Cô Madge bị tai nạn xe hơi, được chở vào bịnh viện nơi anh Joe đang làm. Cô cần giải phẫu vì chân và đầu gối bị thương nặng. Cô lo sợ sẽ không được đi đứng bình thường sau khi chữa lành. Madge là một thiếu nữ trẻ đẹp và đang run sợ cho tương lai tật nguyền của mình. Khi anh Joe phát hiện ra cô trên đường đẩy vào phòng giải phẫu, anh đã làm một điều mà anh chưa bao giờ làm. Anh cổi chiếc áo choàng bác sĩ của mình với hoa hồng đang cài trên áo đắp lên mình đang run rẩy vì lo sợ của cô Madge. Dĩ nhiên, trong phòng giải phẫu, người ta sẽ cất áo choàng đi nhưng cô Madge muốn giữ lại hoa hồng. Cô cầm hoa hồng trong tay như một niềm tin và đi vào cơn mê.
Nếu tôi nói thêm rằng cô Madge sẽ không bao giờ quên được anh Joe, chắc quý vị không ngạc nhiên. Nếu tôi nói thêm rằng cô Madge sẽ cám ơn anh Joe, chắc quý vị cũng tưởng tượng ra điều đáng làm đó.
Nếu tôi nói thêm rằng cô Madge sẽ không bao giờ quên được anh Joe, chắc quý vị không ngạc nhiên. Nếu tôi nói thêm rằng cô Madge sẽ cám ơn anh Joe, chắc quý vị cũng tưởng tượng ra điều đáng làm đó.
Nhưng trước khi tôi kể tiếp câu chuyện về áo choàng hoa hồng của anh Joe, tôi muốn hỏi quý vị:
- Trong cuộc đời của mình, có bao giờ quý vị nhận được một cái áo choàng hoa hồng như vậy chưa ? Tôi muốn nói đến nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của chiếc áo hoa hồng là sự bao bọc bằng tình thương.
- Câu hỏi thứ hai là quý vị có biết một người nào đó đang cần đến chiếc áo choàng của tình thương mà quý vị đang làm chủ không ? nghĩa là một ai đó trong cuộc đời này đang cần đến tình yêu thương của quý vị không?
- Trong cuộc đời của mình, có bao giờ quý vị nhận được một cái áo choàng hoa hồng như vậy chưa ? Tôi muốn nói đến nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của chiếc áo hoa hồng là sự bao bọc bằng tình thương.
- Câu hỏi thứ hai là quý vị có biết một người nào đó đang cần đến chiếc áo choàng của tình thương mà quý vị đang làm chủ không ? nghĩa là một ai đó trong cuộc đời này đang cần đến tình yêu thương của quý vị không?
Khi quý vị lo lắng cho một người nào đó, khi quý vị đứng lên xin Hội Thánh cầu nguyện cho một người nào đó, quý vị đang phủ chiếc áo choàng trên con người đó và Phao lô đã diễn tả trong I Cô rinh tô 13:7 “ tình yêu dung thứ mọi sự ”. Tiếng Anh là Love always protects.
“Dung thứ ” là động từ mà Phao lô dùng rất dồi dào ý nghĩa. Gốc rễ của chữ này là bao che (cover) hoặc che đậy (conceal). Chữ này có họ hàng với chữ mái nhà (roof) hoặc nơi dung thân (shelter). Kinh Thánh Việt Nam dịch là dung thứ hoặc bao dung. NIV dùng chữ protect (có nghĩa là bảo vệ). Bản dịch King James dùng chữ bearing (có nghĩa là bao dung). Chúng ta đừng hiểu lầm chữ “ dung thứ” với nghĩa” tha thứ” mà nên hiểu dưới ý nghĩa “Che chở, bảo vệ, đùm bọc”.
