Thi hào Nguyễn Du đã tâm sự:
“ Bất tri tam bách, dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Học giả Ðào Nguyên có dịch như sau:
“ Ba trăm năm lẽ, sau nào biết,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?"
Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du nghĩ rằng phải chờ ít ra là 300 năm sau mới có người hiểu được tâm sự của ông. Một hành động, một tác phẩm, một sáng tác có khi phải chờ cả một đời người mới được thiên hạ nhận chân được giá trị của nó.
Trong thời buổi hiện nay khi mà truyền thông được bành trướng tối đa, người ta tưởng rằng một hành động anh hùng sẽ được thiên hạ biết đến sớm hơn. Như trong cuộc chiến giữa Hoa kỳ và Iraq hồi tháng 4, năm 2003 vừa qua, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí đua nhau ca ngợi một nữ chiến binh Hoa kỳ như là một anh hùng khi đoàn xe của cô bị quân Iraq phục kích chận bắt. Họ mô tả cô là người can đảm anh dũng đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và chung quanh cô, đồng đội đã kế tiếp nhau ngã gục mà cô vẫn hiên ngang kiên trì chiến đấu. Sau đó một câu chuyện càng trở nên ly kỳ hơn với câu chuyện giải thoát cô tại bệnh viện trong lòng địch của lực lượng đặc biệt Hoa kỳ với sự giúp đỡ của một vợ chồng luật sư người Iraq.
Nhưng chỉ ba tháng sau, hình ảnh anh hùng của cô chiến binh Hoa kỳ đó được vẽ lại và sự thật không giống như báo chí, hay cơ quan truyền thông đã mô tả. Bây giờ không còn ai nghĩ rằng cô ta là một anh hùng trong trận chiến với Iraq 2003 nữa.
Thời buổi bây giờ thật khó tìm thấy một anh hùng thật sự.
Thời buổi xa xưa cũng khó tìm thấy một anh hùng.
Thời buổi bây giờ thật khó tìm thấy một anh hùng thật sự.
Thời buổi xa xưa cũng khó tìm thấy một anh hùng.
Trong quyển Kinh Thánh tiếng Anh, New International Version (NIV), chỉ có ba lần chữ anh hùng được dùng đến. Ðó là Sáng thế ký 6:4; Ê sai 5:22 và Giê rê mi 48:14 . Riêng bản Kinh Thánh tiếng Việt Nam năm 1925 của chúng ta chỉ có hai lần. Sáng thế ký 6:4 “ người mạnh dạn là tay anh hùng có danh” và Giê rê mi 48:14 :“ chúng ta là anh hùng, là người mạnh mẽ nơi chiến trận” . Còn Ê sai 5:22 thì bản dịch dùng chữ người mạnh mẽ. Anh hùng theo Kinh thánh tương đương với nghĩa người có sức mạnh.
Anh hùng theo quyển tự điển Hán việt của học giả Ðào duy Anh được định nghĩa như sau: “ Anh là vua loài hoa, hùng là vua loài thú. Anh hùng là người hào kiệt xuất chúng”. Trong chúng ta, ai cũng hiểu hai chữ anh hùng theo nghĩa này. Anh hùng là người xuất chúng, phi thường,không có những thói nết như người thường .
Giáo sư Nguyễn ngọc Huy có để lại một bài thơ mà tôi được học trong những năm đầu bậc Trung học. Ðó là bài “ Anh Hùng Vô Danh”.
Giáo sư Huy với bút danh là Ðằng Phương đã mô tả người anh hùng vô danh đó như sau:
“ Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước”
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước”
Khi tôi học bài này trong giờ Việt Văn lòng tôi dâng tràn một nỗi niềm tiếc thương những chiến sĩ vô danh đã ngã gục, những người dân tiền phong trong cuộc Nam tiến và bây giờ nhắc lại bài này, tôi chợt nhớ đến thân phận mình. Nếu con cháu mình sau này, vì nhờ cuộc di tản này mà góp phần tích cực trong công cuộc xây đựng đất nước thì phải chăng mình cũng là những anh hùng vô danh? Còn nếu con cháu mình sau này chẳng làm nên điều gì lợi ích cho đất nước thì sao? Như vậy luận về anh hùng, chúng ta không căn cứ vào hành động của một cá nhân mà là một chuỗi đời người, một loạt hành động hay sao?
Như vậy thật khó mà luận về anh hùng!
