Công Quốc Monaco |
PHÉP LẠ TẠI MONACO
Khoảng thời gian này chúng ta khám phá ra
rằng không bao giờ nên đặt câu hỏi: Tốn bao nhiêu? Đúng hơn phải là: Đó có phải
là ý muốn Đức Chúa Trời không?
Tại Tangier chúng tôi cảm thấy mình đang ở trong nơi Đức Chúa Trời đã chọn, và Ngài cung ứng mọi nhu cầu cho chúng tôi từ lúc chúng tôi bắt đầu với một máy phát 2500 watt đã qua sử dụng cho tới giai đoạn cuối khi chúng tôi hoạt động với hai máy phát 10.000 watt. Dù có nhu cầu nào, chúng tôi cũng được cung ứng đầy đủ. Bây giờ trong vấn đề ứng trước ở Monte Carlo, chúng tôi cũng kinh nghiệm cùng sự chăm lo cẩn thận của Ngài cho mọi nhu cầu chúng tôi.
Tại Tangier chúng tôi cảm thấy mình đang ở trong nơi Đức Chúa Trời đã chọn, và Ngài cung ứng mọi nhu cầu cho chúng tôi từ lúc chúng tôi bắt đầu với một máy phát 2500 watt đã qua sử dụng cho tới giai đoạn cuối khi chúng tôi hoạt động với hai máy phát 10.000 watt. Dù có nhu cầu nào, chúng tôi cũng được cung ứng đầy đủ. Bây giờ trong vấn đề ứng trước ở Monte Carlo, chúng tôi cũng kinh nghiệm cùng sự chăm lo cẩn thận của Ngài cho mọi nhu cầu chúng tôi.
Hầu hết những định nghĩa về ý muốn Đức Chúa Trời đều có một cốt lõi chân lý bên
trong. Vài người bảo rằng sự dẫn dắt của Ngài có thể được xác định qua hoàn cảnh,
một sồ qua lời khuyên của những người tin kính, một số qua chỉ dẫn của Thánh
Kinh, còn những trường hợp khác thì qua những cơ hội rõ ràng đối với chúng ta.
Tất cả những ý trên đều đúng và tốt, nhưng chúng phải trở thành khuôn mẫu nếp sống Cơ Đốc hằng ngày của chúng ta. Tôi tin rằng mọi điều này đều là kim chỉ nam giúp chúng ta chọn một cung cách hành động. Nhưng chỉ khi nào chúng ta muốn chọn lời khuyên của Ngài - ngay trong quyết định nhỏ nhất mỗi ngày - thì chúng ta mới tin tưởng tiến tới khi Ngài muốn chúng ta tiến, lúc phải đối diện một quyết định quan trọng. Nếu ngày nay chúng ta cởi mở đối với sự dẫn dắt của Ngài - cho dù mình đang làm gì chăng nữa, thì ngày mai sẽ mở ra hợp với ý muốn Ngài đối với chúng ta. Nếu hôm nay chúng ta ở trong ý muốn Ngài, thì ngày mai chúng ta cũng vẫn sẽ ở đó.
Vậy thì há chẳng hơi táo bạo một chút khi nói rằng: “Tôi tình cờ làm chuyện này” hoặc “Tôi tình cờ gặp người nọ người kia” ư? Tôi tin rằng những cuộc đời được Đức Chúa Trời quyết định, thì sự việc không chỉ xảy ra cách tình cờ ngẫu nhiên.
Nếu chúng ta cẩn thận gặp Chúa trong nơi sâu kín của lòng mình, cầu xin
Ngài dò xét chúng ta cùng hướng dẫn chúng ta thì đối với tôi, dường như sự việc
xảy ra - những cơ hội trước mắt chúng ta - phải được nghiêm túc xem như là một
phần trong ý muốn Đức Chúa Trời. Nếu bạn ở trong một vị trí đặc biệt, hoặc tình
cờ gặp một người nào đó, thậm chí nếu bạn đi tới một cửa tiệm hoặc thực hiện một
chuyến đi, thì tất cả mọi điều đó đều được thực hiện với lòng bạn mở ra cho
Chúa, há bạn lại không bị buộc phải cho rằng chính Ngài đang dẫn bạn vào con đường
của ý muốn Ngài hay sao?
Dĩ nhiên, chừng nào mà chúng ta còn bị hạn chế bởi sự hiện hữu trên cõi đời này, thì đây không chỉ đơn giản là vì Satan cũng đang hành động; tôi biết như vậy. Nhưng tôi nói những điều này để nêu rõ sự kiện rằng một số trường hợp xảy ra trong lúc chúng tôi tìm kiếm khắp lục địa một nơi để phát thanh, không chỉ ngẫu nhiên xảy ra . Giống như khao khát đột ngột của tôi muốn viếng thăm Monte Carlo ngay đêm tôi cùng với Ba Mẹ cầu nguyện tại Tangier. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời hướng dẫn tôi cách đó. Khi những cơ hội như vậy đến trước mắt chúng tôi, thì chúng tôi nghiêm túc xem xét: “Có thể đây là sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.” Khi những cánh cửa có vẻ như mở hoặc đóng, thì cách đơn giản là trở về với Lời của Ngài cùng cầu nguyện để biết chắc.
Dĩ nhiên, chừng nào mà chúng ta còn bị hạn chế bởi sự hiện hữu trên cõi đời này, thì đây không chỉ đơn giản là vì Satan cũng đang hành động; tôi biết như vậy. Nhưng tôi nói những điều này để nêu rõ sự kiện rằng một số trường hợp xảy ra trong lúc chúng tôi tìm kiếm khắp lục địa một nơi để phát thanh, không chỉ ngẫu nhiên xảy ra . Giống như khao khát đột ngột của tôi muốn viếng thăm Monte Carlo ngay đêm tôi cùng với Ba Mẹ cầu nguyện tại Tangier. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời hướng dẫn tôi cách đó. Khi những cơ hội như vậy đến trước mắt chúng tôi, thì chúng tôi nghiêm túc xem xét: “Có thể đây là sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.” Khi những cánh cửa có vẻ như mở hoặc đóng, thì cách đơn giản là trở về với Lời của Ngài cùng cầu nguyện để biết chắc.
Quá thường xuyên ngày nay chúng ta nhắm mắt trước những cơ hội Ngài đang cho chúng ta, đặc biệt là nếu cơ hội đó có vẻ như xa lạ và khó khăn hoặc khác thường. Điều tối quan trọng cho những Cơ Đốc nhân muốn làm việc với Đức Chúa Trời là phải tiến tới khi Ngài ra chỉ thị.
Thách thức lớn lao trong truyền giáo trước mặt chúng ta là nhu cầu nối kết những cánh tay với nhau - tay và lòng - để làm công tác. Chúng ta phải sống theo cách lớn lao hơn, với khải tượng rộng rãi hơn, nhận biết rằng tiềm năng sẽ vô hạn khi chúng ta phó thác toàn bộ chính mình cho Chúa Giê-xu Christ . Tôi hết lòng tin rằng chúng ta hiện đang tụt lại phía sau. Chúng ta nói về “thời đại phản lực,” về những phép lạ của khoa học hiện đại, về những bước tiến vượt bực trong mọi lãnh vực học hỏi, nhưng phương cách lớn hơn hết để Cơ Đốc nhân tiến tới vẫn là sự hoàn toàn phó thác mình cho Chúa Giê-xu Christ , tuyệt đối từ bỏ mình để cho Ngài sử dụng năng lực chúng ta.
Ngày nay tôi đang tìm một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong truyền giáo Cơ Đốc. Vì tương đối còn trẻ nên tôi sẽ không dám cho ai là đúng hoặc sai. Tôi nhìn thấy những con người tin kính, kinh nghiệm trong các đường lối của Đức Chúa Trời và loài người, những bậc lãnh đạo Cơ Đốc vĩ đại, và tôi không thể mạo muội nói cho ai biết những gì họ nên làm hoặc không nên làm. Nhưng tôi vẫn tin rằng đây là cao điểm trong truyền giáo, và trong tất cả các loại công tác Cơ Đốc, để chúng ta chấm dứt sống trong Những Thời Đen Tối. Chúng ta hiện vẫn đang sống trong thế kỷ quá khứ với nhiều phương pháp của chúng ta.
Sứ điệp không bao giờ thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Cảnh khó nhọc lê bước đi vào làng mạc, mặt đối mặt gặp gỡ dân chúng, thành lập hội thánh địa phương, không bao giờ được chấm dứt. Nhưng chúng ta vẫn cần nắm bắt khải tượng là mình hiện đang bị tụt hậu - từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng năm. Phát thanh Cơ Đốc không phải là giải đáp duy nhất. Đó mới chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể vươn rộng - phát thanh, sách báo, thính thị, hàng không truyền giáo, phiên dịch, giáo dục theo chương trình, tất cả đều là những cách mới nhờ đó chúng ta có thể tiến ra theo tỉ lệ hình học. Chúng ta cần một khải tượng đổi mới liên tục về phương cách đến với người khác. So với những tiến bộ của thế giới thì tập thể Cơ Đốc đang lê bước với tốc độ của loài ốc. Tôi phải nói rất rõ điều này rằng chinh phục người khác cho Đấng Christ sẽ đòi hỏi cả hai phương pháp, tiếp xúc cá nhân và phương tiện truyền thông đại chúng.
Tiến sĩ. V. Raymond Edman, nguyên viện trưởng thân yêu của Wheaton College, thường nói với chúng tôi trong những buổi nói chuyện ở nhà nguyện: “Đừng bao giờ nghi ngờ trong bóng tối về điều Đức Chúa Trời đã nói với bạn giữa ban ngày.” Đôi khi tiếng nói có thể lặng im, gần như lịm tắt, và chúng ta bắt đầu thắc mắc.
Một khi Đức Chúa Trời đã làm sáng tỏ một điều gì đó cho chúng ta, thì điều quan trọng là chúng ta phải vững vàng tiến tới, không để cho những cái ngẫu nhiên và lệch lạc trên đường đi ngăn cản chúng ta hoặc khiến chúng ta nhảy chệch khỏi đường chính theo cách này hay cách khác. Cả cuộc đời chúng ta đều ở trong quyền năng gìn giữ của Ngài. Vâng, những kinh nghiệm núi cao cũng như thung lũng sâu đều là chuyện thường tình đối với đa số Cơ Đốc nhân. Nhưng có lẽ Đức Chúa Trời nhìn điều đó thiên nhiều hơn theo chiều hướng: “Ta đã xếp đặt các ngôi sao; đã giữ trái đất trong lòng tay ta; tại sao con người nhỏ bé lại không để ta hướng dẫn họ?” Thực sự là một lầm lẫn, một chệch hướng rõ ràng khi ngày này thì cho rằng đời sống đức tin hành động cách kỳ diệu, ngày khác thì cho rằng đó là một thất bại khủng khiếp.
Đúng thế, có những hoàn cảnh khác nhau trong dòng tiến triển của chúng ta, và có lẽ luôn luôn sẽ là như vậy, nhưng Đức Chúa Trời thì không thay đổi. Đó là lý do mà tôi chắc chắn điều quan trọng nhất trong đời sống Cơ Đốc là nhờ cậy Ngài - cho dù vấn đề hoặc quyết định hoặc khủng hoảng có lớn hoặc nhỏ đến đâu cũng vậy. Đó là chìa khóa của nếp sống kiên định, của một chức vụ kiên định.
Monte Carlo lóng lánh trong trời đêm |
Chính là do phép lạ của Đức Chúa Trời mà
Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới đã đến được với Âu châu. Cho mãi tương đối
gần đây, Âu châu có rất ít hoạt động phát thanh Phúc Âm. Hệ thống phát thanh
công cộng trong nhiều nước không cho phép các nhóm tư nhân hoặc cá nhân mua giờ
phát thanh, dù họ có chia một khoảng thời gian phát thanh miễn phí cho các Giáo
hội chính thức. Luật pháp của nhiều nước cũng không cho phép dựng các đài tư
nhân. Người phục vụ cho Phúc Âm ở bất cứ nước nào tại Âu châu cũng lắc đầu nói:
“Chúng tôi nghe nói ở Mỹ các mục sư có những chương trình phát thanh, nhưng ở
đây thì chúng tôi không có được như vậy.”
Đây chính là bức tranh được Đức Chúa Trời lồng vào Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới. Mọi người khó có thể tin được. Khi chúng tôi nói chuyện với các viên chức tại Monte Carlo, họ hỏi chúng tôi: “Các ông sẽ phát thanh cái gì?”
Đây chính là bức tranh được Đức Chúa Trời lồng vào Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới. Mọi người khó có thể tin được. Khi chúng tôi nói chuyện với các viên chức tại Monte Carlo, họ hỏi chúng tôi: “Các ông sẽ phát thanh cái gì?”
“Những thông điệp từ Kinh Thánh . . . âm nhạc hay . . .” tôi đáp.
“Vậy thì cũng được,” tôi kinh ngạc nghe họ nói.
“Chúng tôi có thể dùng thứ tiếng nào?”
“Các ông muốn nói tiếng nào cũng được.”
Việc Ba tôi dọn tới Beatenberg, Thụy Sĩ, trở thành cơ hội tuyệt diệu để ông gặp gỡ cấp lãnh đạo Cơ Đốc từ khắp Âu châu, những thuộc viên hội thánh bản địa mà ông có thể chia sẻ những khả năng lớn lao trong việc khuếch đại lời chứng Phúc Âm trong xứ họ qua phương tiện phát thanh. Như đã đề cập trước đây, toàn bộ các chi nhánh tiếng Đức, Pháp, Nam tư, và Ru-ma-ni của chúng tôi đều bắt nguồn từ việc tiếp xúc hiệu quả do Ba tôi thực hiện được suốt thời gian tương đối ngắn mà chúng tôi có trong văn phòng của trung tâm tổ chức hội nghị Thánh Kinh thật lớn đó.
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời hành động qua cá nhân - những người nam và nữ hiến dâng cho Ngài. Tôi tin chắc rằng Ngài đặt gánh nặng giúp đỡ vào lòng của những cá nhân, ở một thời điểm đặc biệt, vì một lý do đặc biệt. Suốt thời gian ở Beatenberg, Đức Chúa Trời cảm động người này người kia, dấy họ lên để tập họp những người khác chung quanh họ. Đây là cách ý nghĩ về Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới sống dậy giữa vòng cấp lãnh đạo phái Phúc Âm tại Âu châu và và đã bắt đầu chuyển động. Căn nguyên của mỗi lần mở rộng của chúng tôi đều bắt đầu với một cá nhân do Đức Chúa Trời đưa đến với chúng tôi.
Luôn luôn là Đức Chúa Trời mở cửa, dấy lên con người, thu vào tiền bạc. Đôi lúc, không phải là khi chúng tôi làm một điều gì, mà lại là khi chúng tôi không làm một số việc nào đó thì bước kế tiếp mới được mở ra. Chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị tiến tới và làm công tác trước mặt, nhưng chúng tôi cũng học tập mong mỏi rằng, khi chúng tôi chờ đợi thì sẽ thấy Ngài hành động. Tôi đã thấy nhiều lần giống như Môi-se, giơ tay lên được là nhờ có A-rôn và Hu-rơ. Những người của Đức Chúa Trời đụng đến nhiều nước khác nhau đã thực sự nâng đỡ chúng tôi. Và họ vẫn tiếp tục cùng đứng với chúng tôi “bất chấp mọi khó khăn.”
Ngoài những cuộc đời được thay đổi do kết quả đều đặn từ những chương trình phát thanh, thì phước hạnh lớn nhất đối với tôi qua toàn bộ công việc, chính là chứng cớ về những người đứng lên để đáp ứng nhu cầu thuộc linh của đồng bào họ. Đáp ứng của họ không dựa vào điều mà chính cá nhân họ sẽ thu lại được, vì mỗi lần như vậy đều hàm ý là họ phải hi sinh. Họ là những người mà Chúa Giê-xu Christ không chỉ là thật, mà còn là Chúa của họ. Cho nên nhiều lần tôi ra đi để chọn người cho công việc, là tôi sai lầm; nhưng Đức Chúa Trời lúc nào cũng có người thích hợp cho chúng ta đúng vào thời điểm của Ngài.
