Mỗi năm vào ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu, hầu như tất cả các
gia đình chúng ta đều kỷ niệm Ngày Từ Phụ, là ngày dành riêng để ghi ơn người
cha, người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta. Nếu vì hoàn cảnh không thể tổ chức
họp mặt gia đình hoặc không có một bữa ăn đặc biệt, chúng ta cũng không khỏi
suy nghĩ đến người đã để lại một ảnh hưởng lớn lao trong cuộc đời chúng ta.
Nhân Ngày Từ Phụ, trong Câu Chuyện Gia Đình hôm nay chúng tôi xin
phép có vài lời tâm tình với các bạn thanh thiếu niên, đặc biệt là các bạn còn
sống dưới mái gia đình, còn được ở gần bên cha và có cha lo liệu hướng dẫn cuộc
đời.
Các em thân mến, có cha và được sống trong sự chăm sóc của cha là
một diễm phúc lớn lao trong cuộc đời. Nhưng có lẽ một số các em có những cảm
nghĩ không mấy tốt đẹp khi nghĩ đến người cha của mình. Cũng có thể các em
không có một cảm tình êm dịu, không có những kỷ niệm đẹp với cha. Có lẽ một số
các em đang buồn phiền, căm giận vì những điều cha đã làm hoặc nói mà em không
thích hoặc không đồng ý. Dù mối quan hệ giữa các em với cha nhữ thế nào, xin
các em hãy tạm bỏ những điều đó qua một bên và chịu khó lắng nghe những gì
chúng tôi chia sẻ hôm nay.
Các em biết không, thật ra giữa cha con cũng như giữa mẹ con luôn
luôn có một tình thương yêu tự nhiên, đó là tình máu mủ ruột thịt. Tình cảm này
do Đức Chúa Trời đặt để trong lòng con người. Dù hoàn cảnh thay đổi, dù xa
chách nhau bao lâu hoặc dù có điều làm tổn thương nhau, tình cha con và tình mẹ
con vẫn còn đó. Tuy thương nhau nhưng vì cha mẹ không hiểu con. Con cái không
hiểu cha mẹ nên có những điều phiền giận nhau khiến thình cảm thiêng liêng đó
bị sứt mẻ.
Father’s Day năm nay, ngoài tấm thiệp và món quà gởi tặng cha hoặc
bữa tiệc dành cho cha, mời các em hãy lắng nghe và suy nghĩ những điều sau đây
để có cái nhìn trung thực hơn về người đã dinh thành ra mình. Nếu các em ghi
nhớ và thực hành những điều này, đó là món quà quý hơn cả mà các em có thể tặng
cho cha, cũng là món quà mà cha các em đang cần.
Thông cảm với cha
Trước hết chúng tôi muốn nói đến sự thông cám giữa cha con. Thông
thường con cái hay cảm thấy ngăn cách với cha chứ không gần giũ như với mẹ. Lý
do là vì chúng ta không biết rõ cha nên sợ cha hơn là yêu thương. Có khi vì
không hiểu cha nên chúng ta khó chấp nhận cách đối xử của người. Nhưng thay vì buồn
giận hay oán trách, có lẽ các em cần tìm hiểu để có thể chấp nhận và thông cảm
với cha nhiều hơn.
Tình
thương của cha
Nếu có người bảo rằng cha em thương em nhiều lắm có lẽ một số các
em không tin, vì các em ít khi nào thấy tình thương đó biểu lộ qua lời nói hay
cử chỉ của cha. Nhưng dù em không tin, tình yêu cha dành cho em vẫn là điều
thực hữu. Cha yêu thương em với một tình thương sâu đậm vô cùng, nhưng vì bản
tính của người đàn ông, ít biểu lộ tình cảm một cách cụ thể nên em khó cảm nhận
tình thương đó. Hơn nữa vì lớn lên trong văn hóa Á-đông, các ông cha quen che
giấu tình cảm và cảm xúc của mình. Cũng có thể vì nghĩ rằng nếu thương con mà
để cho con biết nó sẽ kinh lờn chứ không nể sợ. Vì thế mà cha em ít biểu lộ
tình cảm với con cái. Thật ra, bên trong cái nghiêm nghị cứng rắn của cha là
một tình cảm đậm đà, một tình thương vô bờ bến đó các em ạ.