Tôi nhớ trong Tam quốc chí có một câu chuyện về anh hùng.
Lưu huyền Ðức, thường gọi là Lưu Bị đang làm chung với Tào Tháo tại triều. Tào Tháo làm Tướng quốc ngang như Thủ tướng bây giờ. Lưu Bị thường ngày ra sau vườn mà trồng rau, bón phân cây kiểng.
Lưu huyền Ðức, thường gọi là Lưu Bị đang làm chung với Tào Tháo tại triều. Tào Tháo làm Tướng quốc ngang như Thủ tướng bây giờ. Lưu Bị thường ngày ra sau vườn mà trồng rau, bón phân cây kiểng.
Ngày kia, lúc đang tưới rau thì có lịnh của Tào Tháo mời đến. Lưu Bị cả sợ. Tháo gặp Bị cười bảo : “ Ông ở nhà để tính làm nên việc lớn phải không!” Lưu Bị thất sắc vì tưởng Tào Tháo biết chân tướng mình thì mình sẽ bị giết ngay. Nhưng Tào Tháo cầm tay dắt thẳng ra sau vườn rồi nói thêm: “ Huyền Ðức học làm vườn có khi vất vả lắm! ” Lưu Bị nghe nói mới yên lòng, liền đáp: “ Không chuyện chi, nên phải làm để giải khuây đó thôi.”
Khi ra sau tiểu đình thấy đã bày sẵn đồ đạc và chén.
Tháo nói: “ Tôi thấy nhành mai đơm bông thơ thới nên nhớ lúc đi đánh Trương Tú, dọc đường hết nước binh sĩ đều khát. Tôi mới bày ra một chước” vọng mai chỉ khát” lấy roi chỉ tới mà nói rằng: “ Trước mặt có rừng mai kia kìa! ”
Quân sĩ ai nấy nghe nói đều đổ nước miếng mà hết khát nước. Nay thấy cây mai này, chẳng lẽ không thưởng cho vui, vậy mới đặt rượu ngon, mời sứ quân đến vui vầy một tiệc.”
Tháo nói: “ Tôi thấy nhành mai đơm bông thơ thới nên nhớ lúc đi đánh Trương Tú, dọc đường hết nước binh sĩ đều khát. Tôi mới bày ra một chước” vọng mai chỉ khát” lấy roi chỉ tới mà nói rằng: “ Trước mặt có rừng mai kia kìa! ”
Quân sĩ ai nấy nghe nói đều đổ nước miếng mà hết khát nước. Nay thấy cây mai này, chẳng lẽ không thưởng cho vui, vậy mới đặt rượu ngon, mời sứ quân đến vui vầy một tiệc.”
Hai người cùng ngồi ngang nhau mà ăn uống vui vẻ. Rượu nửa chừng, bỗng đâu mây đen kéo tới, dông gió ào ào. Quân sĩ chỉ rằng : “ Rồng lấy nước kia kìa.”
Tào Tháo và Huyền Ðức ra xem. Tháo hỏi Huyền Ðức : “ Sứ quân biết rồng biến hóa như thế nào không?”
Huyền Ðức thưa : “ Chưa biết rõ lắm”
Tháo nói: “Tánh rồng hay lớn hay nhỏ hay thăng hay ẩn; khi lớn thì làm mây mưa sa mù;khi nhỏ thì ẩn bóng giấu hình. Thăng thì bay tuông nơi vũ trụ; ẩn lộn thì núp dưới ba đào. Rồng nương theo thời mà biến hóa cũng như người đắc chí tung hoàng bốn bể vậy. Rồng có thể sánh như người anh hùng trong thiên hạ. Sứ quân trải khắp bốn phương đã lâu, có lẽ biết đặng anh hùng trong đời này. Xin chỉ thử xem”
Huyền Ðức thưa : “ Chưa biết rõ lắm”
Tháo nói: “Tánh rồng hay lớn hay nhỏ hay thăng hay ẩn; khi lớn thì làm mây mưa sa mù;khi nhỏ thì ẩn bóng giấu hình. Thăng thì bay tuông nơi vũ trụ; ẩn lộn thì núp dưới ba đào. Rồng nương theo thời mà biến hóa cũng như người đắc chí tung hoàng bốn bể vậy. Rồng có thể sánh như người anh hùng trong thiên hạ. Sứ quân trải khắp bốn phương đã lâu, có lẽ biết đặng anh hùng trong đời này. Xin chỉ thử xem”
Huyền Ðức nói: “Lưu Bị tôi con mắt thịt lẽ đâu biết được anh hùng”
Tháo nói : “ Chớ có khiêm nhường thái quá”
Huyền Ðức nói : “ Tôi nhờ Ngài giúp sức nên mới được làm quan nhỏ trong triều, còn anh hùng trong thiên hạ, thật chưa biết được.”
