Đức Chúa Trời không muốn thay đổi cách cư xử bề ngoài của chúng ta, mà chỉmuốn thay đổi sự sống của chúng ta. Ý định của Ngài là thay thế sự sống cũ của chúng ta bằng một sự sống mới. Ngài chỉ có thể thực hiện điều này trong Christ Giê-su. Khi chúng ta ở trong Đấng Christ, công tác thay thế này tự động được áp dụng cho chúng ta.
Tuy nhiên, trước khi Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta một sự sống mới, vài vấn đề cần được giải quyết. Nếu nhữngđiều ấy chưa được giải quyết, thì Đức Chúa Trời không bao giờ có thể ban cho chúng ta sự sống, và chúng ta sẽ không bao giờ có quyền nhận lãnh gì từ nơi Ngài. Chúng ta biết rằng vấn đề tối quan trọng trong đức tin Cơ-đốc là sở hữu một sự sống mới từĐức Chúa Trời. Nhưng có vài điều kiện tiên quyết, nếu không đáp ứng những điều kiện ấy thì chúng ta không thể nào nhận lãnh sự sống mới. Vì vậy, những điều ấy giữ một vị trí quan trọng và đáng được chúng ta lưu ý.
Điều thứ nhất là sự tha thứ tội lỗi. Điều này cho Đức Chúa Trời một chỗ đứng thích hợp để ban phát sự sống cho chúng ta.
Tất cả chúng ta đều biết rằng cách cư xử mà sự sống thiên nhiên của chúng ta bày tỏ ra thì vô cùng xấu xa. Cách cư xử ấy tồi tệ đến cùng cực. Hành vi bại hoại của chúng ta được bày tỏ qua những tội lỗi chúng ta vi phạm. Một số người phạm những tội lỗi dại dột và xấu xa, trong khi những người khác thì buông mình vào những tội lỗi tao nhã và tinh vi hơn. Trong cả hai trường hợp, tất cả những tội lỗi ấy đều phải được tha thứ. Những tội lỗi ấy phải được tha thứ cách thích đáng và đúng đắn trước khi chúng tacó thể nhận lãnh sự sống của Đức Chúa Trời.
Thứ hai, chính cái sự sống làm cho tội lỗi hoạt động phải được xử lý cách thấu đáo. Trừ khi sự sống ấy được nhổ bỏ tận gốc, khả năng phạm tội vẫn tồn tại; nó sẽ tiếp tục sinh ra bông trái bại hoại. Tội vẫn xuất hiện trong suy nghĩ và hành động của chúng ta. Đức Chúa Trời phải có giải pháp dứt khoát cho sự sống cũ của chúng ta. Sự sống ấy phải được kết liễu một lần đủ cả.
Sau khi giải quyết hai điều này, Đức Chúa Trời có thể tự do ban phát sự sốngmới cho chúng ta trong Đấng Christ. Rồi hằng ngày chúng ta có thể bước đi theo sự sống ấy. Chúng ta cũng có khả năng sốngtrên đất một cuộc sống giống Đức Chúa Trời và thực hiện mục đích của Ngài.
Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của chúng ta bằng cách nào? Nhiều người có quan niệm sai lầm về vấn đề này. Họ nghĩ rằng mặc dầu họ đã phạm nhiều tội lỗi, nhưng những tội lỗi ấy có thể được tha nếu họ ăn năn về hành vi gian ác của mình.
Nhưng ăn năn không bao giờ có thể xóa bỏ tội bạn đã phạm. Dầu có ăn năn bao nhiêu, những tội lỗi của bạn vẫn còn đó. Bạn có thể hối hận về tội lỗi của mình bao nhiêu tùy thích, nhưng vẫn không xóa được những tội lỗi ấy nhờ ăn năn.
Khi tôi rao giảng tại Khai Phong, vài công chức của chính quyền có mặt [tại buổi truyền giảng]. Tôi nói với họ rằng giả sử có một tên cướp đã phạm nhiều tội ác và sát hại nhiều người, nhưng không bị bắt suốt một thời gian dài. Rồi một ngày kia hắn đến trước mặt bạn và nói rằng: “Tôi ăn năn về tất cả những hành vi xấu xa trước kia của mình. Từ nay trở đi tôi sẽ cải tà qui chánh. Tôi đã quyết định làm một người công dân tôn trọng pháp luật và làm một người lương thiện”. Xin cho tôi biết, hành động ăn năn của hắn có hủy bỏ những tội ác trước kia của hắn, các vụ kiện mà những nạn nhân của hắn đưa ra tòa, và sự truy tố chống lại hắn bởi pháp luật không? Những điều ấy có bị hủy bỏ không? Pháp luật có buông tha hắn không?
Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng tất cả những tội lỗi đều phải gánh chịu một loại phán xét nào đó. Không phải dễ dàng mà bỏ qua bất cứ hành động nào của chúng ta. Biểu hiện bề ngoài của sự sống chúng ta thì có tính cách tội lỗi. Không những chúng ta phạm tội đối với chính mình, mà còn phạm tội đối với những người khác, và trên hết phạm tội đối vớiĐức Chúa Trời. Đức Chúa Trời vốn công chính. Ngài không thể bỏ qua những tội lỗi của chúng ta. Sự công chính của Ngài không cho phép Ngài làm như vậy.
Tôi còn nhớ một câu chuyện có thật. Lần kia người đàn ông nọ giết chết một người và cướp một số tiền. Sau đó hắn trốn tránh sang một làng khác. Tại đó hắn lập gia đình và sinh được vài đứa con. Người dân tại làng ấy không biết gì về quá khứ của hắn.
Một ngày kia, ba thám tử đến tìm hắn. Họ bắt được hắn và sắp dẫn đi. Hắn quay sang vợ hỏi rằng: “Suốt những năm tháng chung sống với em, anh là một người chồng tốt phải không?” Người vợ đồng ý. Sau đó hắn quay sang các con mình nói rằng: “Ba là một người cha tốt đối với các con phải không?” Mấy đứa trẻ cũng gật đầu. Cuối cùng hắn quay sang hàng xóm của mình nói rằng: “Trong thời gian qua, tôi có bao giờ xâm phạm đến tài sản của bà con hay phạm lỗi lầm gì đối với bà con không? Bà con cho tôi là một người hàng xóm tốt phải không?” Tất cả đều đồng ý ông là một người tử tế.
Kế đến hắn quay sang ba thám tử và tự biện hộ rằng: “Xem đó, tôi là một ngườichồng tốt suốt bao năm nay. Đây là những chứng nhân làm chứng cho sự lương thiện của tôi. Các anh nên buông tha tôi!” Ba thám tử ấy đáp rằng: “Anh có thể được thanh minh trước mặt mọi người, nhưng anh không được thanh minh trước pháp luật. Hành động ăn năn của anh có thể bảo đảm là anh vô tội trong tương lai, nhưng không bao giờ có thể xóa bỏ tội lỗi của anh trong quá khứ, cũng không thể cứu anh khỏi sự phán xét của pháp luật”. Cuối cùng, hắn phải chịu xét xử trước tòa án.
Khi phạm tội, lương tâm của chúng ta cũng không buông tha mình. Những khi lương tâm im lặng, chúng ta không cảm thấy mình tội lỗi gì lắm. Dầu vậy, lương tâm tuy có thể ngủ, nhưng không bao giờ chết! Vào giây phút lương tâm thức dậy, nó sẽ kết án chúng ta về những tội lỗi của mình và làm cho chúng ta cảm thấy rất bứt rứt. Có lẽ ngày nay nó im lặng, nhưng sẽ không im lặng mãi mãi. Nó sẽ không bao giờ bỏ qua những gì chúng ta đã làm trong quá khứ.
Hơn nữa, Đức Chúa Trời không thể tha thứ những tội lỗi của chúng ta cách thiếu nghiêm túc. Nếu chúng ta phạm tội cáchbất cẩn và Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của chúng ta cách vô trách nhiệm, thìchính Đức Chúa Trời sẽ rơi vào chỗ phạm tội trong hành động tha thứ của Ngài.Điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời không có quyền tha thứ tội lỗi, mà cónghĩa là Đức Chúa Trời chỉ có thể tha thứ khi sự tha thứ xứng đáng với tư cách của Ngài. Ngài không thể hạ phẩm giá của mình mà thành ra không công chính trong tiến trình tha thứ những tội lỗi của chúngta. Đức Chúa Trời mãi mãi là Đức Chúa Trời công chính.