Cách phát triển của công việc tại Monte Carlo thật lạ lùng - phép lạ này theo sau phép lạ khác. Trước hết, miền Cote d’Azur xinh đẹp - sân chơi của vua chúa, vùng nghỉ mát nổi tiếng về cờ bạc - dường như khó có thể là trung tâm cho chức vụ Phúc Âm. Toàn cảnh đều có vẻ xa vời, không làm gì được. Chúng tôi không thấy có nguồn thu nhập nào khi bắt đầu nói chuyện với ban điều hành đài Phát thanh Monte Carlo. Chúng tôi nhìn quanh mình dẫy đầy những vương miện hoa giấy, cẩm chướng, cây lá, cùng những khóm hoa, nhìn sòng bạc nổi tiếng, và lấy làm lạ là tại sao mình lại có mặt ở đây. Lý do duy nhất chúng tôi xúc tiến chỉ là vì chúng tôi tin rằng đây chính là điều Đức Chúa Trời muốn được thực hiện ở đây. Vì thế chúng tôi chờ đợi Ngài sẽ làm việc đó.
Chúng tôi thấy chứng cớ đầu tiên về điều này ngay trong phép lạ ngân phiếu 83.000 Mỹ kim, do các bạn Na Uy dâng cho việc đăt cọc. Nhưng vẫn còn năm lần chi trả nữa xấp xỉ 83.000 Mỹ kim mỗi lần, trả trong vòng chưa tới một năm. Chỉ nghĩ tới những món chi trả khổng lồ đó là đủ để choáng váng rồi!
Lần trả 83.000 Mỹ kim thứ nhì dường như lại càng khó thực hiên hơn lần đầu. Chúng tôi mường tượng mình phải có tiền mặt trong văn phòng ở New Jersey vào khoảng trưa một ngày nào đó để chuyển sang ngân hàng Monte Carlo vào trưa hôm sau, khi tới kỳ hạn. Đây là thời hạn chót nhân viên ngân hàng định cho tôi để thi hành thương lượng đúng lúc. Chúng tôi đã cầu nguyện nhiều cho việc này; nhiều bạn hữu quan tâm đã gửi quà tặng. Nhưng khi kiểm lại tổng số tiền vào buổi sáng ngày cuối cùng, chúng tôi thấy còn thiếu 13.000 Mỹ kim so với số qui định. Toàn ban phụ trách gặp nhau tại văn phòng trước của trụ sở tại Chatham, New Jersey. Tất cả chúng tôi đứng loanh quanh, nhắc lại kết quả diệu kỳ của 70.000 Mỹ kim đã được rót vào. Ngay cả trước khi mở thư từ buổi sáng, chúng tôi cầu xin Đức Chúa Trời làm một việc gì đó - chúng tôi trình bày nhu cầu rất cụ thể trước mặt Ngài. Đó là buổi nhóm cầu nguyện tin cậy với đức tin chân thật. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta cần nhớ rằng Đức Chúa Trời không phải là cái gì xa vời, hoặc chỉ do tưởng tượng. Chúng ta có thể đem những tình huống có thật đến cho Ngài. Ngài rất đỗi gần gũi- là Đấng thực sự quan tâm.
Chúng tôi cầu nguyện rồi sau đó thư ký mở thư. Thình lình cô ta la lên.
“Xem cái gì đây này!”
Trong một phong bì đơn giản với chỉ một con tem thường, cô ta thấy có ngân phiếu 5.000 Mỹ kim. Sau đó tất cả chúng tôi đều tin sẽ còn có chuyện khác nữa xảy ra.
Buổi sáng trôi qua. Thư từ đã mở vàsắp xếp cả rồi, nhưng không có thêm món quà nào. Đã 11 giờ 30, và tôi nói với những người làm việc chung quanh: “Vậy thôi. Bây giờ tôi phải đi ngân hàng, nếu không thì lỡ việc.”
Không đóng được lần này là bị phạt nặng - giống như phải trả thêm một món mười phần trăm số tiền phải đóng. Càng quan trọng hơn nữa, tôi nghĩ tới điều khoản được ghi trong hợp đồng, đó là bất cứ khi nào tiền trả không đúng theo qui định, thì Monte Carlo sẽ có quyền hủy bỏ toàn bộ hợp đồng.
Khi tôi lên xe bắt đầu đi ngân hàng thì còn thiếu 8.000 Mỹ kim. Trên đường đi tôi thấy một trong những nhân viên của chúng tôi đang đi trên đường. Khi anh vẫy tay, tôi tấp vào lề đường
Tôi nhét vào túi quần rồi tiếp tục lái xe tới ngân hàng. Sau khi đậu xe, tôi rạch mở phong bì. Tôi khó tin điều mình thấy - thêm một ngân phiếu 5.000 Mỹ kim khác.
Ông giám đốc cùng với hai viên chức ngân hàng đã biết vụ thương lượng Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới đón tôi khi tôi bước vào. “Mọi việc sao rồi?”
“Khá tốt,” tôi nói, đỏ mặt kinh ngạc và nghĩ đến số tiền trong hai tấm ngân phiếu, chẳng hiểu sẽ có chuyện gì sau đây.
Ông giám đốc mỉm cười hơi chế giễu: “Tốt lắm, nhưng rất uổng là anh sẽ không giải quyết được vụ thương lượng này, vì anh vẫn còn thiếu 13.000 Mỹ kim.”
“Ồ không, thưa ông, chúng tôi không thiếu.” Tôi vội giải thích. “Chúng tôi chỉ thiếu 3.000 Mỹ kim. Tôi có hai ngân phiếu vừa nhận được sáng nay - mỗi tấm 5.000.”
Mấy người đó há hốc miệng. “Lạ lùng thật!” Họ thấy khó tin. Họ hầu như cũng phấn khởi như tôi. Chúng tôi có gần đủ tiền đóng rồi. Mọi người đều cố gắng nghĩ ra cách nào đó để bù thêm con số còn đang thiếu, tương đối nhỏ nhoi đó.
“Chúng ta không biết tính sao đây! Chỉ còn thiếu bấy nhiêu thôi, mà vẫn không tạo được ngạc nhiên cho mình.”
Chẳng biết nói gì, tôi nhún vai và nói: “Tôi tin chắc chắn sẽ có chuyện xảy ra.”
Vào lúc này chúng tôi đang ở trong văn phòng giám đốc, và điện thoại reo. Ông giám đốc suýt đánh rơi điện thoại. Sau đó ông gác lại ống nghe lên máy rồi nhìn tôi với vẻ không tin: “Làm sao trên đời có chuyện này được?”
“Sao, ai vậy?” Tôi cố lắp bắp.
“Western Union, tiến sĩ Reed ạ. Một điện tín vừa mới tới, nạp thêm vào tài khoản của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới tại đây cho Công ty Tín dụng Chatham - với số tiền 3.000 Mỹ kim.”
Ông hạ giọng vào cuối câu nói, cho nên tôi hầu như tưởng tượng ra con số hơn là nghe chính ông nói. Rồi ông nói tiếp, khi ngồi ngay lại trên ghế, và nhìn thẳng vào tất cả chúng tôi.
“Tôi chắc chắn mong là mình biết được ai đã gửi tiền!”
Tôi tự nhủ thầm: “Vâng, tôi biết ai gửi. Chính Đức Chúa Trời gửi!”
Ông nghiêng qua bàn về phía tôi: “Anh nói ai?”
Vẫn lắc đầu, tôi lặp lại: :”Chính Đức Chúa Trời gửi.”
Ông ta vẫn chưa hiểu. “Tôi chưa nghe rõ. Người đó tên gì?”
Lần này tôi quay sang ông, và cố tình chậm rãi nhắc lại: “Đức Chúa Trời Toàn năng đã gửi.”
Bây giờ tới lượt ông giám đốc ngân hàng lắc đầu, và nói hầu như không nghe được: “Anh biết đấy, tôi tin là anh nói đúng.”
Vào lúc này phép lạ lớn lao đã bắt đầu lún sâu trong tâm trí tôi. Tôi đứng dậy la to:”Thưa quí vị, tôi biết là tôi nói đúng.”
Đúng là kỳ lạ. Khi chúng tôi bàn về 83.000 Mỹ kim thì có thể là 83.000.000 hoặc 40.000 hoặc 117.000. Chúng tôi chẳng có đồng nào cả. Nhưng số tiền là 83.000. Và bây giờ chúng tôi có chính xác số tiền này để đóng nộp. Chính xác từng đồng!
Lúc này thì chúng tôi được tự do nói cho mọi người biết nhu cầu theo đủ mọi cách. Mặc dù chính sách tài chánh riêng của Ba tôi đòi hỏi sự tin cậy Chúa mà không nói cho ai cả, nhưng cả hai chúng tôi đều tin rằng trong công việc Chúa, thì người khác muốn biết sự việc diễn tiến ra sao, họ muốn biết những tiến triển, họ muốn chia sẻ trong mọi nhu cầu.
Truyền giáo thời hiện đại có vẻ như phóng tới trước để thách thức các hội thánh dâng hiến nhiều hơn họ có trước đây. Thanh niên đặc biệt cảm thấy rộn ràng vì phương tiện truyền thông đương thời. Chúng tôi tin Đức Chúa Trời đang đòi hỏi chúng ta tiến vào các phương tiện hiện đại khi chúng được hoàn thiện - không phải để thế chỗ cho mọi đường dây truyền giáo cổ truyền, mà là để hỗ trợ thêm. Chúng ta cần phải sẵn sàng ra đi để bước vào khải tượng thực sự khi Đức Chúa Trời mở cửa. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta không được sợ điều mới mẻ, sự xa lạ trong việc di chuyển sang những vùng chưa quen thuộc. Một hội thánh, đã từng dâng 55.000 Mỹ kim cho truyền giáo hằng năm, cảm động trước sự trình bày về điều có thể thực hiện được qua việc phát thanh đến nỗi trong một lần cuối tuần, lại hứa dâng thêm 8.000,00 nữa. Chúng tôi không năn nỉ hoặc xin xỏ, nhưng chúng tôi tin rằng người khác phải được có cơ hội cùng đứng với chúng tôi. Và khi dự án Monte Carlo tiến hành, thì sự giúp đỡ tiếp tục đến với chúng tôi từ mọi phía.
Một số phát thanh viên nổi tiếng người Mỹ và Tây Âu đã quan tâm và đóng góp nhiều
số tiền khác nhau trong chi phí phát thanh với chúng tôi. “Trở về với Thánh
Kinh,” “Giờ Quyết định,” “Giờ Phục hưng Lỗi Thời,” “Ánh Sáng và Giờ của Sự Sống,”
Thời đại Đền thờ,” cùng nhiều chương trình chính qui khác đã gia tăng trả những
khoản tiền lớn giúp chúng tôi đáp ứng những nghĩa vụ nặng nề suốt một năm chuẩn
bị trước khi chúng tôi thực sự phát sóng. Nhiều chương trình đã tự túc tiến
hành bằng đức tin trong những ngày đầu phát thanh.
Thụy-sĩ |
Nguồn tài chánh vào bằng nhiều cách - hầu như phần lớn từ Âu cũng như từ Mỹ châu. Cá nhân gửi quà, và hội thánh gửi quà. Và rồi có những khoản cho vay, đa số về sau biến thành quà tặng. Chúng tôi cảm nhận được một cơn sóng lớn phước hạnh. Tính chân thật của kế hoạch, niềm tin vào nhu cầu Phúc Âm lớn lao của Âu châu đã thu hút mọi người nam nữ khắp nơi. Chúng tôi chỉ nói với họ về những gì có trong lòng mình, và họ đã nắm bắt được khải tượng rồi bước ra cùng đứng với chúng tôi.
Các anh em người Đức đặc biệt sẵn sàng đảm nhận phần quan trọng trong việc tài
chánh cuả chương trình phát thanh sẽ đâm xuyên Bức Tường Ngăn Cách. Ba tôi đã gặp
Hermann Schulte tại Thụy Sĩ một tháng trước khi hợp đồng dự kiến với Monte
Carlo được chấp thuận. Họ bàn về hợp đồng đó rồi cùng cầu nguyện - hai vợ chồng
ông và Ba tôi. Ông yêu cầu chúng tôi đánh điện cho ông biết ngay khi ký xong hợp
đồng, và ông sẽ đi làm việc để kiếm tài trợ ngay cho chúng tôi. Ông tin rằng
mình có thể thu phục sự quan tâm của những Cơ Đốc nhân theo phái Phúc Âm - những
doanh nhân cùng cấp lãnh đạo hội thánh tại Đức. Nghe thật tuyệt và chúng tôi rất
tin tưởng ông, dựa vào sự hỗ trợ thành công của ông cho công việc ở Tangier.
Nhưng tôi không thể không thắc mắc về khả năng thực hiện của ông, về mức độ mà
ông có thể làm. Không có tiền lệ đối với người Âu châu trong việc đóng góp hỗ
trợ máy phát sóng Phúc Âm toàn thời gian, bởi lẽ trước đây chẳng có ai làm như
vậy cả. Hermann Schulte cùng những người ông liên lạc đều hứa hỗ trợ thật nhiều
cách thường xuyên. Khi họ nhận ra bước khổng lồ mình đã đạt được, thì có sự lo
lắng. Thật ra, cứ mỗi hai tháng, khi tới ngày phải đóng tiền, thì họ lo lắng và
cầu nguyện. Nhưng Hermann Schulte là người của Đức Chúa Trời tại Đức, và mọi
người bắt đầu nói: “Công việc này là làm cho chúng ta! Nó sẽ giúp tiếp xúc thêm
được nhiều đồng bào chúng ta. Chúng ta cần ủng hộ công vệc này và giúp đỡ họ.”
Trước khi mọi thiết bị phát thanh được hoàn chỉnh, người Đức không ngờ đã gom
được trên một phần tư triệu Mỹ kim cho những buổi phát thanh Phúc Âm mới mẻ
này.
Tinh thần truyền giáo dường như xoay chuyển theo hình vòng tròn. Tại Đức, Cơ Đốc nhân rất nôn nóng xúc tiến làm một việc gì đó để tiếp xúc được càng nhiều đồng bào càng tốt. Tội ác của chế độ Đức Quốc Xã cùng toàn bộ cuộc tàn sát người Do Thái đặc biệt khiến cho việc sống với Đức Chúa Trời là điều cấp bách đối với họ. Một khi đã gặp Cứu Chúa, họ nôn nóng muốn làm tất cả trong khả năng mình để bày tỏ Chúa Giê-xu Christ cho người khác.
Tôi kinh ngạc khi nhìn lại những tháng ngày lạ thường đó. Mỗi lần trong sáu kỳ trả góp đều xuất hiện qua một phép lạ thực sự. Thí dụ, một kỳ trả góp nọ, cần khoản tiền nhiều hơn các lần khác. Khi nguồn tài chánh được rót vào cho kỳ trả thứ ba là 93.000 Mỹ kim, chúng tôi gửi đến Barclay’s Bank để đưa dần vào tài khoản của chúng tôi, thay vì chờ gom đủ nguyên một cọc.
Mọi việc có thể làm đều đã xong. Nhiều cá nhân đã dâng hiến. Những món tiền khổng lồ đến từ Âu châu - phần lớn từ Tây Đức bằng đồng mác Đức. Nhưng khi tính toán lại, vào chiều hôm trước kỳ hạn phải đóng, chúng tôi còn thiếu 1500 Mỹ kim. Thật quá gần số đang cần! Thế nhưng chúng tôi không thấy mình có thể làm gì thêm được nữa.
Sáng hôm sau tại Barclay’s Bank, người phụ trách tài khoản chúng tôi nói: “Chẳng có nguồn tài chánh nào khác rót vào. Nhưng xin ông cảm phiền vài phút, tôi muốn tính lại xem.”
Người ấy quay lại với nụ cười bí hiểm: “Ông có đủ rồi!”
Tôi hỏi: “Anh nói sao, chúng tôi có đủ rồi hả?”
“Chắc ông không bao giờ tin đâu, nhưng giá trị của đồng mác Đức tăng vọt kể từ lúc chúng tôi tính tổng số tiền hôm qua - cộng thêm được cho ông chính xác 1500 Mỹ kim sai biệt!” Anh ta chỉ vào con số trên tờ giấy đang cầm. “Vậy là nâng tài khoản của ông lên tới 93.000 Mỹ kim!”
