Gần hơn nửa thế kỷ vừa qua, mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo thường bị coi là một chiến trường tư tưởng. Nhưng đó là lẻ thường tình. Giống như bất cứ một mối liên hệ nào cũng có sự xung khắc và cũng có sự hòa hợp. Chính Albert Einstein cũng có lần nói rằng, "Khoa học không có tôn giáo thì bị què, và tôn giáo không có khoa học thì mù quáng." Mặc dầu ông không có tin vào Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, nhưng tin vào Đức Chúa Trời theo triết gia Spinoza, ý tưởng của Einstein làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Nó đưa ra ý kiến rằng khoa học và tôn giáo cùng thừa hưởng một mối liên hệ hữa ích.
Tuy nhiên sự xung khắc giữa hai tư tưởng càng gia tăng trong những năm gần đây, có thể truy nguồn từ tư tưởng Giác Ngộ (the Enlightenment thought) phát xuất vào khoảng thế kỷ thứ 18, cho rằng triết học Tây Phương, trí tuệ, khoa học, và đời sống văn hóa do lý luận là nguồn căn bản họp pháp và quyền hạn, không cần một sự trợ giúp từ một Đấng Toàn Năng.
Triết Lý Tự Nhiên
Trong lịch sử nguyên thủy, con người thấy mình ở trong một thế giới vừa bình thường và vừa bất thường. Ban ngày và ban đêm của một ngày, mùa màng của một năm, tuần trăng nhật, chu kỳ của cuộc sống, làm thành một đáy biển của sự dự đoán để con người có thể hoạt động trong cuộc sống hang ngày. Nhưng chồng lên cái đáy biển đó là nạn động đất, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, và bệnh tật - những thiên tai xảy ra bất ngờ và không báo trước.
Những thay đổi bất thường này làm cho con người xem mình là nạn nhân của những quyền lực bí ẩn đang tể trị vạn vật và cõi không trung. Theo thiển ý của con người, trật tự và hổn loạn, vận mệnh và vận may, hay xung khắc của các thần quyền là sự xung đột không ngừng, làm cho việc tìm hiểu bất cứ một hệ thống kỷ cương nào hầu như khó thành tựu được.
Nhưng đến thế kỷ thứ 5th trước Công Nguyên, người Hy Lạp thừa nhận một "nguyên lý trật tự trong vũ trụ" mà họ gọi là Logos, từ đó dẫn đến một vũ trụ dễ hiểu họp lý hơn. Đây là hạt giống đầu mùa của hệ thống triết học tự nhiên - căn cứ trên sự quan sát và phân tích hữu lý. Hai nhân vật ảnh hưởng nhất của thời kỳ này là Plato và Aristotle, họ nghiên cứu thiên nhiên qua hai khởi điểm hoàn toàn khác nhau.
Qua Viển Vọng Kính của Lời Chúa
Đang khi các triết lý gia thời cổ coi nhẹ thiên nhiên, lời Kinh Thánh ngược lại đề cao vạn vật Đức Chúa Trời đã sáng tạo. Trong chương đầu tiên của Kinh Thánh, phần mở đầu của sách Sáng Thế Ký, Đức Chúa Trời đã tuyên phán về sự sáng tạo, tất cả mọi thứ của nó - vật chất cũng như phi vật chất, thấy được và không thấy được, vật thiên thể và vật dưới đất - Ngài tuyên bố tất cả mọi vật đều tốt. Bao gồm trong sự sáng tạo của Đấng Tạo Hóa là hai bạn đồng lao với nhiệm vụ được Ngài giao phó: quản trị, chăm sóc, và làm phong phú công trình của Đấng Tạo Hóa. Họ là những linh hồn sống bao gồm phần thể xác và phần linh hồn. Sự việc này hoàn toàn đối nghịch với triết lý nhị nguyên của Hy Lạp.
