Ms Lê Văn Thể
· Kinh Thánh:
Mác 13: 3-13
· Câu gốc: “Sự cuối cùng
muôn vật đã gần; vậy hãy khôn ngoan tỉnh thức mà cầu nguyện.”(I
Phierơ 4: 7)
Giới
thiệu
Người nông dân làm
ruộng thì thường chú ý đến thời tiết; vì nó liên quan việc gieo giống, cày cấy,
gặt hái, v.v… Khi người ta nhìn thấy các dấu hiệu như cái mống, chim én bay liệng,
những đám mây đen kéo cuồn cuộn thì biết trời sẽ có mưa. Khi nghe tiếng thác gầm thét, gió đông mạnh,
bầu trời có mây kéo ngang, kiến làm tổ trên cây cột cao, thì báo hiệu lũ lụt sắp
đến. Người nông dân khi nhìn thấy những
dấu hiệu đó thì biết rằng không thể gieo giống hay cày cấy được, mà phải lo thu
hoạch các vụ mùa đem cất vào kho, chuẩn bị ghe thuyền, neo nhà cửa để chống bão
lụt. Đó là sự cảnh giác của người nông
dân. Cũng một thể ấy, khi con dân Chúa
nhìn thấy những dấu hiệu mà Kinh Thánh
cho biết
như:“Có kẻ giả danh Chúa mà đến; khi nghe nói về giặc hay tiếng đồn về giặc; dân nọ nổi lên nghịch cùng dân khác; nước nọ nghịch cùng nước kia, động đất xảy ra nhiều nơi và đói kém, tôi con của Chúa sẽ bị nộp trong các toà án, bị đánh đập trong các nhà hội, anh sẽ nộp em cho phải chết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ nổi lên nghịch cùng cha mẹ mà làm cho phải chết. Các ngươi sẽ bị mọi người ganh ghét vì danh ta, song ai cứ bền lòng cho đến cuối cùng, người ấy sẽ được cứu.”(Mác 31: 5-13).
như:“Có kẻ giả danh Chúa mà đến; khi nghe nói về giặc hay tiếng đồn về giặc; dân nọ nổi lên nghịch cùng dân khác; nước nọ nghịch cùng nước kia, động đất xảy ra nhiều nơi và đói kém, tôi con của Chúa sẽ bị nộp trong các toà án, bị đánh đập trong các nhà hội, anh sẽ nộp em cho phải chết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ nổi lên nghịch cùng cha mẹ mà làm cho phải chết. Các ngươi sẽ bị mọi người ganh ghét vì danh ta, song ai cứ bền lòng cho đến cuối cùng, người ấy sẽ được cứu.”(Mác 31: 5-13).
Khi nhìn thấy những
điều đó là dấu hiệu cho biết rằng ngày tận thế sắp đến; thế giới tạm bợ này sẽ
qua đi, và kết thúc vào một ngày giờ nhất định, điều đó tất yếu sẽ xảy ra theo
sự khẳng định của Kinh Thánh: “Trời đất sẽ qua đi, song lời ta không bao
giờ qua đâu.” (Mác 13: 31). Vì vậy,
là con dân của Chúa chúng ta phải tỉnh thức hay nói cách khác phải thức
canh mà cầu nguyện để khỏi sa vào mưu chước cám dỗ của ma quỉ.
I. Ý nghĩa của sự tỉnh thức:
Trong tự điển tiếng Việt,
không có từ tỉnh thức mà chỉ có những
từ như tỉnh ngộ, tỉnh ngủ, tỉnh táo. Trong tự điển bách khoa trang mạng wiki
thì có để cập đến nhóm từ “đại tỉnh thức,” để chỉ về các cuộc phục hưng tôn
giáo trong lịch sử Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh bản tiếng Anh thì
có từ “keep watch” ở trong mạch văn của câu 34 sách Mác chương 14, “My soul is overwhelmed with sorrow to
point of death, he said to them. “ Stay here and keep watch.”Tiếng Việt: “Linh
hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây, và tỉnh thức.”
Trong câu 38 chương 14 (sách Mác) thì từ tỉnh thức được viết trong bản tiếng Anh
là “Watch” trong mạch văn của câu: “ Watch and pray so that you will not fall
into temptation. The spirit is willing, but the body is week.” “ Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để các ngươi khỏi
sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm mà xác thịt thì yếu đuối.”
