Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Người Thợ Gốm Và Đất Sét



Khi tôi còn nhỏ và lớn lên ở Ấn Độ, tôi thường đến nhà một người thợ gớm ở gần trường học của tôi. Tôi thường say mê ngắm ông làm những món đồ bằng đất sét, Trong những lần viếng thăm đó, tôi không bao giờ thấy người thợ gớm lấy một thỏi đất sét khô và đặt trên bàn xoay của ông để làm vật gì đó. Giống như tất cả những người thợ gớm khác, ông chỉ dùng đất sét mềm, dẻo để làm việc. Chúa cũng vậy. 




Tịên tri Giê-rê-mi nói với chúng ta rằng Đức-Chúa-Trời như  là một người thợ gớm và dân sự của Ngài là đất sét mà Ngài muốn nắn nên một cái bình thật đẹp. Để thực hiện được điều này Chúa tìm kiếm những tấm lòng mềm mại và dể uốn nắn.Con người đánh giá phẩm chất và sự ích lợi của một người qua sự giáo dục, những khả năng và tài chuyên môn của người ấy. Dầu vậy, Đức-Chúa-Trời xác định giá trị thật của một người bởi tình trạng của tấm lòng người ấy. “Con người nhìn bề ngoài nhưng Đức-Chúa-Trời nhìn thấy tấm lòng” I Samuên 16: 7.


Điều gì xãy ra nếu đất sét cứng.

Nếu đất sét cứng, người thợ gớm phải dành nhiều ngày để tưới nước trên đó và  nhồi nắn nó cho đến khi nó được mềm. Chúa cần 20 năm để nhồi nắn cho dến khi tấm lòng của Gia-cốp được mềm mại. Mội se cần 40 năm trong đồng vắng để trở nên người khiêm hoà trên trái đất này (Dân-số-ký 12:3)
 để có thể dẫn dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô.

Kinh-Thánh cảnh cáo chúng ta rằng đừng cứng lòng: “Ngày này nếu các ngươi nghe tiếng Ngài chớ cứng lòng”.



Chúng ta có thể có tấm lòng mềm mại trong một thời gian, nhưng rồi khi Chúa nói với chúng ta về một vấn đề nào đó. Chúng ta lại chọn không hạ mình xuống, nhưng lại làm cho lòng mình cứng lại. Đó không phải là một chổ đứng tốt bởi vì Kinh-Thánh phán rằng: Đức-Chúa-Trời chống cự kẽ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho kẽ khiêm nhường” Giacơ 4:6.


 
Chúa không để chúng ta ở trong tình trạng như thế. Ngài cho phép những hoàn cảnh xãy ra để nhồi nắn tấm lòng của chúng ta để nó trở nên mềm mại và dễ uốn nắn. Dân Ysơraên là một bằng chứng rõ rệt về điều này. Hãy nghĩ tới bao nhiêu lầm mà Chúa phải cho phép họ chịu những cơn đói kém, gian khổ, sự áp bức, sự bại trân và sự tù đày để khiến lòng họ trở nên mềm mại lại và giúp họ quay trở về với Ngài

Điều gì khiến tấm lòng của chúng ta trở nên cứng cỏi:

Sự bị đầu độc bởi những lời nói tiêu cực. Có người nào trong hội thánh hay trong một mục vụ không hài lòng, cay đắng, chỉ trích, và không chịu thay đổi. Người ấy bắt đầu nói một cách tiêu cực và đầu độc những người khác. Chẳng bao lâu không khí yêu thương giữa những anh em trong hội thánh bị thay thế bởi sự chia rẽ tức giận, và cứng lòng đối với nhau và đối với Chúa.

Sư đánh giá mình quá cao

Chúng ta thấy mình là quan trọng bởi vì chúng ta làm một điều gì có ý nghĩa cho vương quốc của Đức-Chúa-Trời. Và chúng ta không nhận ra rằng tấm lòng của chúng ta thì đầy sự kiêu hãnh, ngạo mạn và coi mình hơn người khác. Thường thì những triệu chứng chỉ phát hiện nhiều năm sau khi tấm lòng của chúng ta không còn mềm mại trong tay người thợ gớm nữa.

Sự nổi loạn:

Mọi hình thức nổi loạn là một hạt giống nhỏ, nếu không dứt bỏ đi sẽ lớn lên và cuối cùng làm chay cứng tấm lòng của chúng ta và đưa đến sự hủy diệt. Điều này bắt đầu với một vấn đề nhỏ hay với một ý nghĩ như thế này: Ông ta là ai mà có thể bảo tôi làm điều này điều nọ. Cuộc đời tôi không liên hệ gì với ông ấy cả và cuối cùng điều này dẫn đến sự chết.

Chúng ta phải làm gì để tấm lòng được mềm mại.

Đừng coi thường ân điển của Chúa. Ân điển được ban cho những ai khiêm nhường, chớ không phải cho những ai cho mình là công bình, hay cảm thấy là mình quan trọng không thể thiếu được.



Hãy canh giữ tấm lòng của mình (Châm-ngôn 4:23)

Đừng giao du với những người hay gieo rắc những chuyện tiêu cực, sự chia rẻ hay có tinh thần nổi loạn. Hãy yêu mến họ và cầu nguyện cho họ, nhưng đừng có phần gì với họ. Hãy tin tôi đi, bạn và tôi không đủ mạnh để chống cự lại nọc độc mà họ gieo rắc. Điều này ở trong không khí mà chúng ta hít thở điều này dù chúng ta có muốn hay không?

Hãy vâng phục lẫn nhau (Êphêsô 5:21)

Đừng đấu tranh cho quyền lợi của mình, hãy sằn sàng để từ bỏ một điều gì đó. Hãy học để chấp nhận. 

Đừng có tư tưởng cao quá lẽ 
(Rôma 12:3)

Hãy nhớ rằng tất cả những ân tứ, những tài năng và mục vụ mà bạn có được, được ban cho bởi Chúa. Bạn không có gì cả, tất cả là do ân điển của Chúa.

Cẩn thận về người mà bạn nhận sự cố vấn.

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn không hài lòng khi những điều bạn trông đợi không xãy ra. Đừng tìm đến một người anh em trong Chúa chưa trưởng thành, người đồng ý với bạn về những điều mà bạn phàn nàn và than khóc. Thay vào đó tìm đến những người trưởng thành trong Chúa, là người có thể giúp bạn có thể thấy công việc của tay Chúa, và mục đích của Ngài xuyên qua những điều bạn phải đối diện.



Hãy ăn năn và chạy đến thập tự giá.

Nếu cần hãy làm điều này 1000 lần trong một ngày để giữ cho tấm lòng bạn được mềm mại. Mỗi khi mà bạn muốn được chú ý, muốn được tiếng khen hay bị tổn thương hay khi những mong ước của bạn không được thực hiện và những chương trình của bạn không được trôi chảy. Đừng kháng cự, hãy chạy đến với thập tự giá. Chúa luôn muốn làm một điều gì đó với chúng ta, khi Ngài đặt chúng ta trên bàn xoay của người thơ gớm, không phải để khiến chúng ta có quyền uy hơn, nổi tiếng hơn, nhưng để khiến chúng ta giống con Ngài hơn, Đức-Chúa-Jesus.

Thúy Anh_TNPA chuyễn ngữ theo “The potter works only with soft clay” by K.P Yohannan trích trong “send” 2009