Đối với tôi đây là một phép lạ khác. Trong lúc tôi nghiêng mình tới trước để nắm bắt sự việc, tôi tự hỏi tại sao chúng ta lại thấy khó tin mỗi khi một chuyện như vậy xảy ra? Tôi nghĩ lại thời thơ ấu của mình cùng túp lều hai gian nhỏ bé tại Nyack tràn ngập thực phẩm. Tôi không thể hiểu nổi phép lạ của Đức Chúa Trời. Thậm chí với những chứng cớ sững sờ như vậy đan kết qua kinh nghiệm cá nhân, tôi phải công nhận rằng đức tin của tôi yếu ớt. Nan đề cùng thử thách xảy đến thế là tôi quên ngay rằng chúng ta có một Đức Chúa Trời lắng nghe và sắp xếp điều tốt nhất cho chúng ta. Nhưng biết Đức Chúa Trời tức là nhớ lại sự nhân từ đã qua của Ngài và biết Ngài có thể làm dư dật trổi hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. Cuối cùng, chính Đức Chúa Trời đang điều khiển công việc này kể từ ngày Ngài hướng tôi tiến vào Tây Ban Nha cách miễn cưỡng từ năm 1948. Và Ngài vẫn là chuyên gia làm phép lạ kể từ khi tạo lập thế gian.
CHUẨN BỊ KÉO TỚI MONTE CARLO
Suốt năm xây dựng và chuẩn bị tại Monte
Carlo, Betty Jane và tôi quyết định rằng tốt nhất là chúng tôi nên dọn sang Âu
châu. Một số bạn bè cảm thấy có bổn phận phải nói cho chúng tôi biết dọn nhà
như vậy là tốn kém khủng khiếp; nhưng tôi thì lại biết sự thật ngược lại. Tôi
không thể đài thọ đi lại suốt thời gian dài như vậy nếu không đem gia đình cùng
đi. Ở chung với gia đình sẽ giúp tôi tập trung thoải mái hơn vào công việc đang
làm. Vợ tôi có thể ở bên cạnh tôi trong tình yêu, thông cảm và cầu nguyện. Bọn
trẻ được theo dõi từng bước của tòa nhà. Và cả gia đình được cùng đi với tôi tới
nhiều “nước mục tiêu” - sáu người trong chiếc Volkswagen nhỏ bé.
Một trong những điều ý nghĩa nhất thời thơ ấu của tôi ấy là ba mẹ tôi sẵn sàng cho em gái cùng tôi dự phần trong mọi lãnh vực của cuộc sống họ. Khuôn mẫu đó đang được lặp lại ở mức tối đa trong gia đình tôi. Tôi muốn các con mình nhớ không chỉ giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện của gia đình, mà còn là chơi bóng, câu cá, bơi lội, du lịch, làm việc, thả bộ - làm mọi thứ với nhau. Chúng tôi rất cởi mở với gia đình.
Dù là như thể tôi đi khá nhiều và chịu trách nhiệm nhiều buổi nhóm, nhưng tôi cố tình sắp xếp thời khóa biểu để tránh vắng nhà lâu dài. Đôi khi cũng khó cho người khác hiểu con cái quan trọng đối với tôi như thế nào. Chẳng hạn, khi một hội thánh mời tôi đến dự một loạt kỳ họp liên tục, tôi thường trả lời: “Tôi có thể tới vùng của bạn vài buổi tối, nhưng sau đó cần phải về nhà.” Dĩ nhiên họ biết nếu tôi đến ở suốt kỳ họp thì ít tốn kém hơn. Nhưng tôi phải trả lời cách lý luận đó như sau: “Các bạn không thể mua giá trị cuộc đời của những đứa con tôi!”
Một trong những điều ý nghĩa nhất thời thơ ấu của tôi ấy là ba mẹ tôi sẵn sàng cho em gái cùng tôi dự phần trong mọi lãnh vực của cuộc sống họ. Khuôn mẫu đó đang được lặp lại ở mức tối đa trong gia đình tôi. Tôi muốn các con mình nhớ không chỉ giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện của gia đình, mà còn là chơi bóng, câu cá, bơi lội, du lịch, làm việc, thả bộ - làm mọi thứ với nhau. Chúng tôi rất cởi mở với gia đình.
Dù là như thể tôi đi khá nhiều và chịu trách nhiệm nhiều buổi nhóm, nhưng tôi cố tình sắp xếp thời khóa biểu để tránh vắng nhà lâu dài. Đôi khi cũng khó cho người khác hiểu con cái quan trọng đối với tôi như thế nào. Chẳng hạn, khi một hội thánh mời tôi đến dự một loạt kỳ họp liên tục, tôi thường trả lời: “Tôi có thể tới vùng của bạn vài buổi tối, nhưng sau đó cần phải về nhà.” Dĩ nhiên họ biết nếu tôi đến ở suốt kỳ họp thì ít tốn kém hơn. Nhưng tôi phải trả lời cách lý luận đó như sau: “Các bạn không thể mua giá trị cuộc đời của những đứa con tôi!”
Nếu có ai gọi điện thình lình hoặc từ Los Angeles tới trong lúc tôi đang ăn tối ở nhà, thì tôi phải hành động theo cách cho thấy rằng tôi xem buổi hẹn với gia đình cũng quan trọng ngang bằng với bất cứ cuộc hẹn nào khác trong công việc.
Tôi tin rằng bậc làm cha Cơ Đốc có bổn phận và đặc quyền hiếm có là phải dành thì giờ cùng sức lực để tìm biết và hiểu con cái mình. Từ con trai thiếu niên 18 tuổi cao hơn một thước tám của tôi là Paul David, với khả năng thể thao và lãnh đạo thực sự, cho tới con trai út 5 tuổi cao hơn một thước là Daniel Herbert, chúng tôi đều cùng nhau chia sẻ sở thích, chuyện trò, học hỏi với nhau. Với con gái duy nhất là Donna Jean 16 tuổi, James Philip 14 tuổi và Stephen Ernest 11 tuổi cũng vậy.
Betty Jane và tôi cám ơn Chúa vì mỗi đứa con đều đã riêng tư tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ làm Cứu Chúa ngoại trừ Danny, mới 5 tuổi. Tôi mong mỏi và tin rằng chúng sẽ sống cho Ngài; nhưng nói thật, tôi không biết Ngài có chương trình gì cho mỗi đứa trong nghề nghiệp của chúng. Tôi sẽ không quá sửng sốt nếu chúng chọn công việc làm khác với việc phát thanh. Nhưng dĩ nhiên, tôi sẽ hài lòng nếu chúng quyết định chỗ đứng của mình là trong việc phát thanh truyền giáo. Tôi phải công nhận mình cũng là con người như bao nhiêu người khác! Tôi cho rằng mình có ý muốn đưa các con qua Âu châu năm đó là để cho chúng có cơ hội nhìn thấy công việc như thế nào. Nhưng chúng tôi sẽ cảm thấy hài lòng nhìn thấy con mình đảm trách hầu như bất cứ công việc nào mà đời sống chúng làm vinh hiển Chúa. Tôi mạnh mẽ tin rằng truyền giảng Phúc Âm là một công tác hoàn toàn phải được thực hiện toàn thời gian bởi toàn bộ tập thể tín hữu bất chấp người tín hữu làm nghề gì. Một trong những lý do khiến chúng ta trong hội thánh sống tồi tệ trong thế gian ấy là vì chúng ta đã hạn chế chức vụ này cho một số ít người mang danh là người phục vụ Cơ Đốc.
Chương trình phát thanh từ Tangier tiếp diễn cho tới ngày 31 Tháng Mười Hai, 1959, tuy là chúng tôi vẫn duy trì ban phụ trách nòng cốt tại Monte Carlo hầu như từ ngày ký hợp đồng vào Tháng Chín trước đó. Kế hoạch chính của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới mới hình dung ra tám vùng mục tiêu cho các chương trình phát thanh: 1) Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; 2) Quần đảo Anh; 3) Scandivania; 4) Liên Xô; 5) Các nước Xã hội chủ nghĩa; 6) Trung Âu; 7) Nam Âu; 8) Trung Đông và Bắc Phi.
Chúng tôi có ý định xây hệ thống hạng sang để những buổi phát sóng từ Monte Carlo có thể tự động vang tới các nước mục tiêu. Chúng tôi có được vị trí chiến lược thật cao trên những dốc đứng của dãy Alps phía Nam, nhìn xuống Địa Trung Hải. Từ đó, càng tập trung phát sóng đúng định hướng, chúng tôi sẽ càng có thể thâm nhập từng vùng của những ngôn ngữ trên hữu hiệu hơn.
Hệ thống ăng ten của chúng tôi tại Tangier rất đơn giản nên chúng tôi không thể điều khiển chương trình của mình được hữu hiệu như ý muốn. Bây giờ, tại Monte Carlo, chúng tôi thực hiện còn nhiều hơn là nhân gấp bốn lần công suất phát sóng, và dựng được những màn ăng ten phức tạp, với những tháp khung thép lớn cao tới 175 bộ. Mỗi ăng ten của Monte Carlo sẽ bao gồm bốn tháp, với “màn” hoặc mạng lưới dây kim loại, treo lơ lửng giữa hai cặp tháp. Một vật phản quang làm bằng dây kim loại hoạt động như tấm gương soi, khiến phần lớn điện năng cùng qui về một hướng, ngăn ngừa thất thoát ra sau. Các ăng ten của chúng tôi được sắp xếp theo kiểu vòng tròn với lý do đơn giản là các vùng mục tiêu của chúng tôi trải rộng từ đài, theo hình hơi vòng cung.
Trong lúc xây dựng ăng ten, những chiến đấu mà thỉnh thoảng công nhân đương đầu chính là sự thử nghiệm khắc nghiệt. Từ lâu trước lúc khởi công xây dựng, chúng tôi đã biết rằng một việc làm cho Đức Chúa Trời có tầm lan rộng như cỡ này sẽ không thoát khỏi sự chú ý của Satan. Mọi thứ đều phải vận chuyển từng phần lên đỉnh Núi Agel. Hai mươi mốt tháp phải xây, cân nặng trên chín mươi tấn kim loại, và khi hoàn tất, chúng sẽ chiếm khá lớn vùng thích hợp kế cận tòa nhà phát sóng. Một hôm, khi các công nhân chuyển phần nọ tới phần kia trong gió tuyết, một người trong họ thực sự bị dính thịt vào kim loại giá lạnh. Suốt mùa đông, ngay cả trong vùng Riviera ngập nắng, thì vùng núi cũng lạnh gay gắt. Một lần khác, một trong những xe tải chạy lọt ra ngoài lề đường, xe bị hư hại và tài xế bị thương tích.
Hệ thống đã hoàn chỉnh của chúng tôi cung ứng một màn ăng ten vào sâu vùng Trung Đông; một vào Quần đảo Anh; một vào Scandinavia, một vào Nga; một ăng ten có hai mặt, một mặt hướng tới Tây Ban Nha, còn mặt kia về các nước Đông Âu. Tất cả đều được trang bị vật phản quang để thêm điện năng cho hướng muốn tới. Ngoài ra, chúng tôi còn gắn nhiều bó ăng ten hai cực, với vật phản quang và điều khiển, giúp chúng tôi đẩy mạnh công tác vào các nước gần hơn. Một trong những ăng ten này hướng vào nước Ý, một vào Đức, và một vào Pháp.
Khi thực sự bắt đầu phát sóng, chúng tôi lại gặp những nan đề khác. Đúng hướng bắc là hướng phát sóng khó nhất của chúng tôi vì phải dọn sạch đỉnh núi. Do việc này khiến cho góc bắn tia phát sóng đi sai, cho nên tín hiệu rõ nhất vào Scandivania đòi hỏi việc xây dựng một ăng ten bên kia núi, cách khoảng một phần ba dặm, hoàn toàn một mình. Trong nhiều thứ lắp đặt này, đây là vấn đề thử nghiệm cho tới khi chúng tôi tìm ra sự phối hợp tốt nhất để tạo ra tín hiệu tuyệt hảo vào vùng chỉ định.
Ngay từ đầu chúng tôi nhận ra rằng công tác lập chương trình sẽ rắc rối. Vì cho dù đã nâng công suất từ 22.5 kí lô watt tại Tangier lên tới 100 kí lô watt tại Monte Carlo, ở đây chúng tôi chỉ bắt đầu với một máy phát sóng. Điều này có nghĩa lúc đầu xấp xỉ 500 chương trình mỗi tháng được gửi đi qua ba máy phát tại Tangier sẽ phải sắp xếp lại bây giờ để có thể được phát trên một máy. Việc này đòi hỏi loại bỏ một số chương trình để có thể tập trung vào việc phát thanh những chương trình hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau này có thêm được một máy phát 100.000 watt thứ hai.
Ngày 16 Tháng Mười, 1960 chúng tôi thực sự phát thanh. Chúng tôi khó có thể tin rằng chỉ mới mười ba tháng kể từ ngày chúng tôi ký hợp đồng với Monte Carlo! Burt Reed và Bill Mial mang băng ghi âm tới phòng thu thanh trong đêm phát thanh đầu tiên đó.
Burt nói về đêm đầu tiên: “Tôi sẽ không bao giờ quên kinh nghiệm đó chừng nào mình còn sống. Chúng tôi ở đó với vài viên chức từ Monte Carlo, và chúng tôi chỉ đứng loanh quanh la hét như hài nhi.” Đã chín tháng trôi qua kể từ buổi phát thanh cuối ở Tangier. Mọi người đều làm việc trối chết - và rồi cuối cùng bây giờ đã thành công! Những nhân viên khác của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới hiện đang ở nhà Bill nơi chúng tôi tập họp sau các chương trình phát thanh để cảm tạ và ngợi khen.
Kết quả bắt đầu lộ rõ ngay tức khắc. Trong
năm đầu, 18.000 thư bay về đài khích lệ lòng chúng tôi; 800 thư yêu cầu giúp đỡ
thuộc linh. Kết quả dường như tương xứng với số lượng mọi người trong các nước
đã dâng hiến và làm việc để giúp việc phát thanh Phúc Âm có thể thực hiện được
trong ngôn ngữ của mình. Chính sách của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới
đã được đặt ra nhiều năm trước.
Người ta thường hỏi chúng tôi: “Các ông có người tại Monte Carlo để nói đủ hai mươi bốn thứ tiếng sao?” Không, chúng tôi không hề có chính sách như vậy. Điều này sẽ có nghĩa là một ban phụ trách rất hạn chế, có lẽ chỉ một người thôi, phải làm hết mọi chương trình cho nhóm ngôn ngữ của mình. Chúng tôi muốn giới thiệu nhiều tên tuổi cùng giọng nói và thể thức chương trình khác nhau cho bất cứ nước nào đã chỉ định, và cách hay nhất để làm điều này là làm ngay một chương trình tại nước đó khi có thể được. Theo cách này, ban phụ trách bản xứ của địa phương có thể chịu trách
Người ta thường hỏi chúng tôi: “Các ông có người tại Monte Carlo để nói đủ hai mươi bốn thứ tiếng sao?” Không, chúng tôi không hề có chính sách như vậy. Điều này sẽ có nghĩa là một ban phụ trách rất hạn chế, có lẽ chỉ một người thôi, phải làm hết mọi chương trình cho nhóm ngôn ngữ của mình. Chúng tôi muốn giới thiệu nhiều tên tuổi cùng giọng nói và thể thức chương trình khác nhau cho bất cứ nước nào đã chỉ định, và cách hay nhất để làm điều này là làm ngay một chương trình tại nước đó khi có thể được. Theo cách này, ban phụ trách bản xứ của địa phương có thể chịu trách
nhiệm cung ứng xướng ngôn viên cùng nhạc sĩ
khác nhau, những nhà truyền giảng Phúc Âm từ khắp các vùng, từng được thính giả
địa phương biết tiếng và kính nể.