Đó là lời cảnh tỉnh
của Chúa Jesus trong vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi Ngài bị nộp trong tay kẻ có tội. Trong những giờ phút chờ đợi kẻ phản bội là
Giu-đa Ích-ca ri-ốt, là một trong mười hai sứ đồ đến để bắt Ngài bằng một cái
hôn xảo trá của kẻ ác; một nụ hôn “lừa thầy phản bạn” đáng nguyền rủa của kẻ
thay lòng đổi dạ, tham tiền bạc, nên anh ta đã trở thành đồ đệ của Satan. Vào những khoảnh khắc cùng cực của sự cô đớn
đó, Chúa Jesus sau khi đi cầu nguyện một mình cùng Đức Chúa Cha, Ngài trở lại
thì nhìn thấy Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng là ba người mà Ngài đã đem đi cùng Ngài
đến trong vườn Ghết-sê-ma-nê vẫn cứ say ngủ mặc dù Ngài đã căn dặn, “các ngươi
hãy ở đây và tỉnh thức.” Có lẽ Chúa Jesus thất vọng trước sự yếu đuối
của ba môn đồ mình, “Ngài bèn phán cùng Phi-e-rơ rằng: Si-môn, ngủ ư! Ngươi
không thức được một giờ sao?Hãy tỉnh thức
và cầu nguyện.” (Mác 14: 37, 38)
Thưa qúy ông bà anh chị em! Chúng ta đang sống trong thời
kỳ cuối rốt, ngày Chúa quang lâm không còn xa nữa. Quý ông bà anh chị em có đang say ngủ như ba
môn đồ của Ngài chăng hay đang thức canh cầu nguyện?Động từ tiếng Anh, “Watch”
tức hãy nhìn, hãy canh giữ, hãy trông chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi rơi vào mưu chước của ma quỉ.
Giu-đa một tôi tớ tham lam, phản bội lại thầy mình, làm tay sai cho ma quỉ và số
phận của người này được định đoạt qua câu nói của Chúa Jesus: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong
vòng các ngươi có một kẻ ngồi ăn cùng ta, sẽ phản ta… song khốn cho kẻ phản Con
người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn.” (Mác 14:18-21). Chúng ta đây, là con cái của Chúa chớ lấy cái
hôn giả dối mà lừa phỉnh, bắt bớ những người cùng đức tin ; chớ dùng sự khôn
ngoan của xác thịt mà phê bình, dạy dỗ các anh chị em mình:
“Vậy,
chúng ta chớ xét đoán nhau, nhưng thà nhất định đừng để cho hòn đá vấp chân trước
mặt anh em mình và đừng làm dịp cho người sa ngã.”
(Rôma 14: 15) “Vậy chúng ta là kẻ mạnh,
phải gánh vác sự yếu đuối cho kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình.Mỗi người trong
chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình đặng làm điều ích và nên gương tốt.”
(Rôma 15: 1,2)
Đạo đức học của Nho Giáo có một câu mang ý nghĩa tương tự,
“Chớ đem ý tưởng của kẻ tiểu nhân màgán ghépcho người quân tử.”Tục ngữ Việt Nam
lại có câu, “Suy bụng ta ra bụng người.” Chúa Jesus lại phán: “Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớcủa kẻ
khác? Nó đứng hay ngãấy là việc của chủ
nó, _ song nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng.”(Rôma 14:4)Như
vậy, mỗi chúng ta phải tỉnh thức mà
cầu xin với Chúa để Ngài ban cho sự khiêm nhường, và mặc lấy sự khôn ngoan
thiên thượng, được đầy dẫy Thánh Linh để nói lời khôn ngoan mà Chúa ban
cho. Đừng đem trí khôn xác thịt mà dạy dỗ,
lên lớp anh chị em mình, xét đoán phê bình các đầy tớ Chúa; vì sự trí thức
trong những biện luận của trí khôn thế gian chỉ sanh ra điều cãi lẽ vô ích.
Phao Lô đã dạy dỗ Ti-mô-thê rằng:
“Phải
tránh sự cãi lẽ về lời nói, sự đó thật là vô dụng, chỉ hại cho kẻ nghe mà
thôi.Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ
trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.”
(2Ti-mô-thê 2:14, 15).
