Bạn Thân Mến,
Ngày
27/7/2012 vừa qua đã khai mạc Đại Hội Thế Vận Hội Olympic tại London. Trong Đại
Hội năm nay Báo Chí - Truyền Hình không có tin tức sốt dẻo nào bằng Đại Hội
Olympic 8/8/08 tại Beijing – China. Trong đại Hội Olympic tại China, Báo Chí và
Truyền hình đưa tin lên hàng đầu của trang báo cũng như trong giờ Prime Time
của Truyền Hình về một lực sĩ người da đen tên là Lopez Lomong. Vốn là Ủy Ban
Thế Vận Hội Mỹ đã chọn lựa một người da đen gốc ở Sudan- Africa lần đầu tiên
trong lịch sử Thế Vận Hội của Mỹ cầm lá cờ Mỹ và đại diện nước Mỹ dẫn đầu phái
đòan Olympic của Mỹ trong ngày khai mạc Thế Vận Hội Olympic tại Beijing.
Sở dĩ Lopez Lomong được chọn lựa trong số 500 lực sĩ Mỹ là vì Lopez Lomong là biểu tuợng của một lực sĩ tự do và phi thuờng khi anh chạy trong suốt 78 giờ liền không nghĩ từ vùng quê nhà của Anh để đạt đến đích cuối cùng là trại tỵ nạn tại nước lân cận để xin tỵ nạn chính trị vì trong thời điểm đó đất nước của anh lâm vào cuộc nội chiến mà những thành phần khủng bố đã bắt anh làm chiến binh để giết hại những dân lành vô tội của anh lúc anh mới 16 tuổi. Lopez Lomong đã chọn lựa tham dự cuộc đua từ bỏ một đời sống làm nô lệ cho khủng bố để chạy đến bến bở tự do được nước Mỹ chấp nhận anh như một người tỵ nạn vào nước Mỹ năm 1988 và từ đó anh tiếp tục luyện tập để trở thành lực sĩ chạy bộ và anh đã được Ủy Ban Thế Vận Hội Olympic Mỹ chọn lựa anh cho phần thi đấu điền kinh chạy bộ 100 mét cũng như là biểu tượng đại diện cho nước Mỹ là Tự Do.
Sở dĩ Lopez Lomong được chọn lựa trong số 500 lực sĩ Mỹ là vì Lopez Lomong là biểu tuợng của một lực sĩ tự do và phi thuờng khi anh chạy trong suốt 78 giờ liền không nghĩ từ vùng quê nhà của Anh để đạt đến đích cuối cùng là trại tỵ nạn tại nước lân cận để xin tỵ nạn chính trị vì trong thời điểm đó đất nước của anh lâm vào cuộc nội chiến mà những thành phần khủng bố đã bắt anh làm chiến binh để giết hại những dân lành vô tội của anh lúc anh mới 16 tuổi. Lopez Lomong đã chọn lựa tham dự cuộc đua từ bỏ một đời sống làm nô lệ cho khủng bố để chạy đến bến bở tự do được nước Mỹ chấp nhận anh như một người tỵ nạn vào nước Mỹ năm 1988 và từ đó anh tiếp tục luyện tập để trở thành lực sĩ chạy bộ và anh đã được Ủy Ban Thế Vận Hội Olympic Mỹ chọn lựa anh cho phần thi đấu điền kinh chạy bộ 100 mét cũng như là biểu tượng đại diện cho nước Mỹ là Tự Do.
Bạn Thân Mến, Bạn cũng được Chúa kêu gọi để tham dự
Cuộc Đua của Vương Quốc Đức Chúa Trời. Bạn đang được Chúa
chứng kiến và nhiều lực sĩ trải qua các thời đại đã hòan tất cuộc đua của họ và
giờ đây ngồi trên khán đài và xem Bạn tham dự cuộc đua như thế nào? Được Thánh
Kinh mô tả lại cuộc đua đó như sau:
“Thế thì, vì Chúng ta được nhiều người
chứng kiến vây lấy như một đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh
nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã
bày ra cho ta,nhìn xem Đức Chúa Jesus, là cội rễ cuối cùng của đức tin, tức là
Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình , chịu lấy thập gía khinh đều sỉ nhục
và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.” (Therefore, since we are
surrounded by such a great cloud of witneses, let us throw off
everything that are hinders and the sin that so easily entangles,and let us run with perseverance the race marked out for us.
Let us fix our eyes on Jesus the author and perfecter of our faith, who for the
joy set before him endured the cross, scorning its shame, and sat down at the right hand of the throne of
God.”
