Tôi Có Phải Là Người Giữ Em Tôi Đâu!
“Xin tha nợ chúng con,cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con.” (Ma-thi-ơ 6:31)
“Xin tha nợ chúng con,cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con.” (Ma-thi-ơ 6:31)
Vì bạn đã quyết định theo Chúa Cứu Thế và đã khởi sự học Kinh Thánh, bạn thấy mình phải đương đầu với nhiều nan đề và bổn phận xã hội. Bạn đã giải hòa với Đức Chúa Trời, không còn ở trong thế chống đối và thù nghịch với Ngài nữa. Tội lỗi bạn đã được tha thứ. Những tư duy của bạn hướng về những chân trời mới và đó là những viễn cảnh mới của cuộc đời bạn. Thế giới quan của bạn hoàn toàn thay đổi. Bạn khởi sự nhìn người khác qua cặp mắt của Chúa Giê-xu. Những ý tưởng và những lý tưởng cũ cũng đổi thay. Những thành kiến bạn từng nắm chắc từ đầu nay khởi sự trôi tuột đi. Lòng ích kỷ trước đây từng là đặc điểm cá tính bạn ở nhiều lãnh vực của đời sống nay biến mất. Bỗng nhiên bạn hiểu ngay câu chuyện Ca-in, A-bên trong sách Sáng Thế Ký có nghĩa gì. Khi tự hỏi, “Tôi có phải là người giữ em tôi không?” Câu trả lời sẽ là, “Không, tôi không phải là người giữ em mà là anh ruột.”
Nhiều người không muốn trở thành Cơ-đốc nhân vì hình ảnh Cơ-đốc nhân đã bị trình bày méo mó, tiêu cực thay vì tích cực. Họ bảo rằng tác phong Cơ-đốc chống lại mọi điều thoải mái, ích lợi. Họ bảo rằng Cơ-đốc nhân giống như một người đàn bà luôn miệng than rằng tất cả những cái đáng làm trong đời sống nếu không vô luân, bất hợp pháp thì lại hại cho sức khỏe!
Trái với chuyện người đời tin, làm một Cơ-đốc nhân thật không có nghĩa là phải từ bỏ tất cả mọi lạc thú chân chính. Chỉ những lạc thú tội lỗi mới bị Đức Chúa Trời cấm và buộc chúng ta phải từ bỏ. Sự kiện chúng ta hoàn toàn chấp nhận Chúa Cứu Thế và quyết tâm để Ngài hướng dẫn theo ý muốn Đức Chúa Trời hầu như tức khắc kéo bạn đến nguồn mạch của lạc thú chân thật, là mối tương giao với Chúa Cứu Thế. Đối với bạn là một người chưa được tái sinh thì hiển nhiên điều này chẳng có gì vui thú, nhưng với người thực sự kinh nghiệm tương giao với Chúa Cứu Thế hàng ngày biết rằng niềm vui đó trổi vượt mọi sinh hoạt trần gian.
Trong lời giới thiệu tuyển tập về George MacDonald, C.S. Lewis viết, “Ông dường như là một người ... ham vui, biết tận hưởng tất cả những điều tuyệt đẹp và tuyệt hảo có thể mua bằng tiền, nhưng cũng thỏa nguyện một cách sâu sắc khi không có những điều đó.”
Còn chính George MacDonald thì viết: “Nếu có thể được, tôi muốn ngồi gần bên lò sưởi ấm áp trong mùa đông hay bên một bình hoa tươi trong mùa hè. Nhưng nếu không có, tôi vẫn nghĩ được như thế là quí, rồi quay qua vùi đầu vào công việc. Tôi không tin rằng thỏa lòng có nghĩa là khinh bỉ những gì mình không có.”
Chính tác giả Thi Thiên cũng nói rằng, “Họ nhờ sự dư dật của nhà Chúa mà được thỏa nguyện; Chúa sẽ cho họ uống nước sông phước lạc của Chúa” (Thi-thiên 36:8). Đức Chúa Trời cũng phán rằng, “Đức Chúa Trời sẽ chẳng từ chối điều tốt lành gì cho những ai ăn ở ngay thẳng” (Thi Thiên 84:11b). Thánh Phao-lô bảo rằng, “Đức Chúa Trời là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng” (ITi-mô-thê 6:17).
Chính mối tương giao với Chúa Cứu Thế sẽ giúp chúng ta có thể sống hiện thực. Lối sống theo Chúa Cứu Thế không đòi chúng ta phải từ bỏ những mối quan tâm và những ước vọng chính đáng. Kinh Thánh dạy rằng Chúa Cứu Thế có thể trở lại bất cứ lúc nào, nhưng Kinh Thánh cũng khuyên chúng ta phải tiếp tục nỗ lực làm việc bình thường cho đến ngày Ngài trở lại.
Lấy thí dụ, không có gì sai đối với việc ăn, uống, cưới, gả trong thời Nô-ê. Tuy nhiên khi con người chỉ biết say sưa, chìm đắm trong những sinh hoạt này mà xao lãng hẳn khía cạnh thuộc linh thì đó là lối sống nguy hiểm, sai lầm (Lu-ca 17:26).
Cũng không có gì sai trong thời Nô-ê khi người ta buôn bán, hoạch định, xây cất trừ phi họ sử dụng những phương cách tội lỗi gian tham (Lu-ca 17:28). Sai lầm cơ bản trong thời Nô-ê là con người đã coi tất cả những sinh hoạt nêu trên là mối quan tâm duy nhất trong đời. Họ không nghĩ đến điều gì khác ngoại trừ những vui thú riêng, tài sản riêng và việc thu gom, tích lũy lợi lộc vật chất. Họ đắm chìm trong vật chất cuộc đời đến nỗi không còn thì giờ nào dành cho Đức Chúa Trời. Thái độ này làm Chúa rất buồn lòng và Ngài chắc sẽ phải đoán xét những kẻ vi phạm.
Như có người từng nói, “Kinh Thánh không được viết để khích lệ con người quan tâm nhiều hơn đến việc đời vì Kinh Thánh mặc nhiên cho rằng con người vốn đã có quá nhiều quan tâm đến thế gian rồi! Kinh Thánh nhắm đến việc khích lệ con người nhìn việc đời trong ánh sáng của sự việc thuộc linh có tầm quan trọng và giá trị lớn lao hơn.”
Kinh Thánh dạy chúng ta phải chăm lo công việc hàng ngày và phải làm chu đáo. Chúa để chúng ta trong trần gian và giao công tác. Chúa dạy Cơ-đốc nhân không những phải làm việc, mà còn phải làm việc hết khả năng.
Trong Kinh Thánh, Bết-sa-lê-ên được khen ngợi trong ngành thủ công làm đồ kim khí, đá và gỗ. Người thợ cả này được ban đầy dẫy Thánh Linh và tài năng: “Ta đã ban cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khéo léo, tài năng và sự khôn ngoan để tạo ra những kiểu mẫu nghệ thuật trong các nghề vàng, bạc và đồng, để khắc và khảm ngọc, đẽo gỗ và làm được mọi thứ nghề thợ” (Xuất Ai-cập 31:3-5). Gia-cốp và các con chăn nuôi gia súc. Giô-sép làm thủ tướng. Đa-ni-ên là chính khách. Cả Giô-sép và Chúa Giê-xu là thợ mộc và một số các môn đệ khác là ngư phủ. Chúng ta cũng được biết hoạn quan Ê-thi-ô-pi phụ trách tài chánh cho nữ hoàng Can-đác; Ly-đi buôn gấm vóc; Phao-lô, Bê-rít-sin và A-qui-la làm nghề may trại và Lu-ca làm thầy thuốc.
