MỤC LỤC
CHƯƠNG I : CẦU NGUYỆN KIỂU TỰ DO
CHƯƠNG II
: CẦU NGUYỆN THEO ĐỀ TÀI
CHƯƠNG III
: CẦU NGUYỆN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ
CHƯƠNG IV
: CẦU NGUYỆN THEO GỢN SÓNG
CHƯƠNG V : CẦU NGUYỆN THEO KIỂU ĐỀN TẠM
CHƯƠNG VI
: LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA.
CHƯƠNG VII
: LỜI CẦU NGUYỆN SUY GẨM
CHƯƠNG
VIII: LỜI CẦU NGUYỆN NGỢI KHEN
CHƯƠNG IX
: CẦU NGUYỆN TIẾNG LẠ
CHƯƠNG X : SỨ ĐIỆP RHEMA ĐẶC BIỆT
Ghi chú: Chương
3 và 4 đang được cập nhật, hiện giờ chưa có mong bạn thông cảm
LỜI CẦU NGUYỆN QUYỀN NĂNG NHỜ GIAO ƯỚC HUYẾT
Giao ước Huyết là nền tảng vững chắc để
xây dựng đức tin và cầu nguyện cách hiệu quả. Để lời cầu nguyện chống lại thế lực
Satan có quyền năng thì phải đặt cơ sở trên Giao ước Huyết của Jesus Christ .
Không có nền tảng nào khác cho ta sự hiểu biết cần thiết và dẫn dắt ta trong những
lúc thử thách và nghi ngờ . Lời Đức Chúa Trời là cơ sở qua đó ta có thể hiểu ý
nghĩa đầy đủ của giao ước và tầm quan trọng của nó đối với mọi tín hữu. Trước
khi ta có thể hiểu làm sao giao ước này trở thành nền tảng cho lời cầu nguyện
hiệu năng, thì trước tiên ta phải hiểu ý nghĩa của giao ước .
GIAO ƯỚC LÀ GÌ ?
Giao ước
là một hợp đồng hai bên giữa các cá nhân và đặc biệt là giữa các vua
chúa . Apraham lập giao ước với Abimêléc (Sáng 21:27 ) . Giô suê lập giao ước với
dân sự Chúa ( Giô 24 :25 ) . Giônathan lập giao ước với nhà Đavít ( I Sa 20 :
16 ) . Aháp lập giao ước với Bên Ha Đát ( I Vua 20 : 34 ) . Tại sao phải cần có
một giao ước ? Để hiểu giao ước ta phải tra xem dữ kiện Kinh Thánh về giao ước
trong thời Kinh Thánh cùng nhiều yếu tố liên hệ đến nó .
Mối quan hệ của Đức Chúa Trời với con
người từ trước đến nay luôn luôn là mối quan hệ giao ước . Từ mối quan hệ của
Ngài với Ađam trong vườn Eđen đến mối quan hệ của Ngài với Hội Thánh trong giao
ước mới, Đức Chúa Trời luôn luôn định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan
hệ của Ngài . Nếu ta thực hiện phần của ta trong giao ước , Đức Chúa Trời hứa
thực hiện phần của Ngài . Nếu ta vi phạm phần của ta trong giao ước , thì những
hậu quả đích đáng sẽ xảy ra sau đó. Giao
ước của Đức Chúa Trời với con người luôn luôn nêu rõ tên hay các nguyên tắc mỗi
bên liên hệ, điều khoản hai bên , cùng lời hứa và điều kiện rõ ràng.
CÁC BÊN
Trong giao ước mới được lập nhờ huyết
đổ ra của Jesus Christ , thì có các bên là Đức Chúa Trời và con người sa ngã .
Bởi nguyên tội của Ađam , con người đã sa ngã khỏi ân sũng của Đức Chúa Trời .
Tøừ ngày đó đến nay , tất cả con cháu Ađam đều sống không có thông công với Đấng
Tạo Hóa và hư mất trong vũng bùn nhơ của
tội lỗi . Con người không phải là tội nhân vì mình phạm tội mà con người phạm tội
vì mình là tội nhân . Được thúc đẩy bởi tình yêu thương bao dung của Đức Chúa
Trời , Đức Chúa Jesus tự nguyện xuống trần mang lấy bản chất con người . Mục
đích của Ngài là để sống một cuộc đời trọn vẹn , vô tội như một con người hoàn
toàn, để biết những cám dỗ mà con người gặp phải, song vẫn sống cuộc đời trọn vẹn
, không hề phạm tội, để chứng minh rằng
con người đã được ban cho khả năng ban đầu để sống trên tội lỗi . Sau đó, bằng
cách mang tội lỗi thế gian trên chính Ngài , Jesus Christ gánh chịu cái giá của
tội lỗi con người , tức là cái chết thảm khốc trên thập tự giá. Qua sự chết của
Ngài , Ngài đã chuộc tôi cho tội lỗi con người . Cơn thạnh nộ và sự phán xét tội
lỗi của Đức Chúa Trời đã được thỏa mãn. Con đường mới và sống vào sự hiện diện
của Đức Chúa Trời đã mở sẵn cho con người .
Trong giao ước của Đức Chúa Trời với
Ysơraên , Môise là người trung gian của giao ước đó. Môise đã được ban cho
trách nhiệm thay mặt Đức Chúa Trời giải thích những ý nghĩa của giao ước cho dân sự .
Trong giao ước mới bằng Huyết , Jesus
Christ đã thành Đấng Trung Gian giữa Đức Chúa Trời và con người . Ngài là Đấng
Trung Gian cho những ân nhân của giao ước mới . Sách Hê-Bơ -Rơ xét lại hai giao
ước và đánh giá giao ước mới tốt hơn giao ước cũ nhờ những lời hứa của Đấng
Trung Gian lập ra . Đức Chúa Trời thực hiện công việc. Con người là người hưởng
ích lợi. Trong thực tế, khi xem xét kỹ lưỡng , giao ước ấy thật sự là giữa Đức
Cha và Đức Con mà trong đó Đức Cha hứa cho Đức Con một cơ nghiệp và một vương
quốc, và Đức Cha hoàn thành lời hứa của Ngài khi Ngài khiến Đấng Christ sống lại
từ kẻ chết .
Trong Thi 40, Hê 10 , Gi 17:4 và Ga4 :4
Đức Chúa Trời bày tỏ tính chất của công tác Đấng Christ trên đất. Những phần
tham khảo này cùng nhiều phần khác bày tỏ rõ chương trình đời đời hay giao ước
giữa Đức Cha và Đức Con mà đem đến sự cứu chuộc .
NHỮNG LỜI ĐẤNG
CHRIST HỨA VỚI CHÚA CHA
Phần của Đức Con trong giao ước là
:
1. Chuẩn bị một nơi ở thích hợp và lâu dài
trên đất cho Đức Chúa Trời . Đức Chúa Trời đã không thỏa mãn với đền tạm Môise
bởi vì nó chỉ là bóng của những việc tương lai. Ngài cũng không thỏa mãn hoàn
toàn với đền thờ do Salômôn xây hay đền thờ do HêRốt xây. Ngài ước ao một nơi
cư ngụ để ở liên tục với con người ngõ hầu con người có thể ngắm nhìn và thưởng
ngoạn vinh quang tỏ bày của Ngài. Do đó , Jêsus Christ chuẩn bị nơi ngự này
trong thân thể của tín hữu, là Hội Thánh của Ngài. Ngài cũng chuẩn bị một Thân
Thể qua đó Đức Chúa Trời có thể thực hiện mục đích Thiên thượng của Ngài trên đất.
Chính Đấng Christ sẽ là đầu của Thân Thể. Thân Thể này sẽ trọn vẹn và không tì ố,
như thân thể nguyên thủy của Ađam trước
khi phạm tội. Tuy nhiên , Thân Thể mới này sẽ tốt đẹp hơn vì nó bao gồm hàng
triệu tín hữu tái sanh khắp thế giới và Thân Thể này sẽ không bao giờ bất tuân
vì Đầu là Chính Con Đức Chúa Trời .
2. Đức Con phải sai Đức Thánh Linh và quyền
năng Thánh Linh vô hạn đến trên gia đình tín hữu mới trên đất, là Hội Thánh.
Trong thời Cựu ước, Đức Thánh Linh thỉnh thoảng đã đến trên con người xác thịt,
khiến con người tiên tri, làm phép lạ và bày tỏ bản chất cùng ý muốn Đức Chúa
Trời. Tuy nhiên lời hứa mới là sai Thánh Linh đến trong sự đầy dẫy. Qua việc
ban Chúa Jesus để chuộc nhân loại theo cách này, Hội Thánh mới có đủ ân điển để hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời, không phải
do bổn phận mà do khát khao. Đức Thánh Linh cũng có thể đảo ngược hậu quả trong
bản chất con người và sẽ trang điểm Thân Thể Đấng Christ bằng vẻ đẹp, quyền
năng và sự thánh khiết của Ngài.
3 . Jesus Christ hứa rằng Ngài sẽ trở lại Cha
Ngài và ngồi với Cha trên ngai Ngài và đang cầu thay cho hết thảy những ai hoàn
thành ý muốn Ngài. Khi làm như vậy, kết quả của việc giày đạp đầu Satan sẽ lên
đến cực điểm tức là hủy diệt toàn bộ vương quốc Satan, cuối cùng tiêu trừ mọi
điều ác khỏi mặt đất .
NHỮNG LỜI
HỨA CỦA CHÚA CHA HỨA VỚI
ĐẤNG CHRIST
1. Đức Cha sẽ giải cứu con khỏi quyền lực
sự chết. Những người khác đã chết và đã sống lại khỏi kẻ chết một thời gian
nhưng sau đó họ cũng đã chết. Tuy nhiên không ai từ Ađam đến Đấng Christ đã chết
và đã sống lại để sống đời đời. Khi làm như vậy, Cha không chỉ khiến Con sống lại
mà còn bẻ gãy chính quyền lực sự chết. PhaoLô gọi quyền lực sự chết là quyền lực
kinh khiếp nhất phải bị hủy diệt. “Kẻ thù cuối cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết”
(I Cô :15-26 ). Vì vậy, qua việc hủy phá quyền lực sự chết, tất cả uy quyền trên trời, dưới đất đã giao cho Đấng Christ.
2 . Đức Cha sẽ ban cho Đấng Christ khả năng
ban Thánh Linh đầy dẫy cho bất cứ ai Ngài muốn. Có được uy quyền này, Ngài có
thể ban khả năng cho các thành viên của Thân Thể Ngài để thực hiện ý muốn Cha.
3 . Đức Cha sẽ đóng ấn và bảo vệ hết thảy ai
nhờ Thánh Linh mà đến với Đấng Christ.
4 . Đức Cha sẽ ban cho Ngài một cơ nghiệp gồm
những người từ mọi quốc gia trên đất. Và vương quốc hay uy quyền của Ngài sẽ
còn đến đời đời.
5 . Qua sự to lớn của Đấng Christ như là đầu
Hội Thánh, Thân Thể này có thể làm chứng cho tất cả giới thống trị và quyền lực
về sự khôn ngoan muôn mối và đời đời của Cha, chứng minh tình yêu sáng tạo của
Đức Chúa Trời đối với nhân loại đến đời đời vô cùng.
