Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Chỉ số IQ và phương pháp xác định IQ


ThS. Lý Minh Tiên
P.Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục
Trường Đại học Sư PhạmTP.HCM

IQ LÀ GÌ?

IQ là ký hiệu lấy hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là “Intelligence Quotient”, thường dịch là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó. Ta có thể hình dung khả năng đó qua câu chuyện sau đây:

Edidon cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton (tốt nghiệp đại học y khoa Toán). Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa tính ra. Edidon đi qua, nói: “Có gì phức tạp lắm đâu!”. Ông mang chiếc bóng đèn ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton: “Anh đổ nước vào ống đó, xem dung tích là bao nhiêu. Đó là dung tích của bóng đèn”.

Từ câu chuyện trên ta thấy người thông minh là người có khả năng vượt trội về mặt trí tuệ so với nhiều người khác. Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện về người thông minh và có lẽ chỉ số IQ không hề xa lạ với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người làm công tác y tế và giáo dục. Về khái niệm, hầu hết mọi người đều có được ý niệm trực giác về trí thông minh. Có nhiều từ dùng để chỉ những khác biệt về mức độ thông minh: sáng dạ, lanh lợi, thông minh, tài tình, khôn ngoan, láu lỉnh, chậm hiểu, tối dạ, ngu đần, đần độn v.v…Mấy năm gần đây, một số chương trình quảng cáo trên truyền hình về thực phẩm cũng thường nhắc đến chỉ số IQ, đến quan hệ giữa thông minh và trí não. Điểm cần nhấn mạnh trước tiên là chỉ số IQ không phải bất biến. Ngoài yếu tố dinh dưỡng hợp lý, tùy thuộc hoàn cảnh giáo dục, môi trường giao tiếp và môi trường văn hóa cộng với sự năng động của cá nhân, chỉ số IQ có thể thay đổi sau một thời gian.

PHƯƠNG PHÁP ĐO IQ

Một chút bàn luận:

Bằng quan sát trong đời sống ta thấy, trí thông minh thể hiện ở “sự nhanh nhẹn, linh hoạt” trong nhận thức, ở khả năng “sớm hiểu sớm biết” so với người cùng lứa tuổi, là “khả năng vượt trội” về trí tuệ. Cũng có người nói đến sức bật nhận thức, sức chú ý, độ tập trung, khả năng quan sát v.v… Trong câu chuyện về Edison, chính phản ứng nhanh nhạy của Edison mới bộc lộ trí thông minh của ông. Vì vậy, quan niệm cần nắm rõ khi đo IQ chính là đo sức hiểu biết chứ không phải là đo vốn hiểu biết rộng hay hẹp. IQ có liên quan đến quá trình học tập, kết quả học tập, nhưng đo IQ phải hướng đến đo khả năng nhận thức (khả năng theo học, khả năng làm việc bằng trí não, khả năng trí nhớ). Điều này khác xa với các bài do thành quả học tập. Như vậy, một đứa trẻ nhỏ cũng có thể đạt IQ ngang với một học sinh lớn, học bậc trung học phổ thông. Tin tức sua đây cho thấy điều vừa nói:

Báo Thanh niên ngày 16/2/2005 đưa tin cậu bé Mikhail Ali mới 3 tuổi (đến từ Bramley, Leeds) đã vượt qua kỳ thi thẩm định chỉ số IQ tổ chức tại ĐH York, Anh quốc. Em đã thực hiện xong hàng loạt bài thi bao gồm toán, tranh ảnh, các câu hỏi khó về logic và dãy số do hiệp hội Mensa đưa ra, đạt 137 điểm và trở thành thành viên nhỏ tuổi nhất đỗ kỳ thi của tổ chức này. Em bé được xác định là có tài năng bẩm sinh, làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng cũng vẫn còn là một cậu con trai bé bỏng, ăn nhiều và chơi với những đồ chơi hằng ngày.




