Trong báo cáo UNESCO về nhiệm vụ của giáo dục thế kỷ 21 – “Học tập: Kho báu từ bên trong” (Learning: the Treasure Within – Jaques Delors), bốn cột trụ của giáo dục bao gồm: học để biết, học để làm, học để sống với nhau, và học để tồn tại (tạm dịch từ nguyên văn “learning to be”). Ngày nay, hai cột trụ cuối cùng dường như quan trọng hơn cả, nhất là khi tương lai nhân loại đang ngày càng trở nên mơ hồ vì thiếu mất mục đích chính của cuộc sống: “Tôi sống cùng với ai và tôi tồn tại để làm gì ?”
Theo như John Ruskin trong tác phẩm “Những viên đá của Venice” (The Stones of Venice): “Từ bản chất, con người được sinh ra không phải hoàn toàn đúng đắn và chính xác, cũng như không là những chiếc máy hoàn hảo. Nếu không, khi ngón tay có thể ăn khớp với từng góc độ như những bánh răng và bàn tay có thể vạch vẽ như chiếc com-pa, họ sẽ mất đi nhân tính. Thực ra, mọi năng lực tinh thần của con người được tạo ra nhằm biến cái thước đo độ và chiếc com-pa nằm đúng ở vị trí của chúng”. Thế mà hiện nay, người ta đang cố gắng biến các thế hệ tương lai trở thành những cỗ máy chuyên biệt và chính xác, nằm trong dây chuyền cạnh tranh đơn lẻ của lợi ích tập đoàn kinh tế. Nền giáo dục kinh tế thị trường hiển nhiên tập trung vào lợi nhuận và vì lợi nhuận để phá hủy những giá trị tinh thần vốn rất cần thiết đối với sự tồn tại của toàn thể cộng đồng và xã hội.
Với cách truyền thụ kiến thức hạn hẹp đến mức xếp gọn nhân cách cá nhân vào những nhiệm vụ vi mô chỉ để tìm kiếm lợi nhuận ích kỷ như kiểu “học làm giám đốc một phút”, hay “một tuần để trở thành CEO”, hiển nhiên trách nhiệm và mối tương quan toàn thể sẽ bị xem thường. Tuy nhiên, những gì có ý nghĩa ở tầm mức vi mô thì không nhất thiết quan trọng ở tầm mức vĩ mô. Ở chiều kích của toàn thể hệ thống, nguyên tắc làm việc của tự nhiên chính là hợp tác thân thiện, chứ không phải cạnh tranh một cách ích kỷ. Trong một hệ thống lành mạnh, các bộ phận cần phải biết hợp tác với nhau, nếu không, như bệnh ung thư, cả hệ thống sẽ bị tiêu diệt. Vì thế, lý lẽ của cạnh tranh cá nhân cần phải được đặt trong một hệ thống để phát triển toàn diện con người.
TO BE trong LEARNING TO BE ở đây vừa có nghĩa là học để sống, học để tồn tại, cũng vừa bao hàm ý nghĩa của khả năng tìm lại chính mình trong một tương lai bền vững.
Phát triển bền vững trong Kỷ Nhân Sinh
Với cách truyền thụ kiến thức hạn hẹp đến mức xếp gọn nhân cách cá nhân vào những nhiệm vụ vi mô chỉ để tìm kiếm lợi nhuận ích kỷ như kiểu “học làm giám đốc một phút”, hay “một tuần để trở thành CEO”, hiển nhiên trách nhiệm và mối tương quan toàn thể sẽ bị xem thường. Tuy nhiên, những gì có ý nghĩa ở tầm mức vi mô thì không nhất thiết quan trọng ở tầm mức vĩ mô. Ở chiều kích của toàn thể hệ thống, nguyên tắc làm việc của tự nhiên chính là hợp tác thân thiện, chứ không phải cạnh tranh một cách ích kỷ. Trong một hệ thống lành mạnh, các bộ phận cần phải biết hợp tác với nhau, nếu không, như bệnh ung thư, cả hệ thống sẽ bị tiêu diệt. Vì thế, lý lẽ của cạnh tranh cá nhân cần phải được đặt trong một hệ thống để phát triển toàn diện con người.
TO BE trong LEARNING TO BE ở đây vừa có nghĩa là học để sống, học để tồn tại, cũng vừa bao hàm ý nghĩa của khả năng tìm lại chính mình trong một tương lai bền vững.