Hiển nhiên, lý tưởng Cơ-đốc không đòi một người phải từ bỏ mọi mối quan tâm đối với nghề nghiệp trong trần gian; trái lại, chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời để có thể hết lòng hết sức làm việc mỗi ngày và để giữ cả công việc lẫn những ước vọng của chúng ta luôn luôn tùng phục Chúa là Đấng tích cực hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Ngài giúp đỡ chúng ta, ban tài năng trong công việc và ban phước lạc cho cuộc sống.
Trong một bài luận thuyết đầy hứng khởi, F.W. Boreham trích dẫn tiên tri Ê-sai rồi kể lại cách người thợ mộc Na-xa-rét đã khích lệ đám thợ bạc ở nhiều thời đại như thế nào. Nhiều tác giả nổi tiếng thế giới đã tìm được nguồn cảm hứng từ Giê-xu Na-xa-rét; những nghệ sĩ danh tiếng nhất, những nhạc sĩ, điều khắc gia cũng từng được soi sáng qua cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Chúa cũng giúp chúng ta đương đầu với những vấn đề xã hội và đây là chỗ làm chúng ta bối rối. Chính trong những công việc hàng ngày, cách chúng ta đương đầu với những nan đề xã hội chung quanh mà thế giới có thể thấy được Chúa Cứu Thế trong chúng ta.
Như nhạc gia tôi là cố tiến sĩ L. Nelson Bell từng viết trong tạp san the Southern Presbyterian Journal như sau, “Những người thấy bạn trong nhà thờ sáng Chúa nhật biết ngay bạn là tín đồ. Nhưng còn những người bạn gặp trong tuần, ở nơi làm, ngoài đường phố, trong cửa tiệm và bao nhiêu nơi khác nữa thì sao? Việc chúng ta xưng nhận là Cơ-đốc nhân chính thống có chỗ riêng của nó. Chúng ta dự nhóm, tham gia vào các chương trình, các hoạt động trong nhà thờ là điều đương nhiên trong cuộc sống Cơ-đốc nhân. Nhưng như tất cả chúng ta đều biết, công việc làm ăn, những trách nhiệm với gia đình, những sinh hoạt hàng ngày, tất cả đều hợp lại trở thành một bài trắc nghiệm tính thực tại của kinh nghiệm và đức tin Cơ-đốc. Trong những tiếp xúc hàng ngày kia của chúng ta, người khác thấy gì? Liệu những người gặp chúng ta trong ngày thường có thể biết chúng ta là Cơ-đốc nhân không? Liệu những người mới gặp có nhận ra được điều gì trong chúng ta khiến họ thấy khác với những người không biết Chúa? Hiển nhiên, một trong những trắc nghiệm đúng nhất về tính nết Cơ-đốc nhân là qua đời sống thường nhật.
Thực tại của việc xưng nhận mình là Cơ-đốc nhân được thể hiện bằng nhiều cách: qua những điều chúng ta nói hay không nói và qua những gì chúng ta làm hoặc không làm. Dù điều chính yếu trong Cơ-đốc giáo không phải là những cái bề ngoài, nhưng đạo Chúa thực sự được diễn đạt qua những câu đàm thoại, qua thói quen, trong cách giải trí, trong các mối quan tâm hay mong ước ghi nhận trong đời sống hàng ngày. Những câu chuyện chúng ta trao đổi có tôn cao Chúa Cứu Thế không? Những thói quen của chúng ta có phải là những thói quen được Ngài chấp nhận? Những thú giải trí, tiêu khiển của chúng ta có phải là những sinh hoạt Ngài có thể chứng kiến? Chúng ta có cúi đầu tạ ơn Chúa trước bữa ăn ở những nơi công cộng? Dựa trên cách chúng ta quan tâm đến của cải vật chất, người ta có thể biết lòng yêu mến gắn bó của chúng ta đặt vào những điều trên cao hay chủ yếu là vào trần thế? Người ta có thấy trong chúng ta tham vọng đối với một địa vị hay chức vụ nào không phù hợp với Cơ-đốc nhân? Chúng ta cần tự vấn bằng những câu hỏi này và nhiều câu khác, vì qua chính những điều đó người ta sẽ nhận định chúng ta có phải là Cơ-đốc nhân hay không.”
Ít lâu sau khi nhạc gia tôi qua đời, nhà tôi thuê một người sửa sang lối đi trong gia trang trên núi. Một ngày kia trên đường ra phố, nhà tôi ghé thăm. Trong lúc nói chuyện, bất chợt ông ta hỏi, “Bà có phải là con gái Tiến sĩ Bell không?” Nhà tôi xác nhận, ông ta kêu lên đầy quí mến, “Ôi chao! Tôi chưa bao giờ gặp một người nào tin kính Chúa tốt như ông cụ!”
Chúng ta có thái độ nào đối với những người khác chủng tộc? Thái độ đối với tính dục? Đối với những vấn đề quản lý lao động? Vấn đề phá thai? Thái độ coi những lệch lạc trái tự nhiên về tình dục là một lối sống phải được chấp nhận? Chúng ta phải có thái độ nào đối với cuộc sống lạm dụng rượu chè, cờ bạc cùng những nan đề tiềm sinh trong lối sống đó? Đây là những câu hỏi rất thực tiễn và rất thật cần phải được trả lời, thể hiện và sống trước những con người đồng thời của chúng ta.
Nguyên tắc hướng dẫn mối liên hệ của chúng ta với thế giới xung quanh phải là điều Chúa Giê-xu dạy, “Các ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào hãy làm cho người ta thể ấy” (Lu-ca 6:31).
Nhiều người phê phán cái gọi là “tin lành xã hội,” nhưng Chúa Giê-xu lại dạy chúng ta phải đem tin lành cho thế giới. Thật ra không có cái gọi là “tin lành xã hội” đâu mà chỉ là gọi sai vì chỉ có một tin lành duy nhất như thánh Phao-lô khẳng định, “Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin Lành anh em đã nhận thì người ấy đáng bị Anathem!” Trong khi đó Thánh Phao-lô cũng viết trong I Ti-mô-thê 5:8 như sau, “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, còn xấu hơn người không tin nữa” (I Ti-mô-thê 5:8). Chính phủ liên bang Mỹ sẽ nhẹ gánh biết bao nhiêu nếu tất cả các Cơ-đốc nhân nhận trách nhiệm lo cho các nhu cầu của thân nhân!
Franklin Graham - con của tiến sĩ Billy Graham, đã tích cực dấn thân trong công tác xã hội và hiện đứng đầu một cơ quan cứu trợ Cơ-đốc. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, người ta đã trích dẫn ông nói rằng, “rao giảng tin mừng luôn luôn phải là vấn đề ưu tiên.” Ông nhắc nhở các cơ quan phát triển và cứu trợ tin lành không được quên lãng nhu cầu đưa con người đến với Chúa Cứu Thế. Ông nói, “Mệnh lệnh cho Cơ-đốc nhân là rao giảng tin lành chứ không phải là hoạt động phát triển.” Ly nước lạnh phải đến sau, hoặc có khi đến trước, nhưng dù thế nào không nên dùng thay thế cho phúc âm (nghĩa là không nên dùng sự giúp đỡ vật chất thay thế cho việc rao giảng tin lành). Hơn tất cả mọi người khác, Cơ-đốc Nhân cần quan tâm đến những nan đề và những bất công xã hội. Suốt qua bao nhiêu thế kỷ, hội thánh đã đóng góp nhiều hơn bất cứ tổ chức hay cơ quan nào trong việc nâng những tiêu chuẩn xã hội lên những độ cao mới. Việc thuê mướn trẻ con làm việc đã bị cấm. Chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ ở Anh và Mỹ và một số nơi khác trên thế giới. Địa vị của phụ nữ đã được nâng lên đến mức độ chưa từng có trong lịch sử cũng như nhiều cải cách khác được thực hiện hầu hết là kết quả do ảnh hưởng những giáo huấn của Chúa Cứu thế Giê-xu. Cơ-đốc nhân cần thế chỗ Chúa Giê-xu trong xã hội, với lòng quả cảm về phương diện luân lý, đứng lên bênh vực cho điều phải, công lý và danh dự.
