Lu-ca 21: 25 – 36
“Bấy giờ người ta sẽ thấy con người lấy đại quyền đại vinh ngự trong mây mà đến. Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng và ngước đầu lên vì sự cứu chuộc của các ngươi đã gần.” (c. 27 – 28). Lời tuyên bố trên đây của Chúa Jesus một lần nữa nhắc nhở tất cả chúng ta rằng, Ngài sẽ hiện đến trái đất lần thứ hai để chấm dứt thế giới này và mở ra thời đại mới. Tuy Chúa Jesus không cho biết cụ thể thời điểm Ngài sẽ trở lại, nhưng lời tiên tri về những biến động được sử gia Lu-ca ghi chép lại trong chương 21 sẽ giúp chúng ta tỉnh thức trước thời khắc quan trọng này.
1. BIẾN CỐ TRƯỚC TÁI LÂM
Có ba biến cố chính xảy ra báo hiệu cho sự đến của Chúa Jesus. Thứ nhất, “Sẽ có điềm trong mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao…, biển và sóng ầm ầm” (c. 25). Câu này mô tả sự hỗn loạn của cõi thiên nhiên và những thảm họa lớn trên trái đất trước khi Chúa Jesus tái lâm.[1] Những rối loạn bao gồm việc mặt trời sẽ nóng bất thường, mặt trăng đỏ như máu và các ngôi sao bị dời khỏi quỹ đạo của nó, hệ sinh thái của trái đất bị xáo trộn dữ dội, môi trường sống bị hủy hoại như: động đất, sóng thần, núi lửa, mưa bão, hạn hán, lũ lụt… Các núi và đảo sẽ bị dời đi (Math 24: 29, Khải 6: 12 - 14).
Thứ hai, các quốc gia trên đất sẽ “khốn khổ và cùng đường” (c. 25) do những thảm họa về môi trường, bệnh dịch, chiến tranh, đói kém… Lu-ca nhấn mạnh: “Người ta nhơn vì sợ hãi những điều phải đến trên thế gian nên thất kinh mất vía” (c. 26). Cả nhân loại sẽ thấp thỏm, lo âu do chờ đợi những sự kiện kinh hoàng sắp xảy đến nên bị mất vía, thậm chí ngất xỉu.[2] Theo giáo sư John F. Walvoord, thế giới khi ấy sẽ ở trong trạng thái hỗn loạn vượt khỏi tầm kiểm soát.[3]
Thứ ba, “Các quyền lực của các từng trời bị rúng động” (c. 26c) cho thấy Sa-tan và cả hệ thống chấp chánh, quyền bính, bá chủ đang cai trị trong khoảng không (Êph 6: 12) sẽ bị dời đi trong ngày tái lâm của Chúa Jesus (Hêb 12: 27). Trước ngưỡng tái lâm của Chúa Jesus, Sa-tan và các quỷ sẽ giận hoảng gây nên nhiều biến cố cho cả loài người vì biết rằng thời gian của chúng chẳng còn bao nhiêu (Khải 12: 12). Tất cả những biến động trên đây sẽ diễn ra ngày càng dồn dập báo hiệu sự tái lâm của Chúa Jesus đang cận kề.
2. NHẬN BIẾT SỰ TÁI LÂM
Chúa Jesus tiếp tục sứ điệp của Ngài bằng một ẩn dụ để phán với quần chúng rằng: “Hãy xem cây vả và các cây khác, khi nó nứt lộc thì các ngươi thấy và tự nhiên biết rằng mùa hạ đã gần” (c. 29 – 30). Ở xứ Palestine, cây vả là dấu hiệu mùa tiết. Vào mùa Đông cây vả rụng hết lá, đến giữa mùa Xuân, cây vả đâm chồi ra lá, báo hiệu mùa Hè đang đến.[4] Theo nhiều học giả Kinh Thánh, cây vả là hình bóng về quốc gia Y-sơ-ra-ên.[5] Sự kiện Y-sơ-ra-ên tái lập quốc năm 1948 cho thấy rằng “Cây Vả” đã nứt lộc, báo hiệu sự hiện đến của Chúa Jesus đã gần.[6]
Theo Cựu ước, cây vả cũng tượng trưng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên (Giê-rê-mi 24: 2, Ô-sê 9:10, Mi-chê 7: 1, Na-hum 3:12), quốc gia này được xem là “Chiếc đồng hồ” của Đức Chúa Trời.[7] Vì vậy Chúa Jesus nhấn mạnh “Hãy xem cây vả và các cây khác…” (c. 29). “Hãy xem” nhắc nhở rằng Cơ-đốc-nhân cần nghiên cứu sự phục hồi của dân tộc Do-thái, các tín hữu hôm nay cần nhìn xem sự biến chuyển của quốc gia Y-sơ-ra-ên và các quốc gia khác. Giáo sư William Macdonand giải thích, sự phục hưng của chủ nghĩa dân tộc tại Do-thái và các nước khác trên thế giới báo hiệu Vương quốc vinh diệu của Đấng Christ sắp được thiết lập.[8]
Minh họa về cây vả của Chúa Jesus trong câu 29 nhằm đưa đến cái nhìn sâu sắc hơn về thời đại hôm nay: “Khi các ngươi thấy những điều ấy xảy đến, khá biết rằng nước Đức Chúa Trời đã gần rồi... Trời đất sẽ qua đi nhưng lời Ta hẳn chẳng qua đâu” (c. 31). Sứ điệp chắn chắc của Chúa Jesus trái ngược với bản chất mau qua của trời và đất, là nền tảng đức tin của tín hữu.[9] Đây là lời đảm bảo của Chúa Jesus về sự tái lâm sắp hiển lộ cũng là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho tất cả chúng ta hôm nay.