Tháo nói : “ Tuy chưa biết mặt nhưng cũng biết danh chớ !”
Huyền Ðức chỉ Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Kiến Thăng, Tôn bá Phù, Lưu quí Ngọc . . . Nhắc đến ai, Tào Tháo đều lắc đầu chê là lục lục thường tài.
Huyền Ðức nói: “ Ngoài những người đó, tôi không còn biết ai nữa cả”
Tháo nói: “ Hễ anh hùng thì trong dạ có chí lớn, bụng có mưu hay gồm giấu máy vũ trụ, có chí nuốt trời mửa đất, mới thật anh hùng ”
Huyền Ðức nói: “ Ai mà có thể sánh được điều đó ?”
Tháo lấy tay chỉ Huyền Ðức, rồi lại chỉ mình mà rằng : “Nay đấng anh hùng trong thiên hạ duy có sứ quân cùng Tào Tháo này mà thôi ”
Huyền Ðức nghe nói thất kinh, đôi đũa đang cầm trong tay bỗng rớt xuống đất. Cũng mau, lúc bấy giờ trời đang mưa lớn sấm sét nổ rền. Lấy lại bình tĩnh, Huyền Ðức thủng thẳng cúi đầu lượm đũa mà rằng : “ Một tiếng oai sấm mà đến đỗi nầy”
Tháo cười nói : “ Ðại trượng phu cũng sợ sấm nữa à ! ”
Huyền Ðức đáp : “ Thánh nhân nghe sấm to còn đổi sắc, còn tôi lẽ nào không sợ ”
Tháo nghe nói yên lòng không còn nghi ngờ Huyền Ðức là người có đại chí. Và nhờ đó mà thoát khỏi tay Tào Tháo và rút về đất Ba Thục dấy binh để chia ba thiên hạ.
Tháo nói : “ Chớ có khiêm nhường thái quá”
Huyền Ðức nói : “ Tôi nhờ Ngài giúp sức nên mới được làm quan nhỏ trong triều, còn anh hùng trong thiên hạ, thật chưa biết được.”
Tháo nói : “ Tuy chưa biết mặt nhưng cũng biết danh chớ !”
Huyền Ðức chỉ Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Kiến Thăng, Tôn bá Phù, Lưu quí Ngọc . . . Nhắc đến ai, Tào Tháo đều lắc đầu chê là lục lục thường tài.
Huyền Ðức nói: “ Ngoài những người đó, tôi không còn biết ai nữa cả”
Tháo nói: “ Hễ anh hùng thì trong dạ có chí lớn, bụng có mưu hay gồm giấu máy vũ trụ, có chí nuốt trời mửa đất, mới thật anh hùng ”
Huyền Ðức nói: “ Ai mà có thể sánh được điều đó ?”
Tháo lấy tay chỉ Huyền Ðức, rồi lại chỉ mình mà rằng : “Nay đấng anh hùng trong thiên hạ duy có sứ quân cùng Tào Tháo này mà thôi ”
Huyền Ðức nghe nói thất kinh, đôi đũa đang cầm trong tay bỗng rớt xuống đất. Cũng mau, lúc bấy giờ trời đang mưa lớn sấm sét nổ rền. Lấy lại bình tĩnh, Huyền Ðức thủng thẳng cúi đầu lượm đũa mà rằng : “ Một tiếng oai sấm mà đến đỗi nầy”
Tháo cười nói : “ Ðại trượng phu cũng sợ sấm nữa à ! ”
Huyền Ðức đáp : “ Thánh nhân nghe sấm to còn đổi sắc, còn tôi lẽ nào không sợ ”
Tháo nghe nói yên lòng không còn nghi ngờ Huyền Ðức là người có đại chí. Và nhờ đó mà thoát khỏi tay Tào Tháo và rút về đất Ba Thục dấy binh để chia ba thiên hạ.
* * *
Ðó là chuyện anh hùng thật nhưng cố tình giấu cái bản chất anh hùng. Bây giờ tôi muốn nói đến những anh hùng, tuy không vô danh, nhưng không có những nét anh hùng mà thông thường chúng ta nhìn thấy.