Thí dụ, O. Hallesby, người Na Uy có những sách bồi linh nổi tiếng về nếp sống Cơ Đốc được dịch sang nhiều thứ tiếng, là một diễn giả thường xuyên của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới tại Monte Carlo. Là một người tài năng rất được kính trọng, Tiến sĩ Hallesby dạy tại Free University ở Na Uy cho tới lúc qua đời. Ông đã không bao giờ có thể bỏ vị trí của mình tại trường Đại học để tới Monte Carlo. Nhưng cũng hoàn toàn khả thi đối với một kỹ sư Na Uy bước vào phòng làm việc của Cơ Đốc nhân này mỗi tuần một lần để ghi âm các sứ điệp của ông dùng phát thanh sau này từ Monte Carlo. Chương Trình này được bổ sung bởi phần ghi âm của các ca đoàn từ hội thánh và Trường Kinh Thánh địa phương. Sắp xếp như thế cho chúng tôi cả chất lượng lẫn ảnh hưởng mà chúng tôi không bao giờ có thể đạt được bằng cách cố gắng tự làm hết chương trình một mình tại một địa phương. Qua cách giới thiệu những diễn giả với sứ điệp Phúc Âm rõ ràng, tức những người nổi tiếng và được yêu mến, tự động chúng tôi đã mở đường cho một tập thể thính giả đông hơn , dễ tiếp thu hơn. Và suốt nhiều năm tháng, sự hỗ trợ địa phương cứ đều đặn gia tăng cho tới 1965, phân nửa sự ủng hộ chúng tôi là do người Âu châu thường xuyên đáp ứng.
Thí dụ, O. Hallesby, người Na Uy có những sách bồi linh nổi tiếng về nếp sống Cơ Đốc được dịch sang nhiều thứ tiếng, là một diễn giả thường xuyên của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới tại Monte Carlo. Là một người tài năng rất được kính trọng, Tiến sĩ Hallesby dạy tại Free University ở Na Uy cho tới lúc qua đời. Ông đã không bao giờ có thể bỏ vị trí của mình tại trường Đại học để tới Monte Carlo. Nhưng cũng hoàn toàn khả thi đối với một kỹ sư Na Uy bước vào phòng làm việc của Cơ Đốc nhân này mỗi tuần một lần để ghi âm các sứ điệp của ông dùng phát thanh sau này từ Monte Carlo. Chương Trình này được bổ sung bởi phần ghi âm của các ca đoàn từ hội thánh và Trường Kinh Thánh địa phương. Sắp xếp như thế cho chúng tôi cả chất lượng lẫn ảnh hưởng mà chúng tôi không bao giờ có thể đạt được bằng cách cố gắng tự làm hết chương trình một mình tại một địa phương. Qua cách giới thiệu những diễn giả với sứ điệp Phúc Âm rõ ràng, tức những người nổi tiếng và được yêu mến, tự động chúng tôi đã mở đường cho một tập thể thính giả đông hơn , dễ tiếp thu hơn. Và suốt nhiều năm tháng, sự hỗ trợ địa phương cứ đều đặn gia tăng cho tới 1965, phân nửa sự ủng hộ chúng tôi là do người Âu châu thường xuyên đáp ứng.
NƯỚC ĐỨC DẪN ĐẦU
Nước Đức, sau khi đảm trách ủng hộ tài
chánh lớn lao cho các chương trình phát thanh riêng của mình, bắt đầu cảm thấy
quan tâm đến người dân của những nước khác. Cơ Đốc nhân Đức sớm tài trợ những
chương trình phát thanh truyền giáo cho Tây Ban Nha, Trung Đông, cùng các vệ
tinh của Bức Tường Ngăn Cách.
Hermann Schulte, người từng mang gánh nặng truyền giáo qua phát thanh ngay từ buổi đầu, vẫn tỏ ra là người chủ chốt liên tục. Vốn là doanh nhân tài ba, ông không chỉ điều hành doanh nghiệp riêng mà còn mở một tiệm sách Cơ Đốc và nhà in. Điều này cho ông có đặc quyền trở thành nhà sản xuất đầu tiên - bây giờ là lớn nhất - những sản phẩm thu băng Phúc Âm tại Đức. Ông bị cuốn hút trong toàn bộ dây chuyền của sự kiện mới mẻ này đến nỗi hầu như bỏ lửng việc làm ăn riêng để lo cho những phương tiện chia sẻ đức tin mới này trong Đấng Christ được thành công. Là con người rất có tài, rất sâu sắc về thuộc linh, và là thành viên của nhóm Plymouth Brethren, ông cũng là lời chứng ngay tại gia đình mình. Tại đây, ông sốt sắng hướng dẫn gia đình đọc lời Đức Chúa Trời và cầu nguyện, không chỉ trước mỗi bữa ăn, mà còn thường xuyên sau đó nữa.
Wetzlar |
Dâng hiến một phần thời gian đáng kể mà không hề hưởng thù lao, ông Schulte đã tổ chức một chi nhánh Phát Thanh Xuyên Thế Giới của Đức tại Wetzlar, nước Đức. Bằng cách kể lại câu chuyện phát thanh cho từng cá nhân Cơ Đốc , cho các hội thánh, cho bất cứ ai chịu lắng nghe, dần dần ông đã thu phục được sự quan tâm, lời cầu nguyện, quà tặng, cùng sự phục vụ của một nhóm Cơ Đốc nhân Đức không ngừng gia tăng.
Một trong những thanh niên Đức đã giúp ông Schulte là Helmut Gaertner, người suốt nhiều năm đứng đầu lực lượng văn phòng tại Wetzlar. Vốn là thành viên trong ban phụ trách ở Tangier, Helmut đã học tiếng Tây Ban Nha thật thành thạo và muốn làm việc trong ban tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khi ông Schulte bắt đầu ban tiếng Đức, thì ông hỏi chúng tôi có nghĩ đến việc gửi Helmut Gaertner sang giúp ông hay không.
Thật khó diễn đạt bằng lời, nguyên cả một chuỗi sự kiện đã dẫn Helmut trở về quê hương, bởi lẽ nó bao gồm sự hướng dẫn qua điều có vẻ như bi kịch mà chúng tôi không bao giờ có thể hiểu hết được với khả năng lý luận hữu hạn của mình. Helmut có cô vợ trẻ xinh đẹp đột ngột qua đời khi sinh con đầu lòng. Chúng tôi cảm thấy đây hoàn toàn là bi kịch đối với anh, và chúng tôi cùng chia sẻ với anh trong sự mất mát đó. Chị là một thiếu nữ tận hiến tuyệt vời và chẳng ai trong chúng tôi có thể hiểu nổi việc chị được cất đi quá nhanh như vậy.
Vào lúc chị qua đời tại Tangier, dường như việc gửi Helmut về lại Đức ít ra vài tháng, là điều nên làm. Anh không bao giờ tránh né nhiệm vụ - anh không chỉ sẵn sàng ở lại với đài “Tiếng Nói Tangier,” mà còn tỏ ra muốn ở lại tiếp tục công việc. Nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy anh nên về quê hương ở với song thân một thời gian - để có đủ thời gian điều chỉnh sự mất mát lớn vừa rồi. Đúng ngay giữa thời gian phục hồi đó tại Đức mà Hermann hỏi ý chúng tôi để dùng Helmut.
Và bỗng nhiên Helmut Gaertner, như là cánh tay mặt của Schulte, trở thành chìa khóa thực sự cho toàn bộ sự phát triển ban tiếng Đức. Sau đó Đức Chúa Trời cho anh một thiếu nữ xinh đẹp khác làm vợ kế và trung thành giúp anh trong công việc tại Đức. Ban tiếng Tây Ban Nha tiếp tục phát triển kỳ lạ tại Tangier dưới sự lãnh đạo của Miguel và Maria Valbuena người Tây Ban Nha.
Helmut Gaertner dự phần quan trọng trong việc phổ biến và lắng nghe Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới khắp nơi sinh trưởng của anh. Người kế nhiệm anh, Wilfried Mann, một giám đốc doanh nghiệp, chịu trách nhiệm giải quyết 40.000 Mỹ kim mỗi tháng (năm 1967) đến từ thính giả cảm động muốn chia sẻ hỗ trợ tài chánh để phát thanh Lời Đức Chúa Trời cho đồng bào mình. Vốn bản thân làm việc chăm, ông hướng dẫn một ban phụ trách gồm bốn mươi bốn nhân viên làm việc toàn thời gian.
Vienna |
Không có nơi nào tôi được thấy cách Đức Chúa Trời chuẩn bị những kẻ Ngài lựa chọn
cho chức vụ của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới nhiều hơn trong đời sống
của vị giám đốc chương trình ban tiếng Đức. Vào cuối Thế Chiến II, một thanh
niên tên Horst Marquardt, đang sống ở Vùng Đông Đức, trở thành người hăng say
nghiên cứu triết học. Vì nhìn thấy những khác biệt giữa tư duy triết học với thực
tế, nên Marquardt bắt đầu đọc Tân Ước. Qua việc nghiên cứu Kinh Thánh, anh tin
nhận Đấng Christ. Ngay sau đó anh tìm đường sang Tây Đức. Về sau anh được thụ
phong tại một Nhà thờ Phúc Âm Giám lý và trở thành mục sư tại Berlin. Sau nữa,
anh sang Vienna, nước Áo, làm giáo sĩ.
Trong chuyến viếng thăm Vienna năm 1957, Ba tôi gặp Marquardt, tỏ ra rất quan tâm chức vụ phát thanh của chúng tôi. Năm 1960, anh gia nhập Evangeliums Rundfunk, ban tiếng Đức, nơi những tài năng xuất chúng của anh được Đức Chúa Trời đại dụng và ban phước lành.
Các thành viên tài ba của khoa soạn thảo đưa ra nhiều chương trình trong chi nhánh Wetzlar - những sứ điệp Phúc Âm, những bài giảng, những chương trình kịch Cơ Đốc, chuyện tích, chương trình thanh niên và nhi đồng, những loạt hỏi đáp - tất cả nhằm giúp tạo và duy trì một tập thể đông đảo thính giả giữa vòng dân tộc Đức, cả Đông lẫn Tây. Khởi đầu bằng cách cam kết tài trợ chi phí phát sóng ba chương trình, nhóm tại Wetzlar đã tiếp tục gây quĩ tài trợ cho mười lăm chương trình phát thanh truyền giáo mỗi tháng. Phần lớn những chương trình này được phát sang các nước phía sau Bức Tường Ngăn Cách, trong nhiều thứ tiếng khác nhau.
Ông Schulte báo cáo: “Chính từ Vùng Đông Đức mà chúng tôi nhận được khích lệ nhiều nhất cho chức vụ bằng tiếng Đức. Dân chúng ở đó tỏ ra vô cùng biết ơn qua từng sứ điệp phát thanh và kể lại nhiều đời sống được thay đổi. Có một lần chúng tôi muốn xác định mức hiệu quả của giờ phát thanh trưa thực sự ra sao, và xem thử có nên tiếp tục hay không. Chỉ trong hai tuần, có trên 2000 thư và thiệp gửi tới, nói: ‘Xin đừng ngưng phát thanh - hãy tiếp tục. Chúng tôi cần các chương trình đó.’”
NÓI VỀ TÂY BAN NHA
Ngay cả sau khi thiết bị phát thanh được dời
về Monte Carlo, Tangier vẫn tiếp tục được dùng làm phòng sản xuất phát thanh
chính. Toàn ban tiếng Tây Ban Nha ở lại Bắc Phi, chỉ cách đất liền mười sáu dặm
- hai giờ đi thuyền. Miếng đất xinh đẹp thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, có được
thiết bị ghi âm tốt. Có vẻ hợp lý khi vẫn để cơ cấu đó tại chỗ cũ. Các chương
trình Tây Ban Nha được soạn trên băng ghi âm và gửi máy bay qua Monte Carlo.
Thiết bị thu phát thanh trong nhiều nước giúp ban phụ trách phát thanh địa phương tiếp cận được nhu cầu cùng nguyện vọng của đối tượng phát thanh. Chúng tôi tin chắc cách tuyệt đối là phải đích thân gặp gỡ dân chúng tại nhà riêng họ để liên kết việc soạn chương trình với những nhu cầu chân thành của thính giả.
Thật phấn khởi thấy Đức Chúa Trời hành động qua ban tiếng Tây Ban Nha - nhóm đông thứ nhì trong số hai mươi bốn nhóm ngôn ngữ. Tây Ban Nha cho thấy một trong những cơ hội lớn nhất của việc phát thanh Phúc Âm, bởi lẽ nhiều tín hữu có ít cơ hội thông công Cơ Đốc, hầu như hoàn toàn nhờ vào chiếc máy ra-đi-ô để có được khích lệ và nuôi dưỡng thuộc linh.
Tây-ban-nha |
Dưới sự chỉ đạo tài ba của Miguel và Maria Valbuena, công việc của ban tiếng Tây Ban Nha tại phòng thu phát thanh Tangier tiếp tục phát triển. Miguel và Maria, cả hai đều biết nhiều Kinh Thánh, là những người duyên dáng, có tài khôi hài thật linh động và giàu lòng nhân ái.
Maria được cử vào Phân Ban Thiếu Nhi Tây Ban Nha, thật xuất sắc với công tác soạn và thực hiện chương trình. Nổi tiếng đối với nhiều ngàn người hâm mộ thường gọi là Tita Maria (Dì Maria), chị đã sản xuất được chương trình kịch có sức thu hút người lớn cũng như trẻ em nghe ra-đi-ô. Thật ra, cho dù người lớn có thể là không muốn nhìn nhận, nhưng chương trình của chị được xếp loại phát thanh phổ biến nhất! Những chương trình này cùng với những chương trình tiếng Tây Ban Nha khác đều được nghe từ Monte Carlo, suốt giờ nghỉ trưa, và từ Bonaire trong những giờ khuya vắng.
Miguel không chỉ là một giáo viên dạy Kinh Thánh cực kỳ tài ba, mà anh còn viết
nhiều sách tiếng Tây Ban Nha dùng cho việc
nghiên cứu Kinh Thánh cá nhân.
Hoàn toàn tin vào giá trị của sự tiếp xúc trực tiếp cá nhân, anh đã triển khai một hệ thống theo dõi chăm sóc cho những thính giả viết thư về đài. Một bản đồ khổng lồ trong văn phòng anh được gắn bằng những đinh ghim nhiều màu để chỉ ra vị trí của thính giả khắp 4.000 làng mạc và tỉnh thành trên lục địa Tây Ban Nha. Miguel và ban phụ trách cũng hài lòng với sự quan tâm của nhiều ngàn tín hữu cùng người tìm hiểu đã viết thư ghi danh học Khóa Kinh Thánh Hàm Thụ Tây Ban Nha. Phần này trong chương trình theo dõi chăm sóc cung ứng cho Cơ Đốc nhân trong nước dụng cụ để chia sẻ niềm tin - các thành viên thường tập họp láng giềng cùng bạn hữu về nhà mình để nghiên cứu các bài học chung với họ.
Hoàn toàn tin vào giá trị của sự tiếp xúc trực tiếp cá nhân, anh đã triển khai một hệ thống theo dõi chăm sóc cho những thính giả viết thư về đài. Một bản đồ khổng lồ trong văn phòng anh được gắn bằng những đinh ghim nhiều màu để chỉ ra vị trí của thính giả khắp 4.000 làng mạc và tỉnh thành trên lục địa Tây Ban Nha. Miguel và ban phụ trách cũng hài lòng với sự quan tâm của nhiều ngàn tín hữu cùng người tìm hiểu đã viết thư ghi danh học Khóa Kinh Thánh Hàm Thụ Tây Ban Nha. Phần này trong chương trình theo dõi chăm sóc cung ứng cho Cơ Đốc nhân trong nước dụng cụ để chia sẻ niềm tin - các thành viên thường tập họp láng giềng cùng bạn hữu về nhà mình để nghiên cứu các bài học chung với họ.
Gia đình Valbuenas thường từ Tangier trở về Tây Ban Nha để thăm các nhóm tín hữu họp lại học hỏi và cầu nguyện - một số đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa qua các buổi phát thanh - hoặc các cá nhân có nhu cầu đạc biệt. Một số mục sư thuộc phái Phúc Âm ở địa phương cũng hỗ trợ ban phụ trách Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới qua việc tiếp xúc chăm sóc những người quan tâm đến chương trình trong cộng đồng.
Juan Federico, một thành viên trong ban phụ trách về Tây Ban Nha, thường xuyên
đi xe gắn máy khắp Tây Ban Nha để thăm viếng đồng bào, đưa dắt họ đến với Đấng Christ,
thờ phượng và cùng cầu nguyện với họ, lắng nghe những niềm vui cùng nỗi đau
lòng của họ, và lúc nào cũng tiếp cận với những nhu cầu cấp bách cùng thuộc
linh của con người mà anh thấy là có thể giải quyết được qua các chương trình
phát thanh.