3. ĐÁP ỨNG VỚI SỰ TÁI LÂM
Để kết thúc cho sứ điệp tái lâm, Chúa Jesus đã công bố ba cảnh báo quan trọng cho con cái Ngài. Lời cảnh báo thứ nhất là “Hãy giữ lấy mình, e rằng sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng của đời sống làm lụy lòng các ngươi” (c. 34). “Giữ mình” có nghĩa bản thân mỗi người Cơ đốc phải cảnh giác trước những trào lưu của thế giới giàu có, say sưa với quyền lực và kiêu ngạo, cùng với nỗi ám ảnh kinh niên của chứng bệnh lo lắng. Nếu quan tâm quá mức đến cuộc sống này, bị thế gian thu hút đến nỗi say mê,[10] bị cơn bão lo lắng bao phủ, khi ấy ngày tái lâm của Chúa sẽ đến trên tín hữu cách bất ngờ giống như lưới bủa (c. 34c), như kẻ trộm (I Tês 5: 2).
Lời cảnh báo thứ hai “Hãy thức canh…” (c. 36a). Bởi vì tội ác ở chung quanh chúng ta, ở gần chúng ta, ở trong chúng ta cho nên mỗi tín hữu cần phải thức canh.[11] “Thức canh” có nghĩa giữ mình tỉnh táo với mong đợi Chúa sẽ đến, để chúng ta có cơ hội nghênh tiếp Ngài.[12] Thức canh là trung tín hầu việc Chúa, tận dụng thời gian và không bỏ cuộc. Thức canh là tự hoàn thiện bản thân, tránh xa tội lỗi, chuẩn bị chính mình, sẵn sàng cho sự hiện đến của Chúa. Người thức canh sẽ không bị bất ngờ khi Chủ trở về hoặc lúc “chiều tối, nửa đêm, khi gà gáy hay buổi sớm mai” (Mác 13: 35).
Lời cảnh báo cuối cùng là “Hãy… cầu nguyện...” (c. 36 a). Cầu nguyện nhằm giữ mối liên hệ với Chúa, hiệp thông với Chúa và nhờ cậy ân sủng vô đối của Ngài để sống đắc thắng.[13] Cầu nguyện là phương cách bảo vệ tối ưu của người tin, là lối thoát duy nhất của tín hữu khỏi cơn thịnh nộ của Đấng Toàn Năng giáng trên cả thế gian. Cầu nguyện giúp cho người Cơ-đốc đứng vững trước mặt Chúa Jesus, Vua của các vua, Chúa của các chúa (c. 36b).
Chúng ta có nhận biết sự tái lâm của Chúa Jesus đang rất gần và chuẩn bị chính mình đáp ứng với sự hiện đến của Ngài chưa? Chắc chắn, chúng ta sẽ tự tìm được câu trả lời khi đối diện với Chúa và Lời của Ngài.
KẾT LUẬN
Sự kiện Chúa Jesus tái lâm là một sự thật hiển nhiên, chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa. Mặc dù Kinh Thánh không hề tiết lộ thời điểm tái lâm, nhưng lời khẳng định của Chúa trong phân đoạn Kinh Thánh trên sẽ ứng nghiệm đúng thời gian. Mỗi chúng ta cần nắm vững các biến cố xảy ra trước sự tái lâm của Chúa, nhận thức rõ ràng về các dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng, và chuẩn bị sẵn sàng để nghênh tiếp Chúa trở lại.