Làm Công Dân Tốt
Trước hết: Cơ-đốc nhân phải là công dân tốt. Kinh Thánh dạy rằng Cơ-đốc nhân phải là người tuân giữ luật pháp, đồng thời là người trung thành với tổ quốc. Lòng trung thành và yêu mến quê hương không có nghĩa là chúng ta không được phê phán những điều luật bất công. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời không vị nể bất cứ ai. Mọi người đều phải có những cơ hội bằng nhau. Chính quyền của Đức Chúa Trời phải là mẫu mực của chúng ta.
Kinh Thánh cũng dạy rằng chúng ta phải cộng tác với nhà cầm quyền. Thánh Phao-lô khuyên Ti-mô-thê phải “khẩn nguyện, cầu xin, kêu van ... cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền...” (I Ti-mô-thê 2:1,2). Chúa Giê-xu từng hỏi, “Có nên nộp thuế không?” Rồi Ngài đã nêu một gương mẫu muôn đời bằng cách đóng thuế đầy đủ. Điều hành chính quyền, duy trì luật pháp và trật tự cần phải có tiền. Người trốn thuế là kẻ ăn bám xã hội và là một kẻ trộm đạo. Không một Cơ-đốc nhân chân chính nào lại là người trốn thuế. Chúa Giê-xu dạy chúng ta phải “trả lại cho Sê-sa những gì của Sê-sa” (Mác 12:17). Chúng ta cũng còn phải phải làm hơn là chỉ đóng thuế mà thôi. Chỉ là người tuân giữ luật pháp không chưa đủ, chúng ta cần tích cực làm việc và thực hiện những điều tốt cho đất nước. Đôi khi chúng ta được gọi để chết cho quê hương. Chúng ta phải tận tâm trong công việc, sống như những công dân gương mẫu.
Chúng ta cần sống rộng rãi, giúp đỡ những người cùng túng, đóng góp cho những tổ chức trung tín, chân thật, trong việc phục vụ những người ở cảnh cơ hàn. Chúng ta cần tham gia những hoạt động đa dạng của các tổ chức từ thiện như Hội Hồng Thập Tự, Cứu Thế Quân, Hoàn Cầu Khải Tượng, Hầu Bao Sa-ma-ri (Samaritan’s Purse), Quĩ Nước Mắt, (The Tear Fund) và những tổ chức chân chính, đứng đắn, hữu dụng khác. Đồng thời, là những người phục vụ có trách nhiệm, chúng ta cần kiểm tra tính cách đáng tin và chân thật của những tổ chức từ thiện này để biết chắc rằng công tác cứu trợ được thực hiện đến nơi đến chốn.
Cơ-đốc nhân cần quan tâm đến các cô nhi viện, nhà thương, trại tỵ nạn, nhà tù và những cơ quan xã hội. Chúa Giê-xu phán, “Hãy yêu người lân cận như mình” (Ma-thi-ơ 22:39). Bạn thử nghĩ đến một nước không có một tổ chức từ thiện nào! Chắc chắn không ai muốn sống ở đó.
Tôi nhớ có lần đi thăm một nước trong đó có cả viện dưỡng lão của chính phủ và của giáo hội. Trong viện dưỡng lão Cơ-đốc chúng ta thấy tình thương được thể hiện, nhưng trong viện dưỡng lão công, việc săn sóc mang tính cách lạnh lùng, chiếu lệ. Vị bác sĩ làm việc ở cả hai nơi bảo rằng những cụ già sống ở nhà dưỡng lão Cơ-đốc không những vui vẻ, hạnh phúc hơn mà còn sống lâu hơn. Chúng ta thích sống nơi nào đầy ắp tình xóm giềng, chúng ta phải sống dấn thân trong cộng đồng và những người có trách nhiệm cần phải được tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác. Kinh Thánh dạy rằng, “Mọi người phải vâng phục các Đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời : Các quyền đều là bởi Đức Chúa Trời chỉ định” (Rô-ma 12:1).
Hiếu Khách
Thứ hai: Cơ-đốc nhân phải “ân cần tiếp khách” (I Ti-mô-thê 3:2). Kinh Thánh dạy rằng nhà chúng ta phải là nơi tiếp đãi khách và những người ra vào nhà chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Cứu Thế. Những gia đình Cơ-đốc hạnh phúc nhất tôi biết là những gia đình hiếu khách, là nơi xóm giềng thấy thoải mái, tự nhiên, nơi thanh niên được tiếp đãi, người lớn tuổi được kính trọng, và trẻ thơ được yêu mến. Điều đó có nghĩa là những gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đều được chia xẻ cho người khác và làm như vậy, Đức Chúa Trời sẽ ban phước tràn trề trên gia đình chúng ta.
Một Quan Điểm Đúng Đắn Về Tình Dục
Thứ ba: Chúng ta phải có quan điểm Cơ-đốc đối với tính dục. Không một chỗ nào trong Kinh Thánh dạy rằng tính dục tự nó là tội lỗi, dù nhiều nhà giải kinh đã cố gắng tô vẽ như thế. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng lạm dụng tính dục mới là tội lỗi. Quan hệ tính dục, là hành vi qua đó mọi đời sống trên thế giới được tạo thành, phải là một kinh nghiệm lạ lùng, đầy ý nghĩa và thỏa nguyện đối với con người.
Tuy nhiên, con người với bản chất gian ác, tự hủy hoại, đã đem một sinh hoạt vinh hiển và toàn vẹn nhất nguyên thủy dành thể hiện tình yêu giữa hai người thành một điều thấp thỏi, tầm thường, nhớp nhúa. Tình dục nếu loại bỏ tất cả mọi cam kết, mọi yêu thương, tương kính và ước vọng sâu xa chân thành muốn đem vui sướng, thỏa nguyện cho người kia, sẽ chỉ còn là một hành động của thú vật, và đây là điều Kinh Thánh cảnh cáo bằng những lời khẳng định!
Một điều rất hay đó là Kinh Thánh là một trong những cuốn sách nói thẳng hơn hết về đề tài tính dục. Kinh Thánh không cố ý mặc cho tính dục những khía cạnh đúng hoặc sai. Thái độ quỉ quyệt, úp mở, hổ thẹn, “làm bộ như tính dục không hiện hữu” hoàn toàn là thái độ do con người tạo ra.
Để tránh biện pháp khó hiểu “tảng lờ không bàn đến tính dục,”nền văn minh của chúng ta ngày nay đã dùng phương cách nhấn mạnh khía cạnh máy móc của quan hệ tính dục, mà đề cập rất ít đến môi trường thiêng liêng là nơi phát sinh cách diễn đạt tình yêu nồng thắm, chan hòa của con người.
Các phiên tòa xử ly hôn của chúng ta là bằng chứng bi thảm về sự bất năng của con người trong cố gắng đạt mối tương giao tươi đẹp, lâu bền mà không cần có nền tảng vững chắc là những giá trị thuộc linh.