Chúng ta hãy bước vào một xà lim lạnh lẽo ướt át, nhìn qua song sắt của một cửa sổ nhỏ, một người thiểu não đang nằm dưới đất. Ông ta vừa phát động một phong trào vĩ đại trong lịch sử loài người. Lời nói của ông đã dấy động một cuộc cách mạng thế giới. Rồi đây, các sử gia sẽ chép rằng ông là một người can đảm, thấy xa hiểu rộng. Ðó là chuyện sẽ đến.
Nhưng bây giờ thì khác hẳn. Người đó là Giăng Báp Tít. Ông trước đây là người không bao giờ nao núng. Ðói khát- ông đã trải qua. Cô đơn – ông đã từng nếm thử. Ông xuất hiện với một quyết tâm, một lời công bố và một sự thật. Quyết tâm của ông nóng bỏng như cát sa mạc. Lời tuyên bố của ông vững chắc như đinh đóng cột. Sự thật được ông trình bày là một chân lý vĩnh cửu.
Nhưng bây giờ, ông hơi nao núng. Giống như mặt trời đã bị mây che, sự can đảm của ông bị thử thách. Mây mù đang bay đến giữa khi ông đối diện với tử thần. Ông đã từng đưa thẳng tay lên trong sự chiến thắng lương tâm loài người bằng cách kêu gọi loài người hãy ăn năn nhưng bây giờ ông đưa tay lên mà miệng ông đưa ra một câu hỏi nghi ngờ. Hành động cuối cùng của ông không giống cử chỉ của một anh hùng can đảm mà là một câu hỏi nghi ngờ: "Jesus có phải là Con của Ðức Chúa Trời hay không?"
Hãy đọc Mathiơ 11:2-3: Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Ðấng Christ, thì sai môn đồ mình đến thưa cùng Ngài rằng: “Thầy có phải là Ðấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Ðấng khác chăng? ”
Ðó có phải là hình ảnh của một anh hùng như chúng ta thường được mô tả , hay trong trí tưởng tượng của chúng ta không ?
Nếu một anh hùng như Môi-se trong cặp mắt của chúng ta thì cuối cùng Môi-se cũng chỉ thấy thung lũng của vùng đất hứa mà không có dịp bước đến. Giăng Báp-tít cuối cùng đã thấy được gì ?
- Ông tiên tri về những quyền phép nhưng ông không hề được dịp chứng kiến.
- Ông công bố về Vương quốc của Ðức Chúa Trời nhưng ông cũng chưa hề thấy được.
- Ông công bố về một Ðấng Mê-sia sẽ đến, nhưng khi Ðấng đó đến thì ông lại nghi ngờ.
- Ông tiên tri về những quyền phép nhưng ông không hề được dịp chứng kiến.
- Ông công bố về Vương quốc của Ðức Chúa Trời nhưng ông cũng chưa hề thấy được.
- Ông công bố về một Ðấng Mê-sia sẽ đến, nhưng khi Ðấng đó đến thì ông lại nghi ngờ.
Giăng Báp-Tít được coi như là một tiên tri trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời cựu ước và tân ước nhưng ông không giống như một anh hùng mà Tào Tháo hay người ta thông thường mô tả. Anh hùng này cũng không giống như Ðào duy Anh đã định nghĩa. Nhưng không phải vì vậy mà Giăng không phải là một anh hùng mà còn hơn thế nữa. Chúa Jesus đã đánh giá Giăng Báp-Tít như sau : “ Trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-Tít"
Bây giờ chúng ta bước sang một ngục tù khác ở La mã. Người tử tội là Phao lô.
- Nếu Giăng giới thiệu Chúa Jesus cho nhân loại thì Phao lô là người giải thích về Chúa Jesus cho chúng ta.
- Nếu Giăng là người dọn đường cho Jesus thì Phao lô là người dựng lên những bảng chỉ đường để loài người đi theo Jesus.
- Cũng như Giăng, Phao lô viết những trang lịch sử mới của loài người- lịch sử về sự cứu chuộc.
- Giống như Giăng, Phao lô cũng chết trong ngục tù không một lời thông tri về ngày hành quyết một tử tội.
- Nếu Giăng giới thiệu Chúa Jesus cho nhân loại thì Phao lô là người giải thích về Chúa Jesus cho chúng ta.