Là những Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải có cặp mắt thuộc linh để nhìn thấy chương trình của Đức Chúa Trời, nhìn thấy những chuyển biến mang tính thời đại và thấy được nhu cầu tâm linh của chính mình. Là những người được Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta cần tỉnh thức luôn luôn, giữ mình trong mọi lúc và cầu nguyện không thôi.
“Hãy đứng thẳng và ngước đầu lên vì sự cứu chuộc của các ngươi đã gần” là lời kêu gọi, khuyến khích, cũng là thách thức cho toàn thể con dân Chúa hôm nay. Nguyện Chúa nhân từ đối với tất cả chúng ta! A-men!
An Joseph (Thien An Dang.,Th.D)
_______
[1] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 298.
[2] William Hendriksen, & Simon J. Kistemaker, New Testament Commentary: Exposition of the Gospel According to Luke (Grand Rapids: Baker Book House, 2001), S. 940
[3] John F. Walvoord & Roy B. Zuck, Dallas Theological Seminary: The Bible Knowledge Commentary: An Exposition of the Scriptures (Wheaton: Victor Books, 1985), S. 2:257
[4] Darrell L. Bock, Baker Exegetical Commentary on the New Testament - Luke Volume 2: 9:51-24:53 (Grand Rapids: Baker Books, 1996), S. 1687
[5] J. Vernon McGee, Thru the Bible Commentary (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. 4:342
[6] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville:Thomas Nelson Publishers, 2006), 299.
[7] J. Vernon McGee, Thru the Bible Commentary (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. 4:342
[8] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville:Thomas Nelson Publishers, 2006), 299
[9] William Hendriksen, & Simon J. Kistemaker, New Testament Commentary: Exposition of the Gospel According to Luke (Grand Rapids: Baker Book House, 2001), S. 943
[10] Darrell L. Bock, Baker Exegetical Commentary on the New Testament - Luke Volume 2: 9:51-24:53 (Grand Rapids: Baker Books, 1996), S. 1693.
[11] J. C. Ryle, Luke - The Crossway Classic Commentaries (Wheaton: Crossway Books, 1997), S. Lk 22:3
[12] Matthew Henry, Matthew Henry's Commentary on the Whole Bible - One Volume (Peabody: Hendrickson, 1996), S. Lk 21:36
[13] Matthew Henry, Matthew Henry's Commentary on the Whole Bible - One Volume (Peabody: Hendrickson, 1996), S. Lk 21:36
1. BIẾN CỐ TRƯỚC TÁI LÂM
Có ba biến cố chính xảy ra báo hiệu cho sự đến của Chúa Jesus. Thứ nhất, “Sẽ có điềm trong mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao…, biển và sóng ầm ầm” (c. 25). Câu này mô tả sự hỗn loạn của cõi thiên nhiên và những thảm họa lớn trên trái đất trước khi Chúa Jesus tái lâm.[1] Những rối loạn bao gồm việc mặt trời sẽ nóng bất thường, mặt trăng đỏ như máu và các ngôi sao bị dời khỏi quỹ đạo của nó, hệ sinh thái của trái đất bị xáo trộn dữ dội, môi trường sống bị hủy hoại như: động đất, sóng thần, núi lửa, mưa bão, hạn hán, lũ lụt… Các núi và đảo sẽ bị dời đi (Math 24: 29, Khải 6: 12 - 14).
Thứ hai, các quốc gia trên đất sẽ “khốn khổ và cùng đường” (c. 25) do những thảm họa về môi trường, bệnh dịch, chiến tranh, đói kém… Lu-ca nhấn mạnh: “Người ta nhơn vì sợ hãi những điều phải đến trên thế gian nên thất kinh mất vía” (c. 26). Cả nhân loại sẽ thấp thỏm, lo âu do chờ đợi những sự kiện kinh hoàng sắp xảy đến nên bị mất vía, thậm chí ngất xỉu.[2] Theo giáo sư John F. Walvoord, thế giới khi ấy sẽ ở trong trạng thái hỗn loạn vượt khỏi tầm kiểm soát.[3]
Thứ ba, “Các quyền lực của các từng trời bị rúng động” (c. 26c) cho thấy Sa-tan và cả hệ thống chấp chánh, quyền bính, bá chủ đang cai trị trong khoảng không (Êph 6: 12) sẽ bị dời đi trong ngày tái lâm của Chúa Jesus (Hêb 12: 27). Trước ngưỡng tái lâm của Chúa Jesus, Sa-tan và các quỷ sẽ giận hoảng gây nên nhiều biến cố cho cả loài người vì biết rằng thời gian của chúng chẳng còn bao nhiêu (Khải 12: 12). Tất cả những biến động trên đây sẽ diễn ra ngày càng dồn dập báo hiệu sự tái lâm của Chúa Jesus đang cận kề.
