I. Ý NGHĨA CỦA SỰ CỨU RỖI
Sự cứu rỗi chỉ về việc một người được cứu trước mặt Đức Chúa Trời, bao gồm việc người ấy được tha thứ tội lỗi, được tha khỏi sự diệt vong, được tái sinh, có được sự sống đời đời của Đức Chúa Trời, và trở nên một người con của Đức Chúa Trời.
II. NHỮNG BẰNG CHỨNG CỦA SỰ CỨU RỖI
A. Bằng Chứng Bên Ngoài
— Bằng Chứng Bởi Kinh Thánh Ở Bên Ngoài
— Bằng Chứng Bởi Kinh Thánh Ở Bên Ngoài
1) “Ai tin và chịu báp-têm thì được cứu” (Mác 16:16). Chính Chúa Giê-su đã phán lời này.
2) “Vì hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rô-ma 10:13). Đây là lời khẳng định của sứ đồ Phao-lô.
Hai lời tuyên bố trên chứng tỏ rằng khi một người tin, chịu báp-têm và kêu cầu danh Chúa thì người ấy được cứu ngay lập tức. Sự kiện này nên được nhận biết và chấp nhận ngay mà không cần tùy thuộc vào cảm giác của con người.
3) “Ai nghe lời Ta và tin Đấng [Cha thiên thượng] đã sai Ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự định tội, song đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống rồi” (Giăng 5:24). Chúa Giê-su đã quả quyết điều này với chúng ta.
4) Ai có Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì chẳng có sự sống đâu. Tôi đã viết những điều này cho anh em là kẻ tin đến danh Con Đức Chúa Trời, hầu cho anh em biết mình có sự sống đời đời” (1 Giăng 5:12-13). Đây là lời mà sứ đồ Giăng đã làm chứng. Hai đoạn Kinh Thánh trên chứng tỏ rằng khi một người tin vào Cha thiên thượng và vào trong danh của Con Đức Chúa Trời (tức Chúa Giê-su Christ), người ấy có sự sống đời đời (tức là sự sống của Đức Chúa Trời). Người ấy sẽ không đến sự phán xét và sự diệt vong, nhưng đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống. Một người được cứu theo cách này thì có được sự sống của Đức Chúa Trời dựa trên những gì Kinh Thánh nói chứ không dựa vào cảm xúc riêng tư của mình.
5) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài [tức Chúa Giê-su Christ], thì Ngài ban cho quyền bính trở nên con cái Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ tin đến danh Ngài; kẻ ấy [sinh]... bởi Đức Chúa Trời” (Giăng 1:12-13). Đây cũng là một lời chứng của sứ đồ Giăng, cho thấy Chúa Giê-su ban thẩm quyền cho những ai tiếp nhận Ngài bởi đức tin, tức là cho những người tin vào danh Ngài để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Thẩm quyền này là sự sống của Đức Chúa Trời, làm cho những người tin vào Chúa Giê-su được sinh bởi Đức Chúa Trời, tức là được tái sinh để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Điều này cũng được lời Kinh Thánh chứng quyết chứ không do cảm xúc con người định đoạt.
Những lời trong Kinh Thánh đáng được tin cậy và không bao giờ bị thay đổi hoặc bị hủy bỏ. Cảm xúc con người sẽ dao động theo tâm trạng, hoàn cảnh và không thể tin cậy được. Vì Kinh Thánh tuyên bố rõ ràng là một người được cứu dựa trên việc tin Chúa Giê-su, nên sự kiện này đã được vững lập cho dù cảm xúc con người ra sao đi nữa. Chúng ta phải đứng trên lời đáng tin cậy của Kinh Thánh và đừng quan tâm đến cảm xúc thất thường của mình, mà tin cách mạnh mẽ và biết chắc chắn mình đã được cứu.
B. Bằng Chứng Bên Trong
— Bằng Chứng Bởi Thánh Linh Trong Linh Chúng Ta
— Bằng Chứng Bởi Thánh Linh Trong Linh Chúng Ta
1) “Chính Thánh Linh [tức Thánh Linh của Đức Chúa Trời] cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:16).
Khi chúng ta tin Chúa Giê-su, tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình, Đức Chúa Trời ban Thánh Linh của Ngài cho chúng ta, đặt Linh Ngài vào trong linh chúng ta (Êxê. 36:27). Thánh Linh này ở trong chúng ta để ở với chúng ta đời đời (Giăng 14:17). Ngài làm chứng trong linh chúng ta rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời, tức là những người được sinh bởi Đức Chúa Trời. Là người tin Chúa Giê-su, mỗi người chúng ta đều thích gọi Đức Chúa Trời là “A ba, Cha” (Rô 8:15). Đối với chúng ta, gọi Đức Chúa Trời là “A ba, Cha” là điều rất tự nhiên. Khi gọi Đức Chúa Trời như thế, chúng ta cảm thấy ngọt ngào và dễ chịu bên trong. Đó là vì chúng ta là con cái sinh bởi Đức Chúa Trời, bằng sự sống của Đức Chúa Trời, và Linh của Con Đức Chúa Trời đã vào trong chúng ta. Đó là bằng chứng bề trong về sự cứu rỗi của chúng ta.
