Sự Khai Sanh Của Khoa Học
Từ ngàn xưa con người đã có ý lưu lại những sáng kiến của mình. Người cổ Ai Cập, người Trung Hoa, người Ấn Độ, người vùng Amazon của Nam Mỹ dùng cách truyền khẩu để dạy lại các kiến thức và các phát minh cho các đệ tử. Cho đến khoảng 9000 năm trước đây, khi chữ viết bắt đầu được phát minh, người ta mới bắt đầu ghi lại những khám phá của mình trên đá. Những cách thức đó kéo dài hàng ngàn năm, có sự hữu hạn của nó, không có một.
hệ thống truyền đạt rộng rãi cho hậu thế. Mãi cho đến thế kỷ thế kỷ thứ 13th, Roger Bacon (1214-1294) là một triết gia người Anh, cùng William Ockham cũng là những tu sĩ của dòng Franciscan như Thomas Aquinas, giới thiệu cách dùng phương pháp suy diễn và chứng minh các biện luận của mình. Những tư tưởng đó trở thành nền tảng cho phương pháp khoa học. Nhưng mãi cho đến thế kỷ thứ 16th, một triết gia người Anh khác cũng là một người tin kính Chúa tên là Francis Bacon đưa ra phương pháp thực nghiệm. Ông đòi hỏi thủ tục thực nghiệm có phương pháp, điều tra quan sát kỷ lưởng tất cả mọi sự việc có liên quan đến vấn đề thực nghiệm, rồi tổng họp các giả thuyết với thực nghiệm và minh chứng. Phương pháp của ông đánh dấu một khuôn khổ mới trong tu từ và lý thuyết của phương pháp khoa học và vẫn còn áp dụng cho đến ngay nay.
Vài thập niên sau đó, sự hiểu biết về thế giới tiến triển vượt bực do sự nghiên cứu của những khoa học gia như Kepler, Galileo, Newton, những người này có niềm tin vững chắc trong Cơ Đốc Giáo, giúp họ có một sự tự tin về lý luận về một thế giới dễ hiểu họp lý. Họ tin rằng những khám phá về thiên nhiên là một kêu gọi thiêng liêng. Họ là những người tiên phong để khám phá những bí ẩn của thiên nhiên mà qua nhiều thế kỷ đã bị kiềm kẹp, dấu kín do triết lý tà giáo và mê tín thần bí. Đó là khởi điểm của khoa học hiện đại.
Sau một thời gian ấp ủ thêm kiến thức, tư tưởng Cơ Đốc xúc tác cuộc cách mạng khoa học và duy trì nó cho đến hai trăm năm tiếp theo. Sử gia Alvin J. Schmidt trong cuốn sách có tựa đề, ‘Under the Influence', ghi nhận rằng, "hầu hết các khoa học gia từ thời trung cổ đến giữa thế kỷ thứ 18th, nhiều người là những tư tưởng gia tinh thông - không những họ là những Cơ Đốc Nhân chân thành đầy nhiệt tâm, nhưng họ thường được cảm tác do những định đề của Kinh Thánh, và dùng quy tắc của Kinh Thánh làm căn bản cho những lý thuyết của họ khi họ tìm cách giải thích và dự đoán những hiện tượng thiên nhiên"
Qua đến thế kỷ thứ 19th, các tư tưởng gia Cơ Đốc tiếp tục công việc của họ trên ngưỡng cửa khoa học. John Dalton, André Ampère, Georg Ohm, Michael Faraday, Louis Pasteur, William Kelvin, Gregor Mendel, và George Carver là những khoa học gia trong quân đoàn Cơ Đốc đã góp phần trong việc đặc nền tảng trong các lãnh vực từ tính, điện tử, vi sinh học, y học, di truyền học, hóa học, lý thuyết nguyên tử và chuyển động phân tử.
Cũng nên ghi nhận rằng mặc dầu các tuyệt tác công nghệ và kỹ thuật phát xuất vào thời cổ từ các nước Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng nền khoa học chân chính và hiện đại không phát xuất từ những nền văn minh này. Lý do là vì thế giới và nhân sinh quan của họ bị giới hạn, hoạt động thiên nhiên được coi là ra ngoài vằm tay của con người. Do đó, các bước tiến văn minh của họ chỉ có chừng đó, nhưng không đi xa hơn nữa.
Khoa học cũng không nổi lên từ nền văn hóa Hồi giáo, nhất là sau thời kỳ Hoàng Kim, ‘The Golden Age', nền văn minh này bị thục lùi trầm trọng từ 1200 A.D. Lý do là từ thời đó, người Hồi giáo ôm lấy một niềm tin Hồi giáo chánh thống nhiều hơn, Allah trở thành một thứ ông bục đồng bóng, thất thường, vượt ra ngoài lý trí và lập luận, và con người trở thành con rối định mệnh cho vị thần thánh này.
Hãy cứ cho rằng các nền văn minh trên đem lại những tiến bộ đáng kể, nhưng sự hiểu biết của tư tưởng Cơ Đốc về giếng mối giữa Đức Chúa Trởi và con người cùng sự sáng tạo trời đất của Ngài, giúp đưa khoa học tới sự tiến bộ ngay hôm nay.
Vật lý gia người Đức Ernst Mach có lần đã nói rằng, "Bất cứ một đầu óc không có thiên vị nào cũng phải công nhận rằng vào cái thời đại trong đó sự phát triển chính của khoa học cơ khí đã được diễn ra, các diễn viên chủ yếu có những tư tưởng thần học." Cho dù các khoa học gia ngày hôm nay có nhận ra hay không, họ cũng đang đứng trên vai của những bậc tiền bối mà công việc của họ là kết quả của niềm tin Cơ Đốc.
Anh Châu_TNPA