Tính dục là một phần của đời sống mà chúng ta dù muốn cũng không thể bãi bỏ, vì không có tính dục tất cả sự sống sẽ chấm dứt. Quan hệ tính dục, qua đó mọi sự sống trên địa cầu được duy trì, phải là kinh nghiệm kỳ thú đầy ý nghĩa của con người. Sử dụng đúng quan hệ tính dục sẽ đem vui thỏa cho gia đình. Sử dụng sai, nó sẽ biến gia đình thành địa ngục. Tính dục được sử dụng một cách khôn ngoan sẽ trở thành đầy tớ giỏi. Sử dụng sai lầm, nó sẽ thành một ông chủ tàn ác.
Cơ-đốc nhân sẽ có một cảm giác buồn giận, một cảm giác vi phạm khi thấy tính dục được phơi bầy sỗ sàng trên các hàng tít lớn trong báo chí, được lợi dụng đưa vào quảng cáo và được dùng như một thứ mồi rẻ tiền bên ngoài các rạp hát. Cơ-đốc nhân cảm thấy xấu hổ cho đồng loại của mình khi thấy họ quá ngu dại, thô thiển, tục tằn khi làm dơ nhớp, làm méo mó một hành vi được phú ban cho mọi loài sống.
Một Quan Điểm Cơ-đốc Về Hôn Nhân
Thứ tư: điều tự nhiên là những ai chấp nhận quan điểm Cơ-đốc về tính dục cũng sẽ chấp nhận quan điểm Cơ-đốc về hôn nhân. Trước khi bạn bước vào hôn nhân hãy xem xét những mối liên hệ thuộc linh làm cho cuộc hôn nhân trên đất được kết chặt trên thiên đàng. Dần hồi trong tiến trình trưởng thành, chúng ta học biết yêu thương, trước hết là cha mẹ, bạn bè và sau này là một người chia xẻ cuộc đời với chúng ta. Chúng ta đã biết tiến trình này khó khăn như thế nào, vì điều đến với một tội nhân chưa tái sinh một cách tự nhiên chính là dục vọng chứ không phải tình yêu chân thật.
Nhiều người đã ôm nỗi bất hạnh kinh khủng khi chọn bạn đời giữa lúc đang lăn lộn trong những lao nhọc của trần gian, của xác thịt và ma quỉ, trong khi đối tượng họ chọn lại cũng ở trong tình trạng tương tự. Cho nên đối với những cuộc hôn nhân kết hợp giữa hai linh hồn không có ý thức thuộc linh, là những người hầu như không thể có được tình yêu chân chính, lâu dài, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy quá nhiều trường hợp kết thúc ở những phiên tòa ly hôn.
Hôn nhân là một kết hợp thánh vì nó cho phép hai người giúp nhau thực hiện số phận thuộc linh tương lai. Đức Chúa Trời tuyên bố hôn nhân là tốt lành vì Ngài biềt người nam cần người giúp đỡ và người nữ cần người bảo vệ. Ngài muốn tất cả mọi người chồng và vợ không bao giờ được phép quên lãng mục tiêu nguyên thủy này của hôn nhân. Vai trò người vợ là yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ chồng trong mọi cách khả thi cũng như vai trò người chồng là yêu thương, bảo vệ và cấp dưỡng vợ, con để gia đình được hòa hợp, đầy ắp bình an của Đức Chúa Trời. Cả vợ lẫn chồng đều phải cùng tùng phục nhau, cùng yêu thương nhau.
Những người bước vào hôn nhân với hiểu biết thật rõ ràng mục đích và những qui luật của Đức Chúa Trời cho hôn nhân không bao giờ cần phải ra tòa ly hôn. Những cuộc hôn nhân nào thiếu những điều kiện lý tưởng này cần trước hết học biết Đức Chúa Trời mong đợi những gì nơi vợ, nơi chồng, cùng cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ và hướng dẫn trong việc thực hiện mạng lệnh của Ngài.
Phương Thức Cơ-đốc Cho Những Nan Ðề Quản Lý Lao Ðộng
Thứ năm: Chúng ta phải giữ thái độ Cơ-đốc trong các mối quan hệ quản lý lao động. Kinh Thánh dạy rằng, “Hễ làm việc gì hãy hết lòng mà làm như làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. hãy hầu việc Ðấng Christ tức là Chúa. Vì ai ăn ở bất nghĩa, sẽ lại chịu lấy sự bất nghĩa của mình: không tây vị ai hết” (Cô-lô-se 3:23-25).
Nếu nguyên tắc của Chúa Cứu Thế nắm ưu thắng trong các mối quan hệ quản lý lao động, chúng ta sẽ hiếm khi có đình công. Sẽ không có những cuộc tranh cãi, thương thảo lâu dài trong đó không bên nào chịu tương nhượng quyền lợi bên kia. Chủ sẽ đối xử rộng rãi, hào phóng với công nhân, trong khi công nhân sẽ tận tâm làm việc suốt ngày theo đúng khế ước, vì họ không làm chỉ vì lương hướng. Chúng ta có thể học điều này nơi thái độ của chủ và thợ Nhật Bản đối xử với nhau.
Kinh Thánh dạy rằng tất cả những việc làm chân thật đều đáng quí trọng và Cơ-đốc nhân phải là những công nhân trung tín, hữu hiệu, và sẵn lòng hơn hết. Cơ-đốc nhân phải là người đứng lên giữa cơ xưởng hoặc cửa hàng đòi hỏi công lý, đồng thời cũng phải là người không chịu cúi xuống nhận một điều lợi không chính đáng.
Cũng vậy, Cơ-đốc nhân làm chủ phải đối xử rộng rãi và tôn trọng công nhân, nêu gương cho giới chủ nhân. Một chủ nhân có những quan điểm Cơ-đốc chân thật không thể không quan tâm đến những biện pháp an toàn lao động, điều kiện làm việc tốt và phúc lợi của công nhân. Ông sẽ không coi công nhân như là “nhân lực” nhưng là những con người.
Cả chủ và thợ cần phải nhớ rằng những điều kiện được cải thiện hiện tại, cùng với những cảm thông chúng ta có ngày nay giữa hai giai tầng đã có khởi nguyên từ kết quả của một cuộc phục hưng tâm linh vĩ đại. Di sản về các nghiệp đoàn lao động đến từ hội thánh và từ những cuộc phục hưng mạnh mẽ thời Wesley ở thế kỷ 18. Tự do xã hội cho các tầng lớp lao động khởi sự có là khi một lãnh tụ Cơ-đốc Lord Shaftesbury, dù bị cả gia tộc chống đối dữ dội, vẫn suốt đời theo đuổi cuộc tranh đấu cho việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân - làm ít giờ hơn, lương cao hơn và được đối xử tử tế hơn.
Nếu không nhờ cuộc phục hưng tâm linh của thế kỷ 18, những thành quả lao động đã thâu đạt chắc hẳn chưa thể có hoặc đã phải đợi đến một thời điểm trễ hơn nhiều trong lịch sử của chúng ta. Khi một số các lãnh tụ lao động nói đến việc loại trừ tôn giáo ra ngoài vòng pháp luật, loại bỏ Ðức Chúa Trời, bất chấp Kinh Thánh, coi thường hội thánh... họ cần phải nhớ rằng rất nhiều điều họ có hôm nay là thành quả quyền năng tin mừng của Chúa Cứu Thế.
Một số các lãnh tụ lao động cũng như các nhà kỹ nghệ đã trở nên kênh kiệu, kiêu ngạo, giàu có, tự mãn, và say mê, đeo đuổi quyền lực. Tất cả những người này cần phải hạ mình xuống trước Ðức Chúa Trời, nhận thức nhu cầu của nhau, cố gắng áp dụng Luật Vàng (làm cho người điều mình muốn người ta làm cho mình) trong nghĩa thực tiễn hơn hết.