Chính trong lời Chúa chúng ta tìm thấy sự phát biểu quan trọng nhất về giá trị của thiên nhiên. Thế giới này là thế giới của Thượng Đế; con người là sự sáng tạo của Thượng Đế, mặc dầu phản nghịch, phạm tội và sa ngã. Sự cứu rỗi không phải bằng cách chạy trốn khỏi thế giới này nhưng bằng cách Đức Chúa Trời đến với con người trong hình hài con người, trong chính kinh nghiệm hi hữu của Ngài. Sự cứu rỗi không bao giờ có nghĩa là chạy trốn khỏi thế giới này; trong thực thế, nó có nghĩa là, Đức Chúa Trời hạ mình xuống giáng trần để đem con người qua kinh nghiệm hi hữu đến với sự thông công mật thiết với Đấng Tạo Hóa. Vì thế sự hoàn tất của sự cứu rổi đem đến tánh cách tận cùng của thế gian, sự chết và sự phán xét, thiên đàng và địa ngục. Sự cứu rỗi không có nghĩa là sự tụ họp của những linh hồn công nghĩa ở thiên đàng, nhưng là sự tụ họp của người được cứu trong một thế giới được cứu chuộc để hoàn toàn thông công với Thượng Đế.
Tầm quan trọng của thế giới vật chất, như đã được minh chứng qua cách Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu thương của Ngài, lại bị các triết gia thời cổ bỏ qua. Qua viễn vọng kính của Lời Chúa, thế giới vật lý có một giá trị vô giá trong sự tính toán thiên thượng. Đến thế kỷ thứ 13th một học giả thuộc dòng Dominican dùng viễn vọng kính của Lời Chúa để khúc xạ lại hình ảnh bị lu mờ của tư tưởng Logos để nhắm trọng tâm vào Đức Chúa Trời hằng sống. Giống như sứ đồ Phao Lô đứng trước công trường Arepagus ở thành phố Acropolis của xứ Hy lạp thách thức người hành hương ở thành A-then về một "Thượng Đế Vô Danh", Thomas Aquinas tuyên bố rằng Đức Chúa Trời của Áp ra ham, Y-sác, và Gia cốp chính là ‘nguyên tắc trật tự của vũ trụ" của các triết gia Hy lạp.
Theo Thomas Aquinas, đức tin và lý luận, mặc dầu khác biệt nhưng lại liên quan với nhau, là hai công cụ căn bản để xử lý dự kiện thần học. Thomas tin rằng cả đều là cần thiết - hay nói rõ hơn sự cùng ảnh hưởng của hai công cụ này là cần thiết - để cho một người có thể thật sự hiểu biết được Thượng Đế. Thomas trộn lẫn triết lý Hy Lạp với giáo lý Cơ Đốc Giáo bằng cách đề nghị rằng suy tưởng lý luận và sự nghiên cứu về thiên nhiên, giống như một sự khải thị, là những phương cách có giá trị để hiểu được chân lý của những điều thuộc về Thượng Đế.
Theo Thomas, Thượng Đế bày tỏ chính mình Ngài qua thiên nhiên, vì thế việc nghiên cứu thiên nhiên là học hỏi Thượng Đế. Mục đích của việc học thần học, trong tâm tưởng của Thomas, là dùng lý luận để nắm vững chân lý về Đức Chúa Trời và kinh nghiệm sự cứu rổi qua chân lý đó.
Thomas đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi xu hướng cho rằng thiên nhiên vốn đã bị hư đồi. Khi thiên nhiên được phục hồi chỗ đứng của nó, sự ưa thích quan tâm về thế giới vật chất gia tăng và sự nghiên cứu về thiên nhiên được coi như là sự đeo đuổi cao quý. Điều này là nền móng cho tiến bộ văn hoá và công nghệ đến tiếp sau đó.
Aquinas biện luận rằng vũ trụ thật có thể hiểu đưọc bằng trí óc không phải vì nó là sản phẩm của một nguyên nhân vô cớ, nhưng vì nó được sáng tạo bởi một Đấng Sáng Tạo Chí Lý. Đức Chúa Trời này tuy rằng có vẻ xa xôi với sự sáng tạo của Ngài, thật ra Ngài duy trì nó và giá trị nó, và vì lý do đó Ngài dự định cho nó có sự vinh quang. Trong chương trình đó, Ngài ban cho một sinh vật đặc biệt do Ngài sáng tạo - con người - một sự thông minh, cho con người khả năng lý trí của Ngài để con người quản trị muôn vật, hay nói đúng ra con người quản trị sự sáng tạo của Ngài. Theo Thomas Aquinas, đó là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh. (còn tiếp)
TNPA