I Phi-e-rơ 5: 1 – 4
Không có văn bản thay thế tự động nào.Trước khi Chúa Jesus thăng thiên, Ngài đã giao phó chức vụ chăn chiên cho các sứ đồ, các trưởng lão, các mục sư, các tôi tớ Ngài (Giăng 21: 15 – 17). Với tư cách Đấng chăn chiên hiền lành đã chết thay cho bầy chiên, Chúa Jesus đã trao trọng trách cho những người chăn tiếp tục mục vụ chăn bầy cho đến lúc Ngài tái lâm. Những ai được Chúa kêu gọi vào chức vụ là những người có lòng ao ước, có ân tứ chăn bầy, là Cơ-đốc-nhân nhiều năm, được nhiều người chứng tốt (I Tim 3: 1 – 7; Tít 1: 6 – 9). Chăn bầy là công tác đối diện với nhiều khó khăn, thử thách và nguy cơ nhưng cũng đầy vinh hiển khi Chúa Jesus Christ tái lâm. Theo sứ đồ Phi-e-rơ, muốn chăn bầy tốt, đẹp lòng Chúa, người chăn phải hội đủ các yếu tố sau:
1. NỀN TẢNG CHĂN BẦY Đầu tiên, sứ đồ Phi-e-rơ cảnh báo: “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc chẳng phải bởi ép buộc bèn là bởi tình nguyện” (c. 2). Trong câu này tác giả nêu cao tinh thần tự nguyện và bác bỏ thái độ ép buộc. Ép buộc và tình nguyện là hai xu hướng của những người chăn bầy hôm nay. “Ép buộc” trong nguyên văn là một từ ngữ mang tính cưỡng bách được dùng trong “đe dọa nô lệ, bắt lính, tra khảo.”[1] Chăn bầy bởi ép buộc có nghĩa là miễn cưỡng bước vào chức vụ chăn chiên do hoàn cảnh kinh tế thúc đẩy, do bối cảnh chính trị xui khiến hoặc do cơ hội tôn giáo thuận lợi... Người chăn bầy do ép buộc thật sự là thảm họa cho con cái Chúa và Hội Thánh. Còn chữ “tình nguyện” trong câu Kinh Thánh trên mang ý nghĩa “tự nguyện, sẵn sàng.”[2] Cụm từ “Bởi tình nguyện” là chăn chiên theo ý Chúa,[3] chăn bầy do tình yêu đối với Chúa. Làm trưởng lão, mục sư hay người chăn chiên cho Chúa là một ước muốn tốt đẹp, nhưng đi kèm với sự ban năng lực thiên thượng cần có sự sẵn lòng của con người.[4] Đức Chúa Trời không ép buộc bất cứ ai chăn bầy của Ngài, chăn chiên là công tác cao quý cần sự nhận thức, tình nguyện và dâng mình của mỗi người. Chăn chiên không phải là loại công tác để thăng tiến bản thân, để đạt chức vị hay được ca ngợi theo cách suy nghĩ của thế gian. Chăn bầy là phục vụ, lao khổ và trăn trở với bầy chiên. Chăn bầy là đối mặt với sự lằm bằm, oán trách và uống chén của Chúa Jesus. Mục vụ chăn bầy đòi hỏi tình yêu, sự trả giá, sự hy sinh và lòng tự nguyện. Hôm nay, nền tảng mục vụ chăn bầy của chúng ta đến từ sự ép buộc hay tình nguyện? 2. ĐỘNG CƠ CHĂN BẦY Trong luận điểm thứ hai, vị sứ đồ tiếp tục răn dạy: “Chẳng phải vì lợi đê hèn, bèn là vì sẵn lòng” (c. 2). Ở đây, tác giả nhấn mạnh sự sẵn lòng và phủ nhận động cơ vì lợi lộc. Cụm từ “Vì lợi đê hèn”[5] trong nguyên ngữ có nghĩa: “vì lợi lộc,”[6] “vì lợi ích bẩn thỉu” (I Tim 3: 8; Tít 1: 11).[7] Theo giáo sư Macdonand: Tuyệt đối không để cho sự đền đáp tài chánh trở thành động cơ để làm trưởng lão. Nói như vậy không có nghĩa trưởng lão không được phép để Hội Thánh cung cấp lương, nhưng sự khẳng định ở đây là tinh thần làm thuê không có chỗ trong chức vụ Cơ đốc chân chính.[8] Kinh Thánh không hề cấm người chăn nhận lương, tuy nhiên tiền bạc tuyệt đối không thể là mục tiêu của chức vụ. Tại đây sứ đồ Phi-e-rơ đang nói đến những lợi lộc không trung thực, đáng xấu hổ do lòng tham tiền bạc mà người chăn bầy có nguy cơ mắc phải (Cô-lô-se 3: 5).[9]