Phát triển bền vững trong Kỷ Nhân Sinh
Vào năm 1987, Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển đã đặt để ý tưởng về sự bền vững nằm trong khái niệm sau: “Xã hội bền vững chính là một cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không đánh mất khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai”. Phát triển bền vững là một khái niệm không giới hạn và vẫn còn nằm trên bàn thảo luận. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có một số nguyên tắc căn bản, bao gồm: (1) tích hợp các chính sách và hoạt động của kinh tế với môi trường; (2) nguyên tắc phòng ngừa; (3) nhận thức những chiều kích tòan cầu; (4) định giá trị môi trường; (5) bảo đảm công bằng giữa các thế hệ và ngay trong từng thế hệ; (6) bảo tồn sự toàn vẹn của sinh thái và đa dạng sinh học; (7) sự tham gia của toàn thể cộng đồng.
Thực vậy, thế kỷ 21 được đánh giá như một thời đại hậu công nghiệp hóa, hậu tri thức, nơi cơ cấu xã hội dần dần được xây dựng trên những khả năng mang tính luận lý, tuyến tính, chuyên biệt và đầy những ký tự nhị nguyên của thông tin số. Người ta đang gọi thời đại này bằng những cái tên nghe rất “copywriting”: Kỷ nguyên Số hay Thời đại của những Khái niệm. Con người ngày càng trở nên sáng tạo hơn, chuyên biệt hơn, để gắng sức kết nối những khoảng cách nhiều khi rất gần gũi trước đây, và để đối mặt với những hệ thống phức tạp đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi họ mong giải quyết những điều đơn giản. Những nghịch lý tưởng như sẽ được giải quyết bằng khoa học và công nghệ, nay càng rối tung một cách lạnh lùng.
Kỷ nguyên Anthropocene (tạm dịch là Kỷ Nhân Sinh) là giai đoạn mà con người đã tạo ra lịch sử cho chính mình và cho toàn thể Trái Đất. Thuật ngữ Kỷ Nhân Sinh cho thấy chúng ta đã thực sự ra khỏi Kỷ Holocene, là thời kỳ địa chất hậu băng hà trong vòng từ mười đến mười hai nghìn năm qua, khi các hoạt động của con người đã ảnh hưởng đáng kể về mặt địa chất học và hình thái học ở mọi phương diện, từ phạm vi địa phương đến toàn cầu. Vào năm 1926, nhà địa chất học người Nga Vemadsky đã nhận ra ảnh hưởng ngày càng lớn của con người đối với lịch sử sinh thái, và ý thức của con người đang trở thành một phần của sinh quyển. Ông đã viết rằng con người đang phát triển theo chiều hướng mà trong đó, các quá trình tiến hóa phải diễn ra dưới tác động của ý thức và tương lai nhân loại, tạo ra một sức ảnh hưởng ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên. Và thế giới tư duy của con người đang định hình vai trò mạnh mẽ của năng lực trí tuệ và tài năng công nghệ trong việc kiến tạo môi trường và định mệnh của chính nó.
Điều mà ông chưa dự đoán được chính là những hậu quả kinh khủng mà các năng lực và tài năng tác động đến bầu sinh quyển và gây mất cân bằng trạng thái sống của Trái Đất. Khái niệm về sự bền vững và ổn định trong cuộc đua tìm kiếm một nền văn minh tẻ nhạt của cảm giác hưởng thụ ích kỷ và lãng phí kinh khủng nguồn tài nguyên tự nhiên không bao giờ tồn tại. Sự thách thức này làm cho Kỷ Nhân Sinh có thể trở thành định mệnh cho một giống loài tiến hóa cao cấp nhất từ trước đến nay trong lịch sử Trái Đất. Số phận của loài người sẽ được quyết định bởi cách sống của chính họ, chứ không đơn giản một cách tự nhiên như loài khủng long của Kỷ Jura. Con người nên học cách tạo cho mình một nếp sống thân thiện với môi trường xung quanh, trước khi quá muộn màng.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Kỷ nguyên Anthropocene (tạm dịch là Kỷ Nhân Sinh) là giai đoạn mà con người đã tạo ra lịch sử cho chính mình và cho toàn thể Trái Đất. Thuật ngữ Kỷ Nhân Sinh cho thấy chúng ta đã thực sự ra khỏi Kỷ Holocene, là thời kỳ địa chất hậu băng hà trong vòng từ mười đến mười hai nghìn năm qua, khi các hoạt động của con người đã ảnh hưởng đáng kể về mặt địa chất học và hình thái học ở mọi phương diện, từ phạm vi địa phương đến toàn cầu. Vào năm 1926, nhà địa chất học người Nga Vemadsky đã nhận ra ảnh hưởng ngày càng lớn của con người đối với lịch sử sinh thái, và ý thức của con người đang trở thành một phần của sinh quyển. Ông đã viết rằng con người đang phát triển theo chiều hướng mà trong đó, các quá trình tiến hóa phải diễn ra dưới tác động của ý thức và tương lai nhân loại, tạo ra một sức ảnh hưởng ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên. Và thế giới tư duy của con người đang định hình vai trò mạnh mẽ của năng lực trí tuệ và tài năng công nghệ trong việc kiến tạo môi trường và định mệnh của chính nó.