Có vài yếu tố được xem là trên hết trong mọi hoạch định cùng đánh giá của chúng tôi, cho dù là thuộc nhóm ngôn ngữ nào. Chúng tôi có thực sự tiếp cận được với những người đang ngồi nghe trước máy ra-đi-ô của họ không? Những sứ điệp được soạn trong phòng thu phát thanh cách biệt lặng lẽ có thực sự liên quan tới cảnh sống căng thẳng của thế giới hằng ngày tuy cô độc nhưng bận rộn không? Liệu chúng tôi có mang lại hỗ trợ thực tế cho những quyết định, khích lệ hằng ngày trước những bổn phận nhàm chán bắt buộc của từng cá nhân không? Chúng tôi có sắp xếp những buổi phát thanh vào giờ mà mọi người có thể nghe được không? Chúng tôi có phát sóng vào giờ thuận tiện nhất cho những người trông chờ vào sự thông công của chúng tôi không?
Có những kết quả nào rõ rệt không? Chúng tôi tin cậy
vào những câu trả lời “có.”
Để dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời, chúng tôi có thể nói rằng từ lúc bắt đầu các buổi phát thanh bằng tiếng Tây Ban Nha, đã có hơn 50.000 thư do thính giả Tây Ban Nha gửi đến. Ngoài ra, những thư cám ơn cũng vẫn tiếp tục đến từ dân chúng thuộc hai mươi ba quốc gia có ngôn ngữ chính là Tây Ban Nha.
Để dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời, chúng tôi có thể nói rằng từ lúc bắt đầu các buổi phát thanh bằng tiếng Tây Ban Nha, đã có hơn 50.000 thư do thính giả Tây Ban Nha gửi đến. Ngoài ra, những thư cám ơn cũng vẫn tiếp tục đến từ dân chúng thuộc hai mươi ba quốc gia có ngôn ngữ chính là Tây Ban Nha.
BÙNG CHÁY MỐI QUAN TÂM NƯỚC PHÁP
Khởi điểm của ban Pháp ngữ bắt đầu từ khi
Ba tôi ở Beatenberg, Thụy Sĩ, sau thời gian Mẹ tôi qua đời. Ông không trở lại với
công việc ở Tangier sau những ngày khủng hoảng đó, vì chúng tôi có một thanh
niên giỏi giang phụ trách ở đó. Đúng ra, sau một năm ở với em gái tôi cùng gia
đình ở New Jersey, ông quyết định cư ngụ tại Beatenberg, nơi mà lúc nào ông cũng
được chào đón như diễn giả cho các kỳ hội đồng, và cũng có thể vạch ra kế hoạch
cho văn phòng của chúng tôi tại đó. Sắp xếp như vậy giúp ông thấy mình hữu dụng
và không cảm thấy mình là gánh nặng cho bất cứ gia đình giáo sĩ nào cả.
Tháng Ba 1960 Ba tôi tái hôn. Trong thời gian sống tại trụ sở Truyền Giáo Bắc Phi tại Tangier, ông gặp Norah Chambers, một giáo sĩ điều dưỡng lúc ấy đang là nhà truyền giáo trong bệnh viện cho các nữ bịnh nhân người Moor. Bà trở thành người bạn đời tuyệt diệu của Ba tôi và là một nhân sự tận tình với ban phụ trách chương trình phát thanh của chúng tôi.
Lorraine |
Trong khi họ đang sống ở Beatenberg, có hai anh em, tốt nghiệp Beatenberg Bible Institute, trở về trường dự hội đồng. Cả hai đều là những nhà truyền giảng Phúc Âm trong vùng nhỏ bé đó của xứ đã từng bị tung qua tung lại giữa Pháp với Đức rồi lại Pháp - tức vùng Alsace-Lorraine - nhưng dân chúng ở đó lại chủ yếu nghiêng về Đức hơn là Pháp. Anh em Buhrer tổ chức các trại chiến dịch và đích thân viếng thăm khắp vùng Alsace-Lorraine, trở nên rất thân thiện với dân chúng, là những người nói thổ ngữ tương tự như tiếng Đức-Thụy Sĩ.
Anh em Buhrer trở lại Beatenberg rất thường xuyên do sự sắp xếp rời rộng đối với những sinh viên tốt nghiệp Bible Institute (Viện Kinh Thánh). Không hề bị ràng buộc, bất cứ cựu sinh viên nào cũng có thể tới trung tâm hội nghị và ở lại tùy thích, mà khỏi phải trả một đồng. Chuyến viếng thăm như vậy khơi dậy trong họ mối quan tâm đối với việc phát thanh.
Họ nói với Ba tôi: “Đây sẽ là cơ hội tuyệt diệu cho nước Pháp. Việc truyền giáo thật khan hiếm ở đó.”
Ba tôi nói với họ: “Chúng tôi có phương tiện và chúng tôi sẽ rất vui. Tôi tin chúng tôi có thể gửi được tín hiệu rõ ràng vào đất Pháp với ăng ten thích hợp. Nhưng phải có người trả chi phí cho chương trình. Chúng tôi không có nguồn tài chánh vô hạn để cứ gia thêm và gia thêm mãi. Tiền phải được cung ứng.
Robert Buhrer hỏi: “Ông có thể giao trách nhiệm cho tôi để xem tôi có thể làm gì được không?”
Trọn một năm trôi qua, chúng tôi chẳng nghe tin tức gì từ anh ta khác hơn là sự quan tâm bùng cháy lúc đầu đó. Trở lại Beatenberg, anh ta bảo với chúng tôi rằng anh đã ghi nhận sự quan tâm của một số doanh nhân Pháp tại Strasbourg. Một lần nữa, cũng lại là chuyện về công việc xoay quanh một người - Buhrer nắm bắt được khải tượng về điều có thể làm giữa vòng người dân Pháp. Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều người khác cũng quan tâm, những người rất tốt khắp nước Pháp quan tâm tới việc đem sứ điệp của Đức Chúa Trời đến cho người khác. Nhưng không một ai trong họ thực sự mang lấy gánh nặng về phương tiện đặc biệt này cho tới khi Đức Chúa Trời cảm động Robert Buhrer.
Lúc đầu anh có vẻ là người ít triển vọng nhất, chỉ biết rất ít tiếng Pháp. Nhưng anh được Đức Chúa Trời chọn. Khi được bàn tay Đức Chúa Trời chạm đến, anh hoàn toàn tận hiến, và nhờ sự lao khổ bất tận của anh mà toàn phân ban Pháp ngữ đã trở nên hiện thực. “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là
bởi thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”
(XaDr 4:6). Khi Ngài kêu gọi một người, và người đó
nói vâng, thì không có hạn chế trong điều có thể thực hiện được qua quyền năng
của Thánh Linh Ngài.
Một lần nữa đây cũng là do phép lạ của Đức Chúa Trời đã đưa con người có thể làm được nhiều việc đến cho chúng tôi. Thông thường chúng tôi nghĩ tới việc lập các ủy ban và phân ban. Chúng tôi sẽ chia nước Pháp thành nhiều hoặc ít vùng bằng nhau, do một người phụ trách một phần. Nhưng cách của Đức Chúa Trời là chọn một người.
Chưa tới một phần trăm dân số Pháp có thể xem là thuộc phái Phúc Âm thậm chí theo kiểu xa xa. Với quá ít người dấn thân trong công việc Chúa, cho nên gánh nặng lúc nào cũng đè lên vai từng người trong số ít đó. Cùng một nhóm người lãnh đạo phải phục vụ trong hầu hết các ủy ban và ban ngành. Một người giải thích: “Chúng tôi không có đủ năng lực và sức lực để làm mọi thứ cần phải làm. Nhưng chúng tôi sẵn sàng làm điều mình có thể làm.”
Tầm cỡ của cộng đồng theo phái Phúc Âm cũng ngụ ý nguồn tài chánh eo hẹp cho một chương trình nặng như các buổi phát thanh. Nhưng một người - nhút nhát, không có vẻ gì là nhiệt tình - đứng lên nói: “Tôi tin là Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm vệc này.”
Những người khác vặn lại: “Tuyệt lắm, nhưng chúng ta lấy đâu ra nguồn tài chánh để xúc tiến chớ?”
“Tôi không biết. Nhưng tôi biết mình có một Đức Chúa Trời vĩ đại, và tôi tin Ngài sẽ giúp chúng ta xúc tiến.”
Buhrer đã bỏ các chiến dịch truyền giảng riêng của anh để dành trọn thì giờ cho công việc phát thanh. Tại Strasbourg, anh bắt đầu tiếp xúc với dân chúng. Và một khi Robert Buhrer đã bắt đầu kích động người khác thì lời nói của anh bắt đầu lan ra như lửa bừng bừng.
Strasbourg |
Một xí nghiệp nọ chế tạo một loại gỗ ép, và Buhrer nẩy sinh ý nghĩ rằng nếu Cơ Đốc nhân đi lượm dăm bào, họ có thể đem bán cho xí nghiệp này, và dùng tiền cho việc chi phí phát thanh.
Buhrer đến với một bác sĩ, hỏi: “Đức Chúa Trời có thực sự giúp ông trong nghề y không? Nếu Ngài cho thêm ông một bệnh nhân nữa, ông có thể dâng khoản thu nhập từ bịnh nhân mới đó cho Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới không?
Hình ở trang 132: Robert Buhrer, trưởng
ban đầu tiên của ban Pháp ngữ trong Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới
Thêm một bác sĩ nữa bắt đầu đánh dấu bịnh
nhân thứ năm bước vào cửa là “bịnh nhân của Chúa.” Bất cứ khoản tiền nào bịnh
nhân đó trả, ông đều dâng cho việc phát thanh.
Một thợ đóng tủ mỗi tháng đóng một cái tủ đặc biệt, bán đi, rồi lấy tiền dâng cho việc phát thanh.
Với nông gia, Buhrer nói: “Chắc anh không phiền lòng nếu dâng một con trong bầy heo này cho Chúa phải không?” Khi đã bằng lòng, nông gia ấy nuôi con heo đặc biệt đó, đem bán, và tiền thu được dâng vào các buổi phát thanh nói tiếng Pháp của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới.
Hoặc ông nói: “Nếu Chúa ban phước cho ông có những lứa heo đẻ nhiều con hơn, liệu ông có sẵn sàng dâng mấy heo con đẻ thêm đó cho Ngài không?” Khi nông gia nói: “Tôi sẽ vui làm điều đó,” là anh để riêng thu nhập từ việc bán mấy heo con đó cho quỹ phát thanh.
Một nhân viên phục vụ tại trạm xăng dâng hiến tất cả lợi nhuận suốt một ngày bán mỗi tháng.
Những người khác thu gom giấy bìa cứng đem bán lấy tiền gửi dâng vào chương trình phát thanh.
Buhrer đi từ làng qua làng, từ thành phố tới thành phố, gieo rắc mối quan tâm cùng nhiệt tình. Không có giới hạn trong điều Đức Chúa Trời có thể làm với lòng sốt sắng của ông.
Những người không có nhiều tiền lại mang tới những quà tặng không đoán trước được, bác bỏ lời nói bảo rằng “chẳng ai thực sự quan tâm đến nước Pháp.” Khi Chúa dẫn dắt một tấm lòng thì không hề có đất nước nào là cằn cỗi cả. Mọi túi tiền đều nới lỏng khắp các tỉnh thành. Một người cao tuổi cảm động vì những sứ điệp phát thanh, đã viết: “Tôi muốn dâng món quà nhỏ.” Đó là một bịch tiền bằng kim loại, 150 đồng tiền vàng loại hai mươi đồng - 3.000 Mỹ kim!
Nhờ tất cả những việc làm khác thường này mà người dân Pháp có thể nghe được các chương trình phát thanh hằng ngày hoàn toàn do chính đồng bào mình biên soạn và bảo trợ. Bốn hoặc năm người tại Strasbourg đã lập thành bộ phận nòng cốt. Một người đặc biệt dâng nhà để xe thật lớn của mình làm chỗ thu phát sóng, và họ tập họp lại xây trang thiết bị, hiện nay có thể đáng giá khoảng giữa mười và mười lăm ngàn Mỹ kim.
Paris |
Tổng chi phí xây dựng các chương trình trong tiếng Pháp được hỗ trợ bởi những
cá nhân người Pháp không những chỉ bản thân họ muốn nghe Lời Đức Chúa Trời, mà
còn muốn người khác nghe nữa. Một thanh niên phụ tá xuất sắc người Pháp hiện
nay mang một máy thu băng chuyên nghiệp loại xách tay đi khắp nước Pháp, ghi âm
những sứ điệp từ các diễn giả truyền giảng Phúc Âm để dùng trong các buổi phát
thanh. Tại phòng thu phát sóng ở Strasbourg, các chương trình được biên tập bởi
một chuyên viên kỹ thuật phát thanh làm việc tòan thời gian, sau đó băng được gửi
đi Monte Carlo để phát về lại Pháp.
Chính ông Buhrer cũng không nói tiếng Pháp lưu loát lắm, nên ông không nói trong các chương trình phát thanh. Ông đưa những người khác vào giảng sứ điệp trong khi vẫn tiếp tục đẩy mạnh phía sau sân khấu. Hàng triệu truyền đơn phổ biến chương trình phát thanh Phúc Âm được in và phát ra. Tiền để mời diễn giả đặc biệt tới phòng thu thanh thường được quyên góp. Càng ngày càng có thêm chương trình được biên soạn và phát đi. Ông là con người thực sự mang gánh nặng về dân tộc Pháp. Đáp ứng vẫn liên tục. Trong số nhiều người khác, có một phụ nữ, sau khi nghe chương trình phát thanh, tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa. Sau đó bà đi ra nói về Ngài cho hàng xóm. Kết quả là họ có được những nhóm cầu nguyện hằng ngày. Hiện nay trong vùng bà có nhiều nhóm khác nhau gặp gỡ mỗi ngày trong tuần để cầu nguyện cho các chương trình phát thanh bằng tiếng Pháp. Và thế là hiệu quả của công việc cứ nhân lên mãi.
NHỮNG HIỆU THÍNH VIÊN CHO ÂU CHÂU
Sau khi mọi việc chạy đều tại đài phát
thanh mới, chúng tôi thấy cần phải gom công việc ở Âu châu vào một mối. Chúng
tôi giải tán văn phòng Thụy Sĩ và dời trụ sở (văn phòng) về Monte Carlo. Sau
khi vài văn phòng nhánh được lập ra, thì những mục tiêu của trụ sở trung ương
hoàn toàn mang bộ mặt mới. Trong số những chức năng quan trọng khác, khía cạnh
này trở thành tiêu điểm mọi thử nghiệm tín hiệu của chúng tôi.
Để xác định mức độ mình đạt tới các vùng mục tiêu, chúng tôi gửi đi một tín hiệu phát thanh thường xuyên - âm nhạc kèm theo thông báo lặp lại nhiều lần cho một địa điểm: “Đây là buổi phát thanh thử, đến với bạn từ Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới.” Sau đó chúng tôi sẽ xác định thính giả thử nghiệm trong nhiều nước khác nhau, hoặc chúng tôi sẽ thực hiện những chuyến đi thăm dò các địa điểm khác nhau. Chúng tôi cần biết không chỉ nơi nào nhận được tín hiệu rõ nhất, mà còn giờ nào nhận tín hiệu thích hợp nhất. Chúng tôi quan tâm đến việc tìm biết tín hiệu đó mạnh ra sao, có loại nhiễu nào chúng tôi thường gặp, hoặc có nhiễu thường xuyên ở tần số nào hay không. Nếu có, chúng tôi cần tìm một tần số khác để có băng tần rõ ràng hơn.
Để xác định mức độ mình đạt tới các vùng mục tiêu, chúng tôi gửi đi một tín hiệu phát thanh thường xuyên - âm nhạc kèm theo thông báo lặp lại nhiều lần cho một địa điểm: “Đây là buổi phát thanh thử, đến với bạn từ Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới.” Sau đó chúng tôi sẽ xác định thính giả thử nghiệm trong nhiều nước khác nhau, hoặc chúng tôi sẽ thực hiện những chuyến đi thăm dò các địa điểm khác nhau. Chúng tôi cần biết không chỉ nơi nào nhận được tín hiệu rõ nhất, mà còn giờ nào nhận tín hiệu thích hợp nhất. Chúng tôi quan tâm đến việc tìm biết tín hiệu đó mạnh ra sao, có loại nhiễu nào chúng tôi thường gặp, hoặc có nhiễu thường xuyên ở tần số nào hay không. Nếu có, chúng tôi cần tìm một tần số khác để có băng tần rõ ràng hơn.