Khi Phao lô ghi rằng : “tình yêu dung thứ mọi sự” có lẽ ông nghĩ đến tàng cây mát mẻ cho người lữ hành đang cần bóng mát hay một căn nhà đón chờ những kẻ vô gia cư. Hoặc ông đang nghĩ đến cái áo choàng của anh Joe. Tôi nói như vậy vì trong quyển Tự điển Thần học, Theology Dictionary of the New Testament của hai ông Gerhard Kittel và Gerhard Friedrich do Geoffrey Bomiley chuyển ngữ và nhà xuất bản Eerdmans ấn hành vào năn 1971 đã giải thích chữ protects “Dung thứ” của Phao lô dùng trong câu kinh văn này như sau : “Một tư tưởng về sự bao che bằng một cái áo choàng của tình thương"
Tôi nhận nhiều cái áo choàng này từ cha tôi, mẹ tôi, chị tôi, vợ tôi, các con tôi và các bạn bè tôi. Tôi tin rằng tất cả quý vị đều có nhận được cái áo choàng này từ người khác. Nếu cuộc đời của chúng ta chưa hề biết đến chiếc áo này, tôi chưa biết có điều nào bất hạnh hơn vì đó là một cuộc đời thiếu hẳn sự yêu thương.
Và trong tất cả các áo choàng đó, cái áo choàng của Ðức Chúa Trời làm là tốt nhất. Có bao giờ quý vị nghĩ rằng Ðức Chúa Trời là một người thợ may áo không? Nếu quý vị không biết, hãy mau mau hỏi ông Adam hay bà Eva. Tôi nói không sai là các tiệm bán quần áo từ tiệm rẻ tiền như Kmart, Marshall, T J Max đến những tiệm lớn như Macy, Northstrom , Lord Taylor hay là ... cần phải cám ơn Adam và Eva. Các hãng dệt, các tiệm giặt ủi, các xưởng làm móc áo, chế tạo bàn ủi đều phải cám ơn hai người này. Tại sao ?
Hãy đọc Sáng thế ký đoạn 3 để chúng ta trở lại thời kỳ vườn Eden.
Trước khi Adam và Eva chưa phạm tội, họ không cần áo quần. Sau khi phạm tôi họ cũng chưa có áo quần. Lúc đó họ trốn trong những lùm cây, bụi cỏ. Họ lấy lá cây che thân thể lõa lồ của họ. Họ mong muốn có cái gì đó che thân thể của họ. Họ biết hậu quả của lỗi lầm mà họ vừa phạm. Ðức Chúa Trời đã cảnh cáo họ: “ Các ngươi không được ăn trái của cây trồng giữa vườn, cũng không được đụng đến nữa kẻo các ngươi sẽ chết ”. Sáng 3:3
Trước khi Adam và Eva chưa phạm tội, họ không cần áo quần. Sau khi phạm tôi họ cũng chưa có áo quần. Lúc đó họ trốn trong những lùm cây, bụi cỏ. Họ lấy lá cây che thân thể lõa lồ của họ. Họ mong muốn có cái gì đó che thân thể của họ. Họ biết hậu quả của lỗi lầm mà họ vừa phạm. Ðức Chúa Trời đã cảnh cáo họ: “ Các ngươi không được ăn trái của cây trồng giữa vườn, cũng không được đụng đến nữa kẻo các ngươi sẽ chết ”. Sáng 3:3
Không ai biết trái cây bị cấm ăn đẹp hay không, hấp dẫn hay không. Nhưng một khi bị cấm ăn, trái cây đó tự nó có sự hấp dẫn đặc biệt. Và hai ông bà đã không thể từ chối sự hấp dẫn đó. Trái mà họ không được ăn trở thành một cái nắm tay của cánh cửa. Khi họ đụng vào , cửa sẽ mở ra và đưa họ vào một giai đoạn khác với những hậu quả không giống như ước mơ của họ. Một trong những hậu quả đó là sự xấu hổ. Trước khi ăn trái cấm , họ không có sự xấu hổ về thân thể trần truồng, lõa lồ của mình. Bây giờ họ thấy họ lõa lồ và không có cái gì để che đậy. Họ muốn che đậy, họ không muốn Ðức Chúa Trời nhìn thấy. Các bụi cây, lùm cây mà họ đang ẩn nấp, che giấu có che đậy cặp mắt của Ðức Chúa Trời hay không? Lá cây có che chở thân thể trần truồng của họ không ? Vì chúng ta là khán giả nên chúng ta thấy rõ Adam và Eva không thể che giấu bất cứ điều gì dước cặp mắt của Ðức Chúa Trời. Nếu chúng ta là người trong cuộc, là người vấp phạm, chúng ta vẫn đóng lại vai tuồng che đậy khờ khạo của Adam và Eva.