Điều mà ông chưa dự đoán được chính là những hậu quả kinh khủng mà các năng lực và tài năng tác động đến bầu sinh quyển và gây mất cân bằng trạng thái sống của Trái Đất. Khái niệm về sự bền vững và ổn định trong cuộc đua tìm kiếm một nền văn minh tẻ nhạt của cảm giác hưởng thụ ích kỷ và lãng phí kinh khủng nguồn tài nguyên tự nhiên không bao giờ tồn tại. Sự thách thức này làm cho Kỷ Nhân Sinh có thể trở thành định mệnh cho một giống loài tiến hóa cao cấp nhất từ trước đến nay trong lịch sử Trái Đất. Số phận của loài người sẽ được quyết định bởi cách sống của chính họ, chứ không đơn giản một cách tự nhiên như loài khủng long của Kỷ Jura. Con người nên học cách tạo cho mình một nếp sống thân thiện với môi trường xung quanh, trước khi quá muộn màng.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Dĩ nhiên, bất cứ nền giáo dục ở tầm mức cao nào cũng phải có trách nhiệm thúc đẩy người học hướng tới những kỹ năng và thái độ sống, cho phép mọi người, dù ở hiện tại hay tương lai, đều có khả năng tiếp cận một cách công bằng và đồng đều với các nguồn lực của Trái Đất, tiến đến một chất lượng sống thích hợp, và bảo vệ các hệ sinh thái mà tất cả chúng ta đang phụ thuộc.
Giáo dục phát triển bền vững (education for sustainability) là một nền giáo dục đẩy mạnh quá trình giải thích và thông hiểu ý nghĩa của phát triển bền vững. Quá trình này khuyến khích người học chủ động cam kết với những mục tiêu bền vững để xây dựng một nếp sống biết cách tiêu dùng các nguồn lực một cách công bằng và lâu bền. Điều này rất khác với khái niệm giáo dục môi trường, vì bất cứ chủ đề nào của cuộc sống cũng có thể trở thành nguồn dẫn để tiến hành giáo dục phát triển bền vững. Trong khi đó, giáo dục môi trường thường bỏ qua sự tích hợp và thống nhất của các hệ thống xã hội và tự nhiên. Vì thế, mục tiêu của giáo dục phát triển bền vững là nâng tư duy và cảm xúc của con người lên một tầm cao mới – tầm mức của tư duy có hệ thống và mang tính hợp tác.
“Nghĩ toàn cầu, hành động cục bộ” (Think Globally, Act Locally) – đó chính là chiến lược cho một ý thức và nếp sống vì sự phát triển bền vững. Và quá trình giáo dục nếp sống này đòi hỏi mỗi người học là một chuyên gia dự phóng cho tương lai, là một công dân có trách nhiệm, và là một nhân tố tham gia toàn diện vào quá trình sống và phát triển của cộng đồng toàn cầu. Theo Hội đồng Giáo dục Công nghệ và Kinh doanh Anh quốc (UK Business and Technology Education Council), những kết quả của giáo dục phát triển bền vững phải là:
(1) Người học có khả năng giải thích được các nguyên tắc của phát triển bền vững. Đó chính là những hiểu biết về việc phát kiến các công nghệ mang chuẩn mực nhân bản và đạo đức, sự công bằng giữa các thế hệ, khả năng gây ô nhiễm phi biên giới, các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo được, những giới hạn của tăng trưởng, chất lượng sống, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, và các hệ sinh thái của Trái Đất.