Để có phương pháp đo IQ một cách khoa học, ta cần tìm hiểu định nghĩa thuật ngữ “trí thông minh”. Bởi đây là một khái niệm quan trọng làm cơ sở lý luận cho việc đo lường. Năm 1921, một tạp chí nghiên cứu hỏi 14 nhà tâm lý học và giáo dục học nổi tiếng về định nghĩa trí thông minh. Kết quả nhận được 14 định nghĩa, trong số đó các chuyên gia nhấn mạnh đến “khả năng học tập từ kinh nghiệm” và “khả năng đáp ứng với môi trường”. Năm 1986, những nhà nghiên cứu lập lại câu hỏi định nghĩa trí thông minh với 25 chuyên gia. Kết quả thu được là nhiều định nghĩa khác nhau, liên quan đến: (1) khả năng đáp ứng tổng quát với một vấn đề mới trong cuộc sống; (2) năng lực để tham gia vào việc tư duy trừu tượng, sự điều chỉnh đối với môi trường; (3) khả năng về tri thức và sở hữu tri thức; (4) khả năng tổng quát về tính độc lập, tính sáng tạo và hiệu quả trong khi suy nghĩ; (5) khả năng để thu nhận được khả năng; (6) sự nắm bắt các mối quan hệ có liên quan; (7) khả năng để đoán xét, để hiểu được ý nghĩa và để lập luận; (8) suy diễn các mối quan hệ; (9) năng lực nhận thức chung, bẩm sinh.

Định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu đề nghị là coi trí thông minh như một nhóm khả năng được biểu hiện và đánh giá qua điểm số mà những trắc nghiệm trí tuệ đo được. Định nghĩa là thuận lợi cho việc nghiên cứu có liên quan đến một thuật ngữ rất trừu tượng là “trí thông minh”,mở ra hướng đo đạc, lượng hóa các khả năng trí tuệ, những từ đó cũng nổi lên một số vấn đề. Bởi vì hiện nay có nhiều trắc nghiệm khác nhau, các trắc nghiệm không đo lường cùng một cái gì như nhau. Bên cạnh các trắc nghiệm phi ngôn ngữ có thể dùng chung cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau, những trắc nghiệm có sử dụng ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng khá mạnh vào một nền văn hóa. Mặt khác, khi xây dựng trắc nghiệm thường người ta phải hướng đến mục đích của việc đo lường, nghĩa là phải phân tích lý luận về cái cấu thành nên trí thông minh. Về điểm này thường có các quan niệm khác nhau:

- Nhà tâm lý học người Pháp, A.Binet cho rằng trong cấu trúc trí tuệ có những năng lực như: chú ý, tưởng tượng, phán đoán và suy lý.

- Nhà bác học người Anh, C. Spearman (1863 – 1945) qua nghiên cứu nhiều trắc nghiệm dựa trên phương pháp toán học, đã kết luận rằng có một nhân tố chung ảnh hưởng đến tất cả các trắc nghiệm được nghiên cứu. Bên cạnh đó ông còn chỉ ra những nhân tố riêng, chỉ tồn tại đối với mỗi trắc nghiệm. Quan niệm của Spearman đã được đưa vào trong tâm lý học, như là thuyết hai nhân tố (factors) của trí thông minh, đó là nhân tố G (general) và S (special).

- Nhà tâm lý học người Mỹ, L.L.Thurstone (1887 – 1955) đưa ra phương pháp phân tích đa nhân tố (1947). Ông cho rằng trí thông minh gồm 7 nhân tố:

V = sữ lĩnh hội ngôn từ (vebal comprehension).
W = hoạt bát ngôn ngữ (word fluency)
N = khả năng vận dụng tài liệu chữ số (Number).
S = năng lực không gian (space)
M = trí nhớ )memory).
P = tri giác (perceptual).
R = khả năng suy luận (reasoning).

- J.P.Guilford cho trí tuệ gồm 120 năng lực, chia làm 3 mặt: tiến trình, chất liệu, kết quả.
- Gần đây, qua kết quả nghiên cứu, các nhà tâm lý học Trung Quốc cho rằng trí thông minh bao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo.



IQ tỉ lệ thuận với GDP của Quốc gia


- Qua phân tích hệ thống các trắc nghiệm rí tuệ đang được sử dụng, có thể thấy những thành phần thường được nhắc đến như: kiến thức tổng quát, suy luận ngôn ngữ, suy luận trừu tượng, tính toán số học, hình học, tri giác không gian, trí nhớ ngắn hạn, từ vựng, logic, tốc độ tính toán v.v…

Còn nhiều nhà khoa học khác nữa, với những quan điểm và giải thích khác nhau về vấn đề trí thông minh, nhưng cuối cùng đều có chung một nhận định: Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực. Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu. Các nhóm năng lực này cần được phát huy một cách đồng bộ, cân đối, đầy đủ theo hướng nâng cao dần. Nếu một thành phần không được phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống.