Adam và Eva bị thương như cô Madge của anh Joe nhưng cô Madge bị thương vì chiếc xe còn Adam và Eva vì tội lỗi của chính mình làm ra. Ðức Chúa Trời đã xử sự như thế nào ? Ngài xét xử làm sao? Theo luật của Ngài, nói một cách công bình, tội lỗi này sẽ bị kết án tử hình! Ðức Chúa Trời là công bình !
Mặt khác, chúng ta có đặt ra câu hỏi : Ðức Chúa Trời có yêu thương họ không? Adam và Eva có phải là con của Ngài không? Ân điển của Ðức Chúa Trời có khi nào vượt lên trên sự công bình của pháp luật hay không? Có cách nào, có điều kiện nào để sự công bình và tình yêu thương sống chung với nhau hay không?
Thưa quý vị, theo Sáng thế ký 3:21 thì cả hai điều : công bình và tình thương có thể sống chung với nhau được. Ðây là câu kinh văn mà chúng ta có thể cho là một giảng luận đầu tiên đối với loài người . Câu này không được giảng bởi một Mục sư mà bởi chính Ðức Chúa Trời. Câu này không được giảng bằng lời nói nhưng bằng dấu hiệu, bằng hành động. Quý vị có muốn biết phản ứng của Ðức Chúa Trời như thế nào khi loài người phạm tội không? Xin hãy đọc câu Sáng thế Ký 3:21.
“Ðức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho Adam và vợ ông và mặc cho họ ”. (Tôi rất tiếc Bản dịch mới dịch không diễn tả được ý nghĩa sâu sắc của nó vì không nhấn mạnh được hai hành động riêng rẽ mà Ðức Chúa Trời đích thân làm là may và mặc áo quần cho họ bằng cách dịch ngắn gọn là: Ðức Chúa Trời lấy da thú làm áo mặc cho họ)
Thật là mầu nhiệm khi nghiên cứu câu kinh văn này.
Thật là lý thú khi hiểu được sự dạy dỗ sâu sắc của câu kinh văn này
Thật vui mừng khi nắm được ý nghĩa Thần học trong câu kinh văn này.
Qua câu này, tôi phân tách ra ba hoạt cảnh như sau:
Thật là lý thú khi hiểu được sự dạy dỗ sâu sắc của câu kinh văn này
Thật vui mừng khi nắm được ý nghĩa Thần học trong câu kinh văn này.
Qua câu này, tôi phân tách ra ba hoạt cảnh như sau:
Cảnh 1: Ðức Chúa Trời giết một con thú. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử của trái đất, đất đã bị nhuộm máu. Máu vô tội. Con thú bị giết không vì tội lỗi của nó. Nó là một con thú vô tội. Ðấng Tạo Hóa đã tạo ra nó và chắc chắn không hề có ý muốn là để phải giết nó để nó phải chết.
Adam và Eva đã phạm tội và đáng lẽ phải chết nhưng họ được sống. Con thú được tạo ra để sống nhưng phải chết. Cảnh 1 này nói lên ý nghĩa máu vô tội bị đổ ra vì tội lỗi của loài người. Ýù nghĩa của lễ chuộc tội với huyết của những con vật không tì vết và ý nghĩa huyết của Jesus vô tội đổ ra một lần để cứu nhân loại nằm trong cảnh 1 này.
