·
Ms Lê Văn Thể
·
Kinh Thánh: Thi Thiên 119: 63- 73
·
Câu gốc: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân
tôi,
“Ánh sáng cho đường lối
tôi.
(Thi Thiên 119: 104)
Giới
thiệu:
Thi
Thiên 119 có lẽ là một trong những Thi Thiên hay nhất, ý nghĩa nhất về luật
pháp của Đức Giê-hô-va; mà vua Đa-vít đã bày tỏ sự yêu mến thiết tha đối với
lời của Ngài. Những câu hỏi mà chúng ta suy gẫm hôm nay qua phân
đoạn Kinh Thánh vừa được trích đọc là: Lời Chúa là
gì? Tại sao vua Đa-vít muốn làm bạn với người kính sợ Chúa, người
gìn giữ giềng mối Chúa và người yêu thích luật pháp Chúa? Để trả lời
được ba câu hỏi quan trọng hôm nay cách tường tận, trước hết chúng ta cần phải
hiểu ý nghĩa của “lời Chúa.”
I.
Lời Chúa là gì?
Theo
thư thứ nhì của Phao Lô gửi cho Ti-mô-thê có chép rằng: “Về phần
con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy,
vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi còn thơ ấu đã biết Kinh
Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa
Jê-sus Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có
ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho
người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn. (II Ti-mô-thê 3: 14-17).
Như vậy, căn cứ vào sự dạy
dỗ trên chúng ta có thể khẳng định rằng Kinh Thánh giúp chúng ta trở nên khôn
ngoan và được cứu bởi đức tin. Đồng thời Kinh Thánh cũng bẻ trách,
sửa trị hầu giúp chúng ta trong sự công bình và trở nên trọn
vẹn. Như vậy, Kinh Thánh không phải luôn luôn chỉ ngọt ngào, êm dịu;
nhưng lắm lúc cũng làm cho chúng ta nhức nhối như những ngọn roi quất vào da
thịt, để thức tỉnh linh hồn chúng ta. Khi được thức tỉnh như vậy,
thái độ của chúng ta nên biết ơn Chúa vì nhờ đó mà được trở nên trọn vẹn; chớ
nên có thái độ cằn nhằn hay tức giận người rao báo lời Chúa. Sách
Châm Ngôn giải thích rõ ràng về ích lợi của sự sửa dạy:
“Kẻ
ngu dại khinh sự khuyên dạy của cha mình;
“Còn
ai giữ theo lời quở trách trở nên khôn khéo. (15: 5)
“Kẻ
nhạo báng không ưa người ta quở trách mình;
“Hắn
không muốn đến cùng người khôn ngoan. (15: 12)
Hãy
xem thêm Thi Thiên 141: 5:
“Nguyện
người công bình đánh tôi ấy là ơn;
Nguyện
người sửa dạy tôi, ấy khác nào dầu trên đầu,
Đầu
tôi sẽ không từ chối.”