Công thức tính IQ:

Để tính toán chỉ số IQ, công thức ban đầu được lập nên là:

IQ  = MA   x 100
             CA 

Trong đó: MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, tính bằng tháng, quy từ điểm trắc nghiệm.

                CA (Chronological Age) là tuổi thực tế tính bằng tháng, theo thời gian sinh trưởng của mỗi người).

Thí dụ: Một nhi đồng tuổi đời tròn 8 năm, khi làm một test trí tuệ đạt được tuổi trí khôn tương đương trẻ em 10 tuổi, chỉ số thông minh của em bé này là:

IQ = 10 x 12 x 100 = 125
         8 x 12
Tuy nhiên, cách tính này đã bộc lộ nhược điểm là không đại diện được cho mọi lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con người. Về sau, nhiều cách tính khác được đề nghị. Như Wechsler trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và cho người lớn đã sử dụng điểm IQ chuyển hóa. Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số bài trắc nghiệm của một người sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lý thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một dân số người được phân bố bình thường, và thang này có điểm trung bình = 100 độ lệch tiêu chuẩn = 15. Công thức tính:

IQ = 100 + 15 Z

Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức Z = X - µ   , trong đó µ và σ
                                                                                                            σ  
 lần lượt là điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn các bài làm của nhóm đông người chọn làm đại diện cho dân số.

Thí dụ: Khảo sát bằng test RAVEN (60 câu hỏi) trên một nhóm khoảng 2000 học sinh đại diện cho các học sinh lớp 8 TPHCM thu được điểm trung bình µ = 35,5 độ lệch tiêu chuẩn σ = 11,4. Học sinh Tuấn, lớp 8 làm bài test này đạt 48 điểm. Vậy IQ của Tuấn là bao nhiêu?

Giải: Đổi điểm của Tuấn ra Z = (48 – 35.5)/11.4 – 1.096

Suy ra IQ = 100 + 15 x 1.096 = 116

Dưới đây là bảng giải thích ý nghĩa từng nhóm điểm IQ và biểu diễn bằng đồ thị (các vùng dưới đường cong bình thường tính trên dân số rất lớn):

Bảng 1. Giải thích các loại IQ

Khoảng điểm IQ
Mô tả ý nghĩa
Tỷ lệ % trong dân số
40 – 55
Rất kém
0.13%
55 – 70
Chậm phát triển tâm thần
2,14%
70 – 85
Kém thông minh
13,59%
85 – 115
Trí tuệ bình thường
68,26%
115 – 130
Thông minh
13,59%
130 – 145
Trí thông minh cao (có tài)
2,14%
145 – 160
Thiên tài
0,13%

  Tuyến bình thường là đồ thị chỉ ra gần đúng có bao nhiêu phần trăm người trong dân số rơi vào mỗi hàng số IQ. Về mặt lý thuyết, nếu tất cả mọi người trên thế giới cùng làm một bài test, hầu hết sẽ có điểm nằm trong dãy “Trung bình”. Một phần nhỏ hơn trong dân số có điểm số nằm dưới hoặc phía trên trung bình. Các điểm số rất cao và rất bé là hiếm. Để phỏng định các tỷ lệ % này, xin dùng bảng Z đính kèm trong các sách thống kê.

