Sau một ngày dạy học mệt nhọc về nhà, nhìn nét ngây thơ tươi cười của đứa con gái nhỏ ra đón bố, John thấy mọi căng thẳng tan biến, tâm hồn bình lặng. Kathy, vợ ông, đang dọn cơm dưới bếp. Bé Colleen cứ luẩn quẩn quanh bố.Khi ông ngồi nghỉ trong ghế bành, nó lên ngồi bên cạnh đòi đọc chuyện. Nhưng hôm nay hơi khác vì nó khoe ông một cuốn truyện nhi đồng mẹ mới mua, ít hình mà nhiều chữ. Nghe con đòi bố đọc chuyện, Kathy ở dưới bếp lên tiếng: “Em đã đọc cho nó nghe cả chục lần suốt buổi chiều rồi!”
Tuy vậy, bé Colleen vẫn không chịu, cứ đòi bố đọc cho bằng được. John mở sách ra lên giọng hỏi, “Nào, truyện mới của con là truyện gì đây?” Con bé liến thoắng: “Rumpelstilkskin.” John lật thêm vài trang tìm thử có một hình ảnh nào giúp ông tưởng tượng ra câu chuyện, nhưng đành chịu. Con bé Colleen ngửa cổ chờ. John bắt đầu: “À, à Rumpel… gì đó là một cô bé xinh đẹp… sống trong một ngôi nhà… à mà có cả ông bố già nữa...”Kể đến đây John thấy “khai mạc” như vậy cũng tạm ổn, nên kể tiếp, “mỗi ngày cô bé ngồi bên khung cửi dệt vải để may áo cho nhà vua…” Đến đây thì bé Colleen kêu ầm lên: “Không phải! Rumpelstiltskin không phải là con gái mà là chú lùn vui tính…” Hóa ra nó đã biết đến thuộc chuyện này rồi, đâu có bịa ra được! John lại mò mẫm, “Vậy thì chú lùn này chính là cô công chúa giả dạng đó…” Colleen vẫn không chịu, phản đối: “Bố đọc kỳ quá, mẹ đâu có đọc như vậy đâu…” Thế là nó tụt xuống đất, chạy đi lấy truyện khác. Lần này nó lấy một quyển cũ John đã biết, cho nên mọi sự ổn thỏa.
Tuy vậy, bé Colleen vẫn không chịu, cứ đòi bố đọc cho bằng được. John mở sách ra lên giọng hỏi, “Nào, truyện mới của con là truyện gì đây?” Con bé liến thoắng: “Rumpelstilkskin.” John lật thêm vài trang tìm thử có một hình ảnh nào giúp ông tưởng tượng ra câu chuyện, nhưng đành chịu. Con bé Colleen ngửa cổ chờ. John bắt đầu: “À, à Rumpel… gì đó là một cô bé xinh đẹp… sống trong một ngôi nhà… à mà có cả ông bố già nữa...”Kể đến đây John thấy “khai mạc” như vậy cũng tạm ổn, nên kể tiếp, “mỗi ngày cô bé ngồi bên khung cửi dệt vải để may áo cho nhà vua…” Đến đây thì bé Colleen kêu ầm lên: “Không phải! Rumpelstiltskin không phải là con gái mà là chú lùn vui tính…” Hóa ra nó đã biết đến thuộc chuyện này rồi, đâu có bịa ra được! John lại mò mẫm, “Vậy thì chú lùn này chính là cô công chúa giả dạng đó…” Colleen vẫn không chịu, phản đối: “Bố đọc kỳ quá, mẹ đâu có đọc như vậy đâu…” Thế là nó tụt xuống đất, chạy đi lấy truyện khác. Lần này nó lấy một quyển cũ John đã biết, cho nên mọi sự ổn thỏa.