Cảnh 2: Áo được kết thành. Ðấng đã tạo ra vũ trụ với muôn triệu tinh tú đã trở thành người thợ may
Cảnh 3: Thợ may đó đích thân mặc áo cho Adam và Eva
Cảnh 3: Thợ may đó đích thân mặc áo cho Adam và Eva
Sau khi phạm tội , hai vợ chồng Adam bị yêu cầu ra khỏi vườn Eden. Trên đường bước đi ra đó, Ðức Chúa Trời bảo họ dừng lại . Ngài lắc đầu nói với họ rằng: “ Những lá cây này không thể dùng để che chở thân thể lõa lồ của hai người được” rồi Ngài đưa cho họ áo dài mà Ngài đã làm. Ngài không ném những áo đó dưới đất rồi biểu họ tự mặc lấy. Ngược lại đích thân Ðức Chúa Trời mặc áo cho họ. “ Adam, mặc cái áo này vào để ta xem nó có vừa với người không? ” Lời nói êm ái như người mẹ nói với con mình trong dịp Tết bà may áo mới cho con. Nó êm ái như lời của người cha nói với con mình khi ông choàng cái áo Jacket mới mua cho đứa con vào ngày đầu tiên đến trường. Nó êm ái như lời của vị bác sĩ trẻ tuổi choàng cái áo hoa hồng trên thân mình cô gái run rẩy vì sợ sệt cho tương lai của mình khi bị đưa vào phòng giải phẩu. Dù Adam và Eva phạm tôi, Ðức Chúa Trời vẫn yêu thương và che chở họ. Ngài bảo vệ họ. “ Tình yêu dung thứ mọi sự ”
Ngài có hành động như vậy đối với chúng ta không? Hay là Ngài chỉ hành động một lần cho Adam va Eva mà thôi?
Chúng ta đã nhiều lần ăn những trái mà Ðức Chúa Trời cấm ăn. Hãy kiểm điểm lại để thấy những lần vấp phạm của mình. Chúng ta nhiều lần nói lên những lời không nên nói. Chúng ta cũng lắm lần đến những nơi không nên đến. Có những trái không nên đụng đến nhưng chúng ta đã đụng. Khi chúng ta làm những điều đó, cánh cửa mở ra, xấu hổ tràn vào trong tâm hồn chúng ta và chúng ta chạy trốn. Nếu ngày xưa Adam lấy lá cây để che đậy, thì bây giờ chúng ta dùng biện hộ để che đậy. Chúng ta che đậy bằng những hành động tốt lành khác nhưng sau một gió lốc, sự lõa lồ của thân thể hiện ra - sự thật về tội lổi vẫn còn bị lộ ra trần truồng – Sự thất bại về những cố gắng của con người hiện ra như thân thể của Adam và Eva.
Ðức Chúa Trời đối xử chúng ta như thế nào ? Ngài đã hành động như Ngài đã làm đối với tổ tiên của loài người. Ngài dùng máu vô tội. Ngài tặng con duy nhất của Ngài và sự hi sinh của người con đó trên đồi Gô gô tha năm ấy. Ngài đích thân kết thành áo – lần này không phải áo bằng da thú nữa – nhưng Ngài kết chiếc áo của công bình. Ngài không ném dưới đất và biểu chúng ta tự mặc lấy. Chính Ngài mặc áo công bình đó cho chúng ta . “Anh em đều chịu báp têm trong Ðấng Christ đều mặc lấy Ðấng Christ vậy ” Galati 3:27
Cái áo là công việc Ngài làm. Không phải chúng ta làm.
Quý vị còn nhớ cảnh thụ động hoàn toàn của Adam và Eva trong hoạt cảnh ba màn nói trên không? Hai người không làm gì cả. Họ hoàn toàn đứng yên. Họ không mở miệng yêu cầu sự hy sinh. Họ không hề nghĩ đến sự hy sinh. Họ không nghĩ đến mặc áo, họ không tự mặc áo. Họ thụ động, họ đứng yên.