C. Bằng Chứng Của Tình Yêu Thương
—Bằng Chứng Do Kinh Nghiệm Sự Sống
—Bằng Chứng Do Kinh Nghiệm Sự Sống
1) “Hễ ai tin Giê-su là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời, hễ ai thương yêu Đấng đã sanh, thì cũng thương yêu kẻ đã sanh bởi Ngài” (1 Giăng 5:1).
Một khi chúng ta tin Giê-su là Đấng Christ, chúng ta sinh bởi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là sự yêu thương (1 Giăng 4:16) và sự sống của Đức Chúa Trời cũng là sự sống yêu thương. Vì vậy, ai sinh bởi Đức Chúa Trời thì yêu thương Đức Chúa Trời và yêu thương người được Đức Chúa Trời sinh ra tức là anh em trong Chúa của mình.
2) “Chúng ta sở dĩ biết rằng chúng ta đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống là vì chúng ta thương yêu anh em” (1 Giăng 3:14).
Lời này tuyên bố rằng là tín đồ, tình yêu thương của chúng ta dành cho các anh em trong Chúa là một bằng chứng chúng ta có sự sống đời đời của Đức Chúa Trời. Sau khi tin Chúa để được cứu, yêu thương các anh em trong Chúa là một kinh nghiệm trong sự sống đời đời của Đức Chúa Trời. Có một niềm vui không diễn tả được và một cảm giác thân thiết khi một người được cứu gặp một anh em trong Chúa. Loại tình yêu đối với anh em trong Chúa như thế cũng là một bằng chứng để chúng ta biết mình đã được cứu. Điều này có thể gọi là bằng chứng của tình yêu, tức là bằng chứng của kinh nghiệm chúng ta trong sự sống của Đức Chúa Trời.
Lời này tuyên bố rằng là tín đồ, tình yêu thương của chúng ta dành cho các anh em trong Chúa là một bằng chứng chúng ta có sự sống đời đời của Đức Chúa Trời. Sau khi tin Chúa để được cứu, yêu thương các anh em trong Chúa là một kinh nghiệm trong sự sống đời đời của Đức Chúa Trời. Có một niềm vui không diễn tả được và một cảm giác thân thiết khi một người được cứu gặp một anh em trong Chúa. Loại tình yêu đối với anh em trong Chúa như thế cũng là một bằng chứng để chúng ta biết mình đã được cứu. Điều này có thể gọi là bằng chứng của tình yêu, tức là bằng chứng của kinh nghiệm chúng ta trong sự sống của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, chúng ta có thể biết chắc mình đã được cứu bởi lời xác định của Kinh Thánh, bởi sự làm chứng của Thánh Linh trong linh mình hoặc bởi kinh nghiệm của mình về tình yêu trong sự sống. Hơn nữa, sự cứu rỗi mà chúng ta đã nhận được là sự cứu rỗi đời đời (Hê 5:9). Một khi đã tiếp nhận sự cứu rỗi này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể bị hư mất, và không ai có thể giật lấy chúng ta ra khỏi bàn tay của Chúa và bàn tay của Cha thiên thượng được (Giăng 10:28-29).
III. NIỀM VUI CỦA SỰ CỨU RỖI
1) “Sự vui vẻ về sự cứu rỗi” (Thi-thiên 51:12); “bài hát giải cứu” (Thi-thiên 32:7).
Sự cứu rỗi là một vấn đề vui mừng và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đem lại niềm vui cho chúng ta. Vì vậy, khi được cứu, và đặc biệt là khi biết mình đã được cứu, sự vui mừng sẽ tràn ngập chúng ta và chúng ta sẽ tuôn tràn với những bài ca của sự cứu rỗi mà hát lên niềm vui của sự cứu rỗi. Việc ca hát vui thỏa như thế sẽ tự nhiên khơi dậy lòng biết ơn và tình kính yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời là Đấng đã yêu chúng ta và chính Chúa là Đấng cứu rỗi chúng ta.
2) “Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi... lời ca tụng của tôi... Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu” (Ê-sai 12:2-3).
Khi đã được cứu và đã có được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta không những chỉ hát vì vui mừng, nhưng cũng sẽ múc nước từ những giếng của sự cứu rỗi mà nhận lấy một nguồn cung ứng liên tục và bất tận từ những giếng ấy. Điều này trở nên sự khích lệ và sức mạnh đối với Cơ-đốc-nhân chúng ta để chúng ta có thể được giải cứu khỏi tội lỗi và tư dục cùng chiến thắng Ma quỉ và thế gian.
Watchman Nee
Watchman Nee