Minh họa một số câu trắc nghiệm đo IQ:

Để giúp độc giả nắm được các ý tưởng và cách thức soạn các câu trắc nghiệm đo trí tuệ, hãy xem xét câu trắc nghiệm loại Đúng – Sai sau đây:

“Hai con gà và 4 con chó có tất cả 22 chân”       Đúng        Sai

Câu hỏi không khó nhưng về khía cạnh trí tuệ, để xác định câu này là đúng hay sai, người trả lời cần sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau:

1. Có kiến thức tổng quát về cơ thể các con gà và chó.

2. Hiểu các quy tắc số học đẻ nhân 2 với 2, 4 với 4 và cộng 16 với 4.

3. Hiểu về phương tiện đại số rằng một đơn vị “gà” bằng hai đơn vị “chân”, một đơn vị “chó” bằng bốn đơn vị “chân”.

4. Phải đối chiếu tổng các chân con vật với con số hai mươi hai, theo cách hợp logic.

5. Phải lưu giữ các tổng từng phần trong trí nhớ ngắn hạn để thuận tiện cho việc so sánh các tổng.

6. Sử dụng nhận thức bằng thị giác để có hình ảnh các con vật trong óc nhằm lượng giá dễ dàng hơn các thao tác tính toán số học.

7. Vốn từ vựng phải sử dụng để hiểu ý nghĩa các từ trong bài toán.

8. Nếu một số từ viết (hoặc đọc) sai chính tả, bài toán sẽ đổi khác so với bài toán đã cho, hoặc lỗi khi in ấn cũng làm sai lệch dữ kiện bài toán.

9. Cần sử dụng tất cả kỹ năng trên trong một khoảng thời gian rất ngắn và tốc độ tính toán cần phải đủ nhanh để cho ra một lời giải được xác định trong khoảng thời gian được phép.

10. Khả năng trực giác cần được sử dụng để cảm nhận chung về câu phát biểu. Trực giác này dùng để duyệt qua, xem xét sự chơi chữ, ý nghĩa kép trong ngữ cảnh, hay các khía cạnh bị làm sai lạc.

Nào, bây giờ bạn hãy thử hoàn thành 3 câu hỏi ngay dưới đây.

Làm trong 60 giây

1. 2 con vịt và 2 con chó có tổng số chân là 14
 Đúng     Sai

 2. Một cái bánh có thể cắt thành hơn 7 miếng chỉ với 4 nhát cắt theo đường thẳng xuyên qua tâm cái bánh.
 Đúng     Sai

3.      Hai trong các số sau đây có tổng đến 13.
1, 6, 3, 5, 11
 Đúng     Sai

Đáp án: Câu 1: Sai;  Câu 2: Đúng; Câu 3: Sai

Dựa trên ý nghĩa vừa trình bày, mỗi câu trắc nghiệm IQ được soạn theo nhiều hình thức khác nhau phục vụ cho một ý đồ riêng, nhằm đo lường một cái gì đó của trí tuệ. Như đã trình bày trong phần lý luận trên, quan niệm trí thông minh là sự phối hợp của nhiều thành tố giúp cho việc xây dựng bài trắc nghiệm thành dễ dàng hơn. Các câu hỏi sẽ hướng vào đo lường các kỹ năng trong từng thành tố. Ví dụ:

Ngôn ngữ
Toán học
Tri giác không gian
Suy luận logic
Nhận biết các mẫu
Phân loại
v.v…

Dưới dây là vài câu ví dụ:

Đo khả năng ngôn ngữ.

1. Tìm từ trái nghĩa:

     - thuần Việt: Ví dụ: cho từ “Cứng”, trả lời “Mềm, “Ngày → “Đêm”, “Dài”  →  “Ngắn”
     - Hán Việt: Ví dụ: “Thượng” → “Hạ”,  “Nhập” → “Xuất”

2. Phân tách từ kép Hán - Việt:

     Ví dụ: Tiếp thị → tiếp cận thị trường;  Quốc sách →  chính sách quốc gia.

3. Đổi trật tự từ, lập câu mới:

    Với 5 từ trong câu KHÔNG BẢO, SAO NÓ ĐẾN?, lập các câu mới:
            - Sao không bảo nó đến?
            - Bảo nó đến, không sao?
            - Nó bảo, sao không đến?
            - Nó đến, sao không bảo?

4. Ghép thêm từ đơn, tạo từ đôi có nghĩa:

            Cho từ “Học”. Ghép được: Học hành, học thuật, học giả, học sinh.
Đo khả năng nhận ra các khuôn mẫu, luận lý và trí thông minh toán học.

Câu ví dụ 1. Con số nào sẽ đứng kế tiếp trong dãy số sau?

            1, 4, 9, 16, 25

Nhận xét: Dãy số tăng theo cách + 3, + 5, + 7, + 9, + 11, nên đáp số = 36.