ĐIỀU KIỆN
Điều kiện trong giao ước quan trọng giữa
Đức Cha và Đức Con là Con sẽ mặc lấy
hình thể và bản chất con người, phục dưới mọi cám dỗ con người mà không nhờ vào
thần tánh của Ngài. Ngài sẽ chiến thắng mọi thử thách theo cùng một cách mà con
người có thể chiến thắng nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh. Đấng Christ cũng đầu
phục chính Ngài để chịu chết, thậm chí chết nhục nhã trên cây thập tự. Đấng
Christ sẽ đổ huyết báu vô tội của Ngài để đóng ấn đời đời những kẻ tin nơi
Ngài.
Là bên hợp pháp thứ hai đối với giao ước
đời đời và tốt hơn, Đấng Christ đã làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài, đã nhận
lời hứa của Cha và đã thỏa mãn mọi điều kiện mà đã được thiết lập rõ ràng, đề
bây giờ ta có thể đến với Cha trong sự cầu nguyện.
Hiện nay chúng ta có quyền hợp pháp để
đến gần Cha một cách cá nhân trong sự cầu nguyện .
TẠI SAO ĐIỀU NÀY RẤT QUAN TRỌNG?
Satan không còn đến với Cha để kiện cáo
con người như nó đã làm trong Gióp 1 :6-12. Khúc Kinh thánh này bày tỏ thể nào
Satan đã lên trời và có thể kiện cáo cả Đức Chúa Trời và Gióp công bình. Nó kiện
cáo Đức Chúa Trời vì nó nói rằng lý do duy nhất Gióp phục vụ Ngài là vì ông được
ban phước, vậy Đức Chúa Trời bất công quá. Nó kiện cáo Gióp và nói rằng Gióp có
thể rủa sả Đức Chúa Trời nếu tất cả của cải của ông bị lấy đi. Ma quỷ từ trước
tới giờ luôn luôn là kẻ kiện cáo số một.
Đấng Christ, Đấng đã thấy Satan sa ngã từ
ban đầu (Luca : 10 -18), khải thị một khía cạnh về sự thành công trong sự cứu
chuộc của Ngài: Đó là con đường của Satan đến Thiên Đàng đã bị đóng lại. “ Tôi
nghe một tiếng lớn trên trời tuyên bố : Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng và vương
quốc Thượng Đế chúng ta và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã thể hiện, vì kẻ
buộc tội anh em của chúng ta, ngày đêm buộc tội họ trước mặt Thượng Đế đã bị
quăng xuống rồi. Họ đã chiến thắng nó bởi huyết Chiên Con và bởi lời chứng
mình; họ chẳng tham sống sợ chết (Khải :12 :10-11 ).
Satan không còn đến với Đức Chúa Trời
nữa . Nó không còn liên tục kiện cáo dân sự Chúa nữa. Nhưng nó kiện cáo chúng ta
trong tâm trí của chúng ta. Nó kiện cáo như thế nào? Nó nói với chúng ta rằng
chúng ta không đáng cầu nguyện với Cha. Nó liên tục tìm cách gieo những ý tưởng
trong trí chúng ta rằng chúng ta không có quyền bước vào ngai ân điển là nơi ta
có thể tìm thấy sức mạnh trong lúc có nhu cầu .
Điều hết sức quan trọng là chúng ta nhận
biết rằng lời cầu nguyện hiệu quả đặt cơ sở trên Giao ước Huyết, tức huyết đổ
ra của Jêsus Christ. Điều này đặc biệt
đúng khi ta đang chiến đấu với ma quỷ trong sự cầu nguyện. Chúng ta có thể gọi
ma quỷ là kẻ nói dối và là cha của kẻ nói dối, vì Kinh Thánh cho ta biết nó là
kẻ nói dối và cha của kẻ nói dối. “Khi hắn nói dối là hắn làm theo bản tánh hắn,
vì hắn chính là kẻ nói dối và là ông tổ
nói dối.” (Gia : 8-44 )
Chúng ta có thể chiến thắng mọi ý tưởng
nào mà không thuộc Đức Chúa Trời! Chúng
có thể trói mọi lời kiện cáo tiêu cực và lời tự hủy diệt nào bước vào tâm trí để xóa đi hình ảnh bản thân
của chúng ta có thể làm điều này bởi vì Đức Chúa Jesus đã mua quyền hợp pháp để
bước vào ngai ân điển rồi! ( Ma 18 :18 )
Ngày nay, bạn có thể can đảm đến với Chúa
trong sự cầu nguyện! Bạn thuộc về nhóm người thân thiết và tuyển chọn mà đã được
để cho bước vào ngai của Cha. Đặc quyền đó là miễn phí, nhưng không phải là rẻ.
Đối với bạn thì miễn phí, song Đấng Christ đã trả mạng sống của Ngài để bạn có
được đặ quyền đó. Nếu bạn không thực hành quyền hợp pháp để bước vào Cha, bạn
đang phủ nhận công tác chuộc tội của Đấng Christ tại thập tự giá .
Công cụ tấn công duy nhất của Satan là
làm chúng ta bỏ lơ quyền cầu nguyện kỳ diệu của chúng ta. Nó biết cách nào để
trộm cướp, nhưng chúng ta phải nhận ra kẻ thù của chúng ta là ma quỷ để chúng
ta không bị lừa bởi quỷ kế của nó. Chúng ta là những người thắng hơn Đấng chinh
phục qua Đấng Christ yêu thương chúng ta !
Bạn có khát khao có một mối thông công với
Jesus Christ và Cha qua Đức Thánh Linh không? Điều này chỉ có thể có được trong
sự cầu nguyện. Có phải bạn có những lời cầu xin không được đáp lời, có nhu cầu
chữa lành, nhu cầu tha thứ hay phấn hưng không? Quyền để bước vào ngai Đức chúa
Trời nhờ giao ước huyết là của bạn. Hãy đến gặp gỡ Chúa ngay bây giờ.
LỜI GIỚI THIỆU
CÁCH CẦU NGUYỆN
Lời cầu nguyện của một Cơ Đốc Nhân là một
mối tương giao với cha Thiên Thượng. Khi một đứa bé ra đời, nó lớn lên và phát
triển để học cách thưa chuyện với cha mẹ nó. Khi mối tương giao giữa cha mẹ và
con cái trở nên sâu đậm hơn, thì sự thông công giữa cha mẹ và con cái cũng phát
triển mật thiết hơn. Đức tin của Cơ Đốc Nhân cũng diễn tiến tương tự. Việc tiếp
nhận Jesus Christ làm Chúa và Cứu Chúa là sự tái sinh thuộc linh và Đức Thánh
Linh bắt đầu ngự trong chúng ta. Một trong những điều đầu tiên Ngài dạy chúng
ta là cầu nguyện. Khi chúng ta là những Cơ Đốc Nhân càng học nhiều về sự cầu
nguyện và thật sự cầu nguyện ngày càng nhiều, thì đức tin nơi Chúa sẽ càng mạnh
mẽ và tình yêu đối với Chúa cũng càng nẩy nở và sâu đậm trong đời sống chúng
ta. Mặc dù tất cả các Cơ Đốc Nhân đều tin nơi Jesus Christ, song hầu hết trong
số họ không biết cầu nguyện cách hiệu quả. Đây là lý do họ không tăng trưởng
đúng mức trong đức tin, ngược lại đời sống và kinh nghiệm Cơ đốc của họ cứ ở
trong tình trạng ấu trĩ. Vì vậy, tôi thúc giục tất cả Cơ Đốc Nhân chúng ta hãy
học cách cầu nguyện. Hầu hết các Cơ Đốc Nhân đều có ao ước mãnh liệt để cầu
nguyện song họ không biết cách bắt đầu. Nhiều người cũng muốn cầu nguyện nhiều
giờ hơn song họ không biết chắc cách nào để thực hiện đều này, vì vậy họ lại mất
tinh thần. Tôi muốn giúp các Cơ Đốc Nhân này cầu nguyện hiệu quả và đây cũng là
lý do tôi viết cuốn sách này .
Một người càng cầu nguyện, người đó càng
kinh nghiệm và sống trong lĩnh vực thuộc linh. Vô số Cơ Đốc Nhân không thể cầu
nguyện trên mười hay mười lăm phút. Những Cơ Đốc Nhân này không dám nghĩ tới việc
cầu nguyện nửa giờ, một giờ hay ba giờ. Tuy nhiên, khi một người thực hành và kỷ
luật chính mình nghiêm túc, người đó có thể cầu nguyện nhiều giờ hơn.
Cá nhân tôi ước ao rằng tất cả Cơ Đốc
Nhân đều có thể cầu nguyện sâu nhiệm hơn và lâu hơn. Khi tôi là một Cơ Đốc Nhân
non trẻ, tôi cũng không thể cầu nguyện lâu hơn. Tuy nhiên, khi tôi lớn lên
trong đức tin và trải qua nhiều năm trong chức vụ, tôi kinh nghiệm sự cầu nguyện
sâu nhiệm hơn và lâu hơn và cũng hiểu được tầm quan trọng số môâït của cầu nguyện.
Qua sự kỷ luật liên tục, tôi có thể cầu
nguyện lâu hơn và đời sống cầu nguyện của tôi trở nên sâu nhiệm hơn. Khi tôi đi
tiên phong mở một Hội Thánh vào năm 1958_ tôi thường cầu nguyện năm giờ một
ngày. Thì giờ này gồm có thì giờ cầu nguyện sáng sớm, thì giờ cầu nguyện cá
nhân vào buổi sáng, thì giờ cầu nguyện buổi chiều và thì giờ cầu nguyện buổi tối.
Dường như tôi cầu nguyện liên tục. Ngày nay tôi vẫn duy trì thì giờ cầu nguyện
ít nhất một giờ cho tới ba giờ một ngày. Tôi dâng mọi vinh hiển cho Chúa về việc
này.
Không có cầu nguyện nhiều như vậy, tôi không
thể nhận đủ quyền năng thuộc linh để giúp đỡ dân sự. Qua sự cầu nguyện, tôi được
Chúa ban quyền năng để tiếp tục chức vụ của tôi. Tôi tha thiết hy vọng tất cả
tín hữu sẽ cầu nguyện hiệu quả hơn và để nhiều thì giờ cầu nguyện sâu nhiệm
hơn.
Làm sao một Cơ Đốc Nhân cầu nguyện như
mình muốn? Để cầu nguyện sâu nhiệm và hiệu quả hơn trong thời gian cầu nguyện
như ta ước ao, ta phải cố gắng khám phá ra nhiều cách để cầu nguyện. Ta phải
nghiên cứu những phương pháp này và dự định cầu nguyện với lòng tha thiết. Tuy
nhiên không cầu nguyện thật sự, chúng ta không bao giờ có thể cầu nguyện như
chúng ta muốn.
Qua việc chia sẻ những mẫu cầu nguyện của
đời sống cá nhân tôi, tôi muốn giúp bạn xây dựng đời sống cầu nguyện riêng sâu
nhiệm, hiệu quả và thỏa lòng.