Kathy gọi hai bố con xuống ăn cơm. Như thường lệ, John cầu nguyện tạ ơn Chúa, khi mởmắt ra ông thấy vợ khóc: “Các bà bầu thường hay khóc trước bữa ăn phải không em?” Kathy không trả lời, John nghĩ chắc vợ đang cầm cự với cơn buồn nôn của các bà có nghén! Xong bữa John dọn dẹp, còn Kathy bảo không khỏe nên lên lầu trước. Sau khi xem TV, dỗ Colleen ngủ, John cũng lên phòng nghỉ sớm. Vừa tắtđèn, John nghe tiếng khóc tấm tức. “Chuyện gì vậy em?” Kathy đáp: “Dạ đâu có gì!” “Em phải nói cho anh biết chuyện gì chứ? Anh có làm gì em buồn không?”John nhất định hỏi cho ra. Bây giờ Kathy mới nói: “Vậy là anh không biết đọc thật hả?” John ngạc nhiên: “Em đã biết rồi mà, biết từ khi mình chưa cưới nhau! Sao bây giờ em lại thắc mắc?”
Dường như sau biến cố lúc chiều, Kathy mới chợt nhận ra một điều gì đó nghiêm trọng -mình đã lấy một ông thầy giáo mù chữ, không đọc được đến một quyển truyện nhi đồng. Đêm hôm đó John thưa với Chúa: “Chúa ơi! Tại sao con lại không thể học chữ được?”...
John còn nhớ chuyện xảy ra từ khi học lớp hai trường St. Michael. Hôm đó thầy gọi John lên bảng trước bốn mươi cặp mắt của các bạn trong lớp. Thầy Abdon tuyên bố: “John bị phạt hai roi vì hai tội. Thứ nhất, không điền những câu trống trong bài tập. Thứ hai, không chịu đọc chữ trên bảng.” Mắt John vẫn hoạt động bình thường, thấy hình vẽ rõ ràng và đọc được số, nhưng chữ thì chịu. Nhìn hình của 32 vị tổng thống Hoa Kỳ dán trên tường, John thấy hết cả những chi tiết lớn nhỏ, thấy cặp mắt các vị nhìn chằm chằm vào mình, nhưng những chữ A, B, C to tướng trên đó thì dường như chúng thuộc một thế giới khác xa lạ.
Bố mẹ John vô cùng buồn giận khi thấy kết quả học trình của con quá tệ. Các thầy cô trong trường an ủi: “John rất thông minh, chỉ hơi lười, nhưng chắc cháu sẽtheo kịp” hoặc “Có lẽ vì John cao lớn nhanh quá nên trí óc chưa phát triển kịp.” Bố mẹ John chỉ biết tự an ủi rằng tình trạng này rồi sẽ thay đổi. Vào lúcđó bố John đổi công việc, dời đến một tiểu bang khác. John đã lên lớp bốn. Ởtrường mới, lớp học có cả nữ sinh, được chia làm ba nhóm: xích điểu, thanh điểu và diều hâu. John được xếp vào nhóm diều hâu, dành cho những học sinh không chịu đọc trong lớp. Trong học bạ, lời phê dành cho John luôn luôn là “không tích cực”, “ít phát biểu”, “không tham gia sinh hoạt học tập trong lớp…”
Khi lên cấp hai, John đã bù lại khuyết điểm không biết đọc của mình bằng các sinh hoạt thể thao. Có một lần John tính mở cửa một căn phòng trong trường thì thằng bạn gọi giật lại: “Ê John, mày không biết đọc hả? Phòng này là ‘Phòng Giáo Sư’mày không thấy sao!” John thót ruột vì câu nói vô tình của bạn, nhưng kịp thời đánh trống lảng rồi lẩn đi chỗ khác. Cho đến nay vẫn không ai biết John mù chữ.Để lấp liếm khuyết điểm ghê gớm đó, John trở nên cáu kỉnh, hay gây sự đánh lộn trong trường. Có lần bố đã phải đưa John lên văn phòng để hứa sẽ bỏ thói thô bạo trong trường.