Trách
nhiệm của cha
Đó là nói về thình thương của cha, còn vè trách nhiệm, cha em phải
đi làm để nuôi gia đình, để cung cấp cho em đầy đủ những điều cần yếu cho vợ
cho con. Đó là một trách nhiệm lớn lao. Ngoài trách nhiệm cung ứng cho gia đình
cha còn có những trách nhiệm khác phải chu toàn như trách nhiệm cung ứng cho
gia đình cha còn có những trách nhiệm khác phải chu toàn như trách nhiệm nơi
công sở, với người chung quanh, phải để ý chăm sóc những việc nhỏ nhặt nhưng
cần thiết trong nhà. Ngoài ra cha em cũng có trách nhiệm với đại gia đình, phải
lo cho ông bà, cô chú, v.v… Nghĩ đến những trách nhiệm nặng nề cha phải chu
toàn, có lẽ em sẽ bớt phiền trách nếu cha không có thì giờ dành cho em, không
chăm sóc em nhiều như em mong muốn.
Nỗi
lo lắng của cha
Cha em cũng có nhiều lo lắng trong cuộc sống như lo thiếu, lo nợ,
lo bị mất việc hay thất bại trong công việc làm ăn. Nưng nỗi sợ lớn hơn cả là
sợ con cái hư hỏng, Cha rất sợ em đi theo bạn bè, bị bạn bè lôi cuốn vào những
thói hư tật xấu và hỏng cả cuộc đời. Chính vì nổi lo sợ đó mà em thường thấy
cha nghiêm khắc, khó tính, có khi hầu như kiểm soát em quá nhiều, làm em mất tự
do. Thật ra chỉ vì cha muốn bảo vệ em khỏi những cám dỗ của đời, để em trở nên
người tốt sau này.
Ngoài ra, có lẽ không để ý nhưng khi em bước vào tuổi thiếu niên,
thanh niên, là tuổi tràn đầy sinh lực, sẵn sàng bước vào tương lai, thì đó
chính là lúc cha em bước vào tuổi trung niên, tuổi bắt đầu đối diện với thực tế
phũ phàng. Những thực tế đó là: sức khỏe của cha bắt đầu đi xuống, tóc bắt đầu
bạc, cơ thể cảm thấy yếu mệt. Những giấc mơ những toan tính nào chưa thực hiện
được kể như không còn cơ hội nữa. Những lo lắng, suy tư về đời sống, cũng như
những thay đổi trong cái tuổi trung niên mà người ta thường gọi là “midlife
crisis” có ảnh hưởng nhiều đến cách cha đối xử với em. Thông cảm với những lo
lắng và những thay đổi đó nơi cha sẽ giúp em hiểu cha và yêu cha nhiều hơn.
Nỗi
buồn của cha
Không những lo lắng, cha em cũng có lúc cảm thấy buồn chán hoặc run
sợ trước những thay đổi trong đời sống. Đây là tâm trạng chung của những người
đã sống quá nửa cuộc đời nhưng vì cha chẳng bao giờ nói lên tâm trạng này nên
em không biết. Con cái thường nghĩ rằng những ông cha là người cứng rắn, mạnh
mẽ chắc chẳng bao giờ biết lo sợ hay buồn nản là gì. Không những thế, niềm vui
của cha là con cái, nhưng khi con bắt đầu khôn lớn, cha mẹ không phải chăm sóc
nhiều thì cũng là lúc con bắt đầu hướng ra ngoài gia đình, xem bạn bè quý hơn
cha mẹ, quan trọng hơn cha mẹ. Niềm vui thấy con lớn chưa được bao nhiêu thì
cha lại phải đối diện với nỗi buồn mất con. Khi em đi học xa hoặc từ giã cha mẹ
để lập gia đình, cha cũng như mẹ, thấy như một phần cuộc đời mình đã mất, đã
lìa khỏi chính mình. Nỗi buồn đó cha không bao giờ nói lên, cũng không thể bày
tỏ bằng nước mắt như mẹ nên nó thấm sâu và đọng lại trong lòng rất lâu. Nghĩ
đến những điều đó em hãy kiên nhẫn và dịu ngọt với cha, để cha có đủ thời gian thích
ứng với những thay đổi nơi em cũng như những thay đổi của cuộc đời.
Làm trọn bổn phận người con
Ngoài việc thông cảm với những tình cảm và tâm trạng sâu kín của
cha, em cũng hãy làm trọn bổn phận của một người con. Theo lời Chúa dạy, con
cái phải hiếu kính cha mẹ. Lòng hiếu kính đó cần được bày tỏ khi cha còn sống
trên đời và còn có thể cảm nhận được. Chúa muốn chúng ta hiếu kính cha mẹ bằng
cách bày tỏ lòng tôn kính, vâng lời, thông cảm và sẵn sàng làm những gì có thể
làm để chia xẻ gánh nặng với cha mẹ.