- Nếu Giăng là người dọn đường cho Jesus thì Phao lô là người dựng lên những bảng chỉ đường để loài người đi theo Jesus.
- Cũng như Giăng, Phao lô viết những trang lịch sử mới của loài người- lịch sử về sự cứu chuộc.
- Giống như Giăng, Phao lô cũng chết trong ngục tù không một lời thông tri về ngày hành quyết một tử tội.
Khi Phao lô bị hành quyết, mắt loài người không nháy vì không biết. Hãy nhìn kỹ con người Phao lô trước khi chết. Lưng khòm, thiểu não, ốm yếu mong manh trong tay của các lính canh ngục.
Ðó là hình ảnh của một sứ đồ cưng yêu của Ðức Chúa Trời:
Suốt ba mươi năm rày đây mai đó, đối diện với bao nhiêu khó khăn để rồi ông nhận được điều gì ? - Cãi vã ở Phi Líp - tranh dành ở Cô rinh tô - tuộït giây chạy trốn ở Galati, - lặng lẽ bỏ đi ở Ê phê sô. Không gia đình - không tài sản - dù có một lần được diện kiến Hoàng Ðế nhưng không thuyết phục - một lần được nói chuyện tại diễn đàn Văn học Hy lạp nhưng không được mời lần thứ hai - có nói chuyện với Phi e rơ và vài sứ đồ ở Thủ đô Do thái nhưng không hợp ý với các người này nên đành bỏ đi. - không bao giờ được trả lương, phải đi làm để chi tiêu cho những thứ cần dùng.
Suốt ba mươi năm rày đây mai đó, đối diện với bao nhiêu khó khăn để rồi ông nhận được điều gì ? - Cãi vã ở Phi Líp - tranh dành ở Cô rinh tô - tuộït giây chạy trốn ở Galati, - lặng lẽ bỏ đi ở Ê phê sô. Không gia đình - không tài sản - dù có một lần được diện kiến Hoàng Ðế nhưng không thuyết phục - một lần được nói chuyện tại diễn đàn Văn học Hy lạp nhưng không được mời lần thứ hai - có nói chuyện với Phi e rơ và vài sứ đồ ở Thủ đô Do thái nhưng không hợp ý với các người này nên đành bỏ đi. - không bao giờ được trả lương, phải đi làm để chi tiêu cho những thứ cần dùng.
Ông không giống như một anh hùng mà chúng ta thường được giới thiệu trong văn chương.
Ông đã có lần tự giới thiệu rằng “ Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi ” (Roma 7:24), bởi vì ông biết ông là người “ không hiểu điều mình làm: “ Tôi chẳng làm điều mình muốn song tôi làm điều tôi không muốn”. Có nghĩa là ông làm điều mà ông biết không nên làm và ông chẳng chịu làm những điều mà ông biết cần phải làm.
Ông đã có lần tự giới thiệu rằng “ Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi ” (Roma 7:24), bởi vì ông biết ông là người “ không hiểu điều mình làm: “ Tôi chẳng làm điều mình muốn song tôi làm điều tôi không muốn”. Có nghĩa là ông làm điều mà ông biết không nên làm và ông chẳng chịu làm những điều mà ông biết cần phải làm.
Ðó có phải là hình ảnh của một người anh hùng trong Kinh thánh Phúc âm của chúng ta hay không?
Nhưng rồi đây, chúng ta biết rằng ngọn lửa của vua Nero dù đốt cháy cả thành phố La mã cũng sẽ bị phai tàn bởi ngọn lửa thật nhỏ của Phao lô. Các Hội thánh của Chúa do ông xây dựng dù bị tàn phá nhưng tư tưởng của ông vẫn hiện diện đến cả hơn 2000 năm nay và được dạy dỗ khắp thế giới. Các lá thư của ông viết từ ngục tù, được dịch ra hàng ngàn thứ tiếng và được in ra hàng trăm triệu tập sách mỗi năm. Hầu như những bộ mặt lớn trên thế giới đều có đọc các lá thư của ông để lại.
* * *
Bởi thế thật khó mà biết được những anh hùng khi tên tuổi họ chưa được loài người ghi nhận.
- Họ có thể là những vị sẽ được bầu ra trong ban chấp hành của Hội Thánh .
- Họ có thể là những chấp sự của Hội Thánh,
- Họ có thể là những người đã ngày đêm cầu nguyện cho Hội Thánh được phục hưng.