Thư Hêbơrơ được tác giả viết trong giai đọan trước
năm 70 A.D. một ít lâu truớc khi Hòang Đế Titus đem quân tàn sát và bắt hại Hội
Thánh và xóa sổ nước Do Thái trên bản đồ thế giới. Mục Đích của lá thư gởi cho những người Do Thái tin Chúa để khích lệ và
tiếp tục kêu gọi họ tiếp tục cuộc chạy đua và giữ đức tin trong giai đọan Hội
Thánh bị bắt bớ một cách khốc liệt duới sự cai trị gian ác của Đế quốc La Mã.
Hai chủ đề chính mà tác giả Hêbơrơ nhấn mạnh là:
- Từ đoạn 1-11: Sự vượt trổi của Chúa Jesus Christ
- Từ đoạn 11-13: Sự vượt trổi của đức tin
Trong sự
giới hạn của bài viết gởi đến Bạn 3 lời khuyên
bắt đầu bằng 3 chữ P của tác giả Hêbơrơ dành cho những vận động viên của Chúa
tham dự cuộc đua mà Ngài đã kêu gọi như sau:
I. Chuẩn Bị cho Cuộc Đua
The Preparation for the Race
II. Sự Kiên Trì trong Cuộc Đua
The Perserverance in the
Race
III. Mục Đích của cuộc Đua
The Purpose of the Race
I. Chuẩn Bị cho Cuộc Đua (The Preparation for the Race):
Lời khuyên thứ 1 Tác giả Hêbơrơ gởi đến những lực sĩ Cơ Đốc Nhân tham dự
cuộc đua cần phải có sự chuẩn bị cho cuộc đua. Đua mà không có sự chuẩn bị
không gọi là đua. Bởi vì không phải tất cả những người tham dự cuộc đua đều
nhận lảnh phần thuởng như trong I Côrinhtô 9:24 xác nhận: “…nhưng chỉ có một người được thưởng
sao? Vậy Anh em hãy chạy cách nào cho đuợc thưởng.”
Để có thể đến đích và hoàn tất cuộc đua nhanh chóng hơn người khác, người
chạy đua cần phải chuẩn bị những điều như sau:
A. Quăng những
gánh nặng:
“Chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng” (Câu 12:1a)
Khi Chúng ta quan sát những vận động viên chạy bộ
trên nguời của họ rất là nhẹ nhàng không có mang theo những điều gì cồng kềnh
nhưng trái lại họ rất thỏai mái trên người chỉ có một chiếc áo mỏng và quần sọt
cùng với đôi giầy nhẹ tơn. Họ không mang trên
người ba lô hay áo choàng cùng với những dụng cụ cần thiết như những người leo núi. Nhưng trong mọi sự họ phải
tập trung điểm đến và đọan đường chạy có
chướng ngại vật không.
Những người tham dự cuộc đua thuộc linh cũng vậy, cũng
cần quăng bỏ những gánh nặng của đời sống nầy để có thể chạy và hòan tất cuộc
đua. Nhiều người tham dự cuộc đua của Chúa những vẫn không muốn quăng bỏ những
gánh nặng của trần gian như vật chất- tiền bạc- thú vui của đời nầy vì thế
những người nầy giống như dân Ysơraên ngày xưa phải bỏ cuộc hay là ngã chết
trong đồng vắng. Thay vì mức khởi hành là Xứ Êdíptô và điểm đến là Xứ Canaan
chỉ mất có 40 ngày nhưng họ phải mất đến 40 năm mới vào đất hứa Chúa ban cho
nhưng phần nhiều dân Do Thái đã bị bỏ xác trong đồng vắng vì cái tội tham gia
cuộc đua của Chúa nhưng không muốn quăng những gánh nặng của trần gian. Ước
mong Bạn không thuộc những thành phần nầy nhưng Bạn sẽ như Lopez Lomong và
nhiều lực sĩ Cơ Đốc Nhân là đến điểm đích cuối cùng nhanh chóng khi Bạn chuẩn
bị cuộc đua bằng cách xem xét có những gánh nặng nào cần phải bỏ đi để cuộc
hành trình đua của Bạn thật nhẹ nhàng.
B. “Quăng hết những tội
lỗi dễ vấn vương ta”:
Người
lực sĩ chạy đua được khuyên bỏ quăng hết
những gì làm cho tâm trí không được thỏai mái và bị stress sẽ dẫn đến Stroke
hay Depression. Nhưng trái lại người lực sĩ được chuẩn bị những tư tưởng tích
cực hơn tiêu cực- ý nghĩ tốt đẹp hơn xấu xa- tấm lòng trong sạch hơn do dáy- ý tưởng thiện hơn ác- tâm tư
nhẹ nhàng hơn nặng nề- tư tuởng lạc quan hơn bi quan- tâm hồn bình an hơn bất
an.