2. NHẬN BIẾT SỰ TÁI LÂM
Chúa Jesus tiếp tục sứ điệp của Ngài bằng một ẩn dụ để phán với quần chúng rằng: “Hãy xem cây vả và các cây khác, khi nó nứt lộc thì các ngươi thấy và tự nhiên biết rằng mùa hạ đã gần” (c. 29 – 30). Ở xứ Palestine, cây vả là dấu hiệu mùa tiết. Vào mùa Đông cây vả rụng hết lá, đến giữa mùa Xuân, cây vả đâm chồi ra lá, báo hiệu mùa Hè đang đến.[4] Theo nhiều học giả Kinh Thánh, cây vả là hình bóng về quốc gia Y-sơ-ra-ên.[5] Sự kiện Y-sơ-ra-ên tái lập quốc năm 1948 cho thấy rằng “Cây Vả” đã nứt lộc, báo hiệu sự hiện đến của Chúa Jesus đã gần.[6]
Theo Cựu ước, cây vả cũng tượng trưng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên (Giê-rê-mi 24: 2, Ô-sê 9:10, Mi-chê 7: 1, Na-hum 3:12), quốc gia này được xem là “Chiếc đồng hồ” của Đức Chúa Trời.[7] Vì vậy Chúa Jesus nhấn mạnh “Hãy xem cây vả và các cây khác…” (c. 29). “Hãy xem” nhắc nhở rằng Cơ-đốc-nhân cần nghiên cứu sự phục hồi của dân tộc Do-thái, các tín hữu hôm nay cần nhìn xem sự biến chuyển của quốc gia Y-sơ-ra-ên và các quốc gia khác. Giáo sư William Macdonand giải thích, sự phục hưng của chủ nghĩa dân tộc tại Do-thái và các nước khác trên thế giới báo hiệu Vương quốc vinh diệu của Đấng Christ sắp được thiết lập.[8]
Minh họa về cây vả của Chúa Jesus trong câu 29 nhằm đưa đến cái nhìn sâu sắc hơn về thời đại hôm nay: “Khi các ngươi thấy những điều ấy xảy đến, khá biết rằng nước Đức Chúa Trời đã gần rồi... Trời đất sẽ qua đi nhưng lời Ta hẳn chẳng qua đâu” (c. 31). Sứ điệp chắn chắc của Chúa Jesus trái ngược với bản chất mau qua của trời và đất, là nền tảng đức tin của tín hữu.[9] Đây là lời đảm bảo của Chúa Jesus về sự tái lâm sắp hiển lộ cũng là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho tất cả chúng ta hôm nay.
3. ĐÁP ỨNG VỚI SỰ TÁI LÂM
Để kết thúc cho sứ điệp tái lâm, Chúa Jesus đã công bố ba cảnh báo quan trọng cho con cái Ngài. Lời cảnh báo thứ nhất là “Hãy giữ lấy mình, e rằng sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng của đời sống làm lụy lòng các ngươi” (c. 34). “Giữ mình” có nghĩa bản thân mỗi người Cơ đốc phải cảnh giác trước những trào lưu của thế giới giàu có, say sưa với quyền lực và kiêu ngạo, cùng với nỗi ám ảnh kinh niên của chứng bệnh lo lắng. Nếu quan tâm quá mức đến cuộc sống này, bị thế gian thu hút đến nỗi say mê,[10] bị cơn bão lo lắng bao phủ, khi ấy ngày tái lâm của Chúa sẽ đến trên tín hữu cách bất ngờ giống như lưới bủa (c. 34c), như kẻ trộm (I Tês 5: 2).