Đành rằng ngày nay, trước nhu cầu cấp bách cần có người
chăn bầy cho Đức Chúa Trời, cho nên một số Hội Thánh giải quyết linh động đặt
tay cầu nguyện phong chức cho một số người muốn dấn thân hầu việc Chúa, bỏ qua
một số yêu cầu đòi hỏi. Tuy nhiên, không
vì cớ đó mà chúng ta bắt bớ các tôi tớ của Đức Chúa Trời.“Bởi vì mọi sự hiệp lại
làm ích cho công việc Chúa.”Điều quan trọng không phải là những nghi thức bề
ngoài, mà vấn đề là chính con người đó có thật sự biết chắc Đức Chúa Trời kêu gọi
mình vào chức vụ hay không?Và họ có được Đức Chúa Trời xức dầu, đầy dẫy Đức
Thánh Linh trong sự hầu việc và phục vụ Ngài hay không?
Chúng ta không vì cớ gì mà bắt buộc đầy tớ của Đức Chúa
Trời phải làm theo ý mình, phải giảng dạy điều mình mong muốn, phải dẫn dắt Hội
Thánh đi trong ý riêng tư kỷ của mình. Nếu đầy tớ Chúa không thỏa mãn nhữngyêu
cầutrái lẽ đó, chúng ta lại tìm cách“bới lông tìm vết” những chuyện đời tư hay
yếu điểm nhỏ nhặt để bắt bớ và làm thiệt hại thanh danh của người mà đã được Đức
Chúa Trời biệt riêng ra, được sử dụng và được xức dầu bởi Đức Thánh Linh. Thái độ tốt nhất cho con dân Chúa là cầu nguyện
cho các đầy tớ Chúa, cho các thánh đồ trong Hội Thánh, nếu chúng ta tin rằng Đức
Chúa Trời có quyền năng trên đời sống của họ.
Phao Lô đã dạy dỗ chân lý này một cách sâu xa, mạnh mẽ cho Ti-mô-thê, là
kẻ chăn bầy cho Đức Chúa Trời mà ngày nay chúng ta xưng là mục sư.
“Hỡi
Ti-mô-thê, con hãy gìn giữ lấy điều ủy thác cho con.Hãy tránh những lời phàm tục
tầm phào và những cuộc tranh luận mạo xưng là trí thức.Có những người chủ
trương đeo đuổi loại tri thức giả tạo ấy mà lạc mất đức tin" (I Timôthê
6: 20, bản dịch mới).
Thưa qúy ông bà anh chị em! Chúng ta hãy tỉnh thức, đừng để cho ma quỉ lợi dụng
sự sơ hở, yếu đuối của mình trong giây phút nào đó, để rồi phải gánh chịu sự trừng
phạt của Đức Chúa Trời trong ngày chung cuộc cùng với số phận của kẻ ác.Ngoài
ra, chúng ta còn có thể tìm thấy ý nghĩa của động từ tỉnh thức ở thể “mệnh lệnh cách” trong các ẩn dụ sau đây:
a. Trong câu chuyện
mười người nữ đồng trinh (Mathiơ 25: 1-13) cho chúng ta bức tranh sống động về
ý nghĩa của sự tỉnh thức. Mỗi chúng
ta là một nàng dâu.cuộc đời chúng ta như ngọn đèn. Dầu là Đức Thánh Linh. Như đèncần dầu, chúng ta cần Đức Thánh Linh để
chiếu sáng. Người được Chúa Jesus tiếp
rước vào nước Đức Chúa Trời là người không dựa vào công việc lành của mình để
được cứu rỗi; mà dựa vào sự tái sanh bởi Đức Thánh Linh, nghĩa là không có dầu
sẽ bị ở lại. Sự cứu rỗi không mua được bằng
tiền bạc, không đổi chác bởi công đức của riêng mình; bèn là bởi ân điển của
Chúa Jesus qua sự chết của Ngài trên thập tự giá. (Rôma 5:1)
b. “Hãy nghe lời ví dụ về cây vả, vừa lúc
nhành non, lá mới đâm, thì các ngươi biết
mùa hạ gần đến. Cũng vậy, khi các ngươi
thấy mọi điều ấy, Khá biết rằng Con người
gần đến, Ngài đang ở trước cửa. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi này
chẳng qua trước khi mọi điều kia chưa xảy đến.