CHƯƠNG
I
CẦU NGUYỆN KIỂU TỰ DO
Nếu tôi ví cầu nguyện như cuộc đi dạo,
thì Cầu Nguyện Kiểu Tự Do giống như bước đi mà không ý định đi đâu cả. Chân tôi
dẫn đâu thì tôi theo đó, rồi lại về nhà. Trong một cách tương tự, khi lòng tôi
cảm động với Chúa thì tôi cầu nguyện chớ không cầu nguyện theo đề tài cầu nguyện
đặc biệt nào cả. Cầu Nguyện Kiểu Tự Do
này thường được nhiều Cơ Đốc Nhân cầu nguyện. Hầu hết lời cầu nguyện của hội
chúng thực hiện theo kiểu này. Tuy nhiên, dù cầu nguyện tự do có ích lợi là cầu
nguyện khi mình muốn, song có bất lợi là hay sao lảng và thiếu tập trung. Cũng
khó để cầu nguyện lâu vì bạn sẽ không còn điều gì để cầu nguyện nữa. Cầu Nguyện
Kiểu Tự Do thì tốt khi bạn có ít thì giờ song vẫn nhắm mục đích về hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng ta phải canh chừng trong sự Cầu Nguyện Kiểu Tự Do là ta không
bắt đầu cầu nguyện với lời cầu xin độc thoại “ xin ban cho con .... “ “xin ban
cho con ...” Hãy nhớ, chúng ta đang thưa chuyện với Cha Thiên Thượng đáng kính
của chúng ta, là Đấng sáng tạo trời đất.
Vậy ta phải chuẩn bị tấm lòng khi đến gần ngai của Cha Thiên Thượng. Ta phải ăn
năn tội lỗi mình. Nếu ta cứ chất chứa sự phản nghịch với Chúa mà vẫn cầu nguyện
với Ngài, thì tất cả lời cầu nguyện chúng ta đều vô hiệu. Hãy lệ thuộc Đức
Thánh Linh để dò xét tấm lòng bạn. Hãy xưng tội lỗi của bạn để được tẩy sạch bởi
Huyết báu của Chúa Jesus trước khi bạn bắt đầu cầu xin Chúa bất cứ đều gì.
Dù ta cầu nguyện tự do, ta phải đến với
Chúa bằng lời cảm tạ và ngợi khen dâng cho Ngài. Đavít , tác giả Thi Thiên đã
ngợi khen Chúa như vầy : “ Hãy lấy lòng cảm tạ mà bước vào sự hiện diện Ngài và
cất tiếng mừng rỡ bằng Thi Thiên.” (Thi 95 : 2 ) Ta phải nhớ ân huệ và phước hạnh
của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ở quá khứ rồi dâng lên lời cảm tạ Ngài. Ta cũng
ngợi khen Ngài với lòng mong chờ vui mừng rằng Ngài yêu chúng ta và sẽ đáp lời
cầu nguyện chúng ta. Chúng ta có thể cầu nguyện hiệu quả chỉ khi nào ta được
Thánh Linh dẫn dắt. Thánh Linh Đức Chúa Trời giúp đỡ sự yếu đuối chúng ta. Khi
ta không biết cách cầu nguyện, Thánh Linh sẽ giúp chúng ta. Đó là lý do tôi
luôn dạy tín hữu tôi hoan nghênh Thánh Linh vào lòng họ và nhờ cậy Ngài ngõ hầu
dẫn dắt họ thoải mái trong lời cầu nguyện. Thánh Linh của Đức Chúa Trời là một
Thân vị đáng kính. Ngài là Đấng An ủi đang ngự trong chúng ta và Ngài muốn giúp
chúng ta rất nhiều. Khi lệ thuộc Đức Thánh Linh để cầu nguyện, chúng ta thật sự
vui hưởng thì giờ kỳ diệu cầu nguyện theo Kiểu Tự Do nhờ sự giúp đỡ của Ngài.
Trong buổi thờ phượng tại Hội Thánh hay
thì giờ ngắn ngủi ở riêng với Chúa, thì Cầu Nguyện Kiểu Tự Do này rất ích lợi.
CHƯƠNG
II
CẦU NGUYỆN THEO ĐỀ TÀI
Nếu tôi cố gắng giải thích Lời Cầu Nguyện
Theo Đề Tài, tôi sẽ nói nó giống như đi mà biết rõ nơi đến. Không giống như lời
Cầu Nguyện Kiểu Tự Do, Lời Cầu Nguyện Đề
Tài có một mục đích đặc biệt cho sự cầu nguyện. Đó là lý do tôi gọi nó là “Cầu
Nguyện Theo Đề Tài.” Chuẩn bị tấm lòng trước ngai Đức Chúa Trời vẫn là yêu cầu trước tiên như
trong Cầu Nguyện Kiểu Tự Do. Chúng ta phải ăn năn và xưng tội, được tẩy sạch khỏi
mọi bất tuân trước mặt Đức Chúa Trời rồi mới đến trước ngai. Dâng lời cảm tạ và
ngợi khen cũng là điều kiện tiên quyết đối với Cha chúng ta. Lời Đức Chúa Trời
nói Ngài ngự trong lời ngợi khen của con cái Ngài. Lời cảm tạ và ngợi khen chuẩn
bị con đường cho Ngài đến với chúng ta.
Một đều rất quan trọng phải nhớ là khi
ta cầu nguyện cho môâït nhu cầu đặc biệt, ta phải loại trừ sự tham lam khỏi
lòng chúng ta. Nếu ta có lòng tham đòi Chúa về những mục đích ta đặt ra, lời cầu
nguyện như thế sẽ không mang lại kết quả nào. Dù mục đích của ta là gì, trước
tiên ta phải đặt nó trên bàn thờ Chúa và xem xét điều nào làm vinh hiển Ngài
trước tiên. Nếu mục đích của lời cầu nguyện không phải vì vinh hiển Chúa, ta phải
chấp nhận sự thật là mục đích đó không ở trong ý muốn Đức Chúa Trời. Nếu mục
đích đó nằm trong ý muốn Đức Chúa Trời, ta phải có đức tin nơi Ngài rằng Ngài
chắc chắn trả lời chúng ta. Ước muốn hàng đầu của chúng ta là ý muốn Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
Trong sự Cầu Nguyện Theo Đề Tài, ta phải
có mục đích rõ ràng trong trí. Lời cầu nguyện mơ hồ sẽ không bao giờ hiệu quả.
Ví dụ, nếu ta cầu nguyện, “Cha ơi, con cầu nguyện Ngài ban phước cho chúng con
” thì chỉ là lời cầu nguyện mơ hồ, hay cầu nguyện, “Cha ơi, xin ban phước cho đất
nước chúng con” thì cũng tương tự .
Khi điều gì xảy ra trong đời sống chúng
ta mà vẫn không biết rõ có phải có phải là sự đáp lời hay không, thì lời cầu
nguyện như thế không thể gọi là lời Cầu Nguyện Theo Đề Tài. Lời Cầu Nguyện Theo
Đề Tài là lời cầu nguyện đặc biệt, và khi được đáp lời, ta biết rõ đó là sự đáp
lời đặc biệt từ Chúa và ta có thể làm chứng rằng mình kinh nghiệm sự đáp lời.
Lời cầu nguyện của bà góa được viết trong
sách Luca. Bà ta cứ đến nài xin vị thẩm phán,
“Xin xét xử công minh cho tôi đối lại kẻ chống nghịch tôi.” Nhưng vị thẩm
phán thành đó không sợ Thượng Đế cũng chẳng nể loài người. Do vậy lời nài xin của
bà bị khinh miệt và bà cũng bị sỉ nhục. Nhưng bà tiếp tục đến quấy rầy ông ta.
Cuối cùng vị thẩm phán bất lương ấy nói, “Dù ta không sợ Thượng Đế cũng chẳng nể
loài người, nhưng vì mụ góa này quấy rầy ta, nên ta xét xử công minh cho mụ, kẻo
mụ cứ trở lại mãi, thì rốt cuộc ta cũng bị bực mình!” Chúa bảo : “Các con hãy
nghe lời thẩm phán bất lương ấy nói! Lẽ nào Thượng Đế lại không xét xử công
bình cho những kẻ được Ngài chọn, là những kẻ ngày đêm kêu xin Ngài mà Ngài còn
trì hoãn hay sao? Ta bảo các con: Ngài sẽ nhanh chóng xét xử công minh cho họ.”
Đức Chúa Jesus cũng dạy về sự cầu nguyện bằng
cách dùng câu chuyện. Giả định một người trong các con cóù người bạn, nửa đêm đến
nhà bạn ấy yêu cầu: “Anh ơi, cho tôi mượn ba ổ bánh, vì tôi có bạn đi đường mới
tới, nhưng tôi không có gì mời ăn.” Người bạn trong nhà đáp: “Anh đừng quấy rầy
tôi! Cửa đã đóng rồi; các con tôi đang ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể
nào dậy lấy bánh cho anh được!” Ta bảo các con : “ Dù người kia không chịu dậy
đưa bánh vì tình bạn hữu, nhưng cũng phải
dậy đưa đủ số bánh bạn mình cần vì bị quấy rầy.” Ta cũng bảo các con : “Hãy xin
sẽ được, Hãy tìmsẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở ra cho các con. Vì ai xin sẽ được, ai
tìm sẽ gặp, ai gõ thì cửa sẽ mở. “ (Luca11:9 -10 ).
“Trong các con, có người nào làm cha mà
con mình xin cá lại cho rắn, xin trứng lại cho bò cạp không? Vậy, nếu các con
là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt, huống gì Cha trên trời lại
không ban Thánh Linh cho những người cầu xin Ngài sao?” (Luca11:11-13).
Vì vậy, khi ta cầu nguyện ta phải có mục đích rõ ràng như , “ Xin xét xử
công minh cho tôi đối lại kẻ thù nghịch tôi, “ hay “cho tôi mượn ba ổ bánh .”
Cầu nguyện mà không có mục đích rõ ràng
không thể gọi là Cầu Nguyện Theo Đề Tài. Trong những tháng qua tôi cầu nguyện lời
cầu nguyện theo đề tài đặc biệt. Thật là khó để tìm một tòa nhà mới cho Hội
Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn Tokyo của chúng tôi và càng khó hơn để tìm một tòa nhà
thích hợp cho Hội Thánh tại thành Tokyo .
Thậm chí khi chúng tôi tìm được một tòa nhà để thuê, nếu chúng tôi nói nhà này
để Hội Thánh thờ phượng thì hầu hết các chủ nhà từ chối, đặc biệt đối với các Cơ Đốc Nhân Nam Triều Tiên. Vì thế
đối với mục đích đặc biệt này, tôi phải vật lộn trong sự cầu nguyện nhiều tháng
và Đức Chúa Trời đã trả lời và giúp chúng tôi thuê một tòa nhà đẹp tại trung
tâm Tokyo . Nó tốt
hơn cái tòa nhà hiện tại và còn có một sân đậu rộng. Cũng vậy, một lời cầu
nguyện không có mục tiêu rõ ràng giống như
đánh gió bá vơ.
