Mục sư Lê Văn Thể
Kính thưa quý vị và các bạn có mặt trong đền thờ của Chúa đêm nay. Trước hết cho phép tôi kính gửi đến quí vị và các bạn lời chào hỏi trong danh Chúa Jê-sus. Tôi
cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho quí vị và các bạn một cách đặc biệt, trong khi tham dự chương trình truyền giảng Tin lành này. Tôi
tin rằng quí vị sẽ cảm thấy vui mừng, có niềm hy vọng và tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống, để bước đi vững vàng trên cuộc hành trình của những tháng năm ngắn ngủi trên thế gian tạm bợ này. Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là…
I. Tại sao con người cô đơn?
Thưa qúy vị và các bạn,
Có một danh nhân đã từng nói: “Khi còn
nhỏ đi từng đàn, lớn lên đi từng đôi, và đến tuổi già đi một mình.” Quả thật không sai
phải không, thưa quí vị?
Cuộc đời của một con người trên đất không ai
không có những lúc rộn ràng tấp nập niềm vui: khi lập gia đình, bên bàn tiệc vui, nhất là được sống bên cạnh những người thân yêu của mình. Tuy
nhiên, đến lúc nào đó tiệc cũng tàn, niềm vui cũng phải chấm dứt, mỗi người một ngã, hợp rồi tan, vui rồi buồn, hạnh phúc rồi khổ đau.
Trong phạm vi gia đình, có khi chúng ta đang sống giữa những người thân yêu ruột thịt, bà con,
cha mẹ, anh
chị em, vợ chồng và con cái của mình, nhưng trong lòng chúng ta
thật là cô đơn vì không có người để tâm sự, hay chia sẻ những nỗi niềm sâu kín.
Tại sao? Có rất nhiều lý do, và có lẽ lý do thông thường nhất là vì giữa những con người không có sự đồng cảm, không cùng
chung đức tin,
không thờ phượng Đức Chúa Trời mà thờ đủ thứ thần tượng. Không thờ phượng Chúa, nên không có sự cảm thông hay
tha thứ dễ dàng. Giữa chúng ta là những bức tường vô hình của những hồ nghi, đố kỵ, giận hờn, ganh ghét, cay đắng, mặc cảm tự tôn lẫn tự ti; và cuộc chiến tranh lạnh cứ tìếp tục trong cái hố ngăn cách thật là đáng sợ!
Đối với xã hội, sự cô đơn lại càng tăng lên gấp bội, nhưng được ngụy trang trong dưới những hình thức của những chốn ăn chơi, cờ bạc, rượu chè, quán bar,
rạp hát… mà tất cả những niềm vui ấy chẳng qua chỉ là sự giải trí trong
chốc lát. Trở về với căn phòng của mình, sự quạnh quẽ, nỗi trống vắng lại càng ghê rợn hơn khi mình nhìn lại mình, giống như tâm trạng của Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ tiến chiến đã từng thốt lên:
Hai xác thịt lẫn vào nhau
mê mãi
Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn
Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nữa linh hồn
Và rồi, họ chán ngán cuôc đời trần tục, than thân trách phận chối bỏ hiện thực, và mơ ước đi tìm kiếm hạnh phúc ở một thế giới khác:
Lũ
chúng ta đầu thai
lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung
hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ…
Và rồi thi nhân lại van vỉ, nài xin:
Hãy
cho tôi một tinh
cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Thưa quí vị và các bạn!
Thật ra cho dù ở một thế giới nào đó, theo óc tưởng tượng của nhà thơ có thật chăng nữa thì sự cô đơn đối với con người lại càng kinh
khủng hơn nhiều. Ở thế giới này, trời nóng còn có máy lạnh, trời rét còn có máy sưởi, đi đâu có xe cộ, giải khát, thức ăn bán khắp mọi nơi… mà con người vẫn cô đơn cùng tận, huống chi sống ở nơi, “một tình cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi… mà ở tận cuối trời xa” kia thì làm sao
thi nhân chịu nỗi? Chỉ có chết thôi! Tuy
nhiên, thưa quí vị và các bạn, đó chỉ là những mơ ước xa vời của người nghệ sĩ khi họ tuyệt vọng với cuộc sống thế gian, muốn thoát ly ra
khỏi trần tục, thực tế chẳng bao giờ có!