Quan Ðiểm Cơ-đốc Về Chủng Tộc
Thứ sáu: Cơ-đốc nhân nhìn vấn đề chủng tộc theo nhãn quan của Chúa Cứu Thế và nhận rằng hội thánh chỉ mới giải quyết được một phần nan đề lớn này. Chúng ta đã để cho giới thể thao, giải trí, chính trị, quân lực, giáo dục và kỹ nghệ qua mặt. Hội thánh đúng ra phải chủ động hơn trong vai trò lãnh đạo. Hội thánh đúng ra phải tự nguyện làm điều các tòa án liên bang Mỹ làm là áp lực và bắt buộc. Nhưng phân tích cho đến cùng, chỉ có thể có giải pháp chung cuộc, đích thực ở chân thập tự giá, là nơi tất cả chúng ta có thể gặp nhau trong tình huynh đệ. Càng đến gần Chúa Cứu Thế bao nhiêu thì những người thuộc nhiều chủng tộc có thể đến gần nhau bấy nhiêu.
Kinh Thánh dạy rằng trong Chúa Cứu Thế không còn phân biệt Do thái hay ngoại bang, nam hay nữ, Hy-lạp hay dã man, giàu hay nghèo. Kinh Thánh cho biết tất cả chúng ta là một trong Chúa Cứu Thế. Mặt đất tại chân thập tự giá rất bằng phẳng. Khi Chúa Cứu Thế mở mắt thuộc linh cho chúng ta, chúng ta sẽ không thấy màu da, giai cấp hay điều kiện, nhưng chỉ thấy những con người với cùng những khát khao, âu lo, thiếu thốn với những ước vọng cũng y như chúng ta. Chúng ta sẽ khởi sự nhìn người khác bằng nhãn quan của Chúa là Thầy chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành bạn hữu của những người đó, mời họ vào nhà.
Quan Ðiểm Cơ-đốc Về Chủ Nghĩa Duy Vật
Thứ bảy: Thái độ Cơ-đốc phải là thái độ ưu thắng trong lãnh vực kinh tế. Chúa Giê-xu dạy rằng sự sống con người không cốt tại của cải dư dật. Ðồng tiền la một tên nô lệ tốt nhưng là một ông chủ xấu. Của cải, tài sản là để sử dụng, để vui hưởng, để chia xẻ, để ban cho chứ không phải để tích lũy. Thánh Phao-lô bảo rằng lòng mê tham tiền bạc là gốc rễ mọi điều ác (I Ti-mô-thê 6:10). Của cải có chỗ riêng và quyền hạn của nó nhưng nó không được chiếm địa vị kiểm soát, chủ trị đời sống chúng ta. Lòng tham sẽ đặt tiền bạc lên trên cuộc sống. Nó xiềng xích và nô lệ hóa kẻ tôn thờ nó. Nó làm chai cứng tấm lòng, làm chết lịm mọi thôi thúc thanh cao và hủy diệt những phẩm tính linh hoạt của sự sống.
Chúng ta cần cảnh giác đối với lòng tham ở mọi mức độ và ở mọi hình thức! Tất cả mỗi chúng ta phải giữ mình khỏi tham dục qua tinh thần cảnh giác, qua sự cầu nguyện, tự chế và kỷ luật. Ðời sống không phải chỉ có tiền bạc, nhà cửa, đất ruộng, khả năng kiếm tiền và những thành đạt về phương diện tài chánh. Lòng tham lam không được phép biến con người thành nô lệ cho tiền của.
Khi có người xin Chúa Giê-xu giải quyết tranh chấp trong việc chia gia tài giữa hai anh em, Chúa từ chối bằng một lời cảnh cáo và dùng một ẩn dụ qua đó Chúa thường đưa ra những áp dụng thực tiễn trong cuộc sống trần gian từ những sứ điệp thiên đàng. Chúa kể câu chuyện về một điền chủ giàu có giữa lúc thịnh đạt lại nghĩ đến một tài sản vĩ đại hơn với một kế hoạch lâu dài đầy ắp những lạc thú vật chất và danh vọng cá nhân. Hiển nhiên ông ta là một người có tài năng, biết tiết kiệm, cần mẫn, khôn ngoan, thành thật và ngay thẳng trong mọi giao dịch, nhưng ông ta là nạn nhân của tham vọng và lòng ích kỷ, như bao nhiêu người khác.
Ông ta đo lường thành công của mình bằng những thửa ruộng thẳng cánh cò bay với những kho lẫm đầy lúa gạo và nuôi linh hồn mình bằng những cái hư không của loài người. Cuộc đời ông ta được tóm thâu trong tiền của và tập trung vào bản thân khi ông ta lập kế hoạch không hề nghĩ gì đến Ðức Chúa Trời hay những cái bất trắc trong đời sống.
Nhưng Ðức Chúa Trời là Ðấng đưa ra quyết định tối hậu cho nên chương trình lâu dài của ông điền chủ bỗng dưng đứt đoạn do cái chết bất ngờ. Tất cả tài sản ông ta nhọc nhằn thâu góp bỗng dưng tuột khỏi những ngón tay lạnh cứng để bị phân chia tứ tán cho người khác, trong khi ông ta phải một mình đứng trước Ðức Chúa Trời với hai bàn tay trắng, không có gì biện bạch cho cuộc đời đã sống trên trần gian.
Hơn bất cứ ai, Cơ-đốc nhân phải ý thức rằng chúng ta vào đời với hai bàn tay không và cũng sẽ lìa đời với hai bàn tay trắng. Trong suốt hành trình chúng ta không thể sở hữu điều gì- đất ruộng hoặc con người. Chỉ duy Ðức Chúa Trời là Ðấng sở hữu tất cả và chúng ta là những người quản lý tài sản của Ngài trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời trên đất. Tất cả những gì chúng ta thấy mình có thật ra chỉ là những món Ðức Chúa Trời cho mượn. Khi không thấy chân lý muôn đời quan trọng này chúng ta sẽ trở thành những kẻ ham hố, tham lam.
Khi chúng ta giựt lấy một điều gì hay một người nào và bảo rằng “Cái này của tôi,” khi chúng ta nhìn vật gì của ai với con mắt ghen tuông rồi toan tính sang đoạt bằng cách này hay hay cách khác, chúng ta quên rằng dù điều thâu đoạt có là gì đi nữa, chúng ta cũng không thể đem theo khi phải tường trình trước tòa phán xét.
Ðiều này không có nghĩa của cải trần gian tự nó là xấu. Kinh Thánh không hề dạy như vậy nhưng khẳng định rằng Ðức Chúa Trời muốn chúng ta tận dụng mọi tài nghệ, khả năng, và mọi cơ hội cuộc sống đem lại. Tuy nhiên cần nhớ rằng có những cách thủ đắc tiền tài đúng và những cách sai; có những cách thâu đoạt quyền lực đúng và cũng có những phương cách sai lầm. Nhiều Cơ Ðốc Nhân hiểu lầm điều này nên đã rơi vào một tình trạng tội lỗi vô cùng nguy hại khi kiêu hãnh về sự nghèo khổ đến mức đau thương, đứng đó trong tình trạng vô vọng bảo rằng “ý Chúa được nên”, trong khi con cái nheo nhóc, thiếu thốn không ai chăm sóc. Thánh Phao-lô nói, “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa.”
Chúa Giê-xu kể một trong những thí dụ đặc sắc hơn cả minh giải điểm này khi Ngài kể lại câu chuyện về một ông nhà giàu giao cho các tôi tớ mỗi người một số tiền để đầu tư sinh lợi trong khi ông đi xa. Trở về, ông thấy có những đầy tớ đã đầu tư rất khôn ngoan, gia tăng gấp bội số vốn ông đã giao. Chủ khen ngợi họ biết phán đoán và khéo quản lý. Trong khi đó, tên đầy tớ hèn nhát, không biết làm gì với số tiền được giao, ngoài việc đem chôn giấu, đã bị chủ lên án nặng nề.