Chẳng có nơi nào là không bị nhiễu. Có được một tần số để phát tín hiệu thường xuyên tốt vào vùng mục tiêu là một chuyện. Nhưng vấn đề không bao giờ có thể giải quyết ngay tức thời và mãi mãi - chúng tôi phải liên tục kiểm tra xem mọi người có nghe rõ chúng tôi hay không. Một thay đổi đột ngột có thể xảy ra do một đài khác bất ngờ xuất hiện ngay trên tần số của chúng tôi. Đôi khi đài mới này không mạnh bằng đài chúng tôi, nên họ sẽ phải tìm một địa điểm khác trên bản chỉ kênh.
Nan đề này khiến chúng tôi phải triển khai một mạng lưới hiệu thính viên khắp Âu châu, đánh giá tín hiệu, báo cáo hằng ngày để giúp chúng tôi biết ngay tức khắc khi bất cứ tần số hoặc vấn đề nào có trục trặc. Có thể chúng tôi thấy cần phải hành động nhanh chóng để ngay đêm kế tiếp chúng tôi tái xuất hiện trên một tần số khác. Chúng tôi vẫn cố gắng thông báo cho thính giả những thay đổi như vậy trước khi chúng tôi thực hiện, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng thực tế.
Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng nhất chúng tôi phải đối phó - tìm cho ra một chỗ trên băng tần số thích hợp với nhiễu tối thiểu. Toàn bộ dự án của chúng tôi lệ thuộc vào sự thành công chúng tôi đạt được trong việc thính giả có thể nghe rõ chúng tôi. Chúng tôi có thể lập chương trình hấp dẫn và liên tục, nhưng sẽ chẳng đi xa hơn trần của phòng phát thanh nếu điều kiện nghe không được đúng mức. Tần số và sự truyền bá tạo thành chiến trường lớn nhất của chúng tôi. Tại Monte Carlo chúng tôi đấu tranh liên tục suốt hai năm mới có được cách xử lý khéo léo. Thật là một thử thách không tưởng - liên tục phát ra tín hiệu thật rõ vào nhiều vùng mục tiêu của chúng tôi tại Âu châu, Bắc Phi, Trung Đông, và sau bức “Màn Sắt.” Hầu hết chúng tôi đều mang vết sẹo của những ngày khắc nghiệt đó suốt thời gian lâu dài.
Khi Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới được biết đến thật rộng rãi, thanh niên từ mọi miền nước Mỹ và Canada bắt đầu xin chúng tôi cho làm công tác truyền giáo. Ngay từ buổi đầu chúng tôi biết rằng trong một công tác như của chúng tôi, thì cần phải có những nhân sự được đặc biệt đào tạo với chất lượng cao. Thế nhưng chúng tôi đã cẩn thận theo nguyên tắc là mỗi ứng viên phải chứng tỏ có những tiêu chuẩn thuộc linh cao nhất và thực sự được Đức Chúa Trời kêu gọi phục vụ suốt đời trên cánh đồng truyền giáo.
Một lần nữa tại đây tôi có thể chứng nghiệm sự thành tín của Đức Chúa Trời chúng ta. Vào lúc đóng cửa đài Tangier chúng tôi có hai mươi sáu nhân sự làm việc toàn thời gian tại hiện trường. Đa số được chuyển về Monte Carlo. Ngày nay có ba mươi lăm nhân sự truyền giáo phục vụ cho đài Monte Carlo, ghi sổ sách các phòng phát thanh, cùng các văn phòng dưới sự lãnh đạo của Ba tôi. Eugene Priddy là thư ký hiện trường phụ trách hành chánh còn Norman Olsen, giám đốc của đài, chịu trách nhiệm hoạt động kỹ thuật. Họ có những phụ tá là Roy Hertzog, kỹ sư trưởng, Dave Carlson, giám đốc quảng cáo và giao tế, với Lee Vandervort, thủ qũy khu vực. Tất cả họ đều làm chứng cho sự dẫn dắt kỳ diệu của Chúa, cho sự cung ứng đầy đủ của Ngài, và cho niềm vui phục vụ Ngài trong công việc đồng đội gần gũi mà chức vụ phát thanh truyền giáo đòi hỏi. Đầu năm 1967 toàn bộ gia đình các giáo sĩ Mỹ và Canada trong Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới cùng nhiều nhân sự quốc gia thuộc các chi nhánh khác nhau ở Âu châu cùng Trung Đông mà chúng tôi trực tiếp hoặc gián tiếp chịu trách nhiệm về sự hỗ trợ của họ - bao gồm trên 200 người lớn và gần 150 trẻ em. Chúng tôi có một Đức Chúa Trời thật cao cả!
Công việc phát triển theo nhiều hướng. Một số doanh nhân xuất sắc tại Na Uy, những người đã từng chịu trách nhiệm đóng tiền đầu tiên cho Monte Carlo, vẫn tiếp tục xúc tiến. Họ đã lập được một phòng ghi âm tốt tại Oslo, thực hiện được nhiều chương trình đa dạng thật hay. Một người hiện đang dành toàn thời gian đi khắp nước ghi lại những sứ điệp cùng âm nhạc từ những con dân Đức Chúa Trời có tài năng. Những người khác thì miệt mài làm việc nhiều giờ mỗi ngày sắp xếp những sứ điệp đó trong phòng thu phát thanh của mình. Các chương trình được gửi đi Monte Carlo để phát sóng, rồi phát lại cho Na Uy.
Na-uy |
Các thư từ chứng minh những chương trình này được người Đan mạch và Phần lan mở lên nghe, và một chương trình tiếng Thụy điển cũng mang lại kết quả. Tại Scandinavia, nhiều thư từ do “những người của biển” viết bởi họ được khích lệ và phước hạnh khi nghe các buổi phát thanh lúc đang ở trên tàu.
Tại Anh, sự chú ý đến những chương trình phát thanh gia tăng đều đặn. Chi phí phát thanh ở đó có vẻ rất cao, nhưng chúng tôi đang phát một số chương trình do Mỹ sản xuất cho Anh và họ có vẻ quan tâm. Bắt đầu nắm lấy khải tượng, hiện nay họ tự làm cho mình những chương trình thật hiệu quả. Bắc Ái nhĩ lan cũng phát triển thật vui. Một cặp vợ chồng thương gia đã từng nghe Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới nhiều năm qua hiện đang thực hiện Giờ Phúc Âm của người Ái nhĩ lan (Irish Gospel Hour) và đảm nhận tài trợ cho chương trình qua một tập thể Cơ Đốc nhân Ái nhĩ lan quan tâm. Tiềm năng ở Anh bao gồm khoảng năm mươi lăm triệu người.
Suýt tự sát, một thanh niên Anh - bị áp đảo bởi những nan đề riêng - do dự đủ lâu để mở chương trình phát thanh ưa thích. Ngay sát cạnh đài đó, giọng hát nổi bật qua băng tần chen chúc đó. Công suất 100.000 watt của Đài Phát Thanh Xuyên Thế Giới tạo một loại nhạc khác lạ đối với anh ta - những bài hát được mẹ anh hát cho nghe nhiều năm về trước. Anh chỉnh lại cho rõ hơn, và sứ điệp của Phúc Âm bắt đầu chạm vào nỗi đau trĩu nặng trong lòng anh. Thay vì hủy hoại đời mình, anh đã dâng nó cho
Chúa Giê-xu Christ. Có đủ sức mạnh đẩy được
lời của sự sống xuyên qua tiếng láp nháp của hàng chục đài, đã tạo nên sự thay
đổi lớn trên thế giới.
Trong khung cảnh riêng tư của gia đình mình, dân chúng lắng nghe chương trình phát thanh truyền giáo - những người khắp thế giới không có cách nào khác để được bước vào mối thông công với Đức Chúa Trời để học biết tình yêu cùng sự tha thứ. Càng có nhiều người hơn con số chúng ta tưởng, đang lắng nghe và đáp ứng tiếng nói của Đức Chúa Trời khi họ ngồi - không bị ép uổng, không bị ai thấy trước ra-đi-ô của mình.
Trong khung cảnh riêng tư của gia đình mình, dân chúng lắng nghe chương trình phát thanh truyền giáo - những người khắp thế giới không có cách nào khác để được bước vào mối thông công với Đức Chúa Trời để học biết tình yêu cùng sự tha thứ. Càng có nhiều người hơn con số chúng ta tưởng, đang lắng nghe và đáp ứng tiếng nói của Đức Chúa Trời khi họ ngồi - không bị ép uổng, không bị ai thấy trước ra-đi-ô của mình.
Từ Bồ Đào Nha, một bà viết: “Các chương trình phát thanh của quí vị hoàn toàn thay đổi đời sống tôi.” Bà giải thích rằng mình được nuôi dạy trong niềm tin rằng phải tự kiếm đường lên thiên đàng, và bà đang chuyên tâm làm điều đó. Thất vọng trong những nỗ lực làm người tốt, bà vẫn tiếp tục đi tìm lời bảo đảm cho sự cứu rỗi mình. Rồi một hôm, lúc đang rà đài, bà nghe một chương trình phát thanh Phúc Âm tiếng Bồ Đào Nha từ Monte Carlo. Nỗi lo sợ cùng thất vọng trong lòng bà được thay thế bằng lòng biết ơn đối với Cứu Chúa, khi bà khám phá ra rằng Ngài đã trả xong giá cứu rỗi thế cho mình rồi. Trong thư gửi chúng tôi, bà kể lại cách mình đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu Christ ra sao. Sau đó, qua chương trình theo dõi chăm sóc của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới chúng tôi giúp bà liên lạc với một hội thánh Phúc Âm, và bà chịu báp têm một tháng sau đó.
Bà lại viết thư: “Bây giờ tôi biết chắc mọi tội mình được tha hết rồi, và tôi được hoà thuận với Đức Chúa Trời. Tôi kể cho mọi người biết về Đấng Christ. Tôi rất biết ơn các chương trình Phúc Âm của quí vị từ Monte Carlo.”
Một bé chăn cừu, đang một mình canh chiên trên sườn đồi tại Corsica, nghe Đài Phát Thanh Xuyên Thế Giới qua máy ra-đi-ô xách tay bé nhỏ của mình. Cậu dâng lòng mình cho Đấng Christ và sau đó dọn về đảo Sardina gần đó như một giáo sĩ “ngoại quốc” - nói cho người khác về Đấng Chăn đã yêu thương và cứu vớt vượt xa hơn mọi hi vọng của con người. Chúa Giê-xu phán: “Các ngươi hãy đi khắp thế gian giảng Phúc Âm cho mọi người.” Để chúng ta có thể “đi” và “giảng” chính là mục đích nòng cốt của mọi chương trình phát ra từ Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới “đi vào toàn thế gian.”
PHỦ KÍN TRUNG ĐÔNG
Dĩ nhiên, Trung Đông là mối quan tâm và ưu
tư lớn của chúng tôi, vì gia đình chúng tôi đã sống ở đó suốt nhiều năm. Chúng
tôi đặc biệt nôn nóng muốn bắt đầu phát thanh bằng tiếng Ả Rập vì có thể dễ
dàng hình dung ra những người sẽ nghe. Đây là những người mà cả Ba tôi lẫn tôi
đều biết qua kinh nghiệm trực tiếp, lâu dài. Suốt nhiều năm nhiệm kỳ giáo sĩ của
chúng tôi tại Palestine và Syria, chúng tôi đã sốt ruột ao ước đưa nhiều người Ả
Rập đến với Đấng Christ hơn khả năng mình có thể làm được. Chức vụ của Ba tôi đối
với dân trong nhiều làng rất có kết quả. Tuy nhiên, không ai trong chúng tôi
tránh né được sự kiện cơ bản là con số những người chưa được tiếp xúc lúc nào cũng
vượt xa con số những người chúng tôi đang tiếp xúc. Bạn có thể tưởng tượng
chúng tôi phấn khích biết bao với triển vọng phát thanh len lỏi vào những nơi
mà chính bản thân chúng tôi chưa hề có cơ hội hoặc thì giờ bước tới. Khải tượng
của chúng tôi về dân tộc Ả Rập thật sống động, vì họ là dân tộc của chúng tôi
theo cách đặc biệt, và điều đó tạo thành gánh nặng khiến chúng tôi tìm cách
quyên góp hỗ trợ để phát thanh và soạn ra những chương trình phát thanh đặc biệt
này. Khi một người có loại ưu tư cá nhân này đối với tha nhân thì sẽ luôn luôn
muốn làm vượt trổi rất xa, hơn khả năng mình có thể làm được. Đây chính là trường
hợp của Trung Đông thân thuộc và yêu dấu khi chúng tôi bắt đầu kế hoạch.
Tuy công việc chính của Ba tôi liên quan với người Ả Rập, nhưng những chương trình tiếng Hi bá lai cũng rất quan trọng. Khi người Y-sơ-ra-ên lập quốc, điều này tạo nên sự tách rời hoàn toàn phân ban Hi Bá Lai với Ả Rập. Chuyện kể bằng Hi Bá Lai đi trước buổi phát thanh bằng tiếng Ả Rập.
Jerusalem |
Suốt những thế kỷ bị tan lạc, dân Do Thái vẫn thường nói tiếng Yiddish, một thổ
ngữ của Đức dùng chữ viết Hi Bá Lai. Một trong những ước vọng mạnh mẽ của họ
khi người Do Thái trở về Y-sơ-ra-ên lập quốc đó là phục hồi ngôn ngữ Hi Bá Lai
Cựu Ước để dùng hằng ngày. Quyết tâm này, bắt đầu khoảng 1920, lên tới đỉnh cao
vào năm 1948 khi tiếng Hi Bá Lai được chỉ định làm ngôn ngữ chính thức trong
truyền thông và giáo dục.
Dân tộc Do Thái đặc biệt kính trọng những
người Do Thái có gốc từ nhiều thế hệ ở Palestine. Đó là loại người Đức Chúa Trời
đã chọn cho chúng tôi tại Trung Đông. Ông là người Hê-bơ-rơ , sinh gần
Ti-bê-ri-át, nói tiếng Hi Bá Lai lưu loát từ thời thơ ấu. Con người này, Jacob
Blum, khao khát học vấn, đi Hà Lan vào đầu thập niên ’30 ‘ để học. Trong thời
gian này, ông trở lại đạo, là một trong số ít người Do Thái đầu phục Đấng
Christ trước khi được giao cho Anh. Ông có hai bằng tiến sĩ, một về hóa học và
một về lãnh vực thần học. Ước vọng lớn của ông mong trở về mang Phúc Âm cho đồng
bào mình ở Palestine cuối cùng đã thành tựu dưới sự bảo trợ của một số Cơ Đốc
nhân Hà Lan gửi ông về lại quê hương làm giáo sĩ.
Một thời gian sau, khi tổ chức American Messianic Fellowship tại Hoa Kỳ quan tâm các buổi phát thanh cho Y-sơ-ra-ên, họ bắt đầu bảo trợ Tiến sĩ Blum trong chương trình tiếng Hi Bá Lai mỗi ngày và vẫn trung tín tiếp tục cho tới ngày ông qua đời vào Tháng Chín 1966. Tiến sĩ Blum đến Monte Carlo mỗi năm một lần để ghi âm các sứ điệp của mình. Sau đó, ban phụ trách biên soạn, thêm phần âm nhạc và hoàn tất các chương trình để phát thanh sang Trung Đông.
Beirut |
Một trong những thính giả từ Israel nói
lúc đầu anh ta ghét Tiến sĩ Blum ra sao bởi lẽ “ông là kẻ phản bội tôn giáo
cùng tổ quốc chúng ta để qua trại kẻ thù muốn tiêu diệt chúng ta . . . Tôi là đối
thủ mãnh liệt nhất và là người đấu tranh dữ dội nhất chống lại tổ chức truyền
giáo Cơ Đốc . . . cho tới khi tôi nghe chương trình phát thanh của ông. Xin vui
lòng cho tôi biết khi nào chúng ta có thể gặp nhau và tại đâu, trong những quán
cà phê cũng được.”