Trước đây, trên đường về Seoul ,
tôi dừng chân tại buổi nhóm ở San
Francisco để dự một cuộc mitting. Vợ của một Mục sư dẫn
đến tôi một phụ nữ độc thân, nhờ tôi cầu
nguyện để cô lấy một người chồng Cơ Đốc
Nhân. Người phụ nữ này khoảng 30 tuổi. Tôi hỏi cô mẫu người chồng nào cô muốn là chồng của cô. Cô trả lời rằng đó
là vấn đề của Đức Chúa Trời. Ngài biết điều gì tốt nhất cho cô. Vì thế tôi bảo
cô “Không, cô không nên cầu nguyện cách mơ hồ. Cô phải cầu nguyện Chúa một cách
cụ thể.” Rồi tôi giúp cô phác thảo nhu cầu của cô. Cô ấy nói cô thích một người
có tấm lòng nồng hậu, cao và ốm, làm nghề thầy giáo, thích hát, nếu có thể được
cha mẹ còn sống. Bây giờ cô đã có mục
tiêu rõ ràng cho lời cầu nguyện xin một người chồng. Chúng tôi cùng nhau cầu
nguyện một cách cụ thể, và sau này tôi
nghe tin tức tốt lành nơi cô, cô đã lập gia đình cách đây một năm và đã
lấy một người chồng đúng như điều cô đã cầu nguyện cụ thể. Cô đã cầu nguyện
theo bản danh sách của cô và đã nhận được chính xác sự trả lời của Chúa.
Cầu nguyện theo đề tài là lời cầu nguyện
khẩn thiết kéo dài trong nửa giờ hay một giờ cho một nhu cầu đặc biệt.
Sự kiên nhẫn là điều kiện tiên quyết cho sự
cầu nguyện theo đề tài. Trong sự cầu nguyện theo đề tài nhiều lúc mục tiêu của
chúng ta dường như bị hủy bỏ và dường như nó không thể thành được. Tuy nhiên,
các cơ Đốc Nhân không nên bỏ cuộc. Trong sự cầu nguyện theo đề tài bạn phải nhẫn
nại. Đôi lúc, bạn sẽ kinh nghiệm mục tiêu của mình dường như bị hủy bỏ và không
thể hoàn thành. Nhưng bạn không nên nản lòng mà phải kiên trì trong sự cầu nguyện
với Đức Chúa Trời. Trong kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi đã trải qua nhiều lần
giấc mơ và mục tiêu của tôi bị tiêu tan trong sự cầu nguyện theo đề tài của
tôi. Nhưng giữa những lúc thất vọng như thế tôi vẫn tiếp tục tin cậy Đức Chúa
Trời và cuối cùng đã kinh nghiệm sự trả lời của Ngài cho lời cầu nguyện của
tôi. Đức Chúa Trời đã làm sống lại giấc mơ đã bị tiêu tan của tôi.
Chúng tôi đã cầu nguyện để có một miếng đất
để xây một ngôi nhà làm tờ nhật báo của chúng tôi và Đức Chúa Trời đã giúp đỡ
chúng tôi tìm mua được một miếng đất khoảng 71.160 mét vuông. Tất cả chúng tôi
đều vui mừng và cảm tạ Đức Chúa Trời về điều đó. Nhưng hoàn cảnh bất trắc xảy ra và chúng tôi hầu như mất miếng đất. Giấc
mơ xây dựng một toà nhà làm tờ báo hầu như bị tiêu tan. Chúng tôi nản lòng và bị
cám dỗ mất hết hy vọng. Tuy nhiên chúng tôi khóc lóc và tiếp tục cầu nguyện, nhớ
lại rằng Aùpraham đã sinh con khi ông một trăm tuổi và Sara chín mươi tuổi
trong khi đối với con người thì việc này không thể được. Khi chúng tôi kiên trì
trong sự cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã trả lời chúng tôi. Giấc mơ của chúng tôi
được sống lại và chúng tôi bắt đầu xây dựng.
Khi chúng ta cầu nguyện một cách cụ thể cho một giấc mơ rõ ràng chúng ta sẽ đi
qua một giai đoạn giấc mơ bị tắt lịm, nhưng Đức Chúa Trời sẽ làm sống lại giấc
mơ đã tắt lịm để chúng ta không lui đi trong đức tin.
CHƯƠNG V
CẦU NGUYỆN THEO KHUÔN MẪU ĐỀN TẠM
Cầu nguyện là nền
tảng của sự phấn hưng trong tấm lòng và Hội Thánh của bạn. Nhưng nhiều người vẫn
không biết cách cầu nguyện hơn một tiếng đồng hồ. Jesus phán với các môn đồ:
“Các con không thức nỗi với ta một giờ trong sự cầu nguyện sao?”. Tại vườn Ghếtsêmanê
các môn đồ không thể cầu nguyện với Chúa Jesus thậm chí chỉ một tiếng đồng hồ.
Jesus bắt đầu chức vụ của Ngài bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn bốn mươi ngày.
Trong lúc Ngài sống trên đất, đời sống của Ngài bão hòa bằng sự cầu nguyện. Cuối
cùng Ngài kết thúc chức vụ tại Ghếtsêmanê
bằng sự cầu nguyện sốt sắng. Cuộc đời của Chúa Jêsus giáp vòng bằng một đời sống
cầu nguyện. Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng tôi một chức vụ lớn tại Seoul
Nam Hàn. Ngay bây giờ tôi đang coi sóc 700.000 người tại Hội Thánh của chúng
tôi. Hàng năm chúng tôi chinh phục hơn 300.000 người mới trở lại với Jêsus
Christ. Nhiều người hỏi tôi “bí quyết là gì ?”. Vâng, có nhiều bí quyết cho sự
tăng trưởng của chúng tôi nhưng bí quyết quan trọng hơn hết là sự cầu nguyện.
Tôi bắt đầu hầu việc Chúa vào năm 1958 tại một vùng ngoại ô của thành phố Seoul .
Nó là một khu nhà ổ chuột. Từ đầu, Đức Thánh Linh dạy tôi rằng nền tảng của Hội
thánh là sự cầu nguyện. Tôi cố gắng chinh phục linh hồn về cho Chúa bởi chính sức
mạnh của tôi. Tôi đã giảng hơn sáu
tháng, nhưng tôi không thể dẫn dắt một
linh hồn nào trở lại với Chúa Jesus Christ .Và chưa đầy một năm tôi đã xếp va
li hơn tám lần để rời khỏi chức vụ. Lúc đó tôi chắc chắn rằng tôi không được
kêu gọi làm Mục sư. Tôi không dám mơ rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành một
Mục sư của Hội thánh rất lớn . Lúc đó giấc
mơ lớn nhất là có ba mươi tín hữu
trong Hội thánh của tôi, nhưng Đức Chúa
Trời dạy tôi rằng tôi phải nương dựa vào Ngài. Vậy tôi bắt đầu cầu nguyện trên
năm tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tôi nói với bạn rằng cầu nguyện trên năm tiếng đồng hồ không phải là một công
việc dễ. Tôi tranh đấu và chống lại
xác thịt. Sau đó, và nhiều điều lớn lao
bắt đầu xảy ra và tôi được thay đổi, lúc đó dân sự cũng thay đổi và cả thành bắt đầu thay đổi.
Trong ba năm chúng tôi dẫn sáu trăm người trở lại với Jêsus Christ. Chúng tôi
xây dựng xây Hội Thánh thật đẹp tại đó vào năm 1961 rồi tôi dời xuống vùng
thành phố Seoul .
Bởi vì tôi đã kinh nghiệm một ít thành công với sáu trăm người. Tôi muốn xây một
Hội Thánh trong vòng những Hội thánh rất
lớn. Người ta đã cười tôi bởi vì tôi trẻ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng một lần nữa
tôi quyết định cầu nguyện, tôi cầu nguyện rất nhiều và Đức Chúa Trời bắt đầu vận hành. Mẹ vợ của tôi là nguôøn cảm
ứng về sự cầu nguyện của tôi lúc đó, đặc biệt bà quấy nhiễu tôi làm để tôi
không thể nào ngủ quá bốn giờ rưởi sáng, bởi vì chúng tôi có buổi nhóm cầu nguyện sáng sớm tại Nam Hàn.
Hết thảy những người
đựơc bảo phải thức dậy bốn giờ rưởi và cầu nguyện. Đặc biệt, đầy tớ Chúa không được ngủ quá bốn giờ rưởi sáng. Mỗi
buổi sáng mẹ vợ của tôi nhúng chiếc khăn trong nước lạnh rồi đặt trên mặt tôi.
Nhiều lần tôi thức dậy ngồi cạnh giường mà nói: “Mẹ ơi! điều đó chỉ giết con thôi.”
Một sáng nọ tôi thức
dậy để nghe chuông điện thoại, tôi nhấc điện thoại lên thì mẹ vợ tôi nói. Tôi
không biết về những nền văn hóa khác nhưng ở Nam Hàn bà mẹ vợ mà nói thì bạn sẽ
gặp rắc rối. Bà ta nói “Con đang làm gì?”
“Mẹ ơi, con đang ngủ.” “Ô mắc cở
quá, chúng tôi đang đợi anh ba mươi phút rồi, anh không biết rằng bây giờ đã
năm giờ rồi sao? Chúng tôi muốn biết anh có còn có phải là Cơ Đốc Nhân không?”.
Tôi sợ quá nên
tôi xông vào phòng tắm, đánh răng, chải tóc và lấy cuốn Kinh Thánh rồi phóng
nhanh đến nhà thờ, hết thảy mọi người đang chờ đợi. Tôi xông lên bục giảng thì
lúc đó mọi người bắt đầu cười, khi tôi nhìn tôi thì tôi vẫn còn mặc bộ đồ ngủ.
Dù vậy, nhờ lời cầu nguyện tha thiết, mà Chúa bắt đầu ban phước cho chúng tôi!
Vì Mục sư cầu nguyện như thế nào thì Cơ
Đốc Nhân cũng cầu nguyện như Mục sư. Vì vậy, khắp nước Nam Hàn, các Cơ Đốc Nhân
cầu nguyện tha thiết mỗi ngày. Chúng tôi không chỉ có buổi nhóm cầu nguyện sáng
sớm mà cũng có những buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm vào thứ sáu. Đến với Hội
thánh chúng tôi có hơn 15.000 người đến
vào đêm thứ sáu để cầu nguyện. Ngoài ra, cũng có nhiều núi cầu nguyện ở Nam
Hàn. Tại núi cầu nguyện của chúng tôi, có hơn một triệu người đến cầu nguyện,
kiêng ăn từ ba đến bốn mươi ngày.