Thế hệ này sẽ không qua đi cho đến khi tất cả những việc kia xảy đến. Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao
giờ qua đi.” ( Mathiơ 24: 32-35)
Trong ẩn dụ cây vả này, Chúa Jesus muốn dạy chúng ta một
bài học tâm linh rằng phải để ý và nhìn nhận những dấu hiệu để biết kỳ tận thế.Dân
Do Thái được ví sánh như cây vả, và khi nào thấy dân này tái lập quốc (nẩy lộc)
thì biết rằng Chúa sắp đến.Sau hàng nghìn năm mất nước, người Do Thái tái lập
quốc vào năm 1948.
c. "Trong đời Nô-ê thế nào, thì Con người đến
cũng thế ấy. Vì trong những ngày trước
nước lụt, người ta ăn, uống, cưới gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu. Và người ta không ngờ chi hết cho đến Khi nước
lụt đến mà đùa đem đi hết thảy. Khi Chúa
Jesus đến cũng như vậy. Lúc đó sẽ có hai
người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi còn một người bị để lại. Và có hai người nữ đang xay cối, một người được
đem đi, một người bị để lại. Vậy các
ngươi hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến." (Mathiơ 24: 37-42).
Thế giới chúng ta đang sống hôm nay chẳng khác như thời
Nô-ê. Ẩn dụ này nhắc nhở con dân của
Ngài hãy chực cho sẵn vì biết rằng ngày tái lâm của Chúa sẽ đến trong thì giờ bất
ngờ. Vì vậy, hãy dọn lòng mình cho thánh sạch.Đừng để cuốn trôi trong mưu chước
của kẻ dữ là Satan và đồ đệ của nó làm cho hư hỏng tấm lòng của chúng ta.
“Vậy,
hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ.”(Mathiơ
25: 13).Vậy các ngươi hãy thức canh, vì
không biết chủ nhà về lúc nào, hoặc chiều tối, nửa đêm, lúc gà gáy hay sáng
mai, e cho người về thình lình gặp các ngươi ngủ chăng. Điều mà ta nói cùng các
ngươi ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh
thức!” (Mác 13: 35, 37)
II. Tại sao phải tỉnh thức?
Tỉnh thức là thái độ sẵn sàng, nghênh đón Chúa Jesus tái
lâm. Vì tội của con loài người làm cho họ
cách xa với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.
Bởi yêu thương nhân loại nên Đức Chúa Trời đã phó Con một của Ngài xuống
trần làm người và chết trên cây gỗ để cứu nhân loại, nối kết mối tương giao giữa
Đức Chúa Trời và loài người qua giao ước mới của Chúa Jesus trong huyết vô tội
của Ngài. Chúng ta tin Ngài và được sự
cứu rỗi (Giăng 3: 16). Ngài đã chết, đã sống lại và sẽ tái lâm vào một ngày
không còn xa nữa. Sự trở lại của Chúa
Jesus lần này, là niềm hy vọng, sự mong chờ khắc khoải của con dân Ngài được cất
lên trong nước Chúa, là nơi vinh hiển đời đời, nơi đó không khổ đau, bệnh tật,
không óan thù chém giết, ghen ghét, tỵ hiềm, đói no, than thở như trần gian này;
nhưng đó là nơi tốt đẹp nhất cho con dân Chúa; nơi đó sẽ không cần ánh sáng của
đèn hay mặt trời vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho chúng ta. (Khải Huyền
22: 4)
Một câu hỏi có thể đặt ra là chúng ta tỉnh thức như thế
nào đây?Hành động cụ thể trong sự tỉnh
thức là gì? Thưa qúy ông bà anh chị
em, tỉnh thức có nghĩa là:
1. Nhận biết:
a. Tiên tri giả: Hãy
giữ mình vì nhiều kẻ lấy danh Chúa mà đến, những Christ giả, tiên tri giả sẽ nổi
lên, làm những dấu kỳ, phép lạ dụ dỗ chính những người được chọn.(Mác 13: 21, 22). Tiêu biểu các tiên tri giả đã diễn ra trong
những năm qua như: 1960 có Piazzi Smyth nhà thiên văn ở Scotland đã kết luận
trong nghiên cứu của ông rằng “Ngàn Năm Hoà Bình” sẽ bắt đầu từ 1960. Nhóm tín ngưỡng tên Centro tai Philippine đã
tuyên đoán thế giới tận chung vào năm 1998.