Xin
hãy nhớ cho, sự khôn ngoan ở đây chính là khôn ngoan trong Chúa; chứ không phải
khôn ngoan theo thế gian đâu. Chớ có ai bắt chước A-rôn và Mi-ri-am
lằm bằm cùng Môi-se là tôi tớ của Đức Chúa Trời; để cuối cùng nhận lấy hậu quả
bị bịnh phung:
“Mi-ri-am
và A-rôn nói hành Môi-se về việc người nữ Ê-thi-ô-bi mà người đã lấy; vì người
có lấy một người nữ Ê-thi-ô-bi làm vợ. Hai người nói rằng: Đức
Giê-hô-va há chỉ dùng một mình Môi-se mà phán sao? Ngài há không dùng chúng ta
mà phán nữa sao? Đức Giê-hô-va nghe điều đó. Vả, Môi-se
là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian. Thình lình Đức
Giê-hô-va phán cùng Môi-se, A-rôn và Mi-ram rằng: Cả ba hãy ra đến hội
mạc. Cả ba đều đi. Đức Giê-hô-va ngự xuống trong trụ mây đứng tại
cửa hội mạc, rồi gọi A-rôn và Mi-ri-am, hai người đều đến. Ngài phán
cùng hai người rằng: Hãy nghe rõ lời ta. Nếu trong các ngươi có một
tiên tri nào, ta là Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra cùng người trong sự hiện thấy và
nói với người trong cơn chiêm bao. Tôi tớ ta Môi-se ta không có như
vậy, người thật trung tín trong cả nhà ta. Ta nói chuyện cùng người
miệng đối miệng, một cách rõ ràng, không lời đố, và người thấy hình Đức
Giê-hô-va. Vậy các ngươi không sợ mà nói hành kẻ tôi tớ ta, là
Môi-se sao? Như vậy, cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng phừng cùng hai
người; Ngài ngự đi. Khi trụ mây rút khỏi trên đền tạm thì kìa, Mi-ri-am đã bị
phung trắng như tuyết. A-rôn xây lại phía Mi-ri-am, thấy người đã bị
bịnh phung.” (Dân
số ký 12: 1- 10)
Như
vậy, khi lời Chúa được giảng ra nếu có đụng vào “chỗ đau, chỗ yếu” của chúng
ta, thì hãy cảm ơn Chúa, đã dùng tôi tớ của Ngài để tỉnh thức linh hồn chúng
ta. Chớ nên nổi giận vì tự ái mà phạm tội cùng Chúa. Lời
Chúa làm thỏa lòng kẻ khao khát dù ngọt, hay đắng. Nếu ngọt, thì êm
dịu cho tâm hồn, nếu đắng thì chữa lành bệnh tật. Lẽ nào chúng ta
lại phản công người dẫn dắt linh hồn mình đến chỗ thiện lành, tốt
đẹp! Phải chăng lời Chúa đã vạch trần và phơi bày tội lỗi giấu kín
của chúng ta, khiến chúng ta tự ái và khó chịu? Xin hãy ăn năn với
Chúa để được tha tội, đừng cứng lòng nữa! Hãy nghe Đa-vít cầu xin điều gì:
“Xin
hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết
“Vì
tôi tin các điều răn Chúa.
(Thi Thiên 119: 66)
Lời
Chúa quả là giá trị vì dẫn dắt đời sống mỗi chúng ta đến sự phước hạnh và sự
sống đời đời. Trong câu gốc mà chúng ta chọn lựa hôm nay, vua
Đa-vít đã nhận định về lời Chúa:
“Lời
Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi.”
(Thi
Thiên 119:104)
II. Làm
bạn với người kính sợ Chúa
“Tôi
là bạn hữu của của mọi người kính sợ Chúa” (câu 63)
Thật
là ngạc nhiên khi một vị vua có tất cả quyền thế trong tay, ngọc ngà châu báu,
vinh hoa phú qúy, cung phi mỹ nữ, muốn gì có nấy. Thế mà ông lại
không chọn lựa những người cũng có tước vị vua như ông, cùng tầng lớp với
mình. Ông chỉ muốn làm bạn với những người kính sợ
Chúa. Tại sao như vậy? Có lẽ vì:
1. Người
kính sợ Chúa là người đáng tin cậy:
Quả
thật như vậy, vua Pha-ra-ôn sau khi khám phá Giô-sép là người có thần minh của
Đức Chúa Trời, vua không ngần ngại ban cho chức tước, uy quyền cai trị trên cả