1. NỀN TẢNG CHĂN BẦY Đầu tiên, sứ đồ Phi-e-rơ cảnh báo: “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc chẳng phải bởi ép buộc bèn là bởi tình nguyện” (c. 2). Trong câu này tác giả nêu cao tinh thần tự nguyện và bác bỏ thái độ ép buộc. Ép buộc và tình nguyện là hai xu hướng của những người chăn bầy hôm nay. “Ép buộc” trong nguyên văn là một từ ngữ mang tính cưỡng bách được dùng trong “đe dọa nô lệ, bắt lính, tra khảo.”[1] Chăn bầy bởi ép buộc có nghĩa là miễn cưỡng bước vào chức vụ chăn chiên do hoàn cảnh kinh tế thúc đẩy, do bối cảnh chính trị xui khiến hoặc do cơ hội tôn giáo thuận lợi... Người chăn bầy do ép buộc thật sự là thảm họa cho con cái Chúa và Hội Thánh. Còn chữ “tình nguyện” trong câu Kinh Thánh trên mang ý nghĩa “tự nguyện, sẵn sàng.”[2] Cụm từ “Bởi tình nguyện” là chăn chiên theo ý Chúa,[3] chăn bầy do tình yêu đối với Chúa. Làm trưởng lão, mục sư hay người chăn chiên cho Chúa là một ước muốn tốt đẹp, nhưng đi kèm với sự ban năng lực thiên thượng cần có sự sẵn lòng của con người.[4] Đức Chúa Trời không ép buộc bất cứ ai chăn bầy của Ngài, chăn chiên là công tác cao quý cần sự nhận thức, tình nguyện và dâng mình của mỗi người. Chăn chiên không phải là loại công tác để thăng tiến bản thân, để đạt chức vị hay được ca ngợi theo cách suy nghĩ của thế gian. Chăn bầy là phục vụ, lao khổ và trăn trở với bầy chiên. Chăn bầy là đối mặt với sự lằm bằm, oán trách và uống chén của Chúa Jesus. Mục vụ chăn bầy đòi hỏi tình yêu, sự trả giá, sự hy sinh và lòng tự nguyện. Hôm nay, nền tảng mục vụ chăn bầy của chúng ta đến từ sự ép buộc hay tình nguyện? 2. ĐỘNG CƠ CHĂN BẦY Trong luận điểm thứ hai, vị sứ đồ tiếp tục răn dạy: “Chẳng phải vì lợi đê hèn, bèn là vì sẵn lòng” (c. 2). Ở đây, tác giả nhấn mạnh sự sẵn lòng và phủ nhận động cơ vì lợi lộc. Cụm từ “Vì lợi đê hèn”[5] trong nguyên ngữ có nghĩa: “vì lợi lộc,”[6] “vì lợi ích bẩn thỉu” (I Tim 3: 8; Tít 1: 11).[7] Theo giáo sư Macdonand: Tuyệt đối không để cho sự đền đáp tài chánh trở thành động cơ để làm trưởng lão. Nói như vậy không có nghĩa trưởng lão không được phép để Hội Thánh cung cấp lương, nhưng sự khẳng định ở đây là tinh thần làm thuê không có chỗ trong chức vụ Cơ đốc chân chính.[8] Kinh Thánh không hề cấm người chăn nhận lương, tuy nhiên tiền bạc tuyệt đối không thể là mục tiêu của chức vụ. Tại đây sứ đồ Phi-e-rơ đang nói đến những lợi lộc không trung thực, đáng xấu hổ do lòng tham tiền bạc mà người chăn bầy có nguy cơ mắc phải (Cô-lô-se 3: 5).[9]
Hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời, là nơi nuôi dưỡng chiên, cho chiên ăn, chăm sóc chiên. Hội thánh không phải là nơi kinh doanh, kiếm tiền hay thu lợi nhuận. Mục vụ chăn bầy không phải là môi trường để thăng quan tiến chức, đánh cược với số phận và danh vọng. Đức Chúa Trời và ma-môn tuyệt đối không có điểm chung! Hiện nay, chủ nghĩa thế tục đã tràn vào Hội Thánh, tinh thần thương mại đang tấn công những người hầu việc Chúa. Những người chăn bầy hôm nay cần cảnh giác cao độ. Khi còn thi hành chức vụ, chính Chúa Jesus đã từng đuổi ra khỏi Đền thờ những kẻ đổi bạc và mua bán chiên, bò, bồ câu (Math 21: 12 – 13). Những ai hầu việc Chúa với động cơ sai trật sẽ bị Ngài xua đuổi ra trong ngày xét đoán (Math 7: 22 – 23). Động cơ hầu việc Chúa của những người chăn hôm nay là vì lợi lộc hay vì sẵn lòng?