Hãy cố gắng kiếm tiền càng nhiều càng tốt bằng phương cách phù hợp với luật pháp Ðức Chúa Trời và sử dụng tiền bạc để thực hiện mạng lịnh của Ngài. Dâng một phần mười cho Chúa, dâng hoa quả đầu mùa, “Hãy lấy tài vật và hoa lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Chúa Hằng Hữu” (Châm Ngôn 3:9). Hãy dâng hiến trung tín vì Kinh Thánh dạy rằng đó là việc tốt và phải lẽ. Sau khi đã dâng một phần mười, tìn hữu cũng cần có những của dâng lạc hiến khác. Khi nào có bất cứ một nghi ngại nào về các giá trị của vật chất, bạn hãy lấy Kinh Thánh ra đọc xem Chúa dạy gì về tiền bạc, về việc kiếm tiền, về việc sử dụng cũng như phân chia tài sản. Bạn chỉ cần tự hỏi, “Chúa Giê-xu sẽ hành xử như thế nào trong tình huống này?” và qua đó, chỉ qua đó bạn sẽ được hướng dẫn.
Có một thời gian, trong số những bạn thân của tôi là một kỹ nghệ gia rất giàu có. Một ngày kia chúng tôi đi ăn trưa với nhau, người bạn này bình thản bảo rằng ông vừa bán được một sản phẩm và gia đình ông đã thâu được đến 13 triệu đô la trong lần làm ăn này. Nhưng rồi ông bất ngờ đổi đề tài, nói lên mối quan tâm sâu sắc nhất, ông bảo, “Ðể tôi nói cho ông nghe tôi đã khám phá được gì trong lời Chúa sáng nay!” Người bạn kỹ nghệ gia giàu có này đã có thứ tự ưu tiên đúng.
Quan Ðiểm Cơ Ðốc Về Những Người Chịu Khổ
Thứ tám: Cơ-đốc nhân là người quan tâm đến những nỗi khổ đau của đồng loại xung quanh. Những khu nhà ổ chuột trên đất nước bạn sẽ làm lòng bạn nặng trĩu. Cảnh nghèo đói và khổ đau của hàng ngàn người gần nơi bạn ở sẽ trở thành mối quan tâm của bạn. Bạn sẽ cộng tác với các tổ chức và hội đoàn để giúp giảm bớt những nỗi đau khổ của con người quanh bạn. Nhiều người đổ quá nhiều thì giờ cho các chương trình vĩ đại, xa vời mà không đóng góp gì cho việc cứu khổ trong tầm tay. Ai là người lân cận chúng ta? Bất cứ người nào gần chúng ta nhất, có thể là vợ, là chồng, là con cái, hay những người hàng xóm, trong thành phố, rồi trong đất nước chúng ta.
Kinh Thánh bảo rằng giới bình dân vui lòng nghe Chúa Giê-xu. Chúa đi đến đâu Ngài chữa lành người đau đến đó. Ngài an ủi người buồn thảm, khích lệ họ một cách thực tiễn. Nhiều năm trước, một giám mục người Anh nói với tôi rằng ông không biết có một tổ chức xã hội nào ở nước Anh (kể cả hội bảo vệ súc vật) lại không khởi sự từ một cuộc thức tỉnh đối với tin mừng. Cơ-đốc nhân quan tâm và giúp đỡ việc xây dựng và phát triển nhà thương, cô nhi viện, nhà dưỡng lão và các cơ sở từ thiện khác nhắm vào nỗ lực giúp đỡ những thành phần thiếu may mắn trong xã hội. Cơ-đốc nhân mong muốn góp phần trong việc chia xẻ sự giàu có lớn lao của đất nước này với những người thiếu thốn trong các miền khác trên thế giới. Cơ-đốc nhân sẽ là người hỗ trợ những tổ chức xã hội quốc gia hay quốc tế có tiếng tốt trong việc giúp đỡ những người kém may mắn trên thế giới. Tuy nhiên có một điểm chúng ta cần thận trọng đó là khi dâng tặng tiền bạc của Chúa cho một tổ chức từ thiện nào, chúng ta cần kiểm soát xem nó được chi tiêu ra sao. Có nhiều tổ chức làm việc đầy tinh thần trách nhiệm đáng cho chúng ta hỗ trợ và cầu nguyện, nhưng cũng có những tổ chức khác chúng ta không nên đóng góp.
Không một chỗ nào trong Kinh Thánh dạy chúng ta trốn đời mà trái lại, chúng ta cần tham gia, cùng với những người có thiện chí tích cực hoạt động cho mục đích nâng đỡ những người kém may mắn. Ðức Chúa Trời cần ó những công tác viên xã hội, lính gác tù, cảnh sát, bác sĩ, trợ tá bệnh viện, y tá, những người làm công tác từ thiện và nhiều thành phần khác có thể giúp giảm bớt những đau khổ của con người.
Khẩu hiệu của Hội Rotary là “Ðể sự phục vụ lên trên bản thân.” Khẩu hiệu của Hội Kiwanis là “Chúng tôi xây dựng”. Khẩu hiệu của Hội Lions là “Tự do, sáng suốt và an ninh quốc gia”. Tất cả những ý tưởng này bắt nguồn từ Cơ-đốc giáo. Nhiều tôn giáo ngoại bang chưa từng có một hội đoàn chủ trương phục vụ như những hội đoàn trên. Tất cả những hội đoàn này thật sự là những phó sản của Cơ-đốc giáo cho dù một số hội viên không phải là Cơ-đốc nhân. Mùi thơm của Chúa Cứu Thế là mùi thơm của những tổ chức xã hội này.
Tình Yêu Thuơng Anh Em
Thứ chín: Cơ-đốc nhân có một bổn phận đặc biệt đối với các anh em tín hữu khác. Họ thuộc một tầng lớp đặc biệt và chúng ta phải dành một tình yêu siêu đẳng cho họ, “Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình. Còn ai chẳng yêu thì ở trong sự chết” (IGiăng 3:14).
Chúng ta phải yêu kẻ thù, yêu cả những người bách hại chúng ta, “những người lấy mọi điều dữ nói vu cho chúng ta” (Ma-thi-ơ 5:11). Nhưng tình yêu thương lớn nhất trong tình thương nhân loại là tình thương dành cho các tín hữu khác. Chúa Giê-xu dạy rằng, “Ðiều răn của ta là các ngươi hãy yêu nhau như ta đã yêu các ngươi” (Giăng 15:12). Chúng ta cũng được dạy phải phục vụ lẫn nhau, “Hỡi anh em, hãy vì tình thương làm đầy tớ lẫn nhau.”
Lạy Chúa xin giúp con sống từng ngày
Quên mình
Ðến nỗi ngay cả khi quì gối cầu nguyện,
Con cũng chỉ cầu thay cho người khác.
Xin giúp con trong mọi công việc,
Con làm ngay thật, chân thành
Biết rằng mọi việc con làm cho Chúa
Ðều phải là làm cho tha nhân.
Tha nhân, Lạy Chúa, phải, tha nhân,
Xin hãy lầy điều này làm khẩu hiệu,
Xin để con sống cho người khác
Ðể con có thể sống như Ngài.