John rất quí mến thầy Kinsey, nhưng thầy không hề biết hầu hết các bài làm trong lớp John đều cóp-pi bạn. Một lần John được điểm B, nhưng lương tâm cắn rứt, cậu thú thật với thầy: “Thưa thầy, con không đáng được điểm này vì con xem bài của bạn.” Thầy Kinsey chỉ ôn tồn: “Vậy lần sau con tự làm, đừng cóp-pi nữa.” Nhưng làm sao John không cóp-pi được. Nó giống như một thứ bệnh ghiền. Mỗi lần làm bài là mắt John không thể nào ngừng láo liên. Cứ thế John đã qua được hầu hết những năm trung học. John cũng chịu khó trau dồi kiến thức qua những phương tiện truyền thông: Radio, TV, tuần báo truyền thanh, báo ảnh đủ loại. Trong các kỳ thi vấn đáp, John thường được điểm khá cao. Nhưng với những môn đòi phải làm bài viết hay đọc, thì John trốn học. Tuy vậy, dần dần phiếu điểm của John khá hơn, vì cóp-pi đã trở thành một khả năng chuyên nghiệp, hơn nữa, cậu cũng phát triển được khả năng chú ý, ghi nhớ, thâu lượm tin tức bằng cách nghe ngóng,đoán già, đoán non, lập luận, suy đoán. Nói tóm lại, John đã vận dụng mọi khảnăng của tâm trí và ngũ quan để bù đắp lại khuyết điểm trầm trọng là không biếtđọc chữ.
John Corcoran khi học cấp I thường bị điểm xấu vì không chịu tập đọc hoặc chép bài, nhưng hệ thống giáo dục Mỹ chỉ coi đó là biểu hiện của tính đãng trí hoặc lười biếng của cậu học trò này mà không thực sự buộc cậu phải học bằng biện pháp cưỡng bách. Lên cấp hai, ngoại trừ môn toán, hầu hết các bài thi đòi hỏi phảiđọc sách, cậu đều cóp-pi bạn. Học lên đến cấp ba, cậu dồn nỗ lực vào các môn thể thao và trở thành một vận động viên có hạng trong trường. Trong năm cuối Trung Học, những bài làm nào phải đọc sách cậu đều nhờ cô bạn gái trong lớp làm giùm. Cậu đã nỗ lực bồi dưỡng kiến thức bằng cách lắng nghe và ghi nhận những lúc thầy cô giảng bài, các bạn thảo luận trong và ngoài lớp, xem các chương trình truyền hình về các môn kiến thức phổ thông, nghe tin tức trong nhật báo, tuần báo truyền thanh hoặc xem các báo ảnh..., cho nên kiến thức tăng lên đáng kể, khiến không ai nghi ngờ gì về khuyết tật của cậu. Các bài thi vấn đáp cậu thường khá thành công, nhưng qua bài viết cậu luôn luôn nại cớ để nhờ bạn làm giúp. Cứ thế, cậu đã qua được những năm Trung Học khá êm thắm.
Vào năm cuối trung học, gia đình John dời qua thành phố Parker tiểu bang Arizona. Ởtrường mới, John quen cô bạn Mildred. John ở trong đội banh của trường, còn Mildred ở trong đội múa, và cô cũng là một nữ sinh xuất sắc. John nhớ có lần cậu đã cầu nguyện : “Chúa ơi, xin làm phép lạ cho con để một ngày nào đó con cầm quyển sách lên bỗng nhiên đọc được. Để con có thể đọc cả thơ cho Mildred nghe!” Cuối cùng, John đã tốt nghiệp trung học một cách thần kỳ, mà tất nhiên vẫn chưa biết đọc. Nhưng đó vẫn là một điều bí mật ngoài John không ai biết.
Trong ngày John tốt nghiệp trung học, xảy ra một việc làm cậu sợ phát run, đó là lúc xem bằng tốt nghiệp, dù không biết đọc, cậu cũng thấy choáng váng vì tấm bằng trống trơn, không có chữ nào. Không nói được một lời, cậu đưa tấm bằng cho cha. Hóa ra người ta cho cậu dự lễ tốt nghiệp nhưng không cấp bằng. Cha cậu đọc to hàng chữ ghi chú: “Chưa cấp bằng vì còn thiếu một số tín chỉ” rồi quay sang hỏi John: “Con thiếu những môn nào?” Cậu hoàn toàn không biết. Hai cha con sau đóđến văn phòng nhà trường để hỏi, thì hóa ra viên thư ký cộng tín chỉ đã cộng sai. Cậu đủ điểm ra trường chứ không thiếu gì cả. John thở phào nhẹ nhõm: “Hóa ra mình không được cấp bằng vì có người không biết làm toán cộng, chứ không phải vì mình không xứng đáng!” Cậu phải chứng tỏ cho mọi người thấy mình xứngđáng! Bây giờ, John phải làm gì trong giai đoạn kế tiếp? Có lẽ con đường hợp lý nhất cho trường hợp của cậu là gia nhập một đội thể thao, hay đi làm công nhân, nhập ngũ hay trở thành một người lang bạt? Thế mà cuối cùng cậu đã quyết định học tiếp lên đại học.