Xứ sở chúng
tôi bão hòa bằng lời cầu nguyện và kết
quả là quyền lực của Satan đã bị trói và bị bẽ gãy. Hàng triệu người đã đến với
Chúa Jêsus Christ. Tôi tin vào thập niên chín mươi xứ sở chúng tôi sẽ trở nên một quốc gia Cơ Đốc Giáo lớn nhất
thế giới. Tất cả cuộc phấn hưng này đã đến với chúng tôi qua sự cầu nguyện. Bạn
có thể có một Hội thánh lớn, và một phong trào lớn lao của Đức Chúa Trời, nếu bạn
chỉ quỳ gối cầu nguyện. Cha thiên thượng của chúng ta có một nhu cầu lớn trong
tấm lòng của Ngài. Đức Chúa Trời là yêu thương và muốn có mối tương giao. Bạn
có yêu chồng của bạn không? Bạn có yêu vợ của bạn không? Bạn có yêu con cái của
bạn không? Lúc đó bạn sẽ muốn để nhiều thì giờ hơn để gần Chúa. Ngài muốn có mối
tương giao với bạn, nếu bạn không thể làm thỏa mãn tấm lòng của Ngài thì Chúa sẽ
không làm thỏa mãn bạn được. Đức Chúa Trời rất buồn lòng với nhiều Cơ Đốc Nhân
và nhiều Hội Thánh. Tại sao? Bởi vì Mục sư và những người lãnh đạo Hội thánh
quá bận rộn giúp đỡ nhu cầu dân sự mà họ không thỏa mãn nhu cầu của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời muốn bạn và tôi đến với Ngài giúp đỡ nhu cầu của Ngài, Đức Chúa
Trời đã sáng tạo bạn để thông công. Đó là trách nhiệm số một của bạn trong đời
sống. Chức vụ đối với Chúa phải đến trước chức vụ đối với dân sự. Khi tôi có ba
trăm tín hữu, tôi ở ngã ba đường quyết định. Dân sự của tôi muốn tôi thăm viếng
họ, cố vấn cho họ và cầu nguyện cho họ. Và tôi phải mất nhiều thời giờ để giúp
đỡ dân sự _ Tôi đã mệt đừ nên tôi không
đủ thì giờ để phụng sự Chúa. Tôi phân vân nên làm gì đây. Cuối cùng, sau nhiều
sự cầu nguyện tôi đi đến quyết định. Nhiều người nói rằng họ sẽ bỏ Hội thánh nếu
tôi không chú tâm nhiều với họ. Nhưng tôi quyết định chú tâm nhiều tới Chúa.
Tôi bắt đầu cầu nguyện hơn ba giờ mỗi ngày, và Đức Chúa Trời bắt đầu đổ phước hạnh
của Ngài trên chức vụ của tôi một cách lớn lao. Hội Thánh bắt đầu tăng trưởng.
Vì vậy, tôi khích lệ bạn là độc giả, phải
để nhiều thì giờ trước mặt Chúa. Hãy thỏa mãn tấm lòng của Chúa. Bạn càng để
nhiều thì giờ với Chúa thì bạn càng đầy dẫy Thánh Linh hơn. Bạn không thể đầy dẫy
Thánh Linh mà không có sự cầu nguyện. Không có sự cầu nguyện trên một giờ, bạn
không thể nói rằng bạn đầy dẫy Thánh Linh. Ma quỉ sẽ không sợ khi bạn đến Hội
Thánh, ma quỉ cũng sẽ yên lặng khi bạn nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng ma quỉ sẽ
chống cự bạn khi bạn bắt đầu cầu nguyện. Ma quỉ không đứng nỗi khi bạn cầu nguyện.
Khi bạn cầu nguyện, ma quỉ sẽ gây rắc rối. Nhưng khi bạn cầu nguyện nhiều hơn,
ma quỉ sẽ lìa khỏi bạn. Bạn không biết ma quỉ sẽ khiến những rắc rối giữa bạn,
gia đình của bạn, con cái, công việc làm ăn, Hội Thánh và nhiều điều mà rất
quan trọng trong đời sống của bạn nhiều thể nào. Nhiều người nói, “Vâng, đây là
thế kỷ hai mươi mốt chúng ta không tin rằng có ma quỉ. Đó là mưu trước của
Satan. Jesus đã để thì giờ đuổi quỉ hơn công tác nào khác. Khi bạn đuổi quỉ bạn
cũng có một sự vận hành của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh của bạn. Chỉ qua sự cầu
nguyện, Đức Chúa Trời sẽ đáp lời những nan đề trong đời sống của bạn. Vâng,
Ngài biết về nan đề của bạn. Đức Chúa Trời có quyền năng để giải quyết những những
nan đề của bạn, nhưng Ngài chờ đợi cho đến khi bạn cầu nguyện về những nan đề
này. Chỉ qua sự cầu nguyện bạn có thể đụng đến bạn hữu và láng giềng của bạn.
Tôi có 51.000 lãnh đạo tế bào trong Hội thánh của tôi, và một lãnh đạo tế bào
có từ năm đến mười gia đình trong tổ của họ. Họ
dẫn dắt trung bình hai gia đình trở lại với Chúa mỗi năm. Tôi cũng yêu cầu
họ chuẩn bị mục tiêu tương lai cho những gia đình láng giềng của họ mà họ định
tới trong một năm, rồi sau đó cầu nguyện. Nhiều lãnh đạo tế bào của tôi
nói:“Chúng tôi không dám đi gõ cửa, chúng tôi
không được trang bị đủ để làm chứng cho họ về Chúa Jesus.” Vâng, họ đưa
ra nhiều lời biện hộ. Nhưng tôi nói: “Nhưng các bạn không thể cầu nguyện sao?”
Họ nói “Vâng!” Tôi bảo họ hãy cầu nguyện để láng giềng của họ được cứu. Tôi chỉ
dẫn họ là hãy chọn người láng giềng nào
mà họ muốn chinh phục cho Chúa, rồi hãy tập trung cầu nguyện cho họ trong sáu
tháng. Thường thì gia đình đó đã được chinh phục về với Chúa Jêsus Christ. Khi
bạn nghĩ về điều đó, thì mỗi lãnh đạo tế bào đã dẫn dắt hai gia đình hay sáu
thành viên trở lại với Chúa Jêsus Christ hằng năm. 51.000 nhân cho 6 thì được
306.000 người mới. Chúng tôi không có những buổi nhóm truyền giảng lớn lao qui
mô để chinh phục linh hồn mà là rất yên lặng, nhiều linh hồn được cứu mỗi ngày.
Điều này có thể được thực hiện khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê, tôi khám
phá rằng người ta không biết cách cầu nguyện trên một giờ đồng hồ để hoàn tất mục
tiêu của họ. Tôi yêu cầu dân sự của tôi cầu nguyện trên một tiếng mỗi ngày. Tôi
gọi loại cầu nguyện đó là loại cầu nguyện Ghết-sê-ma-nê tại đó. Tại Ghết-sê-ma-nê
Jesus đã khiển trách các môn đồ của Ngài, vì họ không thể cầu nguyện hơn một tiếng.
Khi bạn bắt đầu cầu nguyện hơn một tiếng mỗi ngày, thì một điều gì đó chắc chắn
sẽ xảy ra trong đời sống của bạn. Người ta đã đưa ra đủ thứ lời biện hộ là họ bận
rộn, nhưng Jesus không dung chịu những lời biện hộ này. Tôi đã có bốn trăm bảy
mươi sáu Mục sư phụ tá trọn thì giờ làm việc dưới quyền của tôi trong Hội thánh
của tôi. Họ rất bận rộn để chăm 700000 linh hồn, tuy nhiên tôi luôn truyền bảo
họ hãy để trên ba tiếng để cầu nguyện mỗi ngày. Tôi bảo họ dù họ cảm thấy không
thể cố vấn cho người khác, điều đó đúng thôi, nhưng họ phải để ba tiếng trong sự
cầu nguyện trước khi họ đi ra đáp ứng nhu cầu của dân sự. Nhiều người trong bạn
đã nghe những gì Đức Chúa Trời đã làm cho Hội thánh chúng tôi
tại Nam Hàn. Ấy là nhờ đời sống cầu nguyện của họ. Họ có quyền năng nơi
Chúa và nơi dân sự. Trong chính đời sống cầu nguyện của tôi, tôi đã được Chúa dạy
dỗ: làm thế nào để cầu nguyện hơn một giờ.
Chúng tôi tổ chức
một hội nghị Hội thánh tăng trưởng hằng năm tại Seoul , Đại Hàn. Hàng ngàn người ngoại quốc đã
đến tham dự hội nghị đó. Đến ngày cuối cùng, tôi đem họ đến núi cầu nguyện của
chúng tôi để cầu nguyện. Tôi nói họ học lý thuyết rồi thì bây giờ chúng ta sẽ
thực hành. Tôi đi với họ đến phòng cầu nguyện. Tôi bảo họ bây giờ chúng ta hãy
cầu nguyện hơn một giờ. Sau khi cầu nguyện khoảng hai mươi đến hai mươi lăm
phút, hầu hết những người Mỹ và người Âu ngừng cầu nguyện. Họ nằm dài trên đất
rồi họ nhìn chung quanh. Tôi bảo họ “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện đi!”, nhưng họ
luôn luôn nói: “Chúng tôi không biết cách cầu nguyện, chúng tôi cầu nguyện đủ rồi
không còn điều gì để nói nữa!” Đó là nan đề. Bạn và tôi nên có một điều gì để
nói trên một tiếng, nhưng nếu bạn không có kế hoạch cầu nguyện thì dĩ nhiên bạn
không cầu nguyện trên một tiếng.
Giả sử tôi sắp
thông công với một người thông dịch. Chúng tôi
ngồi xuống và bắt đầu nhìn nhau. Sau khi nói mười phút, chúng tôi không
có gì để nói nữa. Điều đó sẽ trở nên buồn
chán và khó nhìn nhau trong những giờ còn lại mà không nói gì cả.
Chúng ta nên có một
điều gì đó để nói. Trong sự cầu nguyện bạn đang ở trong sự diện của Cha Thiên
Thượng.
Sau khi nói khoảng
hai mươi phút, bạn không có điều gì để nói với Cha Thiên Thượng, thì điều đó sẽ
trở nên buồn chán giữa Đức Chúa Trời và bạn. Câu trả lời là gì ? Bạn phải có một
hình thức cầu nguyện, một kế hoạch cho một số loại cầu nguyện. Đức Chúa Trời dạy
tôi cách cầu nguyện hơn một giờ mà tôi gọi điều này là “Bài thể dục chạy bộ về
cầu nguyện.” Bạn có tập thể dục chạy bộ không ? Tôi luôn thích thể dục chạy bộ
nhưng tôi ngừng chạy ở Strasbourg .
Trong thời gian có
buổi nhóm tại Strasbourg .
Tôi thức dậy lúc bốn giờ rưởi để chạy bộ thay vì cầu nguyện. Tôi chạy khắp
thành phố và thình lình tôi thấy tim đau nhói, tôi nằm xuống bên đám cỏ gần đó
rồi nghỉ để hít thở không khí. Thay vì cầu nguyện tôi đã chạy bộ.
Tôi trở lại khách sạn
mà không có vấn đề gì và từ ngày đó tôi luôn luôn cầu nguyện trước khi tôi để thì giờ chạy bộ.
Khi bạn cầu nguyện
bạn cần “bài cầu nguyện”, một kế hoạch để bước theo ngõ hầu sau khi bạn đã cầu
nguyện, bạn biết rằng bạn đã cầu nguyện một cách có hiệu qua và quyền năng. Bạn
có thể hoàn thành mục đích thời gian cầu nguyện của bạn. Lần nọ, Chúa tỏ cho
tôi về đền tạm trong đồng vắng. Dân Ysơraên đã ra khỏi Ai Cập và hành trình đến
Canaan . Đức Chúa Trời muốn họ đến với Ngài, thờ
phượng Ngài ngay cả trong khi họ du hành đến Canaan .