3. MỤC ĐÍCH CHĂN BẦY
Điểm cuối cùng trong sứ điệp vị được sứ đồ nhấn mạnh: “Chẳng phải là chủ trị cơ nghiệp đã chia cho anh em, bèn để làm gương mẫu cho bầy” (c. 3). Luận điểm này phủ nhận tính “chủ trị” và đề cao sự “gương mẫu.” “Chủ trị” mang tính cưỡng bách, ép buộc và độc đoán. Trong khi “gương mẫu” mang tính tiên phong, thu hút và dẫn dắt. Các trưởng lão phải làm gương tốt chớ không nên làm những nhà độc tài. Người chăn bầy phải theo gương của Chúa Jesus, đi trước bầy chiên (Giăng 10: 4), chớ không phải đi sau để thúc ép bầy.[10] Sự nêu gương trong đức tin, tình yêu, thánh khiết, khiêm nhường… cần được nhân rộng. Ngược lại tính chuyên quyền, độc đoán, tư kỷ… cần phải loại bỏ trong mục vụ chăn chiên. Giáo sư MacAthur giải thích lý do như sau: Sự thống trị của người lãnh đạo thường dẫn đến sự độc ác với bầy chiên, việc theo đuổi quyền lực thường đưa đến những lỗi lầm nghiêm trọng.[11]
Mặc dù người chăn bầy cần phải thực hiện thẩm quyền trên bầy chiên nhưng quyền này không được lạm dụng.[12] Hội Thánh ở dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời, Đấng Christ là Đầu của Hội Thánh, người chăn bầy chỉ thay mặt Chúa để quản trị và nêu gương cho bầy chiên. Mục đích của mục vụ chăn bầy là nêu gương, đi trước, dẫn dắt bầy chiên bước theo dấu chân của Chúa Jesus (I Phi 2: 21). “Cai trị hay làm gương?” chính là câu hỏi cho tất cả những ai đang chăn bầy hôm nay.
Nguồn gốc mục vụ chăn bầy của chúng ta vì ép buộc hay do tình nguyện? Động cơ chăn chiên của chúng ta là vì lợi lộc hay vì sẵn lòng? Mục đích hầu việc Chúa của chúng ta là để hành quyền hay để làm gương? Mỗi người chăn hôm nay có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Đấng Chăn Chiên Trưởng, khi Ngài hiện ra.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa cơ hội có còn chỗ đứng trong Hội thánh hay không? Tinh thần thương mại có đang khuynh đảo người hầu việc Chúa hay không? Chủ nghĩa độc tài có đang thống trị bầy chiên hay không? Tất cả đều do quyết định, thái độ và bước đi của người chăn bầy trong ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời hay không. Chỉ thị thứ nhất loại bỏ sự miễn cưỡng, lời dạy thứ hai chấm dứt tinh thần thương mại, huấn thị thứ ba sẽ báo tử chế độ quan liêu trong Hội Thánh![13] Nếu tuân giữ ba huấn thị trên đây, người chăn bầy sẽ được ban thưởng khi Chúa Jesus Christ tái lâm. Kinh Thánh khẳng định rằng, khi Đấng Chăn Chiên Trưởng hiện ra, những người chăn trung tín sẽ nhận được “Mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo” (c. 5). Vòng hoa chiến thắng, cành ô-liu của tất cả các nhà vô địch rồi sẽ úa tàn sau một ngày, một tháng hay một năm. Tuy nhiên, mão miện của những người chăn trung tín sẽ không bao giờ phai tàn. Đây là lời đảm bảo chắn chắc! Nguyện xin Chúa thương xót tất cả chúng ta! A-men! An Joseph (Thien An Dang.,Th.D) ________ [1] Francis D. Nichol, The Holy Bible With Exegetical and Expository Comment (Washington : Review and Herald Publishing Association, 1978), S. 1 Pe 5: 2 [2] A.T. Robertson, Word Pictures in the New Testament (Oak Harbor: Logos Research Systems, 1997), S. 1 Pe 5: 2 – 3 [3] Francis D. Nichol, The Holy Bible With Exegetical and Expository Comment (Washington : Review and Herald Publishing Association, 1978), S. 1 Pe 5: 2 [4] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1281. [5] Bản Truyền Thống 1926 dịch là: “Lợi dơ bẩn.” [6] James Strong, The New Strong's Dictionary of Hebrew and Greek Words (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. H8674 [7] A.T. Robertson, Word Pictures in the New Testament (Oak Harbor: Logos Research Systems, 1997), S. 1 Pe 5:2-3 [8] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1280 – 1281. [9] _______, Word in Life Study Bible (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. 1 Pe 5:2 [10] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1281. [11] John MacArthur, 1 Peter (Chicago: Moody Publishers, 2004), S. 263 [12] Arnold G. Fruchtenbaum, The Messianic Jewish Epistles: Hebrews, James, First Peter, Second Peter, Jude (Tustin: Ariel Ministries, 2005), S. 376 [13] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1281.
Chủ nghĩa cơ hội có còn chỗ đứng trong Hội thánh hay không? Tinh thần thương mại có đang khuynh đảo người hầu việc Chúa hay không? Chủ nghĩa độc tài có đang thống trị bầy chiên hay không? Tất cả đều do quyết định, thái độ và bước đi của người chăn bầy trong ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời hay không. Chỉ thị thứ nhất loại bỏ sự miễn cưỡng, lời dạy thứ hai chấm dứt tinh thần thương mại, huấn thị thứ ba sẽ báo tử chế độ quan liêu trong Hội Thánh![13] Nếu tuân giữ ba huấn thị trên đây, người chăn bầy sẽ được ban thưởng khi Chúa Jesus Christ tái lâm. Kinh Thánh khẳng định rằng, khi Đấng Chăn Chiên Trưởng hiện ra, những người chăn trung tín sẽ nhận được “Mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo” (c. 5). Vòng hoa chiến thắng, cành ô-liu của tất cả các nhà vô địch rồi sẽ úa tàn sau một ngày, một tháng hay một năm. Tuy nhiên, mão miện của những người chăn trung tín sẽ không bao giờ phai tàn. Đây là lời đảm bảo chắn chắc! Nguyện xin Chúa thương xót tất cả chúng ta! A-men! An Joseph (Thien An Dang.,Th.D) ________ [1] Francis D. Nichol, The Holy Bible With Exegetical and Expository Comment (Washington : Review and Herald Publishing Association, 1978), S. 1 Pe 5: 2 [2] A.T. Robertson, Word Pictures in the New Testament (Oak Harbor: Logos Research Systems, 1997), S. 1 Pe 5: 2 – 3 [3] Francis D. Nichol, The Holy Bible With Exegetical and Expository Comment (Washington : Review and Herald Publishing Association, 1978), S. 1 Pe 5: 2 [4] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1281. [5] Bản Truyền Thống 1926 dịch là: “Lợi dơ bẩn.” [6] James Strong, The New Strong's Dictionary of Hebrew and Greek Words (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. H8674 [7] A.T. Robertson, Word Pictures in the New Testament (Oak Harbor: Logos Research Systems, 1997), S. 1 Pe 5:2-3 [8] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1280 – 1281. [9] _______, Word in Life Study Bible (Nashville: Thomas Nelson, 1997), S. 1 Pe 5:2 [10] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1281. [11] John MacArthur, 1 Peter (Chicago: Moody Publishers, 2004), S. 263 [12] Arnold G. Fruchtenbaum, The Messianic Jewish Epistles: Hebrews, James, First Peter, Second Peter, Jude (Tustin: Ariel Ministries, 2005), S. 376 [13] William Macdonand, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Nashville: Thomas Nelson Publishers, 2006), 1281.