II. Căn
nguyên của sự cô đơn
Vấn đề tôi muốn trình bày với quí vị hôm nay là tại sao con người cô đơn? Phải chăng là thiếu tiền bạc, bị thất nghiệp, thất tình, bị con cái ruồng bỏ, bị anh em mình phản bội, bị người đời bạc bẽo vô ơn? Có
lẽ tất cả những lý do đó đều hợp lý, nhưng còn một lý do nữa mà quí vị và các bạn chưa hề biết, có thể chưa bao giờ nghe nói đến. Đó là, theo
như Kinh
Thánh bày tỏ:
“Vì
mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” là
nguyên nhân chính, là cội rễ của mọi sự cô đơn. Nghe
đến đây có lẽ cũng có một số qúi vị và các bạn nổi giận: “Ồ! Ông là ai vậy? Sao dám nói chúng tôi phạm tội? Chúng tôi
có thể cô đơn, nhưng cô đơn đâu phải là cái tội.vv…
- Thưa không, đây không phải là lời của tôi nói, mà là Lời được chép trong
Kinh Thánh Rô-ma đoạn 3, câu 23.
Ở xứ Mỹ giàu có này, cho
dù chúng ta có than thở rằng chúng ta còn nghèo khó, nhưng cho dù chúng ta có thật sự nghèo khó bao
nhiêu chăng nữa, chắc chắn không đến nỗi thiếu ăn, thiếu mặc; ngược lại dư thừa là đằng khác. Người ta chết vì ăn quá nhiều thức ăn bổ béo chứ không phải là thiếu ăn. Bằng chứng là con người này nay
quan tâm tìm kiếm các loại thuốc, trà hay cà-phê làm giảm béo, sụt cân, giảm mở trong máu rất là phổ biến, mà ít có người quan tâm đến sự hư mất của linh hồn mình.
Linh hồn là gì mà quan
trọng đến như vậy? Thánh Kinh
tự điển giải thích rằng: “Theo
nguyên văn Hê-bơ-rơ có khi dịch là tánh mạng, mạng sống. Người và súc vật đều có mạng sống. Duy chỉ con người có linh hồn vô hình, đời đời không chết. Linh hồn biết vui buồn, suy nghĩ, tưởng tượng. Linh hồn do Chúa Ban
cho. (Truyền Đạo 12:7). Linh hồn là quí báu, coi
linh hồn trọng yếu hơn thân thể. Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn” (Mathiơ 10:28).
Sách Ê-xê-chi-ên
chương 18 câu 4 có giải thích khá rõ ràng về Đấng sở hữu linh hồn của mỗi chúng ta và sự quý trọng của linh hồn như sau:
“Này, mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết.”
Linh hồn đó phải chết nghĩa là
sao? Tôi xin phép được trả lời: Nghĩa là linh hồn nào khước từ Chúa Jê-sus,
không tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình, không sống theo luật pháp của Chúa, làm điều ác trái với công bình, thờ thần tượng, gian dâm...( Ê-xê-chi-ên). Những kẻ đó sẽ bị quăng vào hoả ngục nơi đó có khóc lóc và nghiến răng. Bởi vì sau khi
chết, thân thể đi vào bụi đất, nhưng linh hồn trở về với Đấng Tạo Hóa đối với những người đã tin nhận Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế và thờ phượng Đức Chúa Trời. Còn những ai chối bỏ Ngài thì sẽ không tránh khỏi sự hư mất của linh hồn. Vua Đa-vít cũng đã từng kêu xin cùng Đức Chúa Trời rằng:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã đem linh hồn tôi khỏi âm phủ, gìn giữ mạng sống tôi, hầu tôi không xuống cái huyệt” (Thi
Thiên 30: 3)
Mời quí vị nghe Kinh Thánh sách
Khải Huyền đoạn 21:8 có chép như sau:
“Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghiếc, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ lửa và diêm cháy bừng bừng, đó là sự chết thứ hai.”