Tôn
kính cha
Là con ai cũng yêu thương cha mẹ nhưng nhiều lúc chúng ta yêu mà
thiếu tôn kính. Nếu vì một lý do nào đó, cha mẹ không hiểu em, sửa dạy em vô
lý, oan ức hoặc cũng có những lời nói là em bị tổn thương, em cũng không nên
nói với cha cách vô lễ hay hỗn hào. Thánh Kinh cho biết, “Ngọc đèn của kẻ rủa
cha mẹ sẽ tắt giữa vùng tăm tối mờ mịt” Những đứa con thiếu lòng tôn kính cha
mẹ đời sống sẽ không được phước hạnh.
Đừng bao giờ dại dột nghĩ rằng bây giời em học giỏi hơn cha, có
bằng cấp cao hơn là em khôn ngoan hơn. Đừng kinh thường cha vì cho rằng mình
hiểu biết nhiều hơn hay đi làm được nhiều tiền hơn. Nhất là đừng xem thường cha
khi người già yếu, không thể cung cấp hay hướng dẫn gia đình, đừng bực bội khó
chịu khi cha mẹ đau ốm trở thành gánh nặng cho mình. Chúa dạy: “Hãy nghe lời
cha sinh ra con, chớ khinh bỉ mẹ con khi người già yếu” (Châm ngôn 23:32)
Vâng
lời cha
Lời Chúa trong Kinh Thánh cũng dạy: “Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy
vâng phục cha mẹ vì điều đó đẹp lòng Chúa” (Ê-phê-sô 3:18). Có lẽ nhiều lúc em
thấy khó vâng lời cha nhưng hãy cứ vâng lời vì điều đó đẹp lòng Chúa. Ngoại trừ
trường hợp cha bảo em làm những điều đi ngược với luật của đời hay luật của
Chúa, vâng lời cha sẽ giúp em tránh được những lỗi lầm, những vấp ngã trong đời
sống. Lời Chúa dạy tất cả những người làm con như sau: “Hỡi con, hãy giữ lời
răn bảo của cha, chớ lìa bỏ phép tắc của mẹ con” (Châm Ngôn 6:20)
Đến
gần trò chuyện với cha
Cha muốn nghe tâm tình của em nhưng chẳng bao giờ em nói chuyện với
cha. Cha sung sướng biết bao khi em chia xẻ khó khăn, hỏi ý kiến. Hãy cố giắng
bước vào thế giới của cha. Nếu cha thích nhắc những huy hoàng trong qúa khứ,
hãy kiên nhẫn lắng nghe. Tập thích những gì cha thích, quan tâm đến những gì
cha quan tâm, nhất là các em trai. Đây là cách tốt nhất để cha con xích lại gần
nhau.
Vui
vẻ giúp đỡ công việc nhà
Đừng lười biếng, đừng chỉ trông mong cha mẹ lo cho mình mà không
bao giờ nghĩ đến nỗi vất vả của cha mẹ. Hãy vui vẻ là việc nhà đừng chờ cha mẹ
nhắc nhở hay la rầy. Khi con còn nhỏ, con cần cha mẹ, nhưng khi con lớn cha mẹ
cần con, đặc biệt là trong tuổi già, cha mẹ cần con cái và đó là lúc con cần
yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ không sống mãi, vì thế hãy làm tất cả
những gì mình có thể làm được để báo hiếu. Đừng đợi đến khi cha mẹ nằm xuống
rồi làm đám tang linh đình hoặc cúng giỗ long trọng. Những điều đó thật vô
nghĩa vì cha mẹ không hưởng được gì.
Em đừng quên cuộc đời rất ngắn ngủi, tất cả những mối quan hệ với
người thân yêu rồi sẽ chấm dứt. Cha mẹ cũng không sống với chúng ta mãi. Các
người sẽ già, sẽ yếu và sẽ qua đi trong lúc ta không ngờ. Vì thế hãy sống với
cha với mẹ như thế nào để khi cha mẹ nằm xuống chúng ta không bị lương tâm dày
vò, không phải ân hận, hối tiếc vì đã lỗi đạo làm con. Nếu suốt cả năm chúng ta
làm cha mẹ buồn, rồi đến ngày cha, ngày mẹ gởi thiệp tặng quà, những điều đó sẽ
chẳng có ý nghĩa gì đối với cha mẹ.
Minh
Nguyên