Quý vị còn nhớ cảnh thụ động hoàn toàn của Adam và Eva trong hoạt cảnh ba màn nói trên không? Hai người không làm gì cả. Họ hoàn toàn đứng yên. Họ không mở miệng yêu cầu sự hy sinh. Họ không hề nghĩ đến sự hy sinh. Họ không nghĩ đến mặc áo, họ không tự mặc áo. Họ thụ động, họ đứng yên.
Chúng ta cũng vậy. “ Nhờ ân điển , bởi đức tin mà anh em được cứu. Ðiều đó không đến bởi anh em mà là sự ban cho của Ðức Chúa Trời” Ê-phê-sô 2:8
Chúng ta trốn. Ngài đi tìm.
Chúng ta mang tội lỗi. Ngài mang sự hi sinh.
Chúng ta che giấu bằng lá cây. Ngài kết áo bằng sự công bình.
Chúng ta không làm gì cả chỉ đón nhận ân điển cứu chuộc như Êsai đã một lần ca hát: “ Tôi vui mừng trong Ðức Gia vê, linh hồn tôi mừng rỡ trong Ðức Chúa Trời vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho tôi, khoác áo choàng công bình cho tôi ” Ê sai 61:10.
Chúng ta mang tội lỗi. Ngài mang sự hi sinh.
Chúng ta che giấu bằng lá cây. Ngài kết áo bằng sự công bình.
Chúng ta không làm gì cả chỉ đón nhận ân điển cứu chuộc như Êsai đã một lần ca hát: “ Tôi vui mừng trong Ðức Gia vê, linh hồn tôi mừng rỡ trong Ðức Chúa Trời vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho tôi, khoác áo choàng công bình cho tôi ” Ê sai 61:10.
Ðức Chúa Trời mặc áo choàng công bình cho chúng ta. Ngài đã bao dung chúng ta bằng áo choàng của tình yêu. Ðó ý nghĩa mà Phao lô đã ghi chép trong I Cô rinh tô 13:7.
Chúng ta có thể nhìn lại quá khứ của mình để thấy những lần Chúa đích thân choàng áo bao dung đó cho chúng ta. Tôi được nhiều lần khoác cái áo yêu thương đó. Từ cuộc sống thời còn trai trẻ, từ lúc vào trường QGHC, đến lúc ra trường, từ câu chuyện đi Hoa kỳ vào ngày cuối cùng của Cộng Hòa Việt Nam đến cuộc giải phẩu vừa qua, tôi là chứng nhân của cái áo choàng dung thứ đó. Phần tôi ,tôi đã làm gì ? Tôi gần như thụ động, đứng yên để Chúa mặc vào. Còn quý vị? Bao nhiêu áo choàng được mặc trong cuộc đời của quý vị?
Chúng ta biết Jesus đã khoác cái áo choàng đó lên người đàn bà tà dâm để cứu bà khỏi bị ném đó( Giăng 8:1-11). Jesus đã khoác áo choàng tình yêu đó để che chở các môn đồ trong cơn sóng gió (Mathiơ 14:22-33). Jesus đã che chở cho người Gie-âra-sê bị quỷ ám ( Mác 5:1-20). vân vân.
Ngài sẽ làm cho anh em mạnh mẽ thêm và bảo vệ anh em ( II Tesalonica 3:3) Ngài sẽ chỉ thị thiên sứ gìn giữ anh em ( Thi thiên 91:11)
Về phần chúng ta, nếu chúng ta có hoàn cảnh và có cơ hội, chúng ta có cư xử như vậy đối với Chúa hay không. Nếu Jesus là một hài nhi nằm trong tay của quý vị, quý vị sẽ hành động như bà Mary là : “ lấy khăn bọc hài nhi rồi đặt nằm trong máng cỏ” hay không . Luca 2:7
Và 33 năm sau, một người yêu mến Jesus cũng lập lại hành động đó. Lần này Jesus không lạnh vì mới chào đời màlạnh vì tử thần đã cướp đi hơi ấm và Giô sép người của thành Arimathê đã mang xác Ngài từ cây thập tự và như bà Mary, ông lấy tấm vải trắng bọc lấy thân xác Jesus.