Sự chết thứ hai tức là sau khi
Chúa Jê-sus trở lại thế gian một lần nữa để phán xét. Những kẻ có tội sẽ bị quăng vào hồ lửa, là những kẻ không được biên tên vào sổ của sự sống. Còn những kẻ tin nhận Chúa Jêsus thờ phượng Đức Chúa Trời, vâng phục điều răn Chúa sẽ được sống trong nước vinh hiển của Ngài.
“Chúng ta sẽ được thấy mặt Chúa,và danh Chúa sẽ ở trên trán mình. Đêm
không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho, và chúng ta sẽ trị vì đời đời.” (Khải Huyền 22:4)
III. Liều thuốc chữa trị sự cô đơn
Thưa quí vị và các bạn! Chắc ai cũng đã từng trải, ít nhất một lần trong đời rằng chúng ta
không thể đặt trọn niềm tin vào con
người thế gian này; vì bản chất của nó là yếu đuối và hay
thay đổi: lúc yêu, lúc ghét, lúc gần gũi, lúc xa cách, lúc thủy chung, lúc phản bội, lúc nồng ấm, lúc bội bạc. Vì thế, hễ ai đem niềm tin của mình đặt vào đó thì chỉ rước lấy những sự tuyệt vọng và khổ đau. Chính những sự tiêu cưc và thất vọng đó làm cho
chúng ta mãi mãi là người lữ khách cô đơn.
Còn những ai đặt niềm tin vào của cải vật chất, vào sự giàu có, địa vị của mình thì lại càng cô đơn hơn vì vật chất vốn vô tri, vô giác, không làm sao cảm thông được con người, lại mau hư hỏng và chóng phai
tàn! Vậy chúng ta nên đặt niềm tin vào ai để có sự bảo đảm chắc chắn cho linh hồn được cứu, chẳng những giải thoát ra khỏi sự cô đơn trần thế mà còn có sự sống đời đời?
Tôi
long trọng công bố cho quí vị và các bạn: Hãy đặt niêm tin vào Cứu Chúa Jê-sus. Kinh
Thánh đã cho biết:
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà còn được sự sống đời đời.” (Giăng
3: 16).
Con Một ở đây chính là Chúa Jê-sus. Mời quí vị nghe tiếp, Kinh Thánh chép:
“Vả Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải đoán xét thế gian đâu,
nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.
Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu, ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tín đến danh Con Một Đức Chúa Trời. Vả sự đoán xét đó là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa, bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. Những kẻ nào tin theo
lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho công việc của mình được bày tỏ ra vì đã làm trong Đức Chúa Trời.” (Giăng
3: 17-21)
Câu chuyện Chúa Jê-sus
trong vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi Ngài bị nộp trong tay kẻ có tội, được chép trong
sách (Mác 14: 32-37), cho chúng ta thấy sự cô đơn cùng cực của Chúa với những người thân yêu của mình, trước khi Ngài bị treo trên thập tự giá:
“Đức Chúa Jê-sus phàn cùng môn đồ rằng: Các ngươi hãy ngồi đây, đợi ta cầu nguyện. Ngài bèn đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi,
thì Ngài khởi sự kinh hãi và sầu não. Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức. Rồi Ngài đi một đỗi xa hơn, sấp mình xuống đầt mà cầu nguyện rằng nếu có thể được, xin giờ này qua khỏi mình… Rồi Ngài trở lại, thầy ba người ngủ, bèn phán cùng Phi-e-rơ rằng: Si- môn, ngủ ư! Ngươi không thức được một giờ sao?”