Đức Chúa Trời bày tỏ khuôn mẫu đền tạm cho Môise và ông xây đền tạm tại đồng vắng
theo như sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời và dân Ysơraên đã đến thờ phượng Đức Chúa
Trời. Nhưng ngày nay đền tạm là bạn. Kinh thánh nói rằng “Anh em là đền thờ của
Đức Thánh Linh. Bạn không cần đi đến đồng vắng để tìm đền tạm mà Môi-se đã thờ
phượng. Bạn là đền thờ của Đức Thánh Linh, bạn có thể thờ phượng Đức Chúa Trời
trong tấm lòng của bạn. Bạn có thể thờ phượng theo như khuôn mẫu của đền tạm
trong đồng vắng. Tất cả sự dạy dỗ của Cựu ước là hình bóng về những điều thuộc
linh sắp đến. Bạn có thể thấy “bài tập thể dục chạy bộ về cầu nguyện” kỳ diệu
này khi hiểu được đền tạm.
Trong đền tạm nơi
đầu tiên mà bạn sẽ nhớ là bàn thờ bằng đồng. Ở đó thầy tế lễ giết sinh tế, đổ
huyết và đốt thịt con sinh tế cho Chúa. Tại đó, tội nhân nhận sự tha thứ và sự
phục hòa với Đức Chúa Trời. Đó là điểm bắt đầu cho bài luyện tập cầu nguyện của
bạn. Bạn phải bắt đầu tại bàn thờ bằng đồng. Điều này tượng trưng cho thập tự
giá Gôgôtha nơi Chúa Jêsus Christ trở nên của tế lễ cho chúng ta. Bạn phải bắt
đầu tại thập tự giá của Jesus. Bạn phải bắt đầu thờ phượng Chúa Jêsus tại đó.
Ngài đã đóng đinh cho bạn tại đó. Khi thờ phượng Jêsus bạn phải nhớ rằng Ngài
đã tha thứ tội lỗi của bạn. Bạn nhớ thập
tự giá và cảm ơn Jêsus vì sự tha thứ và cứu rỗi của Ngài. Tại đó, Jêsus Christ
giải cứu bạn khỏi sự phán xét của mười điều răn. Và Jêsus Christ đã cất đi tất
cả các hình phạt của mười điều răn và Ngài đã hoàn thành mười điều răn, Ngài đã
cất đi luật pháp và mở cánh cửa để chúng ta được cứu bởi đức tin nơi Jêsus
Christ. “Jêsus ôi, Ngài cứu con khỏi sự phán xét của luật pháp. Bây giờ con
đang sống trong thời đại ân điển. Bởi đức tin nơi Ngài, con được cứu, con cảm
ơn Ngài vì huyết của Ngài đổ ra. Con cám ơn Ngài vì ân điển của Ngài và con cảm
kích Ngài.” Sau đó, bởi thập tự giá Jêsus đã đụng độ Satan và tước đoạt vũ khí
của nó. Bởi huyết của Jesus, ma quỉ mất hết quyền lực tại đó và Đức Chúa Trời
đã hủy diệt hoàn toàn vương quốc của nó. Khi tôi thờ phượng Jêsus, thì lời cầu
nguyện của tôi là: “Ôi Chúa Jêsus, bây giờ con đã được tự do khỏi sự kiểm soát
của Satan. Bởi huyết Ngài, con hoàn toàn được tự do. Con không còn sợ Satan nữa
hay lũ tà linh của nó. Con là người thắng hơn người chinh phục trong Jêsus
Christ. Con ngợi khen Jêsus về những phước hạnh đó, cảm ơn Ngài về sự tẩy sạch
và sự tha thứ. Sau đó tôi ngợi khen Jêsus về sự phục hòa mà đã xảy ra giữa Ngài
và tôi. “Ôi Chúa Jêsus, Ađam đã đem sự thù nghịch giữa Đức Chúa Trời và chúng
con. Nhưng Ngài đã hủy diệt bức tường thù nghịch và đem đến sự phục hoà. Con cảm
ơn Chúa Jêsus! Đức Chúa Trời yêu mến con và con yêu mến Ngài. Trong Ngài chúng
con có mối tương giao yêu thương. Sau đó, Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh Ngài vào
lòng tôi và tôi bắt đầu thờ phượng Ngài
lần nữa, “Con yêu mến Ngài, con thờ phượng Ngài, con cảm ơn Ngài về quyền năng
của huyết Jêsus đã đem chúng con vào mối tương giao.
Sự chữa lành xảy
ra tại thập tự giá, vậy, tôi ngợi khen Jêsus một lần nữa về sự chữa lành của
Ngài đã cung ứng cho tôi. Cứu Chúa Jêsus
yêu dấu. Ngài đã cất đi sự đau yếu của chúng con và mang bệnh tật của chúng con
trên thập tự giá và bởi những lằn roi của Ngài chúng con đã được chữa lành và
con ngợi khen Ngài về sự chữa lành Thiên Thượng.”
Khi tôi muời bảy tuổi số là tôi chết rồi.
Tôi bị lao phổi ở thời kỳ cuối. Các bác sĩ bảo tôi rằng tôi chỉ còn sống được
sáu tháng. Trong những ngày này, tôi trở nên
Cơ Đốc Nhân, tôi đọc Kinh Thánh và thấy rằng Jêsus là Đấng chữa lành của
tôi. Tôi đến với Jêsus và cầu xin Ngài đụng chạm tôi và chữa lành tôi. Bởi quyền
năng mạnh mẽ của Ngài, Jêsus đã chữa lành tôi, Ngài vực tôi ra khỏi giường bệnh
sắp chết. Vào thời điểm đó, tôi chưa hề thăm viếng Hội Thánh nào cả, tôi chưa hề
nghe bài giảng nào cả nào. Tôi chỉ chấp nhận Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh. Tôi
đã gặp gỡ Chúa Jêsus của tôi. Ngài là Đấng chữa lành đại tài. Tôi ngợi khen
Chúa với tình yêu thương, với lòng cảm kích của tôi về sự chữa lành. Khi tôi tiếp
tục nhìn vào thập tự giá, tôi nhớ rằng Jêsus cũng cất đi tất cả những sự rủa sả
mà đã đặt trên Ađam. Khi Ađam và Êva sa ngã, họ đã đem sự rủa sả đến trên chính
họ, và tất cả thế hệ kế tiếp. Đức Chúa Trời rủa sả đất và sự rủa sả của Ađam
giáng trên chúng ta. Kể từ thời Ađam, con người đã sống dưới sự rủa sả và sự
đau khổ tột cùng. Tất cả những phát triển của khoa học và xã hội cũng không bao
giờ đem đến hạnh phúc thật cho con người.
Nhưng Jêsus Christ đến cất đi sự rủa sả
của chúng ta. Ga 3:13 nói: “ Đức Cơ Đốc đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của
Kinh luật, khi Ngài chịu rủa sả thay cho
chúng ta. Vì Thánh Kinh chép: Đáng rủa thay cho kẻ bị treo trên cây gỗ. Như thế,
nhờ Đức Cơ Đốc Giê-su các phúc lành của Ápraham cũng được ban cho các dân ngoại
và nhờ đức tin chúng ta nhận được Đức Thánh Linh đã hứa.” Tôi thờ phượng Chúa:
“Ôi Chúa Jêsus Christ, con đã được cứu khỏi sự rủa sả, được phước hạnh bởi phước
lành của Ápraham. Con sẽ không sống dưới vực sâu rủa sả, nhưng con đang sống
nơi ngực của Ápraham. Con là người được phước. Nên bất cứ điều gì con làm sẽ được
phước.” Vâng, bạn là một người được phước, bạn được giải cứu khỏi sự rủa sả.
Hãy cất đi cất đi tất cả ý tưởng chông gai khỏi tâm trí của bạn! Hãy nói với
chính bạn mỗi buổi sáng rằng bạn là người được Chúa ban phước. Hãy nói với Chúa
rằng bạn được phước bởi phước lành của Đức Thánh Linh. Khi tôi ra nuớc ngoài,
tôi cứ theo “bài tập thể dục chạy bộ về cầu nguyện” này vào sáng sớm, tôi cảm tạ
Chúa rằng tôi được phước và vì vậy chức vụ tôi cũng được phước đối với dân sự.
Jêsus cũng giải phóng bạn khỏi sự chết
và hỏa ngục. Vậy, trong lúc bạn ở tại thập tự giá, bạn thờ phượng Ngài và cảm
ơn Ngài vì giải phóng bạn khỏi sự chết và hỏa ngục. “Jêsus ơi, Ngài đã giải
phóng con khỏi sự chết. Ngài đã chết thay cho con. Ngài đã chinh phục hỏa ngục.
Ngài đã mở cửa nước Đức Chúa Trời. Con không sợ sự chết nữa. Con thờ phượng
Ngài. Con yêu mến Ngài.”
Vì vậy qua việc suy gẫm và cầu nguyện theo
cách này trước thập tự giá, tôi bắt đầu bài tập thể dục cầu nguyện của tôi. Bạn
có thể ở vị trí ban đầu của thập tự giá mười hay mười lăm phút tùy lòng bạn muốn.
Sau đó tôi rời vị trí của thập tự giá đi đến vị trí kế tiếp đó là chậu đựng nước.
Chậu này chứa đầy nước. Ở đây thầy tế lễ rửa mình và được tẩy sạch, thánh hóa
trước khi bước vào đền tạm. Khi tôi đi qua thập tự giá bây giờ tôi đứng trước
chậu nước, là vị trí của sự nên thánh. Ở đó, tôi ngừng và cầu nguyện một lần nữa, “Chúa Jêsus ôi, con là một Cơ Đốc Nhân. Con
đã được cứu khỏi Satan. Bây giờ con phải sống như một Cơ Đốc Nhân, con nói như
một Cơ Đốc Nhân, con sẽ nghĩ như một Cơ
Đốc Nhân và con sẽ không trở thành Cơ Đốc Nhân hữu danh vô thực nhưng con có
lòng thành thực.
Rắc rối ngày nay là nhiều Cơ Đốc Nhân
không còn là ánh sáng là muối nữa. Nhiều
người trong họ có tôn giáo nhưng không có Jêsus Christ. Những gì chúng ta cần
là một kinh nghiệm thật sự của chúng ta với Chúa Jêsus trong đời sống chúng ta.
Tại chậu nước, tôi cầu nguyện, “Cha ơi, hãy khiến con công chính; qua lời của
Ngài qua Thánh Linh, hãy khiến con trở thành người công chính, khiến con trở thành
người thành thât. Nhiều người sống trong sự giả dối, họ nói dối với Chúa, họ
nói dối với người láng giềng và họ đầy dẫy sự ngờ vực. Nhưng Cha ơi, khiến con
trở thành người chân thật.”
Kế đó, tôi tiếp tục “Lạy Cha Thiên Thượng
hãy khiến con thành người trung tín. Hãy giúp đỡ con giữ ngày thánh một cách
trung tín. Hãy giúp đỡ con luôn dâng phần
mười. Hãy khiến con trở thành một người chinh phục linh hồn trung tín, hãy khiến
con trở thành con cái trung tín, hãy khiến con tha thứ, hãy khiến con yêu mến
người khác.”