xứ Ê-díp-tô. Vua Pha-ra-ôn phán cùng quần thần rằng:“Chúng ta há dễ tìm được
một người như người này, có thần minh của Đức Chúa Trời được
sao? Vua Pha-ra-ôn phán cùng Giô-sép rằng: Vì Đức Chúa Trời xui cho
ngươi biết mọi việc này, thì chẳng còn ai được thông minh trí huệ như người
nữa. Vậy, ngươi sẽ lên cai trị nhà trẫm, hết thảy dân sự của trẫm đều sẽ vâng
theo lời ngươi. Trẫm lớn hơn ngươi chỉ vì ngự ngôi vua mà thôi. Vua
Pha-ra-ôn lại phán cùng Giô-sép rằng: Hãy xem! Trẫm lập ngươi cầm
quyền cả xứ Ê-díp-tô. Vua liền cởi chiếc nhẫn trong tay mình, đeo
vào tay Giô-sép, truyền mặc áo vải gai mịn và đeo vòng vàng vào cổ người, rồi
truyền cho lên ngồi sau xe vua, có người đi trước hô rằng: Hãy quì xuống! (Sáng
41: 37- 43)
2. Người
kính sợ Chúa là người biết tha thứ, cảm thông, quan tâm đến những người khốn
khó; và yêu thương người lân cận:
Giô-na-than
con trai của vua Sau- Lơ giúp đỡ và yêu thương Đa-vít như mạng sống
mình. Người cởi áo mình mặc mà trao cho Đa-vít, luôn với áo xống
khác, cho đến gươm, cung và đai của mình nữa. (I Sa-mu-ên 18: 1b,3,4)
Những
người kính sợ Chúa thì thường tìm đến nhau và trở nên bạn tri âm, tri kỷ: “Khi tôi tớ đã đi rồi,
Đa-vít chỗi dậy từ phía nam; sấp mình xuống đất và lạy ba lần, đoạn hai người
ôm nhau và khóc. Đa-vít khóc nhiều hơn. Giô-na-than nói cùng Đa-vít
rằng: Anh hãy đi bình an; chúng ta đã nhân danh Đức Giê-hô-va sẽ làm chứng giữa
tôi và anh, giữa dòng dõi tôi và dòng dõi anh đến đời đời.” (II Sa-mu-ên 12: 41-42)
III.
Làm bạn với người gìn giữ giềng mối Chúa
1.Đa-vít không những làm
bạn với người kính sợ Chúa, mà còn làm bạn với người gìn giữ luật pháp Chúa: Ông muốn kết thân với
ngườivâng theo luật pháp Chúa. Có một câu danh ngôn nói rằng: “Bạn
hãy chỉ cho tôi biết người bạn thân của bạn là ai, thì tôi sẽ nói bạn là người
thế nào.” Quả đúng như vậy, tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng.”
Đọc Sa-mu-ên I & II,
chúng ta nhận ra Đa-vít là vị vua vốn nhân từ, có lòng hướng đến điều thiện
lành, mặc dù trong đời sống ông cũng có lần yếu đuối trước cám dỗ, vấp ngã
trước vẻ đẹp của một người phụ nữ đang có chồng. Ông đã làm điều ác trước mặt
Chúa. Nhưng ông biết nhận ra những lỗi lầm của mình và đã ăn
năn. Một đời sống tốt đẹp không phải là đời sống hoàn hảo, không hề
phạm tội; nhưng là đời sống phạm tội mà biết ăn năn. Đừng có ai lầm
tưởng chức sắt tôn giáo này, hay giáo chủ nọ,v.v…là hoàn hảo; để rồi chúng ta
phải cúi rạp mình xuống mà thờ lạy. Điều đó phạm tội thờ hình
tượng! Trong thế gian này, không có ai hoàn hảo cả; ngoại trừ Chúa
Jê-sus trong những ngày còn tại thế. Sách Truyền đạo chép:
“Thật
chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội.” (Truyền đạo 7: 20)
“Trong
một ngàn người đà ông ta đã tìm được một người; trong cả thảy người đàn bà ta
chẳng tìm được một ai hết. Nhưng này là điều ta tìm
được: Đức Chúa Trời đã dựng nên người ngay thẳng; song loài người cố
tìm kiếm ra lắm mưu kế.” (Truyền đạo 7:
28b, 29)
2. Xin
hãy dạy tôi các luật lệ Ngài
Vua
Đa-vít không cầu xin Chúa sự giàu sang, hay bất cứ điều gì ở trần gian này; bởi
vì dường như ông đã có đủ. Ông chỉ xin Chúa dạy cho ông luật pháp
của Ngài:
“Tôi yêu mến luật pháp Chúa
biết bao!