- Mary làm sạch hài nhi Jesus từ bụng mẹ sinh ra
- Giô-sép làm sạch thân Jesus từ cây thập tự để chuẩn bị đem chôn
- Mary mặc áo cho hài nhi. Giô-sép mặc áo cho xác Jesus.
- Mary làm sạch hài nhi Jesus từ bụng mẹ sinh ra
- Giô-sép làm sạch thân Jesus từ cây thập tự để chuẩn bị đem chôn
- Mary mặc áo cho hài nhi. Giô-sép mặc áo cho xác Jesus.
Chúng ta có hành động như hai người đó nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh đó không? Chúng ta có cơ hội để hành động như họ hay không?
Vâng, chúng ta có cơ hội mỗi ngày. Hãy nghe lời của Jesus trong Mathiơ 25 câu 36,38,40: “ Khi ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta. Người công bình hỏi: Nhưng thưa Chúa có khi nào chúng tôi thấy Chúa trần truồng đâu? Jesus đáp : hễ các ngươi làm điều đó cho một người rất hèn mọn trong anh em ta, ấy là đã làm cho chính ta vậy”
Chúng ta có thấy ai như cô Madge đang bi tai nạn và đang lo sợ không? Chúng ta có bao giờ thấy một người giống như Adam đang phạm tội và đang gặp bối rối không? Chúng ta có biết ai đang cần chiếc áo choàng hoa hồng của tình yêu không ? Ðó là những người mà Chúa Jesus đang nói đến.
Trong mùa Giáng sinh 1997, một lá thư của một người cha gởi cho đưa con gái của mình kèm với món quà có nội dung đã được bà Ann Lander đăng vào báo và được hàng triệu người cắt đóng khung để làm kỷ niệm. Bức thư đó như sau:
“ Con thân yêu của cha!
Ba có một món quà tặng con trong Giáng sinh năm nay. Món quà này sẽ làm cho con ấm lòng khi đêm xuống và hào quang sẽ tiếp tục sáng chói dù trời ngoài kia đã hoàng hôn. Nó sẽ mang cho con những nụ cười vui mừng vào những ngày cuối tuần.
Nhưng làm sao cha gởi cho con món quà đó. Có tiệm nào bán những nụ cười. Có nơi nào đem lại những nụ hôn nồng ấm. Không. Những điều quý báu đó không thể bán và mua được. Nhưng những điều đó có thể cho không, biếu không được. Và hôm nay ba muốn tặng con điều đó.
Món quà Giáng sinh của ba là một lời hứa của ba.
Một lời hứa là ba sẽ luôn luôn yêu thương mẹ con.
Với sự giúp đỡ của Chúa, ba sẽ không bao giờ rời khỏi mẹ con. Con sẽ không bao giờ về nhà để thấy ba đã ra đi . Con sẽ không bao giờ thức giấc nửa đêm để phát hiện ba đã rời khỏi nhà. Con sẽ luôn luôn có đủ cha và mẹ. Ba sẽ luôn luôn yêu thương mẹ con dù ba chưa bao giờ nói ra. Ðó là lời hứa của ba và là món quà cho con."
Ba có một món quà tặng con trong Giáng sinh năm nay. Món quà này sẽ làm cho con ấm lòng khi đêm xuống và hào quang sẽ tiếp tục sáng chói dù trời ngoài kia đã hoàng hôn. Nó sẽ mang cho con những nụ cười vui mừng vào những ngày cuối tuần.
Nhưng làm sao cha gởi cho con món quà đó. Có tiệm nào bán những nụ cười. Có nơi nào đem lại những nụ hôn nồng ấm. Không. Những điều quý báu đó không thể bán và mua được. Nhưng những điều đó có thể cho không, biếu không được. Và hôm nay ba muốn tặng con điều đó.
Món quà Giáng sinh của ba là một lời hứa của ba.