Điều hết sức quan trọng là phải tha thứ mọi
người. Nhiều người xem nhẹ sự tha thứ. Nhưng trong Kinh Thánh, chúng ta khám
phá mỗi lần Jêsus bảo người ta cầu nguyện Ngài truyền cho họ hãy tha thứ.
Trong Hội thánh của tôi, có một phụ nữ rất
đẹp đến văn phòng của tôi nhờ cầu nguyện. Bà ta có một nụ cười dễ thương, tôi
luôn luôn thích nụ cười của bà. Bà bị bịnh bại bán thân bất toại, khuôn mặt của
bà méo đi và thần kinh giật liên tục. Tôi cảm thấy thương hại bà ta. Bà ta đã đến bác sĩ để tìm sự giúp đỡ, chữa lành
nhưng các bác sĩ đều thất bại. Tôi đến gặp bà ta và cầu nguyện nhiều lần nhưng không có điều gì xảy ra cả. Tôi bối rối
và bà ta thì nản lòng. Sau đó, một ngày nọ, bà ta đến văn phòng của tôi. “Mục
sư ơi, sáng này khi tôi cầu nguyện về sự chữa lành, tôi nhận được một khải thị.
Đức Chúa Trời không nói về sự chữa lành mà Ngài nói với tôi về sự tha thứ. Đức
Chúa Trời bảo tôi rằng: ‘Đừng để một
chút ghen ghét nào trong lòng của con, hãy tha thứ cho mọi người, ta không muốn
con có sự ghen ghét nào trong tấm lòng’. Bà hỏi: “Đây có phải là khải thị từ
Chúa không?” Tôi thốt lên một cách thích thú, “Vâng, đó là khải thị cho tấm
lòng của bà. Điều đó có trong Kinh Thánh.” Bà ta nói : “Mục sư ơi, tôi gặp rắc
rối, tôi không thể yêu cha mẹ chồng của tôi, chúng tôi đã sống với nhau và tôi
đã làm nhiều điều tốt lành cho họ, nhưng họ là chông gai nơi xác thịt của tôi,
tôi ghét họ và tôi không thể yêu họ ïvà tôi gặp rắc rối, thành thật mà nói tôi
không thể yêu họ.” Tôi nói: “Chị ơi, đừng lo về chuyện đó. Kinh Thánh không có
đề cập về sự yêu thương trước nhưng mà là tha thứ trước tiên. Khi bạn đã tha thứ,
nếu có sức mạnh nào còn lại thì bạn bắt đầu yêu thương, nhưng bạn không có đủ sức
còn lại thì chỉ tha thứ cho họ thôi. Bà ta nói: “Được, tôi có thể tha thứ”. “Tốt,
vậy chúng ta hãy bắt đầu.” Chúng tôi quì gối và bà bắt đầu tha thứ và bắt đầu
kêu khóc: “Chúa ơi, chúng con tha thứ
cha mẹ chồng của con, anh chị em chồng của con, ôi Cha ơi, hãy ban cho con khả
năng để tha thứ.” Rồi tôi đặt ta lên bà tôi nói “Cha ơi, hãy chữa lành bà ta”,
tức thì bà ta được chữa lành. Khuôn mặt trở lại bình thường và tôi bị xúc động
hơn là bà. Tôi cầu nguyện cho bà, song tôi không chuẩn bị cho điều gì xảy ra.
Lúc đó, tôi nhận một sứ điệp nơi Chúa. Tôi cũng có một sự tranh chiến với sự
ganh ghét trong chính tấm lòng của tôi. Lúc đó tôi có 500 trưởng lão và 51.000
chấp sự, 700.000 tín hữu. Có nhiều người tôi yêu thương và đôi khi cũng có nhiều
người tôi ghét. Tôi cho rằng chúng ta là con người nên chúng ta yêu ghét thất
thường nhưng ngày đó khi tôi thấy sự giải cứu mà tín hữu Hội thánh tôi đã tha thứ cho cha mẹ chồng của
bà, thì tôi bị rúng động. Ngay lúc đó, tôi quỳ gối xuống và nói : “Ôi Chúa, con
tha thứ tất cả các trưởng lão, con tha thứ tất cả các chấp sự, con tha thứ anh
chị em này, anh chị em kia”. Sau khi cầu nguyện, tôi cũng kinh nghiệm sự giải cứu
lớn, tôi đã được phước hơn người phụ nữ đó. Tôi đã được thay đổi và từ lúc đó,
dẫu cho điều gì xảy ra, tôi không để một chút ganh ghét nào trong tấm lòng của
tôi nữa. Sự tha thứ không phải là khó, yêu mến người ta mới là khó. Vậy bạn và
tôi hãy bắt đầu từ điểm dễ. Chúng ta hãy nói: “ Oâi Chúa ơi, con tha thứ !” Và
tại chậu nước, tôi cũng cầu nguyện: “Cha ơi hãy khiến con trở thành một người
nhu mì! hãy cất đi tính kiêu ngạo ra khỏi tấm lòng con! hãy khiến con nhu mì
trước mặt Ngài! hãy khiến con hạ mình!”.
Tôi cũng cầu xin Chúa khiến tôi được giải
phóng ra khỏi sự tham lam là sự thờ hình
tượng. Mỗi ngày khi tôi cầu nguyện, tôi
đi qua tất cả những điểm này. Và nếu bạn muốn thêm lên thì hãy làm.Đây là những
vấn đề riêng của tôi mà tôi đã bàn đến. Đúng theo lời cầu nguyện của tôi, Đức
Thánh Linh thánh hóa tôi và thay đổi tôi mỗi ngày và Ngài cũng sẽ thay đổi bạn.
Đôi lúc, thật là khó để giữ sự khiêm nhường bởi vì nhiều người trong dân sự của
tôi có những lời nhận xét khen ngợi. Điều đó khiến tôi cảm thấy khó chịu, nên
tôi luôn luôn cầu nguyện lời cầu nguyện đó Đức Thánh Linh đã chỉ cho tôi rằng
tôi hoàn toàn bất lực nếu không có Ngài .
Sau khi rời chậu nước, bạn sẽ luyện tập đến
nơi Thánh. Đến nơi Thánh, bạn sẽ thấy phía bên trái là chân đèn bằng vàng chiếu
sáng. Không có một ánh sáng nào khác hơn là chân đèn. Bạn không thể
đem một ánh sáng nào khác vào nơi Thánh. Ánh sáng này đại diện cho Đức Thánh Linh, Đức Thánh Linh là ánh sáng
duy nhất trong nơi Thánh của Đức Chúa Trời. Ngài là ánh sáng duy nhất có thể bày tỏ tội lỗi và
công chính cho bạn. Bạn không thể giải thích
công việc của Đức Chúa Trời qua tâm lí học, lịch sử, triết lí hay khảo cổ
học, những điều này đều trống rỗng và vô ích cho sự tăng trưởng thuộc linh. Có
một nguồn ánh sáng duy nhất và đó là nguồn ánh sáng từ chân đèn vàng. Đó là ánh
sáng của Đức Thánh Linh. Có bảy nhánh và bạn thấy có bảy ánh sáng, bảy linh của
Chúa đang chiếu sáng và đang đứng trước chân đèn. Và bạn đang cầu nguyện:“Hỡi
Thánh Linh của Chúa, Ngài là Thánh Linh của Đức Chúa Trời và là Thánh Linh của Jesus Christ ! Ngài ở với chúng con bây giờ
và con nhận biết Ngài ! Con chào đón Ngài, con thờ phượng Ngài, cảm ơn Ngài! Hỡi
Thánh Linh yêu dấu ! Ngài là linh hiểu biết, hãy ban cho con linh hiểu biết !
Ngài là linh mưu luận hãy ban cho con mưu luận khôn ngoan! Ngài là linh mạnh mẽ,
hãy ban cho quyền năng của Ngài và khiến con mạnh mẽ một cách siêu nhiên! Ngài
là linh tri thức, hãy khải thị Jesus và Đức Chúa Trời cho con! Ngài là linh
kính sợ Chúa, hãy khiến con bước đi hạ mình trước mặt Chúa trong sự kính sợ
Chúa! Hỡi Đức Thánh Linh, không có Ngài con không làm gì cả, qua Ngài con có thể
được Đức Chúa Trời sử dụng.”
Vâng, hỡi bạn đọc, không sống với Đức
Thánh Linh, chúng ta không là gì cả, chúng ta không là người gì cả. Nhiều người
nghĩ Đức Thánh Linh chỉ là một kinh nghiệm để nhận lãnh. Đó là sự hiểu lầm và rất
nguy hiểm. Đức Thánh Linh là một Thân vị đáng kính.
Mỗi ngày, tôi đối xử với Ngài như là một
Thân vị yêu dấu. Khi tôi thức dậy buổi sáng, Tôi nói với Ngài, “Đức Thánh Linh
yêu dấu, con xin chào Ngài hôm nay. Con thờ phượng Ngài. Con cảm tạ Ngài vì
công việc của ngài trên đời sống của con. Con tùy thuộc Ngài. Xin hướng dẫn con
đến ân điển Chúa Jesus Christ và sự yêu mến Đức Chúa Trời. Con sẽ mang Chúa
Jesus đến cho thế hệ hư mất này.”
Trước khi tôi giảng , tôi luôn luôn nói “Đức
Thánh Linh ơi, chúng ta hãy bắt đầu !”
Ngài là Chúa của mùa gặt. Ngài là Mục sư
chính. Tôi là phụ tá. Tôi phải luôn luôn lệ thuộc vào Mục sư chính. Và khi tôi
làm vậy, Đức Thánh Linh mang đến sự khôn ngoan, sự hiểu biết, sự cố vấn, quyền
năng, sự hiểu biết về Chúa và sự kính sợ Chúa. Đây là điều cực kỳ quan trọng để
nhớ.
Nhiều người nói rằng tôi gây dựng một Hội
Thánh lớn nhất thế giới, nhưng chính Đức Thánh Linh , Ngài đã gây dựng Hội
Thánh lớn nhất thế giới, và tôi luôn luôn thừa nhận điều đó.
Không có Đức Thánh Linh chúng tôi chỉ là những cái bình bằng đất.
Vâng, Đức Thánh Linh là một Thân vị thật sự. Một thân vị đáng kính!
Ngài là Luật sư của tôi. Ngài là Lãnh đạo,
Đấng Hướng dẫn, Đấng yên ủi của bạn ! Công việc và chức vụ của Ngài bạn thật là
lớn lao. Ồ, tôi yêu Ngài! Đức Chúa Trời ở trên ngai. Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức
Chúa Trời, nhưng Đức Thánh Linh ở với bạn. Ngài ở với chúng ta trong Hội Thánh.
Ngài là Đấng quản lý tình yêu của Đức Chúa Trời và Chúa Jesus Christ. Không có
Đức Thánh Linh thì nhà thờ chỉ là một tòa nhà trống rỗng. Những gì thế hệ này cần
là khải thị về tầm quan trọng của thân vị Đức Thánh Linh. Bất cứ Hội Thánh nào
hoặc giáo phái nào không có Đức Thánh Linh là một ngôi mộ chết.
Khi tôi đến châu Âu tôi thấy nghĩa trang
của Cơ Đốc Giáo. Trước đây, nơi đó là Cơ Đốc Giáo nhưng bây giờ tôi thấy mồ mã.