Lời cảnh báo thứ hai “Hãy thức canh…” (c. 36a). Bởi vì tội ác ở chung quanh chúng ta, ở gần chúng ta, ở trong chúng ta cho nên mỗi tín hữu cần phải thức canh.[11] “Thức canh” có nghĩa giữ mình tỉnh táo với mong đợi Chúa sẽ đến, để chúng ta có cơ hội nghênh tiếp Ngài.[12] Thức canh là trung tín hầu việc Chúa, tận dụng thời gian và không bỏ cuộc. Thức canh là tự hoàn thiện bản thân, tránh xa tội lỗi, chuẩn bị chính mình, sẵn sàng cho sự hiện đến của Chúa. Người thức canh sẽ không bị bất ngờ khi Chủ trở về hoặc lúc “chiều tối, nửa đêm, khi gà gáy hay buổi sớm mai” (Mác 13: 35).
Lời cảnh báo cuối cùng là “Hãy… cầu nguyện...” (c. 36 a). Cầu nguyện nhằm giữ mối liên hệ với Chúa, hiệp thông với Chúa và nhờ cậy ân sủng vô đối của Ngài để sống đắc thắng.[13] Cầu nguyện là phương cách bảo vệ tối ưu của người tin, là lối thoát duy nhất của tín hữu khỏi cơn thịnh nộ của Đấng Toàn Năng giáng trên cả thế gian. Cầu nguyện giúp cho người Cơ-đốc đứng vững trước mặt Chúa Jesus, Vua của các vua, Chúa của các chúa (c. 36b).
Chúng ta có nhận biết sự tái lâm của Chúa Jesus đang rất gần và chuẩn bị chính mình đáp ứng với sự hiện đến của Ngài chưa? Chắc chắn, chúng ta sẽ tự tìm được câu trả lời khi đối diện với Chúa và Lời của Ngài.
KẾT LUẬN
Sự kiện Chúa Jesus tái lâm là một sự thật hiển nhiên, chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa. Mặc dù Kinh Thánh không hề tiết lộ thời điểm tái lâm, nhưng lời khẳng định của Chúa trong phân đoạn Kinh Thánh trên sẽ ứng nghiệm đúng thời gian. Mỗi chúng ta cần nắm vững các biến cố xảy ra trước sự tái lâm của Chúa, nhận thức rõ ràng về các dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng, và chuẩn bị sẵn sàng để nghênh tiếp Chúa trở lại.
Là những Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải có cặp mắt thuộc linh để nhìn thấy chương trình của Đức Chúa Trời, nhìn thấy những chuyển biến mang tính thời đại và thấy được nhu cầu tâm linh của chính mình. Là những người được Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta cần tỉnh thức luôn luôn, giữ mình trong mọi lúc và cầu nguyện không thôi.
“Hãy đứng thẳng và ngước đầu lên vì sự cứu chuộc của các ngươi đã gần” là lời kêu gọi, khuyến khích, cũng là thách thức cho toàn thể con dân Chúa hôm nay. Nguyện Chúa nhân từ đối với tất cả chúng ta! A-men!
An Joseph (Thien An Dang.,Th.D)
_______
[1] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 298.
[2] William Hendriksen, & Simon J. Kistemaker, New Testament Commentary: Exposition of the Gospel According to Luke (Grand Rapids: Baker Book House, 2001), S. 940
[3] John F. Walvoord & Roy B. Zuck, Dallas Theological Seminary: The Bible Knowledge Commentary: An Exposition of the Scriptures (Wheaton: Victor Books, 1985), S. 2:257
[4] Darrell L. Bock, Baker Exegetical Commentary on the New Testament - Luke Volume 2: 9:51-24:53 (Grand Rapids: Baker Books, 1996), S. 1687
[5] J. Vernon McGee, Thru the Bible Commentary (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. 4:342
[6] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville:Thomas Nelson Publishers, 2006), 299.
[7] J. Vernon McGee, Thru the Bible Commentary (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. 4:342
[8] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville:Thomas Nelson Publishers, 2006), 299
[9] William Hendriksen, & Simon J. Kistemaker, New Testament Commentary: Exposition of the Gospel According to Luke (Grand Rapids: Baker Book House, 2001), S. 943
[10] Darrell L. Bock, Baker Exegetical Commentary on the New Testament - Luke Volume 2: 9:51-24:53 (Grand Rapids: Baker Books, 1996), S. 1693.
[11] J. C. Ryle, Luke - The Crossway Classic Commentaries (Wheaton: Crossway Books, 1997), S. Lk 22:3
[12] Matthew Henry, Matthew Henry's Commentary on the Whole Bible - One Volume (Peabody: Hendrickson, 1996), S. Lk 21:36
[13] Matthew Henry, Matthew Henry's Commentary on the Whole Bible - One Volume (Peabody: Hendrickson, 1996), S. Lk 21:36