C.D. Meigs
Với tư cách là Cơ-đốc nhân, Kinh Thánh dạy rằng đối với nhau chúng ta có bổn phận phải nêu gương tốt. Thánh Phao-lô bảo rằng, “phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (ITi-mô-thê 4:12). Ðây không phải là gợi ý của Phao-lô, nhưng là một mệnh lệnh; không phải một đề nghị mà là một bổn phận. Chúng ta phải là những Cơ-đốc nhân gương mẫu.
Kinh Thánh cũng dạy chúng ta phải tha thứ cho nhau, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Ðấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32). Chúa Giê-xu dạy rằng “nếu không tha thứ cho người ta thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ cho các ngươi” Chúa cũng dạy, “Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi” (Mác 11:25).
Chúng ta cũng được dạy rằng Cơ-đốc nhân không được đoán xét lẫn nhau nhưng phải quyết định không bao giờ để đá vấp chân hay một trở ngại nào trên lối đi của anh em mình.
Kinh Thánh dạy chúng ta phải tùng phục nhau, chúng ta phải mặc lấy sự khiêm nhường khi đối xử với nhau. Chúng ta phải tôn trọng, quí mến nhau, phải đặt người khác lên trước và chúng ta sau cùng.
Sau khi bị tai biến mạch máu não, trong sáu năm cuối đời, nhạc mẫu tôi phải ngồi trên xe lăn, nhạc gia tôi là bác sĩ L. Nelson Bell, một nhà chơi thể thao, bác sĩ, nhà truyền giáo và nhà văn (trong năm cuối đời, ông còn là người điều hành hội thánh Giám Lý Miền nam trước khi liên kết), đã tận tụy săn sóc bà với tất cả tâm tình thương mến. Một ngày kia ông bảo nhà tôi, “Con biết không, đây là những ngày hạnh phúc nhất của bố mẹ! Săn sóc mẹ con là một đặc ân lớn nhất trong đời ba.” Những ai thấy lúc ông săn sóc cho bà, biết những điều ông nói là chân thật.
Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải mang gánh nặng cho nhau. Có những gánh nặng mỗi người phải tự mang lấy, không ai mang thay cho ai được. Nếu xao nhãng, gánh nặng cá nhân kia sẽ mãi còn đó. Tuy nhiên, có những gánh nặng khác bạn bè có thể giúp như những lúc buồn đau, tai họa, thử thách, cô đơn, những gánh nặng gia đình, những khó khăn thuộc linh, con cái mắc vòng nghiện ngập ma túy hay lao lý hay mất tích. Nhưng chúng ta không nên lo lắng về gánh nặng, chúng ta phải gom hết và chất lên vai Ðức Chúa Trời, hướng về Chúa xin Ngài ban quyền năng, nâng đỡ và bổ sức cho chúng ta. Tuy nhiên bổn phận chúng ta là phải giúp đỡ anh em mình mang gánh nặng riêng.
Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải sống rộng rãi với nhau. Chúa dạy bổn phận Cơ-đốc nhân là săn sóc cô nhi quả phụ và giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng Cơ Ðốc. Kinh Thánh dạy chúng ta phải đóng góp cho các nhu cầu của các tôi tớ Chúa... tiếp đãi khách lạ... rửa chân các thánh đồ, cứu giúp những người khốn khổ... Chúa Giê-xu cũng dạy “Hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy”... và “ban cho có phước hơn nhận lãnh.” Tất cả những điều này là các bổn phận xã hội của tín hữu với nhau.
Ân Sủng Thể Hiện Trong Hành Ðộng
Ðiểm cuối cùng, Cơ-đốc nhân phải là những người thể hiện lòng nhân hậu, và đây là một trong những mỹ đức quan trọng và lớn nhất của người tin Chúa. Chính sức mạnh niềm tin của chúng ta đôi khi khiến chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng mình đúng và tất cả những người khác sai. Ðây là điều tốt nếu những tín niệm của chúng ta dựa trên những mạng lịnh minh thị của Chúa “Ngươi phải” hoặc “Ngươi chớ” thay vì dựa trên ý kiến riêng của chúng ta. Nhiều phe nhóm khác nhau, thường khi chống đối nhau trong hội thánh đều nhấn mạnh khuynh hướng ghê sợ của con người là qui tụ lại thành từng nhóm riêng, xây dựng trên những tín niệm sâu sắc về những vấn đề vụn vặt mà mỗi nhóm tin rằng chỉ một mình họ có lời giải đáp. Cố tiến sĩ Harry Ironside từng nói: “Chúng ta phải cẩn thận đừng nhầm thành kiến với tín niệm.”
Tất nhiên chúng ta phải ghê tởm sự gian ác, những việc xấu xa, sai trái, nhưng thái độ không dung nạp tội lỗi thường biến thành thái độ không chấp nhận tội nhân. Chúa Giê-xu ghét tội lỗi, nhưng thương yêu tội nhân. Tôi thấy vừa sửng sốt, vừa khôi hài khi nghe một người có một nền tảng tôn giáo khá căn bản tuyên bố trong một chương trình truyền hình rằng “bạn không hề thấy Chúa Giê-xu gần gũi những người có tư cách đáng ngờ hay những người có quan niệm và thái độ không phù hợp với những điều Chúa Giê-xu biết là cao quí, đúng đắn.”
Người nói như thế cần phải biết rằng Chúa Giê-xu không ngại tiếp xúc với bất cứ ai! Một trong những điều các thấy thông giáo và phe Pha-ri-si chỉ trích Chúa Giê-xu là thái độ sẵn sàng giúp đỡ cũng như trò chuyện, trao đổi ý kiến với mọi người, dù đó là thành phần thâu thuế, trộm cắp, các giáo sư, gái buôn hương, kẻ giàu hay người nghèo! Ngay cả các môn đệ cũng trách Chúa đã tiếp xúc với những người bất xứng ở nơi công cộng, nhưng tất cả những điều này không làm giảm bớt lòng thương cảm của Chúa đối với những thành phần bần cùng, đui mù, bẩn chật trong xã hội.
Chúa Giê-xu có một tinh thần cởi mở, bao quát hơn hết thế giới từng chứng kiến. Ngài có một tín niệm vô cùng mạnh mẽ trong lòng rằng Ngài có thể hòa nhập với mọi hạng người mà không sợ bị ô nhiễm. Chính sự sợ hãi làm cho chúng ta không muốn nghe quan điểm của người khác, ngại rằng quan điểm của chúng ta bị phê phán. Chúa Giê-xu không hề có nỗi lo sợ đó, không hề có những quan niệm hẹp hòi, không cần gì phải giữ kẽ hay thủ thế để tự bảo vệ. Chúa biết rõ khác biệt giữa lòng bao dung với tinh thần thoả hiệp và đây chính là những điều chúng ta cần học nơi Ngài. Chúa đã nêu cho chúng ta một gương mẫu trong sáng, vĩ đại, hơn hết về chân lý kết hợp vơí tình thương và khi từ giã Ngài phán rằng, “Hãy đi, làm theo như vậy” (Lu-ca 10:37).
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những bổn phận xã hội của Cơ-đốc nhân. Cơ-đốc nhân không thể ẩn dật trong cuộc sống cô độc nhưng anh là một thành viên trong xã hội. Vì thế, những lời dạy của Chúa Giê-xu thường có liên quan đến thái độ của chúng ta đối với đồng bào, đồng loại.
Bạn cần học Kinh Thánh, đọc và sống theo lời dạy của Kinh Thánh. Chỉ lúc đó bạn mới có thể bày tỏ về quyền năng biến đổi của Chúa Cứu Thế đang ngự trị trong lòng mình cho một thế giới đầy bối rối.