“Trọn ngày tôi suy gẫm luật
pháp ấy
“Các điều răn Chúa làm cho
tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi
“Vì các điều răn ấy ở cùng
tôi luôn luôn
“Tôi có trí hiểu hơn
hết thảy kẻ dạy tôi,
“Vì tôi suy gẫm các
chứng cớ Chúa
“Tôi thông hiểu hơn kẻ già
cả
“Vì có gìn giữ các giềng
mối Chúa
“Tôi giữ chân tôi
khỏi mọi đường gian tà
“Để gìn giữ lời của Chúa
“Tôi không xây bỏ mạng lịnh
Chúa;
“Vì Chúa đã dạy dỗ tôi….
“Nhờ giềng mối Chúa tôi
được sự thông sáng;
“Vì
vậy, tôi ghét mọi đường giả dối.
(Thi
Thiên 119: 97-104)
IV. Làm bạn với người yêu thích luật pháp Chúa
Trong
kinh nghiệm cuộc sống và đức tin cho chúng ta biết rằng, hễ kẻ nào say mê đọc
và suy gẫm lời của Chúa, thì kẻ ấy rất dễ gần gũi với mọi người; cùng với những
bông trái của Thánh Linh cặp theo. Họ dịu dàng trong lời nói, mềm mại trong mọi
sinh hoạt, dễ cảm thông với những sai trật của người khác, sẵn sàng chia sẻ
những gì mình có cho người thiếu thốn, dễ tha thứ, đầy dẫy tình yêu thương và
rất khiêm nhường; trên nét mặt lúc nào cũng tươi cười, đằm thắm. Họ
có một sự thu hút lạ lùng, một vẻ đẹp kỳ lạ mà Chúa đặt trong lòng họ để rồi
toát ra bên ngoài. Chính vì lẽ đó mà Đa-vít yêu thích những người
yêu mến luật pháp Chúa. Ông đã nài xin Chúa:
1. Xin
hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, vì tôi tin các điều răn Chúa:
Đọc
Kinh Thánh là một việc, tin Kinh Thánh và sống bởi lời Ngài là một việc khác.
Hãy nghe Chúa Jê-sus lên án những người Pha-ri-si, là những kẻ dạy luật pháp
nhưng không làm theo luật pháp:
“Khốn
thay cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả
hình! Vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần,
mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và
trung tín, đó là những điều các ngươi cần phải làm, mà cũng không nên bỏ sót
những điều kia. Hỡi kẻ mù dẫn đường, các người lọc con ruồi nhỏ mà
nuốt con lạc đà.” (Ma-thi-ơ 23: 23, 24).
Cụ
Phan Khôi ngày xưa đã tham gia việc dịch Kinh Thánh, nhưng cụ không hề tin
Chúa. Có những người nghiên cứu Kinh Thánh để tìm cách đánh đổ Kinh
Thánh. Sa-tan cũng trích Kinh Thánh để thách thức Chúa Jê-sus (Lu-ca
4: 9-11). Cũng có những người đọc Kinh Thánh để khoe khoang sự hiểu
biết, trang bị thêm kiến thức để lòe với thiên hạ, chứ không sống bởi lời của
Ngài. Làm sao biết được điều đó? “Xem trái biết cây” và quan sát đời
sống của họ trong mối tương giao riêng tư với Ngài, chúng ta sẽ nhận ra
ngay. Chúa Jê-sus dạy: “Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm
như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường để cho
thiên hạ đều thấy…” (Ma-thi-ơ 6: 5). Đây là câu hỏi chúng
ta phải trả lời thành thật với Chúa: Chúng ta có thật sự tin lời
Chúa trọn vẹn không? Bao nhiêu phần trăm: 30, 50, 70 hay 100%? Có chỗ nào còn
nghi ngờ và cần khoa học chứng minh không?
2.Trước
khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; Nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa:
Nếu
mỗi cuộc sống của con người từ lúc ra đời cho đến khi qua đời về với Chúa, mà
không có những thăng trầm, trôi nổi, khổ đau và nước mắt; thì có lẽ cuộc đời ấy
chẳng có gì đáng nói, chẳng có gì để cho người ta học hỏi! Đa-vít cũng trải qua
nhiều đau khổ vì hậu quả của tội lỗi mà ông đã gieo rắc; cho nên gặt lấy những
đau buồn. Âu đó cũng là những bài học công bình mà Đức Chúa Trời đã giáng trả
cho ông. (II Sa-mu-ên 12: 13-19; 13: 1-29; chương 15 và 18).
