Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Ý NGHĨA CỦA NGÀY LỄ TẠ ƠN - THANKSGIVING


Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.

CẢM NGHĨ MÙA TẠ ƠN

Mỗi khi đến lễ Tạ Ơn, hai ý nghĩ sau đây thường đến trong tâm trí chúng ta. Đó là lễ Tạ Ơn là để tạ ơn ai và tạ ơn về điều gì? Lễ Tạ Ơn mà người Hoa Kỳ đã có hơn ba trăm năm nay là để tạ ơn Thiên Chúa. Sau chuyến vượt biển nguy hiểm đi tìm tự do và sau những ngày đầu vất vả khai khẩn vùng đất mới, khi gặt hái vụ mùa đầu tiên vào cuối tháng 11, những người tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ đã họp nhau lại, tổ chức một bữa ăn đơn sơ để tạ ơn Đức Chúa Trời. Rồi từ đó cho đến nay, hơn 350 năm qua, ngày thứ Năm thứ tư của tháng 11 đã trở thành ngày lễ Tạ Ơn cho tất cả mọi người dân trong nước. 

Ngày Lễ Tạ Ơn - Thanksgiving Day Nguồn Gốc & Ý Nghĩa

 Hải Bằng. HDB

Tạ ơn là một hành vi biểu hiện lòng biết ơn đối với những ân phước của Trời Đất, Thượng Đế, hay các vị thần linh. Từ ngàn xưa, người ta tin tưởng các vị thần linh đã làm cho mưa thuận, gió hòa, khiến mùa màng được tốt, gia súc sinh sản nhiều, và nhờ đó cuộc sống được no đủ. Các ngày hội ăn mừng như thế đã có cách đây cả 5000 năm ở Ai Cập. Tại Việt Nam, các làng mạc thường có tổ chức ngày hội mừng sau mùa gặt cuối năm. Tuy nhiên ngày Tết Nguyên Đán vẫn là ngày quan trong nhất có những cuộc tế lễ Trời Đất và gia tiên để tạ ơn.

CÁC NHÁNH TRONG CÂY NHO

Giăng 15: 1 – 11

Trong phân đoạn Kinh Thánh trên, Chúa Jesus đã dùng hình ảnh Cây Nho để mô tả mối liên hệ mang tính sống còn giữa Ngài và các tín hữu. Đức Chúa Cha là người trồng Cây Nho (Chúa Jesus), đây là Cây Nho vĩ đại mang tính hoàn vũ với vô số nhánh nho là hàng triệu Cơ-đốc-nhân, mỗi chúng ta là một "nhánh" trong Chúa Jesus. Nan đề trong bức tranh này không về phía Chúa Jesus nhưng về phía chúng ta, những nhánh nho của Ngài. Có ba nan đề nổi cộm trong bức tranh mà Chúa Jesus đã giới thiệu ở đây.