Một người mà Tiến sĩ Blum đã trò chuyện nhiều lần đột ngột lâm bịnh. Khi Tiến sĩ Blum tới bịnh viện, người này đã hôn mê. Ông cầu xin Đức Chúa Trời cho phép ông nói chuyện một lần nữa với người này trước khi người đi vào cõi đời đời. Ngay sau đó, người này mở mắt nói: “Phải ông đó không, Tiến sĩ Blum? Tôi tin là ông sẽ có ở đây - rằng ông sẽ không bỏ tôi chết cô độc. Lời làm chứng của ông không luống công. Tôi sẵn sàng chết vì tôi biết bây giờ tôi sẽ đi về với Đấng Mê-si của tôi, Đấng Cứu chuộc tôi.”
Một người mà Tiến sĩ Blum đã trò chuyện nhiều lần đột ngột lâm bịnh. Khi Tiến sĩ Blum tới bịnh viện, người này đã hôn mê. Ông cầu xin Đức Chúa Trời cho phép ông nói chuyện một lần nữa với người này trước khi người đi vào cõi đời đời. Ngay sau đó, người này mở mắt nói: “Phải ông đó không, Tiến sĩ Blum? Tôi tin là ông sẽ có ở đây - rằng ông sẽ không bỏ tôi chết cô độc. Lời làm chứng của ông không luống công. Tôi sẵn sàng chết vì tôi biết bây giờ tôi sẽ đi về với Đấng Mê-si của tôi, Đấng Cứu chuộc tôi.”
Mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi đối với thế giới nói tiếng Ả Rập được thể hiện khi chúng tôi khẩn thiết cầu xin đúng người và đúng thời điểm khởi đầu. Sự tiếp xúc mở đường cho những buổi phát thanh tiếng Ả Rập là một thí dụ khác trong kế hoạch kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Trong thập niên ’20’ Ba tôi đã từng chú ý đến một thanh niên từ Úc dự thi tiếng Ả Rập trong phòng Ba tôi coi thi. Nhiều năm sau, khi chính anh chàng Keith Stevenson nghe về Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới, anh đã liên lạc với chúng tôi. Đồng thời anh cũng thành lập một hội truyền giáo văn chương tại Beirut, Lebanon, dưới sự bảo trợ của những Cơ Đốc nhân tại Úc. Như một việc làm phụ, anh cũng đã bắt đầu ghi âm để mang đến cho những người không thể ra khỏi nhà. Tài làm chương trình cùng tiêu chuẩn sản xuất cao của anh dẫn chúng tôi tới việc thương lượng với anh, lúc đầu khi anh tới Thụy Sĩ, rồi sau đó khi tôi đi Beirut thăm anh. Kết quả những thảo luận của chúng tôi là sự kết hợp hội Gospel Recording Society của anh làm chi nhánh Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới của chúng tôi tại Trung Đông. Tập họp chung quanh mình một số diễn giả Ả Rập Cơ Đốc tài ba, ông Stevenson sản xuất được những chương trình phẩm chất thượng hạng và sứ điệp tích cực. Ông còn tự nguyện lắp đặt thiết bị thu phát thanh hoàn chỉnh tại Beirut để sản xuất các chương trình trong tiếng Ả Rập, Armenia, và Thổ nhĩ kỳ.
Một thính giả Cộng Hoà Ả Rập Thống Nhất - trong số những mục tiêu thách thức nhất của Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới - gửi lá thư đầy khích lệ sau đây:
“Mỗi ngày tôi rất thích mở nghe buổi phát thanh của các ông và cảm thấy bình an khi ngồi gần lắng nghe sứ điệp của các ông, chúng hướng tôi theo con đường ngay thẳng. Tôi nhờ các ông chỉ cho tôi con đường dẫn tới đích tốt đẹp bằng cách cho tôi những thông tin về Chúa Giê-xu. Cũng xin vui lòng cho tôi những câu hỏi để khích lệ tôi đọc Kinh Thánh cùng một số bài thánh ca được hát trong chương trình của quí ông.”
Arab |
Toàn bộ sinh hoạt giữa vòng người Ả Rập tiếp tục mở rộng. Dick và Jeanne Olson,
một trong những cặp vợ chồng xuất sắc nhất của chúng tôi đã cùng với các con đi
Beirut lo công việc tại đó. Dick đã cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của Ba tôi
nhiều năm tại Monte Carlo. Anh cũng là một nhân sự rất hiệu quả tại Bonaire. Dưới
sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, công việc tiếp tục phát triển. Dick có phụ tá
là Jad Dally, một công dân Jordan rất tận tình và có tài năng.
Câu chuyện về Jacob Jambazian, người quản lý phân ban Armenia tại Beirut, cũng khởi sự từ những ngày đầu chúng tôi sống tại Giê-ru-sa-lem. Nhiều năm trước đây, khi người tị nạn Armenia từ Thổ nhĩ kỳ tới, một gia đình Cơ Đốc mở một cô nhi viện tại Gie-ru-sa-lem. Là một bé trai trong cô nhi viện đó, Jacob Jambazian nghe Ba tôi dạy cho thiếu nhi. Nhiều năm sau, khi tốt nghiệp trường Kinh Thánh tại Beatenberg, anh và Ba tôi lại gặp nhau.
Lịch sử của người Armenia thật kỳ lạ. Họ đã là một quốc gia suốt 2725 năm rồi mà vẫn cứ sống theo từng nhóm thiểu số trong nhiều xứ không phải là quê hương của mình. Hàng trăm ngàn người xúm xít nhau theo phe cánh trong các nước Ảrập - có những trường học riêng dùng ngôn ngữ kiêu hãnh riêng của mình. Chức vụ của Lời Đức Chúa Trời trong tiếng nước họ rất hiệu quả giữa vòng họ; họ phấn khởi được nghe Phúc Âm trong tiếng mẹ đẻ của mình.
Đỉnh đông nam của nước Nga có dẫy đầy người
Armenia. Nước Nga thu hút quốc tịch của họ, hứa tổ chức quốc gia cho họ. Trên nửa
triệu người Armenia đã bị thuyết phục gia nhập nước Liên bang Sô viết Armenia
trong vùng Caucase. Jambazian chuẩn bị vài chương trình mỗi tuần qua băng thu để
phát thanh cho đồng bào mình, với những kết quả đầy khích lệ.
Armenia |
Chương trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới là một tổ chức nhằm mục tiêu phục vụ, cung ứng cho các dân bản xứ có được tiếng nói để tường thuật về Chúa Giê-xu Christ cho đồng bào họ. Đây là quá trình khởi đầu tại Iran. Năm 1962 Dick Corley của International Missions, Inc., nói chuyện với một trong những nhân sự của chúng tôi tại một hội đồng ở Chicago. Ông nghĩ người Ba tư sẽ hưởng được lợi ích từ một chương trình Phúc Âm trong ngôn ngữ của họ, và ông tự hỏi mình có thể làm gì để bắt đầu một chương trình như vậy. Chúng tôi khích lệ ông mua một máy ghi âm để mang về soạn thử một chương trình tại Ba tư.
Điều kế tiếp chúng tôi được biết, là có nhận được một cuộn băng gửi bưu điện từ Iran, kèm theo lời chỉ dẫn. Corley muốn phát sóng băng ghi đó vào tám giờ sáng tại Iran. Điều này hàm ý chúng tôi phải thuyết phục toán làm việc tại Monte Carlo - cách hai múi giờ hướng tây - phải thức dậy sớm hơn thường lệ một tiếng đồng hồ để có thể mở băng ghi âm tiếng Ba tư lúc 6 giờ sáng. Đó là vào Tháng Mười Hai 1962. Kể từ đó, Giám đốc của Hội Truyền giáo Quốc tế (International Missions) Elrey Larow, đếm được từ 7.000 tới 8.000 người Ba tư ghi danh học khóa Kinh Thánh hàm thụ được quảng bá qua ra-đi-ô. Ông cho rằng chương trình phát thanh đã có công thu hút 95 phần trăm học viên Kinh Thánh mới mẻ này.
Chúa tiếp tục làm phép lạ mới tại Monte Carlo. Ngày 1 Tháng Tư 1966, Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới được phép dùng máy phát sóng AM làn sóng trung bình (phát thanh chuẩn) khổng lồ 400.000 watt của đài Phát thanh Monte Carlo sau 10 giờ tối. Bước đột phá khó tin này mở ra con số rất lớn những gia đình giữa lòng Châu Âu trước đây chưa hề có ai tiếp xúc, trong giờ tối cao điểm này. Tác động cùng ảnh hưởng của cách tiếp xúc mới này cho thấy còn có hàng ngàn tấm lòng đang chờ đợi được đụng đến theo cách đó. Quả là chúng ta có một Đức Chúa Trời thật vĩ đại.
KỶ NGUYÊN MỚI CHO CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH XUYÊN THẾ GIỚI
Tháng Sáu 1961, chúng tôi từ Pháp trở về Mỹ.
Việc xây dựng trang thiết bị phát thanh lớn lao phức tạp tại Monte Carlo rất
khó khăn, nhưng tôi thấy thách thức đó thú vị hơn cả. Một trong những nan đề của
tôi là - tôi thực sự thích công việc cực nhọc. Việc càng khó, càng thúc ép và
thu hút, tôi lại càng thấy thích thú. Chúng tôi biết Chúa đã giúp chúng tôi. Thật
là một công tác lớn lao và vô cùng căng thẳng. Chúng tôi cảm thấy đã hoàn tất
thành công một điều tốt. Betty Jane và các con cùng tôi về Mỹ bằng tàu để có cơ
hội thư giãn.
North Carolina |
Trước mấy ngày trong văn phòng tại Chatham, chúng tôi về thăm song thân Betty
Jane và dự vài buổi nhóm đặc biệt ở North Carolina. Mấy vali chưa kịp mở ra thì
Ben đã gọi đề nghị một ít giờ giải trí. Tôi tóm lấy cơ hội gia nhập Ben cùng một
số bạn đánh một chầu quần vợt ngày Thứ Bảy. Tôi yêu thích môn này - thậm chí đã
từng thắng một số trận thi đấu quần vợt cấp thành phố trong những năm trước
đây. Bốn người chúng tôi thỉnh thoảng vẫn chơi suốt nhiều năm và cũng khá kình
địch nhau. Merle Daugherty, một họa sĩ thương mại từ North Plainfield, là một
người khoảng sáu mươi lăm tuổi. Ý nghĩ đầu tiên của ông ta khi Ben gọi điện ấy
là ông bị tim và có lẽ không nên chơi. Nhưng khi ông nghe chúng tôi đang kiếm
người đánh cặp, thì ông lại để cho sự nôn nóng thắng thế, và ông bảo đảm với vợ,
đánh cặp sẽ bớt căng. Harold Mathisen, người môi giới đầu tư, là láng giềng của
chúng tôi, cũng như là thành viên của Long Hill Chapel, hội thánh mà chúng tôi
dự nhóm.
Harold chơi quần vợt thi đấu, còn Merle là ngựa chiến kỳ cựu trên sân chơi. Anh có hai vợt - một cái anh nói là cong và anh chỉ dùng khi anh có “máu trong mắt.”
Ben và tôi đấu với Harold và Merle, và chúng tôi đã chơi được hai trận, mỗi người chúng tôi thắng một trận. Trận thứ ba hoàn toàn khác - chẳng còn là cú vô-lê thoải mái bình thường như lúc mới bắt đầu nữa. Cuộc chơi trở thành cực kỳ ganh đua - Harold đánh mạnh banh sít sao vào góc xa, thì Merle đã xớt với cây vợt chiến thắng của mình. Mỗi cú đánh đều mang tính quyết định. Sau hai mươi hai ván, trận đấu vẫn hoà. Hễ họ thắng một ván, là chúng tôi thắng một ván. Tôi không nghĩ là chúng tôi chấm dứt được trận đấu. Bóng tối bao trùm và thế là chúng tôi phải ngưng vì không còn nhìn thấy được mình đang làm gì.
Tôi thấy hơi mệt trong lúc chơi nhưng lại gán cho sự kiện là vì mình nghỉ chơi đã lâu. Chủ yếu sức khỏe tôi vẫn tốt. Mới sáng hôm ấy, Paul và Jim nói: “Bố ơi, trông bố khỏe thật đấy!”
Đúng thế. Tôi gồng cơ bắp cho chúng xem và chúng cười toe toét. Tôi cảm thấy mình thật bảnh.
Nhưng khi chúng tôi ngưng chơi, tôi biết mình quá mệt. Tôi cảm thấy choáng váng và khác lạ. Tôi mở cửa ngồi vào xe của Harold trong khi chúng tôi ngưng chuyện trò dưới ánh đèn đường. Tôi chẳng nói gì nhiều. Ngay cả sau khi Harold và tôi lái xe ra khỏi sân và qua khỏi bệnh viện, tôi vẫn để anh nói mà khó có thể trả lời - hoặc thậm chí chẳng nghĩ tới điều gì khác hơn nỗi khốn khổ của riêng mình. Ý nghĩ chợt loé trong trí tôi ấy là có lẽ tôi phải bảo anh ta dừng tại bịnh viện thả tôi xuống đó. Có thể là tôi cần kiểm tra sức khỏe.
Khi về tới nhà, tôi chạy vào. Tôi nói với vợ: “Anh thấy khổ sở quá!” tôi nghĩ là mình bị khó tiêu, tôi đã từng bị vài lần như thế lúc ở trên tàu, và nhiều lần trước đó, khi tôi bước nhanh.
Betty Jane vòng tay qua ôm lấy tôi và dìu tôi lên cầu thang, vào giường nằm. Tôi không muốn làm nàng sợ không đáng, nhưng bỗng cơn đau kinh khủng giáng xuống tôi. Tôi cảm thấy bị đè nặng khiếp đảm như thể một mảng dây thép đang quấn chặt quanh ngực mình.
Giữa tiếng rên rỉ và những cơn đau nhói, tôi cố gắng nói với nàng: “Đây không phải là chuyện bình thường, em ơi. Em phải gọi Bob ngay lập tức!” Vợ tôi không thể tin là tôi thực sự cần bác sĩ, và tôi khó có thể chịu nổi cơn đau mà nói cho nàng biết. Bác sĩ Robert Francis, người bạn thân thiết và là Cơ Đốc nhân rất tốt, vừa mới đi nghỉ phép về được năm phút thì Betty Jane gọi điện.
Chỉ mấy phút chờ đợi thôi, cũng có vẻ như cả thiên thu. Tôi tin chắc là mình sắp chết. Tôi nói với vợ tôi là tôi yêu nàng, và tôi muốn gặp các con. Chúng đang ngủ nhưng lại thức giấc vì náo nức. Nàng kêu bốn đứa tập họp lại - Paul, Donna, Jim, và Stevie - trong phòng ngủ, tôi nói với chúng là rất yêu chúng và ước ao lớn nhất của tôi là mong mỏi chúng sống cho Chúa. Tôi chào giã biệt tất cả. Tôi đinh ninh kết cuộc là như vậy.
Đội cấp cứu cùng xe cứu thương tới trước cả bác sĩ. Tôi không thở nổi. Mồ hôi vã ra như tắm. Tôi thấy đau khắp hai cánh tay. Họ chụp ngay ôxy lên mặt tôi, và tôi nhận biết bác sĩ Bob Francis cũng đang cúi mình trên tôi với mũi kim tiêm dưới da. Ông chắc chắn đây là trường hợp suy tim. Trong khi họ khiêng tôi xuống cầu thang, bỏ lên cáng đưa vào xe cứu thương, tôi có thể nhìn thấy các con đứng một mình lo sợ nơi khung cửa. Tôi biết chắc mình sẽ không bao giờ gặp lại chúng. Một lát sau tôi được biết cảnh sát trong đội cấp cứu đã quay lại với mấy đứa nhỏ. Về sau, một bà hàng xóm qua nhà tôi đưa chúng về nhà bà. Betty Jane theo tôi vào bịnh viện, nhưng tôi không thể trò chuyện với nàng.