Tuy
nhiên, có một điều cần lưu ý ở đây là khi nhận lấy những sự giáng trả từ nơi
Chúa, Đa-vít không hề rủa sả Chúa, nhưng bằng lòng chấp nhận và chỉ
kêu cầu sự nhân từ của Chúa. Ông luôn để lòng trông cậy nơi sự thương xót của
Ngài:
“Kẻ
kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi;
“Tôi
sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa:
“Lòng
chúng nó dày như mỡ
“Còn
tôi ưa thích luật pháp Chúa
“Luật
pháp của miệng Chúa phán là quý cho tôi
“Hơn
hàng ngàn đồng vàng và bạc
Kết
luận
Có
một người phụ nữ kia muốn được mọi người ca tụng ngưỡng mộ mình, nên suốt bao
nhiêu năm tháng cố làm cho ra tiền bạc, chưng diện giống một tài tử nổi tiếng,
mua xe hơi đắt tiền, dùng cái ví da sang trọng, trang điểm trên khuôn mặt mình
những loại phấn son hiện đại nhất, làm kiểu tóc đúng là minh tinh màn
bạc!
Rồi
một ngày kia, cô ta hí hửng lái xe đi đến chào thăm những người vốn quen biết;
với chủ đích khoe khoang về sự đổi đời của mình. Cô ta tưởng là mọi người
sẽ chào đón nồng nhiệt và kính trọng mình. Nhưng lạ thay, không ai màn để
ý đến. Cô ta lấy làm tức giận lắm và không hiểu tại
sao? Cô ta buồn bã lái xe về nhà, đứng trước chiếc gương soi to lớn
trước tủ áo của mình, để tìm ra những yếu điểm nào mà cô chưa chinh
phục được sự quan tâm của người khác? Lúc đó có một tiếng nói nhỏ
nhẹ từ phái đàng sau:
·
Này em, thôi đi! Đừng khổ tâm về những chuyện
vớ vẩn này nữa! Giá trị thật của em không phải là những thứ này đâu; mà là
những thứ Đức Chúa Trời đã ban sẵn cho em kìa! Chính những giá trị
cao quý đó mà anh cưới em, chứ không phải những thứ xa xỉ này. Đừng
phí công đeo đuổi nó! Hãy nghe đây! Có hai điều làm cho em giá trị
đó là: Đức Chúa Trời đã tạo nên em và Chúa Jê-sus đã chết thay cho em. Còn
một điều quan trọng nữa mà em cầu xin Chúa: Đức Thánh Linh đầy dẫy trong em.
Người
phụ nữ kia ngoe nguẩy vặn lại chồng:
-.
Gớm! Anh làm sao thế? Sao hôm nay lại lên giọng dạy khôn em như thế
chứ? Anh học cái khôn này từ đâu đấy?
Người
đàn ông mỉm cười, trao cho vợ quyển Kinh Thánh trong tay, và dịu dàng bảo nàng
đọc lớn lên sách Thi Thiên 119: 1-11:
“Phước
cho người trọn vẹn trong đường lối mình,
“Đi
theo luật pháp của Đức Giê-hô-va
“Phuớc
cho người gìn giữ chứng cớ Ngài
“Và
hết lòng tìm càu Ngài
“Họ
không làm trái phép công bình
“Nhưng
đi trong các lối Ngài
“Chúa
đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa
“Khi
tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa,
“Thì
tôi chẳng bị hổ thẹn
“Khi
tôi học các đoán ngữ công bình của Chúa
“Thì
tôi sẽ lấy lòng ngay thẳng mà ngợi khen Chúa…
“Tôi
hết lòng tìm cầu Chúa,
“Chớ
để tôi lạc các điều răn Chúa
“Tôi
đã giấu lời Chúa trong lòng tôi
“Để
tôi không phạm tội cùng Chúa.
Amen!
·
Ms Lê Văn Thể