(2) Người học có khả năng biện minh cho các niềm tin của bản thân về môi trường, vì lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng (toàn cầu hay địa phương), và của các chủng loài khác. Tiêu dùng có đạo đức, bảo tồn và bảo vệ môi trường sống là những kết quả giáo dục phải được thể hiện bằng hành động cụ thể.
(3) Người học có khả năng tôn trọng sự liên đới giữa môi trường toàn cầu và môi trường địa phương. Ở đây đề cập đến các chiến lược và chính sách giữa các nền kinh tế, hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia, thương mại công bằng, nhu cầu cộng tác trên bình diện quốc tế, và trách nhiệm của địa phương đối với cộng đồng toàn cầu.
(4) Người học có khả năng nhận thức những chỉ báo của môi trường cho hành động cá nhân của mình. Đây chính là sự thay đổi nhận thức và thái độ đối với tình trạng lãng phí, sự cân nhắc giữa các nhu cầu căn bản và nhu cầu tương đối của cá nhân, khả năng sử dụng những công cụ hỗ trợ cuộc sống một cách hiệu quả nhất và cách thức tiêu dùng khôn ngoan.
(5) Người học có khả năng đưa ra quyết định cá nhân để tác động đến môi trường. Ở giai đoạn này, người học được trang bị những kỹ năng sống có trách nhiệm, làm việc biết hợp tác, và có khả năng nhận định bất cứ giá trị hay hoạt động nào có phù hợp hay không với chuẩn mực sống vững bền trên mọi khía cạnh của cuộc sống.
(1) Người học có khả năng giải thích được các nguyên tắc của phát triển bền vững. Đó chính là những hiểu biết về việc phát kiến các công nghệ mang chuẩn mực nhân bản và đạo đức, sự công bằng giữa các thế hệ, khả năng gây ô nhiễm phi biên giới, các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo được, những giới hạn của tăng trưởng, chất lượng sống, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, và các hệ sinh thái của Trái Đất.
(2) Người học có khả năng biện minh cho các niềm tin của bản thân về môi trường, vì lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng (toàn cầu hay địa phương), và của các chủng loài khác. Tiêu dùng có đạo đức, bảo tồn và bảo vệ môi trường sống là những kết quả giáo dục phải được thể hiện bằng hành động cụ thể.
(3) Người học có khả năng tôn trọng sự liên đới giữa môi trường toàn cầu và môi trường địa phương. Ở đây đề cập đến các chiến lược và chính sách giữa các nền kinh tế, hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia, thương mại công bằng, nhu cầu cộng tác trên bình diện quốc tế, và trách nhiệm của địa phương đối với cộng đồng toàn cầu.
(4) Người học có khả năng nhận thức những chỉ báo của môi trường cho hành động cá nhân của mình. Đây chính là sự thay đổi nhận thức và thái độ đối với tình trạng lãng phí, sự cân nhắc giữa các nhu cầu căn bản và nhu cầu tương đối của cá nhân, khả năng sử dụng những công cụ hỗ trợ cuộc sống một cách hiệu quả nhất và cách thức tiêu dùng khôn ngoan.
(5) Người học có khả năng đưa ra quyết định cá nhân để tác động đến môi trường. Ở giai đoạn này, người học được trang bị những kỹ năng sống có trách nhiệm, làm việc biết hợp tác, và có khả năng nhận định bất cứ giá trị hay hoạt động nào có phù hợp hay không với chuẩn mực sống vững bền trên mọi khía cạnh của cuộc sống.
Với những kết quả như trên, chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục vì phát triển bền vững phải là một quá trình rèn luyện và đào tạo bảo đảm tính năng động và thích nghi, tính kỷ luật liên đới, tính hợp tác, tính địa phương, sự nhấn mạnh của các giá trị, kinh nghiệm sống, tính định hướng tương lai, tính định hướng hành động, lấy người học làm trung tâm, giải quyết vấn đề, và tính hệ thống.
Trong thời buổi khi những thay đổi làm đổi thay mọi thứ, những nếp sống ích kỷ, không ổn định và dễ đổ vỡ càng không nên là tiêu chuẩn để giáo dục thế hệ trẻ. Vì thế, các giáo viên ngày nay cũng nên thực tế một chút và tự hỏi chính mình: “Liệu tôi đã thực sự dạy dỗ các học sinh để chúng có được một tương lai vững bền ?”.
(Theo Tuổi Trẻ Online: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=234407&ChannelID=119)