ông nhiều
lần, nhưng không được trả lời. Cuối
cùng, tôi thả trôi cho đến mùa Xuân của năm sau, mới trở lại Portland để học lại và xin phục hồi di trú.
Một
buổi sáng, Prosser đến gặp tôi buồn bã:
-
Cô ấy đã gưỉ email thông báo là từ chối trường hợp của anh.
-
Tại sao lại gửi bằng email? Tôi cần văn bản chính thức gửi qua bưu điện.
Thế
là mấy hôm sau, tôi đã nhận thư thông báo chính thức. Trong thư có nói
rằng, tôi không phải phí thì giờ để trình bày, giải thích gì khác vì đó là
quyết định chính thức và cuối cùng.
Ông
hiệu trưởng gặp tôi khuyên phải chấp hành thông báo của Sở Di Trú. Nếu không, sẽ ảnh hưởng cho
trường đối với sinh viên quốc tế trong tương lai. Biết rằng không còn cách nào
khác, nên hai cha con chúng tôi chuẩn bị rời bỏ Portland , chia tay với trường lớp, những bạn
bè thân yêu và nhất là Hội Thánh Nước Sống nơi chúng tôi đang sinh hoạt.
Patrick
luống cuống cả buổi sáng khi tiễn đưa hai cha con chúng tôi. Mặt cậu ta xanh mét. Cặp mắt thường ngày đã ẩn chứa
nỗi buồn sâu kín nào đó, bây giờ trông có vẻ thảm não hơn. Patrick yêu thương cha con chúng tôi
trong một thứ tình yêu không giống sự đổi chác như thế gian này, và chúng tôi
cũng vậy. Nhưng, giờ đây
tất cả mọi thứ đẹp đẽ kia cũng sắp sửa kết thúc; những ngày tháng được sống gần
bên nhau sẽ không còn nữa. Tôi
tin chắc rằng, trong mỗi chúng tôi kỷ niệm sẽ còn sống mãi.
Chuyến
bay mệt mỏi, đầy ưu tư đưa chúng tôi rời Portland ;
thành phố sương mù vẫn còn đọng lại trong lòng hai cha con chúng tôi bao nhớ
thương và nuối tiếc…
Tôi
tạ ơn Đức Chúa Trời, cho dù phải đối diện trong muôn nghìn khó khăn, có lúc
tưởng chừng như hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng kỳ thật lòng chúng tôi vẫn bình an.
Chúng tôi tin cậy Đức
Chúa Trời và chờ đợi sự giải
cứu của Ngài.
“Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giê-hô-va,
“Ngài nghiêng qua nghe tiếng kêu cầu của tôi
“Ngài cũng đem tôi lên khỏi hầm gớm ghê, khỏi vũng bùn lấm
“Ngài đặt chân tôi trên hòn đá
“Và làm cho bước tôi vững bền.”
(Thi
Thiên 40:1, 2)