John quyết định ngoi lên, ghi danh học với sự giúp đỡ của Mildred. Cậu biết mình sẽkhông thể nào học xong nếu không được cô giúp. Mildred là cứu tinh của John suốt những năm ở trường cao đẳng. Khi làm bài, John nói cho Mildred đánh máy, còn những sách phải đọc thì cô làm tóm tắt. Người ta bảo rằng khi yêu nhau người ta trở nên mù quáng, John đã tin đúng như vậy. Mildred đã tận tụy giúp John như thế, mà thật tình không hề biết John mù chữ.
Hết hai năm ở trường cao đẳng, Đại Học Texas Western College cấp cho John một năm học bổng rất tốt về ngành thể thao đến nỗi John không thể từ chối. Thế là John lại đánh liều đi tiếp hai năm cuối đại học. Lần này thì không còn được cô bạn Mildred giúp đỡ nữa. Sang Texas, John tiếp tục học theo lối cóp-pi và đoán mò. Nhiều lần John đã trèo cửa sổ vào phòng giáo sư để lấy đáp án các bài thi mà không ai biết. Những môn phải đọc sách hay làm bài viết thay vì trắc nghiệm là John bỏ hết. Cậu chỉ chọn những môn xem ra mình có thể xoay sở được mà thôi.Đến ngày tốt nghiệp, John báo tin cho cha mẹ từ California qua. Trong gia đình, John là đứa con đầu tiên tốt nghiệp đại học nên cha mẹ John vô cùng phấn khởi. Sau lễ tốt nghiệp, John lại đối diện với một vấn nạn giống như khi vừa tốt nghiệp trung học: trở thành vận động viên thể thao chuyên nghiệp, nhập ngũ hay làm công nhân xây dựng? Thêm một lần nữa John đã có một quyết định hoàn toàn bất hợp lý, y như cuộc đời bất hợp lý của cậu, đó là, quyết định đi làm thầy giáo.
Ông hiệu trưởng trường Trung Học Carlsbad giao cho thầy giáo John Corcoran môn Sinh Hoạt và Văn Phạm Anh Văn lớp 10. Để tạo ấn tượng là mình biết đọc, thầy giáo John luôn kẹp nách một tờ báo hoặc cầm tay một quyển sách nào đó. John nghe lỏm những mẩu tin thời sự qua câu chuyện của các bạn đồng nghiệp. Lần đầu tiên đứng trước lớp học, thầy giáo Corcoran không ngừng cầu nguyện thầm: “Chúa ơi, xin giúp con dạy đám trẻ này… và xin đưa một người nào đến giúp con đọc…”
Susan Struggs, một trong những học sinh xuất sắc trong lớp đã gần như trở thành cứu tinh của thầy giáo Corcoran. Vừa sắp lại các giấy tờ trên bàn, thầy Corcoran vừa nói: “Susan, trò mở phần tập đọc hôm nay và đọc cho cả lớp nghe đi!” Khi học sang môn văn, thầy giáo John sẽ bảo Susan đọc mỗi tuần một chương trong tác phẩm của một nhà văn nào đó. Thầy giáo John sẽ góp ý, bàn luận với học trò. Khi nào làm bài kiểm thì học trò đổi bài chấm lẫn cho nhau. Với cách dạy học nhưthế, thầy giáo John đã tạo ra một không khí học tập mà học sinh làm chủ, coi học sinh là chính, ông thầy chỉ là người đứng ngoài hướng dẫn thôi. Tuy nhiên, một năm sau, John thấy căng thẳng quá, biết mình không thể tiếp tục như thế mãi, ông đã đến gặp Hiệu Trưởng xin nghỉ dạy thì được ông trả lời: “Thầy Corcoran, ông đã đến trường Carlsbad một năm nay và đã biến đội bóng thua thành đội thắng. Tôi biết ông không thích dạy văn, thế thì khóa tới ông dạy môn sử được không? Tôi biết ông sẽ trở thành một thầy giáo giỏi!” Cứ như vậy, thầy giáo John tiếp tục xin đổi từ trường này sang trường khác để giấu tình trạng không biết đọc của mình. Vài năm sau, John gặp Kathy trong một bữa tiệc sinh nhật. Hai người quen nhau và không bao lâu đã tiến đến hôn nhân. Trước khi làm đám cưới, Kathy đã biết bí mật của John, nhưng vì yêu, cô đã chấp nhận và hết sức giúp giữ thể diện cho chồng. Kathy đã làm mọi việc, từ chuyện viết thư, đến việc đọc những tài liệu quan trọng, giúp John soạn bài suốt những năm John dạy học. Với sự giúp đỡ của Kathy và khả năng quyền biến của John trong lớp, trong suốt 18 năm dạy học, chưa lần nào John bị đánh giá là dạy kém.