Người lực sĩ của Chúa cũng vậy khi tham dự cuộc
đua của Chúa nên quăng bỏ những điều xấu xa và nặng nề trong tâm trí như là: khoe
khoang-bội bạc-vô cảm-khó hòa thuận-phao vu- dữ tợn-thù người lành- nóng giận -thâm
độc-ganh tỵ-ích kỷ-tham lam-gian lận-thù ghét- nói xấu- lừa dối- gian ác-âm mưu
hại người đây là những tội lỗi dễ vấn vương mà Sứ Đồ Phao Lô cũng đề cập đến
trong II Timôthê 3:2-4.
Chính những tội lỗi dễ vấn vương nầy sẽ như là những
sợi dây vô hình níu kéo và làm cho cuộc đua của Chúng ta bị trì trệ và lui lại
đằng sau và nhất là làm tiêu hao năng lực trong Chúng ta và làm cho Chúng ta
mau chóng bỏ cuộc và ngã qụy trong cuộc đua.
II. Sự kiên trì trong cuộc
đua (The Preseverance in The Race):
Lời khuyên thứ 2 tác giả thư tín Hêbơrơ gởi đến
cho độc giả cũng như là những người tham dự cuộc đua của Chúa là: “…lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua.” Bản
dịch mới NIV thì dịch là: “Kiên trì chạy trong cuộc
đua đã dành sẵn cho mình.” (and let us run with perseverance the race marked out for us.)
Chữ nhịn nhục-kiên trì= Perseverance= Hupomone trong nguyên văn Hy bá lai có nghĩa không gấp, không vội
vàng,không trễ, không yên nghĩ. Tiến Sĩ Thần Học Gia Tô cách Lan William
Barclay cho rằng chữ Perseverance= Hupomone có ý nghĩa như sau: (Dịch
ra tiếng việt bắt đầu bằng 3 chữ C)
1.Chướng ngại không làm cho ngã lòng (Ostacle will not dawnt it)
2. Chậm trễ nhưng không suy nhược. (Delays will not depress it)
3. Chán nản nhưng không mất hy vọng (Discouragement will not takes its hope away)
Một người tham dự cuộc đua phải biết rằng
trên con đường đua luôn luôn có và không đuợc miễn trừ những chướng ngại vật
trên đường đua- chắc chắn sẽ có những lúc chậm trễ hơn người khác và rỏ ràng là
sẽ có những lúc chán nãn muốn bỏ cuộc và muốn rời khỏi đường đua. Để có thể đối
phó với những trở ngại nầy, tác giả Hêbơrơ khuyên người tham dự cuộc đua nên xử dụng Trái Thánh Linh thứ 3 là : Nhịn nhục để vượt qua những chướng ngại trong
hành trình cuộc đua. Bởi vì sự kiên trì hay nhịn nhục khiến cho lực sĩ không bỏ
cuộc và tiếp tục cuộc hành trình của mình dầu có chướng ngại-chậm trễ và chán
nãn.
Thi sĩ Phan Bội Châu cũng có câu nói để
đời: “Ví bằng đường bằng phẳng cả Anh Hùng hào kiệt có hay gì hơn ai” Thật vậy
con đường đua mà Chúa kêu gọi Chúng ta không phải là con đường “Cưỡi Ngựa xem
hoa” nhưng là con đuờng ghồ ghề, hiểm nguy đầy hố trũng của ma qủy và thế gian.
Trên con đường từ trần gian đến điểm đích Thiên Đàng không phải là con đường bằng
phẳng nhưng là con đường đầy chông gai. Để hòan tất con đường đua nầy và không
bỏ cuộc cần phải kiên trì hay nhịn nhục để vượt qua những chướng ngại và hố
trũng trên đường đua.
III. Mục đích của cuộc đua( The Purpose of the Race):
Lời khuyên cuối cùng mà
tác giả Hêbơrơ muốn nhắn nhủ những người đang tham dự cuộc đua cần phải có là :
“Nhìn xem Đức Chúa Jesus là cội rễ và cuối cùng
của đức tin, tức là Đấng vì vui mừng đã đặt truớc mặt mình, chịu lấy thập tự
giá khinh đều sỉ nhục…” (Câu 2) (Let us fix our eyes on Jesus the author
and perfecter of our faith, who for the joy set before him endured the cross, scorning
its shame, and sat down at the right hand of the throne of God.”