Có nhiều nhà thờ lớn ở châu Âu, nhưng bây giờ Châu Âu là nơi để du lịch.
Nhiều Hội Thánh trống không. Làm thế nào
công việc của Đức Chúa Trời lại bị phá sản trên thế giới. Điều đó không thể được.
Nhưng ở châu Âu tôi thấy rằng công việc của Đức Chúa Trời bị phá sản. Đổ lỗi
cho ai? Đức Chúa Trời hay con người ? Con người ! Bạn có đang ở trong tình trạng
phá sản thuộc linh không? Bạn đã thất bại. Tại sao? bởi vì bạn bỏ lơ Đức Thánh
Linh. Đức Thánh Linh mang đến sự yêu thương của Đức chúa Trời, nhưng bạn đã đẩy
ra ngoài và bạn đã đặt con người thế chỗ của Ngài. Và ủy ban con người cố gắng
hành động giống như Đức Thánh Linh. Con
người đã phá hủy công việc của Đức Chúa Trời và đặt nó vào tình trạng phá sản.
Hổ thẹn đổ trên chúng ta. Chúng ta phải tỉnh thức với sự thật này. Ma quỉ đang
cười chúng ta, bởi vì Cơ Đốc Giáo đang chết ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Đức
Chúa Jesus muốn phục sinh Cơ Đốc Giáo qua Đức Thánh Linh. Chúng ta cần lễ ngũ
tuần tại châu Âu. Chúng ta phải tìm Đức Thánh Linh trở lại. Chúng ta phải xây dựng
lại mối quan hệ với Đức Thánh Linh.
Tôi sinh ra và lớn lên là người theo Phật
giáo. Tôi không biết gì về các giáo phái Cơ Đốc, tôi không thấy sự khác nhau giữa
Công giáo và Tin lành, tôi chỉ biết Jesus là Cứu Chúa và lúc đầu, tôi không quan
tâm nhiều về các giáo phái. Vì Jesus là trung tâm của Cơ Đốc Giáo. Các giáo
phái không có Jesus thì giống như là nấm mồ. Tại sao tôi đến nấm mồ và sống ở đó. Nhưng khi Đức Thánh Linh
đến với các giáo phái, tất cả các giáo phái trở nên sống động trở lại. Trong
lúc bạn thực hành trong sự cầu nguyện, bạn phải cầu xin Đức Thánh Linh đến và
làm tươi mới bạn trở lại.
Bây giờ bạn rời cân đèn và di chuyển về
phía bên phải. Ở đó, bạn sẽ tìm thấy bàn bánh trần thiết. Bánh trần thiết là
hình bóng về thân thể Đấng Christ. Vì thế bạn đến đó và thờ phượng theo lời Đức
Chúa Trời. Trong thời đại này người ta bỏ qua lời của Đức Chúa Trời mà chỉ
nương dựa vào tình cảm của họ. Người ta đi sai lạc khỏi con đường đúng do những
tà giáo. Bạn cần trở lại lời Đức Chúa Trời và đọc nó mỗi ngày. Mỗi ngày bạn phải
cầu nguyện “Lạy Cha Thiên Thượng, hôm nay xin cho con ăn bánh của lời Ngài, ban
cho con hiểu Lời Ngài. Hãy ban cho con sự mặc khải sâu xa về Đức Chúa Trời và
Chúa Jesus Christ để con tăng trưởng bên trong.
Nếu bạn
cầu nguyện như thế, bạn sẽ đói khát Lời Đức Chúa Trời. Bạn sẽ thích đọc
và để thời gian trong Lời Đức Chúa Trời, vì Lời Chúa sẽ đặt đức tin vào lòng bạn.
Nếu chỉ đến nhà thờ mỗi tuần một lần thì chưa đủ. Hãy cầu nguyện để yêu thích lời
Chúa. Điều đó sẽ nuôi bạn suốt cả tuần.
Bây giờ, bạn hãy tiến về phía trước bàn
bánh trần thiết, bạn sẽ thấy bàn thờ
xông hương. Ở đó, các thầy tế lễ sẽ đốt hương hai mươi bốn giờ mỗi ngày để làm
đầy nơi thánh với hương thơm cho Đức
Chúa Trời. Mùi hương tượng trưng cho sự ngợi khen của các Thánh đồ của Đức Chúa
Trời. Tại bàn thờ, bạn đứng trước hương thơm, bạn đưa tay lên và thờ phượng Đức
Chúa Trời. Tôi luôn luôn nhớ lại những phước lành ở quá khứ và tinh thần ngợi
khen dấy lên trong lòng tôi: “Ôi Chúa, con cảm ơn Ngài vì Ngài chữa lành con,
đã sai nhiều người tốt để giúp đỡ con. Con cảm ơn Ngài vì Hội thánh Ngài ban cho con”. Khi tôi thờ
phượng, tôi nhớ lại tất cả những điều tốt lành mà Chúa đã làm trong cuộc đời
tôi, tôi chỉ ngợi khen mà không than phiền. Tại đền thờ này, bạn nên dâng thức
hương ngợi khen, là thức hương ngọt ngào cho Chúa. Lời ngợi khen là thức hương
ngọt ngào nhất mà Cha thiên thượng của chúng ta nhận lãnh từ môi miệng của
chúng ta. Chúa ơi, con cảm ơn Ngài vì Ngài là Cha của con, cảm ơn Ngài vì Ngài
đã cất đi nỗi sợ về tương lai. Sống hay chết, thì Ngài vẫn là Đức Chúa Trời của
con. Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ngài là Đấng Chủ Tể. Con vâng lời Ngài,
con tin cậy Ngài, con ngợi khen Ngài.” Đôi khi tôi hát cho Chúa.
Bây giờ,
chúng ta rời bàn thờ xông hương để chúng ta đi qua bức màn vào nơi chí
thánh. Tại giữa nơi chí thánh, bạn sẽ thấy hòm giao ước.
Sự vinh hiển shekinah của Đức Chúa Trời ngự
trên hòm giao ước. Hòm giao ước tượng trưng về Chúa Jesus Christ. Tại đó thầy tế
lễ thượng phẩm đem huyết, và rải ra vì sự tha tội cho dân Ysơraên. Tại đó,
chúng ta nhớ Jesus, thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta đã rải huyết và qua huyết
của Ngài, chúng ta nhận sự công chính, sự nên thánh, sự vinh hiển của Ngài. Bên
trong hòm giao ước, chúng ta thấy bảng đá mười điều răn, mười điều răn nhắc nhở
chúng ta rằng Jesus Christ bây giờ là giao ước mới của chúng ta. “Jesus ơi,
Ngài là giao ước mới của con, Ngài là Đấng bảo đảm sự cứu rỗi của con.” Cũng có
bình mana. “Jesus ơi, Ngài là mana cho đời sống chúng con hôm nay, con cảm ơn
Ngài.”
Trong hòm giao ước, chúng ta cũng thấy
cây gậy nở hoa của Arôn. “Jesus ơi, Ngài là sự sống lại của con, và qua Ngài
con được sống lại một đời sống mới trong Ngài,
và một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại đem con về nhà với Ngài. Jesus ơi,
con yêu mến Ngài, và qua Ngài, con thờ phượng Đức Chúa Trời.” Sự vinh hiển
shekinah của Đức Chúa Trời chỉ ngự trên hòm giao ước.
Có nhiều thần ở thế gian này, nhưng
chúng đều đến từ vương quốc của ma quỉ. Đức Chúa Trời của chúng ta là Cha của
Chúa Jesus Christ. Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta. Bạn không bao giờ phục vụ
bất cứ một Đức Chúa Trời nào khác hơn là Cha của Chúa Jesus Christ. Vậy, chúng
ta thờ phượng Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta qua Chúa Jesus Christ. “Cha ơi,
Ngài đến với chúng con qua Chúa Jesus Christ, con thờ phượng Ngài cũng là Cha của
con. Cha ơi, Ngài là nguồn của tất cả cuộc đời con.” Cuối cùng, tôi đến ngai và
cầu xin bất cứ những gì tôi cần.
Trước hết là cầu nguyện cho vợ của tôi, bởi
vì nàng là người bạn thân nhất trong đời sống của tôi, tôi cầu nguyện trong sự
thành công cho đời sống của nàng và cho sức khỏe của nàng và của tôi, tôi cầu
nguyện cho con cái của tôi. Tôi có ba đứa con trai. Đứa đầu đã lập gia đình và
đang sống tại Tokyo , Nhật Bản. Đứa con trai khác
đang sống tại Los Angeles ,
đang học trường Kinh Thánh. Đứa con trai thứ ba bây giờ đang học đại học để trở thành một thương gia. Tôi rất
tiếc là tôi không có con gái, tôi muốn có một đứa con gái, nhưng Đức Chúa Trời
không ban cho tôi ước ao này. Bây giờ tôi biết tại sao rồi. Nếu tôi có con gái
tôi sẽ không du hành khắp thế giới mà phải ở nhà với con gái của tôi.
Sau đó, tôi cầu nguyện cho cha mẹ, anh chị
em của tôi, Hội thánh tôi, những đầy tớ Chúa, các trưởng lão và ba trăm ba mươi
mốt giáo sĩ khắp thế giới. Mục đích của chúng tôi sẽ sai năm trăm giáo sĩ.
Lúc này, thì giờ của tôi đã hết và tôi
chuẩn bị đi đến văn phòng. Nếu bạn không để một giờ, thì hãy để ba mươi phút để
tiếp tục bài cầu nguyện của bạn, và điều đó vẫn là một lời cầu nguyện hiệu quả
vô cùng. Bởi vì nó được kết thúc bằng lời thờ phượng, ngợi khen cầu nguyện và
phước lành của Đức Chúa Trời sẽ dành cho một ngày của bạn. Khi tôi xong bài thực
hành này, tôi cảm thấy sự hiện diện Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy quyền năng của
Đức Chúa Trời trên tấm lòng của tôi, tôi không phí thì giờ. Nếu bạn không có một
kế hoạch rõ ràng như bài thực hành này, thì bạn sẽ lang thang trong sự cầu nguyện,
bạn sẽ cảm thấy lộn xộn trong lời cầu nguyện, thậm chí bạn không thể nhớ bạn cầu
nguyện về điều gì. Bạn nên cầu nguyện một cách hiệu quả về quyền năng và biết rằng
khi bạn cầu nguyện xong thì bạn đã hoàn thành xong thì giờ thờ phượng cũng như
ngợi khen của bạn. Tôi thực hiện bằng bài thực hành này ba lần một ngày, một giờ
vào buổi sáng, một giờ vào buổi trưa và một giờ vào buổi tối. Nếu bạn theo
khuôn mẫu này để cầu nguyện, thì giờ cầu nguyện của bạn sẽ không nhàm chán, bạn
sẽ thích thú cầu nguyện mỗi ngày và bạn cũng có thể đủ tập trung để cầu nguyện,
rồi nhiều điều tốt lành sẽ xảy đến trong chính cuộc đời của bạn. Vậy, hãy cầu
nguyện. Nếu bạn hỏi tôi, “Khi tôi chết tôi muốn để lại gì?” thì tôi sẽ nói với
các Cơ Đốc Nhân “Hãy cầu nguyện.”