Cuối thập niên 70, John tập tễnh bước vào ngành địa ốc và chỉnh trang nhà cửa, tiền bạc kiếm được ngày càng khá hơn. Năm 1977, John Corcoran xin tạm nghỉ dạy. Chỉriêng trong năm đó ông đã kiếm được đến 240,000 đô-la. Thấy nghề địa ốc kiếm tiền dễ dàng, John đã quyết định nghỉ hẳn nghề dạy học. Cùng với người em vợ,ông thành lập công ty địa ốc Mencor Enterprises. Tuy nhiên, sức phát triển của công ty với những đòi hỏi cấp thiết của nhu cầu quản lý dần dần đã dồn John đến chỗ nhận ra khuyết điểm không biết đọc quả là quá nặng nề. Với tất cả công việc sổ sách, tính toán, giấy tờ giao hết cho thư ký, cho chuyên viên kế toán, John tưởng mọi việc sẽ ổn thỏa, nhưng đến giữa thập niên 80, việc làm ăn chậm lại, John buộc phải cho nghỉ một số nhân viên, giấy tờ bắt đầu dồn lại chồng chất trên bàn giấy. Ông chỉ có thể hiểu được những con số, và những con số đó càng ngày càng lớn. Có một lúc, công ty của ông đã bị đe dọa kiện đòi bồi thường 35 triệu đô-la.
Gia đình John cũng bước vào những ngày sóng gió. Kathy phải trở lại với công việc cũ là y tá, còn John ngày càng trở nên xa vắng với con cái. Tuy nhiên, trong những năm thử thách này, theo lời khuyên của người chị, Kathy bắt đầu tham dựmột buổi học Kinh Thánh tại gia, và thấy tâm hồn nhẹ nhàng, bình thản hơn. Kinh Thánh đã đem lại giải pháp cho những lo buồn trong lòng Kathy, nhưng John lại không biết đọc, không đọc được Kinh Thánh làm sao ông có thể hiểu được những giải pháp đó? Ông thấy đức tin của vợ thật đơn sơ và mong ước làm sao mình cũng có được đức tin đơn sơ đó.
Một đêm kia, John bắt đầu cầu nguyện, chưa bao giờ John cầu nguyện như thế. Ông phủphục xuống sàn nhà xin Chúa Giê-xu tha thứ cho ông đã không đặt trọn đức tin nơi Ngài. Đây chính là ngày khởi đầu một ngã rẽ trong cuộc đời ông. Sáng hôm sau, John thức dậy với một tinh thần tươi mới, tin rằng mọi khó khăn rắc rối trong cuộc sống rồi sẽ được giải tỏa, ông chỉ cần giữ vững niềm tin nơi Chúa là Đấng vẫn hằng chăm sóc gia đình ông, ngay cả trong những ngày ông lãng quên Ngài.