Suốt ba ngày tôi ở trong phòng ôxy. Ông bố khỏe mạnh to con vốn tự hào về những cơ bắp của mình hồi sáng, người xây cất đài phát thanh giàu nghị lực vẫn thường làm việc mười lăm tiếng mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần, giờ đây đã gục ngã. Bỗng chốc, tôi còn không thể tự ăn một mình được, thậm chí không giở cánh tay lên nổi. Tôi nằm rạp giường, và suốt một tháng trường không được rời khỏi giường bịnh viện đó.
Sau một tuần, xét nghiệm xác nhận là tôi bị suy tim cấp tính - chứng huyết khối ở động mạch vành - nhưng ít nguy hại vĩnh viễn. Nói thật, tôi thấy khó chấp nhận sự thật. Tôi thực sự không tin là điều đó có thể xảy đến với tôi. Tôi chỉ mới bốn mươi hai tuổi và bình thường rất khỏe. Nhưng tôi cứ tự nhủ: “Bác sĩ Francis hẳn nhiên là đúng. Nếu ông đúng thì tôi phải làm theo lời ông thôi.”
Tôi theo đúng sít sao từng chi tiết những lời dặn dò của ông. Ông thật kiên nhẫn và thông cảm. Nếp sống cùng lời chứng của ông thật có ý nghĩa biết bao đối với tôi trong thời gian khó khăn đó. Tôi không bao giờ cố tình mảy may sai lệch khỏi những hướng dẫn của ông. Trước hết, từ 90 kí, tôi sụt cân còn 72 kí. Sau đó nhờ chế độ ăn uống đặc biệt, tôi lên được 77kí - mức cân nặng tôi phải duy trì. Ngay cả cho tới bây giờ tôi cũng không sai lệch chế độ ăn kiêng, và vẫn cố gắng thực sự nghỉ ngơi nửa tiếng mỗi buổi chiều.
Suốt thời gian tĩnh lặng này Chúa đã dò xét tôi. Tôi chưa bao giờ có được nhiều giờ ở bên Ngài như vậy - đọc Lời Ngài, lắng nghe Ngài, trò chuyện với Ngài, và đọc những tác phẩm của những người hiểu biết Ngài sâu nhiệm. Trước đây, tôi vẫn nghĩ mình điều khiển sự việc. Tôi thường tưởng tượng nếu không có tôi để nhúng tay vào mọi chuyện trong công việc phát thanh, vào một ngày nào đó, hẳn sẽ có chuyện kinh khủng xảy ra. Bây giờ thì tôi nhận ra rằng nếu có chuyện gì xảy ra, thì thậm chí tôi cũng chẳng biết nữa, chứ đừng nói là để bàn thảo và tìm ra giải pháp! Bỗng nhiên tôi nhận biết rằng chẳng ai - bất cứ ai - là không thể thiếu đối với công việc Đức Chúa Trời. Và tôi ý thức được rằng công việc Đức Chúa Trời sẽ vẫn cứ tiếp tục mà không cần có ai trong chúng ta cả. Điều duy nhất không thể thiếu được đối với Cơ Đốc nhân ấy là phải đặt ý muốn Đức Chúa Trời làm trọng tâm cho đời sống mình.
Sau khi xuất viện tôi không đứng lên nổi. Tuần lễ đầu tiên tôi chỉ có thể đi một hoặc hai bước là phải ngồi xuống nghỉ ngay. Suốt trọn một tháng tôi bị giam trong nhà, tháng kế tiếp tôi được đặc ân ra khỏi nhà. Sau đó bác sĩ thực sự thức tỉnh tôi khi bảo rằng tôi không được lái xe trong ba tháng! Tôi thật không tin được chuyện đó! Nhưng bác sĩ nhìn chằm chằm tôi, nói: “Không có cách nào khác, Paul ạ. Thế thôi!”
Tôi lắp bắp: “Nhưng mà ai lái xe chứ?”
Ông thản nhiên đáp: “Vợ anh lái.”
Tôi than phiền: “Nhưng cô ấy làm tôi lo lắm!”
Vừa cười tôi, ông nói: “Vậy thì anh cứ việc lo thôi.”
Tôi sẽ không bao giờ quên được lần đầu tiên khi vợ chồng tôi đi ăn tiệm sau kinh nghiệm nằm bịnh viện. Kể từ đó tôi mới nhận ra rằng nơi mà chúng tôi chọn, là tiệm ăn rất yên tĩnh. Thế nhưng khi tôi bước vào, thì âm thanh rì rào nghe như tiếng gầm của Thác Niagara đập xuống tôi. Tôi không chịu nổi, và sau mười hoặc mười lăm phút, tôi hết cố gắng được nữa, nói với Betty Jane là chúng tôi sẽ phải về nhà.
Tôi thoáng nghĩ là mình sẽ không bao giờ có thể đối diện người khác được nữa. Tôi đã bị cách ly quá lâu. Hồi ở bịnh viện chẳng có khách nào được phép viếng thăm - chỉ có hai hoặc ba ngoại lệ. Về nhà thì chỉ có gia đình riêng của tôi. Một trong những điều khó nhất tôi phải đối diện là chia sẻ trước công chúng trở lại.
Khi đã dần dần lấy lại sức, tôi nhận lời chia sẻ tại một hội thánh nhỏ không xa nhà tôi. Tôi thực sự sợ muốn chết! Bình thường tôi rất thích nói chuyện với đám đông. Tôi đã từng chia sẻ vô số lần bằng tiếng Anh và qua thông dịch viên tại nhiều xứ. Được đứng trước mọi người và làm chứng về Chúa là điều mà lúc nào tôi cũng thích làm. Nhưng lần này tôi lại sợ là mình không làm được. Tôi sợ mình sẽ té xuống, sợ rằng tôi sẽ quên điều mình đang nói, sợ rằng có điều gì đó - tôi không biết là điều gì - sẽ xảy ra.
Chúa tỏ cho tôi biết rằng tôi phải nghĩ đến Ngài - đừng nghĩ đến chính mình. Khi đứng lên, tôi có thể trình bày một sứ điệp đơn giản ngay từ chính lòng mình. Thật vui mừng và khích lệ không tả xiết khi biết rằng tôi có thể làm công việc đó như xưa. Từ đêm đầu tiên đó, tiếp tục là chuyện dễ dàng cho tới khi cuối cùng mọi sự có vẻ như bình thường trở lại.
Đối với những mục đích thực tế thì tôi đã chết hôm tôi bị suy tim, bởi lẽ tôi chắc chắn là mình sẽ không còn sống nữa. Bác sĩ đã nói chắc về tình trạng nghiêm trọng của tôi, và đối với tôi, như thể đó là kết cuộc đời mình. Những ngày sau đó trở thành thời gian tái đánh giá, xem lại những việc đáng phải làm mà chưa làm. Lúc đầu tâm trí tôi chưa được giải phóng khỏi ý nghĩ liên tục: đáng ra tôi phải làm điều này, đáng lẽ ra tôi phải làm việc đó chăm chỉ hơn, sao tôi lại không làm cho xong việc kia? Nhưng khi tôi cầu nguyện và đọc Lời Đức Chúa Trời, thì một ý nghĩ thường xuyên xuất hiện nổi bật hơn cả là: “Mỗi ngày có được phó thác một trăm phần trăm cho Chúa Giê-xu Christ không? Cuộc đời tôi có đặt đúng trọng tâm ý muốn Ngài đối với tôi không?” Tôi thường nghĩ: “Đáng lẽ ra tôi phải xây một đài phát thanh lớn hơn. Có lẽ ban phụ trách phải đông hơn. Có lẽ tôi phải tổ chức công việc theo cách khác.” Với những ý nghĩ đầu tiên thoáng qua này, vấn đề thực sự cô đọng lại là - sự cam kết mới của tôi với Chúa mỗi ngày.
Sau này bác sĩ đặt vấn đề với tôi là có thể tôi phải thay đổi toàn bộ cách sống của mình. Điều này khiến tôi ý thức được rằng có lẽ mình sẽ không còn làm gì được nhiều - có lẽ Đức Chúa Trời thậm chí còn cần tôi trong một chức vụ hoàn toàn khác, và điều khiển công việc phát thanh mà không cần đến tôi. Một lần nữa tôi thấy sự cam kết toàn vẹn cho Ngài mới là thiết yếu, và trong khi đang hồi phục tôi có được hiểu biết mới về sự phó thác đời mình cho Ngài. Điều này dẫn tới một quyết định thực sự quan trọng - sự nhận biết rằng mọi việc phải phát xuất từ Đức Chúa Trời, không phải từ chính mình. Kết quả là, tôi có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã làm điều đã được thực hiện trong công việc này, và chúng ta càng nhờ cậy Ngài thì Ngài có thể hoàn tất được càng nhiều hơn.
Tuy nhiên, tôi nghĩ thực sự lầm lẫn nếu ai đó nhìn quanh rồi nói: “Từ hồi đó tới giờ tôi đã làm chính xác điều tôi hứa nguyện với Chúa.” Qua kinh nghiệm riêng tôi biết rằng chúng ta là con người, chúng ta yếu ớt. Và tôi sẽ vô cùng miễn cưỡng nói rằng tôi đã hoàn toàn phó thác mình cho Ngài trước điểm bước ngoặc đó trong bịnh viện. Dù sao, mỗi ngày tôi vẫn ý thức được một điều cần cho từng ngày của tôi: tôi phải dâng ngày đó cho Ngài; tôi phải tập trung vào ý muốn của Ngài dành cho tôi.
Kinh nghiệm phải từ bỏ quyền kiểm soát bản thân cùng công việc của mình đã thay đổi lối suy nghĩ của tôi rất nhiều. Nó dạy tôi phải tìm kiếm Lời Ngài, không dựa vào sức lực thể xác riêng, mà vào Lời Đức Chúa Trời làm thức ăn. Tôi có hiểu biết mới về ý nghĩa thế nào là nhờ cậy, không phải vào bản thân, mà vào Chúa. Nhiều người trong chúng ta là Cơ Đốc nhân đang làm những công việc thú vị quan trọng đối với mình, tin rằng thành công chỉ là vấn đề tiến tới trước. Phục vụ bằng môi miếng, tôi luôn luôn nói: “Chúng ta phải tin cậy Chúa trong việc này, và Đức Chúa Trời giúp chúng ta việc kia.” Nhưng tôi không thực sự cư xử như thể hoàn toàn nhờ cậy Ngài là chính yếu.
Trong kinh nghiệm bịnh viện này tôi cũng học được một điều về thái độ của mình đối với người khác.Tôi vẫn thường cho rằng vấn đề là phải làm việc mười, mười hai, thậm chí mười lăm tiếng mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần. Mối lo quan trọng nhất của đời tôi là làm việc, liên tục chuyển động, đẩy mình làm xong hết việc này tới việc khác. Bất cứ ai làm kém hơn tôi đều bị tôi cho là chểnh mảng. Tôi thiếu thông cảm, thiếu độ lượng. Cuộc sống không được giao cho chúng ta để chơi, tôi lý luận như vậy, chúng ta cần phải làm việc. Ở tuổi bốn mươi hai, bị cơn suy tim đột ngột quật ngã, tôi dần dần thay đổi quan điểm. Tôi bắt đầu độ lượng đối với năng lực cùng tài năng của người khác, về những quyết định của người khác.
Đồng thời tôi cũng học biết được sự thiếu sót của thái độ tôi đối với người khác - và đối với chính tôi - tôi không làm được gì nhiều để ngăn chận bánh xe tư tưởng cứ liên tục quay trong tâm trí tôi. Ngay cả vào ngày thứ ba sau cơn suy tim - trong lúc vẫn còn trong trại thở ôxy, trí tôi mở tốc lực phóng tới trườc để triển khai những kế hoạch nới rộng Chương Trình Phát Thanh Xuyên Thế Giới qua việc mở thêm đài chiến lược ở vùng Caribbea. Lúc đó tôi được bảo cho biết là mình sẽ phải nằm bẹp ít nhất một tháng, cho nên tôi nhờ Ben cùng nhiều người khác làm tay, làm chân thế cho tôi. Thật ra chúng tôi có nghe tin vui về một máy phát sóng được rao bán tại Cincinnati, Ohio. Được điều khiển bởi WLW cho Văn Phòng Thông Tin Chiến Tranh của chính phủ Hoa Kỳ, máy này đã đóng vai trò mạnh mẽ trong tâm lý chiến suốt Thế Chiến II. Đây là một trong những dụng cụ chính được dùng để phát câu chuyện Hoa Kỳ sang đất địch nhằm phản công lại lời tuyên truyền dữ dằn của Đức Quốc Xã. Hitler biết quá rõ tầm quan trọng của máy truyền tin này - cùng sự thiệt hại do máy gây ra cho chính nghĩa của mình - đến nỗi đặt tên cho nó là “Tên Nói Láo Cincinnati.”
Chúng tôi mua máy đó chỉ bằng giá một phần nhỏ giá trị ban đầu của máy. Tuy nhiên, trước khi đem xử dụng, thì chúng tôi lại bán máy để mở đường cho một trang thiết bị tốt hơn, mới hơn. Như vậy, dù đài này không bao giờ được xử dụng, dường như bàn tay của Chúa vẫn làm việc vì cớ chúng tôi qua việc có được nó. Chính sự chuyển động này đã lăn bánh xe để thành lập một đài siêu công suất bên ngoài lục địa Âu châu.
Tâm trí chúng tôi - của Betty Jane và của tôi - không hề nghi ngờ về việc mọi hoàn cảnh của cơn suy tim đều do Đức Chúa Trời sắp xếp. Tôi không thể diễn tả nên lời ý nghĩa của vợ tôi đối với tôi trong những ngày đó. Nàng cùng nếm trải với tôi mọi chuyện, khích lệ tôi trong từng chi tiết nhỏ nhặt, nâng đỡ tôi về thuộc linh vào lúc mà tôi tha thiết cần sự thông cảm. Không phải là chuyện dễ đối với một con người tích cực hoạt động bị hoàn toàn cắt đứt khỏi công việc do chính người đó sáng lập và nuôi dưỡng, hoàn toàn hạ xuống thành con số không. Nhưng đó chính là điều đã xảy ra cho tôi. Tôi vẫn thường có khuynh hướng chạy trước, thúc đẩy sự việc tới kết cuộc sau cùng để mình có được niềm thỏa mãn nhìn thấy nó diễn ra. Nhưng bây giờ thì tôi học tập chính chân lý ngược lại qua cơn suy tim: “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời.”
Betty Jane túc trực bên tôi một trăm phần trăm lúc đau yếu cũng như khi mạnh khỏe. Tôi không nghĩ là công việc này có bao giờ trở thành hiện thực, cũng như tôi không thể vượt qua được những điều đã qua, nếu không nhờ lòng tận tụy Cơ Đốc sâu sắc của người vợ và cũng là người mẹ của năm đứa con ngoan ngoãn của chúng tôi. Vợ tôi cho rằng Đức Chúa Trời đã sắp xếp mọi chi tiết của buổi tối quan trọng đó để cứu lấy mạng sống tôi. Nàng hoàn toàn tin chắc, và không mảy may tin bất cứ ai có thể nói ngược lại điều đó. Nàng thực sự tin trận đấu quần vợt đó đã cứu vớt đời tôi. Bác sĩ cho chúng tôi biết rằng tôi đã sống với tốc độ khủng khiếp. Nàng cảm thấy nếu tôi không bị cơn suy tim qua việc dùng năng lực trong trận đấu quần vợt thì tình trạng sẵn có trong tim tôi dần dần sẽ tồi tệ hơn, tạo nên một cơn suy tim nặng hơn và có lẽ là gây tử vong sau đó.
Bạn bè và bà con theo dõi sự việc nói với tôi rằng dù là cơn suy tim chủ yếu không thay đổi trọng tâm chức vụ tôi, nhưng có vẻ đã đặt toàn bộ công việc trong một viễn tượng mới - viễn tượng của cõi đời đời. Lần đầu tiên, khía cạnh dài hạn của công việc phát thanh xuất hiện rõ nét. Theo quan điểm phương hướng thì chẳng có gì thay đổi về vật chất - chúng tôi vẫn tiếp tục theo đưổi cùng hướng đó - nhưng công việc thì mang tính cấp bách mới mẻ, lệ thuộc Đức Chúa Trời cách mới mẻ. Dường như chúng tôi được đưa vào một kỷ nguyên mới.
(Còn nữa...)