Năm 2000, Michael Drosnin, tác giả quyển sách “ The Bible code” đã tìm
thấy trong Ngủ Kinh, năm quyển sách đầu của Kinh Thánh, về thế chiến thứ ba sẽ
bùng nổ, kèm theo chiến tranh nguyên tử vào năm 2000 hoặc 2006. Gần đây nhất, ông Harold Camping đã tiên tri
sai trật hai lần về ngày tận thế 15-7 tháng 9 năm 1994 và ngày 21/ 5/
2011. Đã có rất nhiều tiên tri giả xuất
hiện trong thời đại của chúng ta làm ứng nghiệm lời tiên tri của Chúa Jesus. (1)
b. Sự bắt bớ: Chúng
ta sẽ bị nộp trong các tòa án, bị đánh trong các nhà hội (Mác 13:9)Anh sẽ nộp
em cho phải chết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mình và
làm cho phải chết. (Biến cố này đã xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất và đấu
tố tại miền Bắc Việt Nam vào khoảng thời gian 1953-1956. “Các ngươi bị ghét vì danh ta, song ai cứ bền lòng đến cuối cùng thì được
cứu.”(Mác 13:13). Tình trạng bắt bớ
con dân Chúa xảy ra khắp thế giới. Các
nước dân chủ bắt bớ theo cách dân chủ; các nước vô thần bắt bớ theo cách của vô
thần. Mới đây nhất trong ngày 15, 16
tháng 8 của tuần này, tin tức từ các nguồn truyền thông báo chí đưa tin về sự
xung đột giữa những người Hồi Giáo Huynh Đệ và Công Giáo tại Ai Cập, cùng sự
đàn áp từ phía chính quyềnđối với những cuộc biểu tình làm cho con số thương
vong lên đến hơn 600 người chết, và 10 nghìn người bị thương. Người ta đã dùng tới bom xăng, xe tăng để
tiêu diệt lẫn nhau.
c. Giặc giã và tiếng đồn về giặc: Thế
giới chưa bao giờ chấm dứt chiến tranh từ đệ nhất thế chiến, rồi đệ nhị thế chiến,
chiến tranh thuộc điạ, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Nam- Bắc Việt Nam với
sự tham chiến của Hoa Kỳ, Nga sô, Trung Quốc. Tiếp theo là sự sụp đổ các nước Cộng
Sản Đông Âu, chiến tranh vùng Vịnh, tranh chấp Biển Đông v.v… Theo thống kê của
trang web wilki cho thấy có hơn 100 triệu người chết trong chiến tranh của thế
kỷ 20.
d. Đói kém: Phần
lớn đói nghèo là do hậu quả chiến tranh.
Theo nguồn tin của Bách Khoa tự điển Wiki từ thế kỷ thứ 12 đến 20 có tất cả là 157 lần nạn đói xảy ra khắp
thế giới bao gồm Nhật, Anh, Bồ Đào Nha, Ai Cập, Mexicô, Ấn độ, Ba lan, Trung Quốc,
Campuchia, Việt Nam, Công-gô v.v...
e. Động đất:
Cũng theo nguồn tự điển bách khoa thì số vụ động đất xảy ra rất nhiều, chỉ tính
từ năm 1990 đến nay, số lần động đất xảy ra có thể hơn một nghìn lần. Gần đây
nhất, cơn động đất xảy ra vào năm 2010 tại Hai-ti (Nam Mỹ) đã làm thiệt mạng
trên 200 nghìn người.
f. Các dấu hiệu khác như: bệnh
dịch aids, sars, cúm gà H5N1, thánh đồ tử vì đạo, tình yêu Chúa giảm dần, Phúc
âm được giảng ra khắp đất…
Khi nhận biết được những dấu hiệu của thời kỳ sau rốt
này, con dân Chúa cần phải làm gì?
2.
Thực hành nếp sống đạo:
·
Con dân Chúa hãy kết quả với sự ăn năn (Luca
3:8)
·
Phải sanh trái tốt, đeo đuổi việc lành, vâng
phục Lời Chúa ( Luca 3:9)
·
Cứu giúp kẻ nghèo khó, bệnh tật, lấy ơn Chúa
cầu nguyện cho những kẻ bị tà ma ám (Luca 13:11)
·
Sống thiện lành, không sống giả hình bởi luật
pháp bề ngoài ( Luca 3:14)
·
Suy gẫm lời Chúa ngày và đêm (Giô suê 1: 8).