Một lời hứa là ba sẽ luôn luôn yêu thương mẹ con.
Với sự giúp đỡ của Chúa, ba sẽ không bao giờ rời khỏi mẹ con. Con sẽ không bao giờ về nhà để thấy ba đã ra đi . Con sẽ không bao giờ thức giấc nửa đêm để phát hiện ba đã rời khỏi nhà. Con sẽ luôn luôn có đủ cha và mẹ. Ba sẽ luôn luôn yêu thương mẹ con dù ba chưa bao giờ nói ra. Ðó là lời hứa của ba và là món quà cho con."
Cha yêu thương của con.
Trở lại câu chuyện bác sĩ Joe.
Khi cô Madge rời phòng giải phẫu, anh Joe thăm viếng thường xuyên dù cô không phải là bịnh nhân của anh ta. Khi anh biết cô có bạn trai, anh ta treo ngoài cửa phòng của cô Madge tấm bảng “ No Visitors” để ngăn cản người bạn trai đến thăm. Cô Madge biết nhưng không phản đối. Nhật ký của cô Madge ghi lại như sau: “Tôi đang hi vọng và chờ đợi người bác sĩ trẻ tuổi đến thăm hôm nay” và quả thật hắn đã đến và đến nhiều lần và nhiều ngày như vậy và luôn luôn với một hoa hồng đỏ. Rồi một ngày, cô Madge đã bình phục và rời bịnh viện. Ngày đó cô Madge không bao giờ quên vì chính cô đã tặng anh chàng Bác sĩ đó một hoa hồng. Từ đó họ trở thành đôi bạn, đôi tình nhân và hoa hồng tiếp tục tặng nhau. Khi họ cưới nhau họ tiếp tục tặng nhau hoa hồng. Madge phải học cách trồng hồng và họ tiếp tục tặng nhau trong 50 năm.
Khi cô Madge rời phòng giải phẫu, anh Joe thăm viếng thường xuyên dù cô không phải là bịnh nhân của anh ta. Khi anh biết cô có bạn trai, anh ta treo ngoài cửa phòng của cô Madge tấm bảng “ No Visitors” để ngăn cản người bạn trai đến thăm. Cô Madge biết nhưng không phản đối. Nhật ký của cô Madge ghi lại như sau: “Tôi đang hi vọng và chờ đợi người bác sĩ trẻ tuổi đến thăm hôm nay” và quả thật hắn đã đến và đến nhiều lần và nhiều ngày như vậy và luôn luôn với một hoa hồng đỏ. Rồi một ngày, cô Madge đã bình phục và rời bịnh viện. Ngày đó cô Madge không bao giờ quên vì chính cô đã tặng anh chàng Bác sĩ đó một hoa hồng. Từ đó họ trở thành đôi bạn, đôi tình nhân và hoa hồng tiếp tục tặng nhau. Khi họ cưới nhau họ tiếp tục tặng nhau hoa hồng. Madge phải học cách trồng hồng và họ tiếp tục tặng nhau trong 50 năm.
Câu chuyện tặng hoa hồng này được đứa con trai lớn tiết lộ trong bài diễn văn nhậm chức Thống đốc của một tiểu bang miền bắc. Ông nói rằng: “ Mỗi người dân của quốc gia này cần có những hoa hồng của tình yêu và ông nhắc đến cái áo choàng bằng da mà Ðức Chúa Trời đã may và mặc cho Adam và vợ ông. Ông nói: “ Chúng ta cần có áo choàng đó, áo choàng của sự bao dung hầu cho chúng ta có những ngày vui trong cuộc đời này.”
Chúng ta không bao giờ sống vui nếu chúng ta không có tình yêu bao dung mọi sự.
Lời Tòa soạn: Bài này viết dựa theo nội dung của bài A Cloak Of Love của tác giả là Mục sư Max Lucado in trong quyển A Love Worth Giving do nhà xuất bản W Publising Group năm 2002
MS Trần Nhựt Thăng.
MS Trần Nhựt Thăng.