- Họ có thể là những người bất chấp thời tiết, mưa gió, giá lạnh đều đặn kiên trì đến đây mỗi tối thứ Năm để cầu thay cho những nan đề của Hội Thánh.
- Họ có thể là những vị sẽ được bầu ra trong ban chấp hành của Hội Thánh .
- Họ có thể là những chấp sự của Hội Thánh,
- Họ có thể là những người đã ngày đêm cầu nguyện cho Hội Thánh được phục hưng.
- Họ có thể là những người bất chấp thời tiết, mưa gió, giá lạnh đều đặn kiên trì đến đây mỗi tối thứ Năm để cầu thay cho những nan đề của Hội Thánh.
Tôi đưa ra những lời này để nói lên một điều quan trọng : đừng coi thường bất cứ một con cái Chúa nào cả. Họ có thể là một anh hùng của mười năm hay hai mươi năm sau này. Tuy nhiên có một điều là những vị anh hùng trong tương lai đó không thể là một người không làm gì hết trong hiện tại. Không thể xảy ra từ một người ngồi ngoài nhìn xem hay khoanh tay đứng ngắm . Một nhân vật đứng bên lề không thể làm một anh hùng trong Chúa. Họ phải là một người bắt đầu trực tiếp tham gia công việc nhà Chúa. Làm giỏi hay dở , làm tốt hay không tốt, làm có kết quả hay không kết quả đều không ảnh hưởng gì đến khi luận về kẻ anh hùng. Quan trọng người đó phải là một người có hành động cho việc Chúa.
Hồi năm 1850, cách nay đúng 153 năm, một buổi sáng Chúa nhật thứ hai của tháng Giêng, tuyết phủ trắng thành phố nhỏ mang tên Colchester, xứ Anh. Ông Egglen thức giấc và tự nghĩ rằng với thời tiết này ở nhà là tốt nhất. “ Ai lại đi thờ phượng trong một thời tiết khắc nghiệt như vậy? ” Nhưng rồi ông nghĩ lại, ông là chấp sự của Hội Thánh. Nếu Chấp sự mà không đi thì còn ai đi thờ phượng Chúa? Nghĩ như vậy, ông vội vàng thay quần áo ấm và mang giày boot chuẩn bị đi bộ 3 dặm từ nhà đến nhà thờ.
Ðến nơi ông mới thấy không phải chỉ có một mình ông muốn làm gương cho Hội Thánh. Có được 13 người đã đến nhà thờ trong một ngày tuyết phủ trắng đường. 12 tín hữu và một người khách viếng thăm Hội thánh lần đầu trong cơn mưa tuyết ngập đường. Mục sư vì tuyết không đến được. Vài người đề nghị cầu nguyện rồi giải tán về nhà nghỉ sớm. Có người không đồng ý. Họ đã cố gắng đến đây, cố gắng đi một đoạn đường quá xa nên cần phải có một buổi thờ phượng đàng hoàng. Ngoài ra họ có một khách viếng thăm. Một cậu con trai 13 tuổi. Nhưng Mục sư không đến, ai sẽ giảng luận? Egglen là một Chấp sự duy nhất có mặt. Trách nhiệm thuộc về ông ta. Và ông vâng lời Chúa, chia xẻ ngắn độ 10 phút. Phút cuối , ông nhìn thẳng vào cậu bé 13 tuổi : “ Hởi cậu trẻ tuổi kia, hãy tìm kiếm Chúa Jesus. Hãy tìm Ngài” . Sau đó, buổi thờ phượng chấm dứt và mọi người trở về nhà như mọi khi.
Nhưng câu chuyện đó thật sự chưa chấm dứt. Hãy nghe cậu bé 13 tuổi đó, bây giờ là một thanh niên kể lại: “ Tôi đã thấy những gì tôi muốn tìm và những đám mây trong tâm hồn tôi từ từ tan biến, bóng tối cũng tan biến và trong giây phút kêu gọi đó, tôi thấy ánh sáng mặt trời soi chiếu trong lòng tôi”
Chúng ta cũng nên biết cậu bé đó tên là Charles Haddon Spurgeon. Một hoàng tử về truyền giảng của Anh quốc. Ông đã giảng dạy hàng ngàn nơi và tạo ra phong trào Phục hưng lớn mạnh chưa từng có của thế kỷ 19.
Egglen, ông chấp sự có biết điều xảy ra đó hay không ? Không!