Chúa
Jesus là hình ảnh kiểu mẫu đã đến đích truớc Chúng Ta, Ngài là mục tiêu tối hậu
cuối cùng để Ngày nay Chúng ta cũng không được miễn trừ con đường Chúa đã chạy
đó là “con đường chật và hẹp” nhưng cuối cùng của con đường nầy là sự sống là
mão triều thiên vinh quang-phần thưởng giá trị. Có nhiều Cơ đốc Nhân đã chọn chạy
trên “con đường thêng thang và rộng nhưng cuối cùng con đường thập tự giá sỉ nhục
và điểm đến của Ngài là Gôgôtha.Chúng ta nhìn đến và bắt chước để đạt đến đích.
Để hòan tất cuộc đua mà Đức Chúa Cha giao phó cho Chúa Jesus để mang lại sự cứu
rỗi cho Nhân Lọai, Ngài chọn con đường nầy là nẽo sự chết.” Có nhiều người tham
dự cuộc đua nhưng với những mục đích và ước mơ khác nhau và đó là lý do
Phao Lô viết trong I Côrinhtô 9:26: “Vậy thì,
tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh chẳng phải là đánh gió.” Ước mong Bạn không thuộc những người chạy bá vơ và đánh
gió.
Dr. Paul Lee Tan,
giáo sư chủng viện Dalas Seminary nói: “When a man doesn’t know what habor is
headed for, no wind is the right wing.” (Khi một người không biết hải cảng ở đâu, sẽ không có ngọn gió nào cho anh ta cả).
Thật vậy! Một người ra biển mà không biết bến bờ
và đích đến của mình ở đâu thì vô cùng nguy hiểm và sẽ không bao giờ biết ngọn gió
nào sẽ đưa con thuyền của mình đến điểm đích hay bến bờ bình an. Chúng ta cần nhìn xem Chúa và tập trung vào Ngài mà
thôi để hòan tất cuộc đua, đừng nhìn những người chung quanh, vì khi nhìn những
người chung quanh sẽ khiến chúng ta vấp ngã và chậm trể không chú tâm vào điểm
đích sẽ khiến Chúng ta không hòan tất cuộc đua.
Supreme Court justice Olive Wendell Holmes was 88
years, và mang chứng bệnh Alzemmer (lãng trí),một ngày nọ đáp chuyến tàu lửa.
Khi người sóat vé đến gần vị thẩm phán tối cao Olive wendell Holmes, ông liền
đút tay vào túi quần để lục sóat và tìm cái gì với vẻ mặt lo âu?
- Người soát vé nói: “Thưa Ngài Thẩm Phán, Chúng tôi biết Ngài và tin cậy Ngài đã mua vé cho nên nếu
Ngài tìm được cái vé sẽ gởi cho Chúng Tôi sau cũng được”. Vị thẩm phán vẫn cứ tiếp
tục với vẻ mặt lo âu và tay thì cứ liên tục lục sóa trong túi quần mặc dù người
sóat vé đã trấn an ông .
- Người sóat vé tiếp tục:
Không có vấn đề gì lớn đâu (No big deal) đâu, thưa Ngài thẩm phán, xin đừng lo!
- Lúc nầy vị Thẩm Phán
nói: vấn đề lớn ở đây là không phải tấm vé ở đâu nhưng là Tôi không biết Tôi
đang đi đâu? Và điểm đến kế tiếp là gì?
Thật
vây! Ngày hôm nay Có những người đang chạy đua, đang trên con đường đua thuộc
linh nhưng không biết điểm đến của mình là gì? Mục đích của cuộc đua là gì? Nếu
một người:
- Thấy được vinh quang tại
điểm đến của người hòan tất cuộc đua.
- Hiểu được giá trị niềm
vui và hạnh phúc của một người hòan tất
cuộc đua.
- Biết được phần thưởng cho
người hòan tất cuộc đua
Chắc chắn người chạy đua sẽ không
chạy bá vơ và đánh gió và sẽ không bao giờ bỏ cuộc, rút lui và chán nản. Và cuối
cùng người chạy đua sẽ nói được như Phao Lô đã nói trong II Timôthê 4:7 “Ta đã chiến đấu anh dũng trong trận mạc, đã hòan tất cuộc chạy
đua và giữ vững đức tin. Hiện nay ta đang đợi mão hoa chiến thắng…”
Ước mong Bạn sẽ là những vận động viên tham dự cuộc đua của Chúa nhận được huy
chương vàng hay tệ lắm là huy chương đồng trong Đại Hội Ngàn Năm Bình An trong Vương quốc của Thiên Chúa.
Muốn
Thật hết lòng. Amen
Trân
Trọng trong Tình Yêu Thiên Chúa
David
Lam, Athlete of God