Cá nhân học Lời Chúa, gia đình học Lời Chúa, tổ nhóm học Lời Chúa, ban ngành học
Lời Chúa. Hội Thánh Học lời Chúa từ nay cho đến cuối tháng 12/ 2013, đọc hết
sách Giăng gồm 21 chương. Suy gẫm và cầu
nguyện với Chúa sau khi học được những bài học mà Đức Thánh Linh dạy dỗ. Áp dụng Lời Chúa vào đời sống hằng ngày.
·
Thực hiện Đại mạng lệnh, rao báo Phúc Âm (Mathiơ
28:19):
Mỗi
cá nhân, gia đình bắt đầu làm chứng hôm nay; và dắt đưa một linh hồn về với
Chúa vào dịp truyền giảng Giáng Sinh vào ngày 21 tháng 12 này.
·
Tỉnh thức và cầu nguyện (Mác 13: 38)
Kết luận:
Đài
RFA trong tuần lễ này có đưa câu chuyện buôn người từ Việt Nam. Nạn nhân là chị
Nhàn bị người môi giới dụ dỗ đi từ Thanh Hoá đến Malaysia. Họ nói rằng chị sẽ
làm những công việc lao động nhẹ nhàng, một tháng có thể kiếm số tiền tương
đương bảy hay tám triệu đồng Việt Nam.
Chị nghe như vậy, vì nghèo khó, nên sẵn sàng ra đi. Đến Mã Lai, người ta đưa chị vào một quán
bar, bán rượu và buộc chị phải phục vụ khách làng chơi. Chị không thể nào chống cự được, đành nhắm mắt
buông trôi cho số phận. Gần hai tháng trôi qua, quá kinh hoàng cho cái cảnh bán
thân nuôi miệng mà còn bị hành hung, đánh đập nữa. Vì vậy, canh chừng sự sơ hở của người quản lý
bar, chị bỏ trốn ra ngoài trong khi chỉ có mảnh vải che thân trên người.Chị bỏ
chạy và trốn trong một bụi rậm mà không biết ở đó là đâu?May thay, có một người
đàn ông Việt nam đi ngang qua, anh ấy đã cứu chị và đem vào làm nghề rửa chén trong
một nhà hàng.Chị vẫn không yên lòng vì cứ bị ám ảnh bởi chốn ngục tù mà chị đã
trải qua.Cuối cùng anh Thành đã xin vào nhà hàng cùng rửa chén với chị để chị
yên lòng. Tất cả số tiền anh Thành làm
được đem giúp hết cho chị để có thể lo giấy tờ và mua vé máy bay trở về Việt
Nam. Tôi có nghe được cuộc phỏng vấn của
đài RFA và giọng nói của anh Thành cũng như của chị Nhàn. Câu chuyện làm cho tôi không cầm được nước mắt
và lòng thầm ước mong rằng, phải chi con cái Chúa ngày nay tích cực quan tâm đến
những người khốn khó như anh Thành; và tìm mọi cách để an ủi, giúp đỡ những con
người có hoàn cảnh bi đát như chị Nhàn.Làm được như vậy, thì chắc chắn sẽ có
thêm nhiều người được cứu vào Hội Thánh và nước ĐứcChúa Trời sẽ mau đến. Tôi xin kính mời qúy ông bà anh chị em nghe Lời
Chúa được chép trong (1 Phierơ 4: 7,8,9) để kết thúc bài chia sẻ hôm nay:
“Sự cuối cùng muôn vật đã gần;
vậy hãy khôn ngoan tỉnh thức mà cầu nguyện, nhất là trong vòng anh em phải có sự
yêu thương sốt sắng, vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi.Người này người
khác phải tiếp đãi nhau, chớ có cằn rằn.”
Thân
ái kính chào qúy ông bà anh chị em trong tình yêu của Chúa Jesus.
Ms Lê Văn Thể
_________________________________________________
(1)
Ms Phan Phước Lành, Tận Thế sự kiện & thời điểm,Tr.14-15. Copy right @ 2010, 2011 by Christian
Phan, USA