Ngày kia tại một cửa hàng, ông nghe có người nói về một chương trình giúp những người lớn tuổi không biết đọc. Ông bắt đầu hy vọng, “Biết đâu sẽ có ai đó giúpđược ông?” Ít tuần sau, vào tháng Tám, 1986 ông lái xe đến một văn phòng nhỏtrong thành phố - Trung Tâm Xóa Mù Carlsbad. Tại đây ông gặp bà Eleanor Condit, một bà giáo 65 tuổi đầy kinh nghiệm.
Trong buổi học đầu, bà để John Corcoran kể hết về những vật lộn của mình suốt gần 50 năm qua, rồi mới bắt đầu học. Bà giáo vừa chỉ từng mẫu tự vừa đọc lớn để Johnđọc theo. Kế đến là những từ một vần. John thấy rất khó phân biệt các âm với các nguyên âm, nhất là giữa âm i và e trong tiếng Anh, đôi lúc ông thấy thật khổ sở và nản chí, nhưng rồi về nhà, ông cố gắng đọc, học với những nguyên âm a, e, i, o, u. Dần hồi những nét đó đã thực sự trở thành những chữ dưới con mắt John, không còn là những đường ngoằn ngoèo vô nghĩa nữa. Rồi bà giáo Eleanor đãđem cả đến báo chí, thi phú, những tác phẩm của Shakespeare đọc cho John nghe,để ông có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tiếng Anh. Sau đó, John cốgắng tập đọc lại để bà sửa. Có những buổi cả hai thầy trò cùng ngồi xem những bộ phim lịch sử tiếng Anh. Với lòng ham mến môn sử, John Corcoran thấy tiếng Anh ngày càng thêm sinh động.
Một ngày kia, bà giáo đề nghị ông khởi sự viết hồi ký, không cần để ý gì đến văn phạm hay lỗi chính tả, cứ viết theo những suy nghĩ của mình, kể lại những khó khăn, những vật lộn, những tranh đấu suốt những năm đi học cho đến những năm làm thầy giáo mà không biết đọc. Nhiều hôm John thức dậy từ 4 giờ sáng để cặm cụi tập viết từ trang này sang trang khác, sau đó đưa cho bà giáo sửa. Một ngày kia, khi nhìn vào các dòng chữ, John bắt đầu nhận ra từng chữ một. Ông reo lên,“Tôi biết rồi! Tôi biết rồi! Tôi biết cách đọc rồi! Hóa ra tiếng Anh có một hệthống hẳn hoi!”
Sau 13 tháng dốc sức học hành với bà giáo Eleanor, John bắt đầu đọc và viết trôi chảy. John được mời thuật lại trong một buổi họp của Hội Đồng Xóa Mù tại San Diego, California, hành trình dài đằng đẵng bước vào ánh sáng của mình. Cầm xấp giấy 11 trang đánh máy lên, John khởi sự đọc:
“Tôi là người tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân giáo dục và quản trị thương mại. Tôi đã học xong nhiều khóa về giáo dục, kinh tế và xã hội học trong 4 trườngđại học. Tôi đã ở trong trường suốt 35 năm, mà một nửa số năm đó với tư cách là một nhà giáo chuyên nghiệp. Dầu vậy, với tất cả những kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đó, tôi không thể đọc được một quyển sách, hay viết được một câu trả lời. Tôi đã bị mù chữ trong suốt gần 50 năm. Nhưng tôi đã quyết định tiến từng bước để giải quyết một khuyết tật tôi đã mang gần suốt cả đời người. Ởtuổi gần 50, tôi đã tập đọc, tập viết, tôi đã đạt được mục tiêu, bước vào ánh sáng. Bây giờ tôi mời các bạn hãy cùng tôi tham gia mặt trận xóa mù trên khắp nước Mỹ…”
Trong câu chuyện thật này, chúng ta cần nhắc lại rằng nỗ lực của John Corcoran để thoát ra khỏi cảnh mù chữ sau gần 50 năm khốn khổ vật lộn và che giấu khuyết tật của mình thực sự đã bắt đầu từ đức tin nơi Chúa, bằng mongước có thể đọc được Kinh Thánh để tìm được đức tin, tìm được bình an như Kathy, vợ ông đã có. Đó chính là khởi điểm đáng ghi nhớ trong hành trình kỳ lạ của cuộc đời thầy giáo John Corcoran.
Việt Quang