Vậy, Đức Chúa Trời tha thứ những tội lỗi của chúng ta bằng cách nào? Kinh Thánh cho thấy rằng chúng ta không những nhận được sự tha thứ trong sự cứu rỗi của mình, mà còn nhận được sự xưng công chính. Nhiều khi Kinh Thánh đặt sự tha thứ và sự xưng công chính chung với nhau. Hai điều này tạo thành hai bước đầu cho việc tiếp nhận sự sống mới.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn vấn đề tha thứ và xưng công chính. Chúng ta phải trở lại với Đấng Christ vì Ngài là chìakhóa cho toàn bộ vấn đề. Đức Chúa Trời xem Đấng Christ là Đầu của dòng giống mới. Ngài là con người thứ hai. Ngài cũng là A-đam sau cùng. A-đam thứ nhất là một con người lớn lao bao gồm toàn thể nhân loại. Khi ông phạm tội, toàn thể nhân loạibị bại hoại. Đức Chúa Trời thi hành sự phán xét của Ngài trên một người là Đấng Christ, vì Đấng Christ cũng là một con người tập thể lớn lao. Những người được bao gồm trong Ngài đều chịu tất cả sựphán xét của Đức Chúa Trời trong Ngài.
Do đó, Kinh Thánh chép rằng khi Đấng Christ chết, Ngài chết thay cho chúng ta. Chúng ta không chết với tư cách là nhữngcá nhân; chúng ta chết trong Đấng Christ. Sự chết của Ngài bao gồm tất cả chúng ta. Nhờ cái chết ấy, những tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ. Vậy nên, sự tha thứcủa Đức Chúa Trời dựa trên sự phán xétcủa Ngài trong Đấng Christ. Đây không phải là sự tha thứ vô trách nhiệm. Trái lại, sự tha thứ này rất công bằng.
Lần kia, một người tranh luận với tôi về điểm này. Anh nói: “Anh Nee à, nếuĐức Chúa Trời muốn tha thứ tội lỗi của chúng ta, tại sao Ngài không thể đơn giản nói như vậy? Tại sao Ngài phải sai Con Ngài đến chịu đóng đinh trên thập tự giá?Làm như vậy quá phiền hà!” Anh nghĩ Đức Chúa Trời là một người tốt bụng không ngần ngại xóa bỏ những tội lỗi của chúng ta mà không quan tâm gì đến luật pháp!Anh không nhận thức rằng Đức Chúa Trời phải trải qua nhiều bước rồi mới có thể tha thứ được.
Vài năm trước, tôi rao giảng về vấn đề này tại một trường nữ sinh ở Nam Kinh. Tuy nhiên, các em học sinh không thể thấu hiểu ý niệm này. Trước mặt tôi có một cái bàn nhỏ trên đó đặt một chiếc bình rất đẹp. Tôi hỏi bà hiệu trưởng của trường rằng: “Giả sử có người làm vỡ chiếc bình này. Theo luật lệ của trường, bà sẽ làm gì?” Bà hiệu trưởng đáp người ấy phải bồi thường. Tôi hỏi: “Nếu người làm vỡ chiếc bình là một trong những học sinh bà yêu thích nhất thì sao?” Bà đáp dầu sao đi nữa luật lệ vẫn không thay đổi. Tôi hỏi tới nữa rằng: “Giả như em học sinh ấy không thể bồi thường thì sao?” Bà hiệu trưởng đáp luật lệ vẫn như cũ.
Vào ngày hôm sau, trong buổi nhóm, chiếc bình không còn nữa. Người làm vỡ chiếc bình là một trong những học sinh vị hiệu trưởng yêu thích nhất, và điều ngẫu nhiên là em rất nghèo. Tôi lợi dụng cơ hội giảng một lần nữa giáo lý về sự cứu rỗi bởi sự chết của Giê-su. Bà hiệu trưởng không thể vì tình thương mà miễn cho em trách nhiệm phải bồi thường. Tuy nhiên, em học sinh ấy không cách nào bồi thường. Chỉ có một cách giải quyết tình trạng khó xử ấy là bà hiểu trưởng dùng tiền túi của mình bồi thường thế cho em học sinh ấy. Một mặt, hành động ấy thỏa đáp luật lệ của trường; mặt khác, việc ấy cho thấy tình yêu của bà hiệu trưởng đối với học sinh của mình.
Đấng Christ đã đến trên đất để gánh chịu sự phán xét những tội lỗi của chúng ta và chịu khổ vì hậu quả của những tội lỗi ấy hầu chúng ta có thể được tha thứ. Sựđến của Đấng Christ chính là sự đến củabản thân Đức Chúa Trời. Ngài đến để bồi thường cho chúng ta. Khi làm như vậy, Ngài không đánh mất phẩm giá của mình mà thành ra không công chính; trái lại, Ngài chứng tỏ là Ngài rất công bình và công chính.