Câu ví dụ 2. Con số nào sẽ đứng kế tiếp trong dãy số sau?

            3, 5, 8, 13, 21.

Nhận xét: Vì trật tự các số trong dãy tuân theo quy tắc: số kế tiếp là tổng hai số đứng liền trứơc nó. Như 3 + 5 = 8, 5 + 8 = 13, 8 + 13 = 21. Suy ra đáp số là 34 (vì 13 + 21 = 34).
Đo khả năng xếp loại và trí thông minh toán học.

Câu ví dụ: Con số nào không thuộc cùng nhóm?

Đáp án = 17 (vì là số lẻ duy nhất).

4
32
144
17
28
122
18
64
188
322
14
202
  Kiểm tra trí thông minh toán học, logic và ngôn từ.

Câu ví dụ: Chữ cái trong ô cuối là gì ?

E
C
O
B
A
B
G
B
N
D
B
?

   Đáp án = H

Lời giải: Chuyển đổi mỗi chữ cái thành con số ở vị trí tương đương với nó trong bảng cữ cái  (tiếng Anh), ví dụ chữ C thành số 3. Sau đó, tại mỗi hàng, nhân hai số trong hai cột đầu để tính ra chữ cái tương ứng tại cột thứ ba.

Kiểm tra khả năng nhận ra mẫu hình (pattern) và khả năng về thị giác.
Câu ví dụ: Chọn một hình kế tiếp hợp lý từ trong 6 hình cho bên dưới.

Giải thích quy luật: Cả khối hình di chuyển theo chiều kim đồng hồ và hình vuông chuyển động ngược chiều kim đồng hồ trong khi tự xoay 45 độ quanh nó. Một nửa của đường thẳng di chuyển 90 độ theo chiều kim đồng hồ, trong khi nửa còn lại di chuyển 45 độ ngược chiều kim đồng hồ. Đáp án là hình E.

Đo năng lực tri giác không gian

Câu ví dụ: Hãy chọn miếng ghép bên phải lắp đúng vào hình bên trái:



Đáp án C
Kiểm tra khả năng phân loại và tri giác không gian.
Câu ví dụ: Hình nào khác với những hình còn lại?
Đáp án = A





NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI THÊM VỀ IQ

Dưới đây xin dẫn lại hai bài viết gần đây liên quan đến chỉ số IQ. Những thông tin mói này là rất cần thiết. Nó giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn về chỉ số IQ. Nội dung trong hai bài này là kết quả của những nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở bài 2, cho thấy tính chất hạn chế của việc chỉ dùng IQ khi đánh giá thông minh. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có ý thức bổ sung những điểm còn hạn chế.

Những điều chưa biết về IQ

Mọi người thường nhắc tới chỉ số thông minh IQ nhưng còn nhiều điều khiến bạn phải ngạc nhiên về nó. Bạn có thể tham khảo qua kết quả của các nhà nghiên cứu Mỹ.

1. Trường học ảnh hưởng tới IQ:

Sự thông minh nói chung không ảnh hưởng tới quyết định đến trường hay không nhưng việc đến trường học giúp học sinh tăng chỉ số IQ của mình. Càng nghỉ học sớm thì nguy cơ thua kém về IQ so với các bạn cùng trang lứa càng tăng.

Theo kết quả khảo sát em có IQ thấp của Tổ chức giáo dục mở rộng của London, IQ của các em giảm dần theo các nhóm tuổi từ bé đến lớn: nhóm 4 – 6 tuổi có IQ = 90, nhóm tuổi lớn nhất 12 – 20 tuổi là 60.

- Nghiên cứu tại Nam Phi và Mỹ cho thấy mỗi năm trì hoãn đi học, IQ của trẻ giảm 5 điểm.

- IQ chịu ảnh hưởng của thời gian đi học. Cuộc điều tra ở Mỹ với những người ở lại trừơng lâu hơn tránh đi lính và người không có động cơ này. Kết quả, người ở lại trường lâu hơn có IQ cao hơn, khả năng kiếm tiền cũng hơn 7%.

- Nghỉ học giữa chừng làm giảm IQ.

- Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ hè. Các nhà nghiên cứu đã chọn 2 học sinh kiểm tra riêng biệt trước và sau khi nghỉ hè. Kết quả, có sự suy giảm trong hệ thống IQ ở 2 em này so với cuối năm học.

2. IQ không chịu ảnh hưởng của thứ tự sinh

Quan niệm con cả khôn ngoan và có khả năng lãnh đạo hay em khôn hơn anh chị không đúng. Thậm chí, có người còn cho rằng trong gia đình đông con IQ thấp. Thực tế, những người khôn ngoan có xu hướng sinh ít con nhưng sự thực là không hề có liên hệ hay ảnh hưởng nào gây tác động giữa quy mô gia đình và IQ của trẻ. Thứ tự sinh không dự báo trước IQ của trẻ. Ngoài ra, 2 anh em ruột sinh gần nhau có thể có IQ tương đồng hơn so với trẻ sinh cách xa nhau vẫn chưa có cơ sở chứng minh.

3. Sữa mẹ liên quan đến IQ

Những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc thường có IQ cao hơn trẻ khác. Kết quả nghiên cứu những trẻ cùng điều kiện chăm sóc, chỉ khác nguồn sữa nuôi thì em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có IQ cao hơn từ 3-8 điểm so với em khác khi được 3 tuổi.

Lý do, sữa mẹ rất giàu năng lượng axit béo omega 3, tăng cường màng tế bào não, tăng hiệu quả dẫn truyền dẫn tạo ra từ những xung chấn thần kinh cho trẻ.

4. IQ biến đổi theo ngày sinh:

Tuổi nhập học của các em giống nhau nhưng trẻ sinh vào 3 tháng cuối năm đi học muộn hơn bạn bè. Các nhà nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ sinh muộn trong năm sẽ có IQ thấp hơn vì mỗi năm học IQ của trẻ sẽ tăng được 3,5 điểm. Với thời gian đi học ít hơn các bạn nên những em sinh muộn trong năm có IQ thấp hơn.

5. Gen di truyền ảnh hưởng IQ:

Nghiên cứu 2 anh em sinh đôi được nhận nuôi trong 2 gia đình trung lưu, người ta tìm ra liên hệ này. Nhiều người nghĩ khi còn sống với gia đình, IQ của 2 anh em sẽ tương đồng. Chỉ khi họ bắt đầu cuộc sống tự lập, có những kinh nghiệm sống riêng thì IQ mới khác.




Sự thật, khi sống tự lập IQ của 2 anh em càng trở nên giống nhau vì chịu tác động từ gen di truyền ảnh hưởng tới trí thông minh của họ (sự tương đồng gen của 2 anh em là 50%).

6. Kích cỡ đầu liên quan IQ:

Phải tới khi có phương tiện hiện đại quan sát hệ thần kinh, người ta mới chứng minh được mối liên hệ này là có thật nhưng nó không đáng kể. Minh chứng cụ thể nhất là cuộc khảo sát kích cỡ mũ đội đầu và IQ của quân đội Mỹ.

7. IQ thế hệ sau ngày càng tăng:

IQ tăng gần 20 điểm sau mỗi thế hệ. Nếu tính điểm, hơn 90% người thế hệ hôm nay được gọi là thiên tài ở những thế hệ hôm qua. Sự tăng trưởng về chỉ số thông minh do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tốt hơn, thời gian đi học nhiều hơn, cha mẹ có phương pháp giáo dục con tốt hơn, đồ chơi thông minh và ưu điểm của máy vi tính.

8. IQ bị ảnh hưởng bởi thực đơn ăn uống

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống có khả năng ảnh hưởng tới chức năng của não, cá là thức ăn phát triển tốt nhất  cho sự phát triển của não bộ. Theo phân tích số liệu quy mô lớn với hệ thống trường học ở New York, sự ảnh hưởng này rất lớn.

Kiểm tra IQ của gần 1 triệu trẻ em học sinh trước và sau khi đổi thực đơn bữa trưa (với thực phẩm ít chất bảo quản, màu thực phẩm, ít màu sắc và ít dùng gia vị nhân tạo), có đến 14% học sinh tiến bộ hơn hẳn, đặc biệt là với em có thể trạng yếu.

Sưu tầm