Rồi sau đó Chúa Jêsus bị giải vào trước mặt thầy cả thượng phẩm Cai- Phe, mọi người đều bỏ trốn đi, ngoại trừ Phi-e-rơ ở bên ngoài, nhưng ông cũng theo
sau Ngài xa xa và đã chối Chúa ba lần. Trên đường bị giải vào quan
Tổng Đốc Phi Lát, khi ông hỏi muốn tha người nào giữa tên tội phạm khét tiếng tên là
Ba-ra-ba và Chúa Jê-sus, đám đông cũng đã reo hò, “thả tên tội phạm kia và đóng đinh nó
trên cây thập tự!” (Mác
14:54; 15:1-15)
Chúa
Jê-sus cô đơn quá phải không, thưa quí vị? Giữa dòng người gian ác kia
biết đâu cũng có kẻ đã từng được Chúa chữa lành bệnh tật, hay cũng đã theo
Ngài và ăn bánh của Ngài khi
Ngài động lòng trước đoàn dân đông khi
họ không có gì ăn!
(Mathiơ: 15: 32; Mác 8:2)
Con người ngày nay và muôn thuở cũng thế, chúng ta
thường cô đơn trước những kẻ mà chính họ đã thọ ơn mình, bởi vì lòng dạ con người chóng thay
đen đổi trắng. Nhiều người sống tại Mỹ lâu năm chắc cũng đã từng kinh nghiệm khi giúp đỡ tận tình những anh em vừa từ Việt Nam hay các trại tị nạn đến Mỹ. Chúng ta hy
sinh thì giờ, tiền bạc, công sức, xe cộ, xăng nhớt để đưa đi đây đó, làm đủ mọi thứ giấy tờ; nhưng rồi, được bao nhiêu người biết bày tỏ hay nói lời cám ơn?
Chỉ có Chúa Jê-sus là câu giải đáp cho
nan đề này. Chỉ có tình yêu của Chúa Jê-sus mới luôn luôn không bao
giờ thay đổi; và chỉ có Ngài mới có thể lấp kín những khoảng trống vắng vô tận trong tâm hồn của mình. Tôi
xin mượn bài thơ sau đây của tác giả Đông Thụy để thay cho lời mời gọi quí vị đến với chúa Jê-sus để tin nhận Ngài và thờ phượng Ngài. Chỉ có Ngài là liều thuốc duy nhất chữa lành chứng bệnh của người lữ khách cô đơn trên cuộc hành
trình cuả thế gian tạm bợ này:
Sáng
hôm nay trời chợt lắm sương mù
Luống cúc nhỏ vườn sau vừa chớm nở
Mùa
thu đến, vẫn thường khi lặng lẽ
Trên
xứ người đem lại lắm bâng khuâng
Ta
nhớ quê, quê cách biệt nghìn trùng
Ta
nhớ nước, nước bây giờ xa lạ
Ta
nhớ nhà, nhà mấy lần đổi chủ
Vườn hương xưa nay đã thuộc ai rồi
Ta
nhớ người, người đã quá xa xôi
Trong
vương quốc nghìn năm không luyến tiếc
Ta
nhớ ta…thu từng thu mãi miết
Điểm phấn tô hồng, làm đẹp cho ai?
Hãy
thôi đi, hãy góp lá thu đầy
Về đốt sạch những buồn vui dĩ vãng
Ta
đứng dậy giữa mùa thu vàng óng
Đi
trong sương mà ngỡ lước trong mây
Gom
tin yêu trồng xuống nụ hoa đầy
Ta
ngẩng mặt về phương Nam khấn nguyện
Khi
thu tàn, đông qua, xuân sẽ đến
Trời quê hương xin rực nở hoa tình
Chỉ có yêu thương không có bất bình
Chỉ thông cảm, không hờn ghen tranh chấp…
Vâng,
thưa quí vị chỉ trong Chúa Jê-sus,
con người mới thực sự được biến đổi sống một đời sống yêu thương theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Tình yêu tận hiến, biếu không chứ không phải thứ tình yêu tính tóan cộng trừ nhân chia
như thế gian vốn thường có.
Chỉ trong Chúa Jê-sus chúng ta mới được lấp kín những khoảng trống vắng, cô đơn trong sâu thẳm của tâm hồn và tận hưởng những tháng ngày bình an và hạnh phúc thật sự.
Còn gì sung sướng hơn khi được làm con của Đức Chúa Trời, thưa qúy vị và các bạn!