Đành rằng Đức Chúa Trời đầy dẫy ân điển, nhưng anh em không phải được cứubởi ân điển của Ngài. Ân điển của Đức Chúa Trời dựa trên tình yêu của Ngài đốivới chúng ta. Ân điển khiến Ngài sẵn lòng cứu chúng ta. Nhưng sự công chính của Ngài thì dựa trên sự chết của Con Ngài vì chúng ta. Sự công chính khiến Ngài không thể không cứu chúng ta. Trước khi Giê-suchịu chết, Đức Chúa Trời có quyền tự do cứu hay không cứu chúng ta. Nhưng mộtkhi Giê-su đã chết, thì Đức Chúa Trời bị ràng buộc! Ngài tuyệt đối bắt buộc phảicứu bất cứ người nào đến với Đức Chúa Trời qua huyết của Giê-su! Chúng ta đã đọc điều này chưa? Ngài không thể không tha thứ chúng ta!
Đó là sự cứu rỗi theo sự công chính củaNgài. Trước khi Đấng Christ chịu chết, nếu Ngài tha thứ bất cứ tội lỗi nào của chúng ta hay tha bổng cho chúng ta khỏi chịu hình phạt do phạm tội, thì Ngài sẽ làm cho chính mình trở nên tội nhân. Bây giờ Ngài đã khiến Con Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá. Sự phán xét tội lỗi đã được hoàn tất. Nan đề tội lỗi đã được giải quyết. Đức Chúa Trời không còn có thể khước từ người nào đến với Ngài qua huyết của Giê-su. Bây giờ, nếu không tha thứ, thì Ngài làm cho chính mình trở nên tội nhân và không công chính.
Một số người có thể nghĩ: “Được cứu dễ đến như vậy sao? Tôi e rằng mình cần cầu nguyện thêm. Tôi phải cầu nguyện đếnmức độ Đức Chúa Trời mềm lòng và đoái thương đến tôi. Chỉ khi ấy tôi mới được cứu!” Không có chuyện đó. Ngày nay, cho dầu Đức Chúa Trời không mềm lòng, Ngài vẫn phải tha thứ những tội lỗi của chúngta! Cho dầu Đức Chúa Trời hoàn toàn chán ghét bạn, Ngài vẫn phải ban cho bạn sự tha thứ này. Vấn đề không phải là bạn có cầu nguyện lâu hay không, mà vấn đề dựa trên sự kiện sự cứu chuộc đã được hoàn tất. Cho dầu Đức Chúa Trời không muốn cứu bạn, Ngài vẫn không thể đổi ý vì đã quá trễ. Nếu là hai ngàn năm trước, thìNgài có thể đổi ý. Tuy nhiên, Đức ChúaTrời đã chấp nhận sinh tế là Đấng Christ; bây giờ Ngài không thể không cứu bạn. Một tội nhân chỉ có thể chịu phán xét một lần! Người ấy không thể chịu phán xét hai lần.
Để tha thứ những tội lỗi của chúng ta,Đức Chúa Trời đã chịu khó hoàn thành sự cứu rỗi trong Đấng Christ. Bây giờ Ngài ủy nhiệm chúng ta đi khắp thế giới bày tỏcho những người khác thấy rằng Đức Chúa Trời đã hoàn thành công tác cứu rỗi này. Bây giờ Ngài có thể tha thứ những tội lỗi mà không phải đặt chính mình vào vị trí sai trái.
Những người khác có thể nói: “Tại sao tôi không cảm thấy mình được cứu? Tại sao sau khi tôi tin, dường như không có gì đặc biệt xảy ra? Tôi không cảm nhận được sự bình an ở bên trong”. Xin ghi nhớ rằng vấn đề không phải là bạn có sự bình an hay không. Bạn có sự bình an hay khôngthì không quan trọng. Điều quan trọng làĐức Chúa Trời có sự bình an. Ngài đã ban cho một sự tha thứ công bình và chân thật.Khi Đức Chúa Trời tha thứ bạn trongĐấng Christ, Ngài thực hiện điều ấy cách công chính, ngay thẳng và công khai. Tất cả những gì bạn cần làm là tiếp nhận sự tha thứ ấy.
Watchman Nee