Trong quyển Kinh Thánh NIV New International Version do nhà xuất bản Zondervan, phần phụ lục, các dịch giả có nêu lên 14 anh hùng trong sách Công vụ. Người thứ nhất là người què chơn trong Công vụ 3: 9-13, kế đến là 5 vị chấp sự trong công vụ 6: 2-5, Anania làm báp têm cho Phao lô trong Công vụ 9. Ông Cọt Nây trong Công vụ 10 cũng được liệt vào danh sách anh hùng. Rô đơ trong Công vụ 12 là người mở cửa cho Phi e rơ vào nhà bà Mary. Gia cơ em của Chúa Jesus trong Công vụ 15 , Ly đi người buôn bán hàng sắc tía trong Công vụ 16. Gia sôn người cho Phao lô ở tại Tê sa lo ni ca trong Công vụ 17. Cháu của Phao lô trong Công vụ 23 là người mang tin ám hại Phao lô cho ông quản cơ và người cuối cùng là thầy đội Giu lơ trong Công vụ 27.
Các anh hùng của Phúc âm này có biết khi họ làm những công việc để rồi 2000 năm sau được loài người nhìn lại như một cách anh hùng không? Tôi không tin rằng họ có ý nghĩ như vậy. Họ hành động vì yêu Chúa, yêu Hội Thánh và vâng lời Ngài. Chính họ có lẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng họ là một anh hùng trong Chúa.
Ngày hôm nay cũng vậy. Một công tác dạy các em học tiếng Việt. Một công tác cho lớp dạy tiếng Anh. Một công tác thăm viếng người đau yếu. Một lời hướng dẫn về vấn đề di trú. Một lời nói an ủi người đang cay đắng buồn phiền. Một lời giới thiệu việc làm. Một lời mời đi dự lễ thờ phượng . Một hành động để dành một phần thức ăn cho một người khác trong bữa tiệc thông công. Một lời cầu nguyện . Biết đâu là một hành vi của Egglen tạo ra những anh hùng như Charles Spurgeon trong Chúa.
Một bàn tay đưa lên tham gia vào một công tác của Hội Thánh. Một bàn tay đưa lên nhận một vai trò trong Hội Thánh. Một bàn tay đưa lên xin cầu nguyện cho một người khác. Một bàn tay đưa lên nhắc nhở một thiếu sót biết đâu là một cử chỉ tạo ra những anh hùng trong Chúa.
“Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất."
Anh Hùng Vô Danh ( Ðằng Phương)
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất."
Anh Hùng Vô Danh ( Ðằng Phương)
“Hãy chăn bầy chiên của Ðức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình mà bởi sự vui lòng; chẳng phải vì lợi dơ bẩn mà là hết lòng mà làm; chẳng phải để cai trị các anh em được giao cho, song để làm gương tốt cho cả bầy.” I Phi e rơ 5: 2-3.
Chúng ta dùng câu Kinh Thánh này để khuyên răn nhau. Chúng ta, tất cả, gồm có Mục sư và đàn chiên của Chúa, cùng trách nhiệm dẫn dắt nhau, lo quản trị phần việc của mình. Không vì tham lợi, không vì chút hư danh. Làm hết lòng, hết sức một cách vui vẻ để làm gương tốt cho nhau. Không so tính thiệt hơn về vật chất, không bỏ cuộc vì hoàn cảnh, không sang ngang vì khó khăn khi thuyền đã ra khơi.
Không ai ép mình nhưng mình vui lòng mà làm
Không nhận một lợi lộc mà vẫn hết lòng làm
Không chỉ huy người khác mà làm gương tốt cho nhau
Không nhận một lợi lộc mà vẫn hết lòng làm
Không chỉ huy người khác mà làm gương tốt cho nhau
Cầu xin Chúa ban phước cho chúng ta. Xin Chúa cho tất cả chúng ta là những tiểu anh hùng của Chúa.
Hãy suy gẫm lời Chúa, lời Chúa đang thúc giục anh em. Tôi muốn đọc lại câu Kinh Thánh trong sách I Phi e rơ đoạn 5: 2- 3. “Hãy chăn bầy chiên của Ðức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình mà bởi sự vui lòng; chẳng phải vì lợi dơ bẩn mà là hết lòng mà làm; chẳng phải để cai trị các anh em được giao cho, song để làm gương tốt cho cả bầy.”
Thiên Hương