Thứ hai: Cơ-đốc nhân phải “ân cần tiếp khách” (I Ti-mô-thê 3:2). Kinh Thánh dạy rằng nhà chúng ta phải là nơi tiếp đãi khách và những người ra vào nhà chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Cứu Thế. Những gia đình Cơ-đốc hạnh phúc nhất tôi biết là những gia đình hiếu khách, là nơi xóm giềng thấy thoải mái, tự nhiên, nơi thanh niên được tiếp đãi, người lớn tuổi được kính trọng, và trẻ thơ được yêu mến. Điều đó có nghĩa là những gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đều được chia xẻ cho người khác và làm như vậy, Đức Chúa Trời sẽ ban phước tràn trề trên gia đình chúng ta.
Một Quan Điểm Đúng Đắn Về Tình Dục
Thứ ba: Chúng ta phải có quan điểm Cơ-đốc đối với tính dục. Không một chỗ nào trong Kinh Thánh dạy rằng tính dục tự nó là tội lỗi, dù nhiều nhà giải kinh đã cố gắng tô vẽ như thế. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng lạm dụng tính dục mới là tội lỗi. Quan hệ tính dục, là hành vi qua đó mọi đời sống trên thế giới được tạo thành, phải là một kinh nghiệm lạ lùng, đầy ý nghĩa và thỏa nguyện đối với con người.
Tuy nhiên, con người với bản chất gian ác, tự hủy hoại, đã đem một sinh hoạt vinh hiển và toàn vẹn nhất nguyên thủy dành thể hiện tình yêu giữa hai người thành một điều thấp thỏi, tầm thường, nhớp nhúa. Tình dục nếu loại bỏ tất cả mọi cam kết, mọi yêu thương, tương kính và ước vọng sâu xa chân thành muốn đem vui sướng, thỏa nguyện cho người kia, sẽ chỉ còn là một hành động của thú vật, và đây là điều Kinh Thánh cảnh cáo bằng những lời khẳng định!
Một điều rất hay đó là Kinh Thánh là một trong những cuốn sách nói thẳng hơn hết về đề tài tính dục. Kinh Thánh không cố ý mặc cho tính dục những khía cạnh đúng hoặc sai. Thái độ quỉ quyệt, úp mở, hổ thẹn, “làm bộ như tính dục không hiện hữu” hoàn toàn là thái độ do con người tạo ra.
Để tránh biện pháp khó hiểu “tảng lờ không bàn đến tính dục,”nền văn minh của chúng ta ngày nay đã dùng phương cách nhấn mạnh khía cạnh máy móc của quan hệ tính dục, mà đề cập rất ít đến môi trường thiêng liêng là nơi phát sinh cách diễn đạt tình yêu nồng thắm, chan hòa của con người.
Các phiên tòa xử ly hôn của chúng ta là bằng chứng bi thảm về sự bất năng của con người trong cố gắng đạt mối tương giao tươi đẹp, lâu bền mà không cần có nền tảng vững chắc là những giá trị thuộc linh.
Tính dục là một phần của đời sống mà chúng ta dù muốn cũng không thể bãi bỏ, vì không có tính dục tất cả sự sống sẽ chấm dứt. Quan hệ tính dục, qua đó mọi sự sống trên địa cầu được duy trì, phải là kinh nghiệm kỳ thú đầy ý nghĩa của con người. Sử dụng đúng quan hệ tính dục sẽ đem vui thỏa cho gia đình. Sử dụng sai, nó sẽ biến gia đình thành địa ngục. Tính dục được sử dụng một cách khôn ngoan sẽ trở thành đầy tớ giỏi. Sử dụng sai lầm, nó sẽ thành một ông chủ tàn ác.
Cơ-đốc nhân sẽ có một cảm giác buồn giận, một cảm giác vi phạm khi thấy tính dục được phơi bầy sỗ sàng trên các hàng tít lớn trong báo chí, được lợi dụng đưa vào quảng cáo và được dùng như một thứ mồi rẻ tiền bên ngoài các rạp hát. Cơ-đốc nhân cảm thấy xấu hổ cho đồng loại của mình khi thấy họ quá ngu dại, thô thiển, tục tằn khi làm dơ nhớp, làm méo mó một hành vi được phú ban cho mọi loài sống.
Một Quan Điểm Cơ-đốc Về Hôn Nhân
Thứ tư: điều tự nhiên là những ai chấp nhận quan điểm Cơ-đốc về tính dục cũng sẽ chấp nhận quan điểm Cơ-đốc về hôn nhân. Trước khi bạn bước vào hôn nhân hãy xem xét những mối liên hệ thuộc linh làm cho cuộc hôn nhân trên đất được kết chặt trên thiên đàng. Dần hồi trong tiến trình trưởng thành, chúng ta học biết yêu thương, trước hết là cha mẹ, bạn bè và sau này là một người chia xẻ cuộc đời với chúng ta. Chúng ta đã biết tiến trình này khó khăn như thế nào, vì điều đến với một tội nhân chưa tái sinh một cách tự nhiên chính là dục vọng chứ không phải tình yêu chân thật.
Nhiều người đã ôm nỗi bất hạnh kinh khủng khi chọn bạn đời giữa lúc đang lăn lộn trong những lao nhọc của trần gian, của xác thịt và ma quỉ, trong khi đối tượng họ chọn lại cũng ở trong tình trạng tương tự. Cho nên đối với những cuộc hôn nhân kết hợp giữa hai linh hồn không có ý thức thuộc linh, là những người hầu như không thể có được tình yêu chân chính, lâu dài, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy quá nhiều trường hợp kết thúc ở những phiên tòa ly hôn.
Hôn nhân là một kết hợp thánh vì nó cho phép hai người giúp nhau thực hiện số phận thuộc linh tương lai. Đức Chúa Trời tuyên bố hôn nhân là tốt lành vì Ngài biềt người nam cần người giúp đỡ và người nữ cần người bảo vệ. Ngài muốn tất cả mọi người chồng và vợ không bao giờ được phép quên lãng mục tiêu nguyên thủy này của hôn nhân. Vai trò người vợ là yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ chồng trong mọi cách khả thi cũng như vai trò người chồng là yêu thương, bảo vệ và cấp dưỡng vợ, con để gia đình được hòa hợp, đầy ắp bình an của Đức Chúa Trời. Cả vợ lẫn chồng đều phải cùng tùng phục nhau, cùng yêu thương nhau.
Những người bước vào hôn nhân với hiểu biết thật rõ ràng mục đích và những qui luật của Đức Chúa Trời cho hôn nhân không bao giờ cần phải ra tòa ly hôn. Những cuộc hôn nhân nào thiếu những điều kiện lý tưởng này cần trước hết học biết Đức Chúa Trời mong đợi những gì nơi vợ, nơi chồng, cùng cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ và hướng dẫn trong việc thực hiện mạng lệnh của Ngài.
Phương Thức Cơ-đốc Cho Những Nan Ðề Quản Lý Lao Ðộng
Thứ năm: Chúng ta phải giữ thái độ Cơ-đốc trong các mối quan hệ quản lý lao động. Kinh Thánh dạy rằng, “Hễ làm việc gì hãy hết lòng mà làm như làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. hãy hầu việc Ðấng Christ tức là Chúa. Vì ai ăn ở bất nghĩa, sẽ lại chịu lấy sự bất nghĩa của mình: không tây vị ai hết” (Cô-lô-se 3:23-25).
Nếu nguyên tắc của Chúa Cứu Thế nắm ưu thắng trong các mối quan hệ quản lý lao động, chúng ta sẽ hiếm khi có đình công. Sẽ không có những cuộc tranh cãi, thương thảo lâu dài trong đó không bên nào chịu tương nhượng quyền lợi bên kia. Chủ sẽ đối xử rộng rãi, hào phóng với công nhân, trong khi công nhân sẽ tận tâm làm việc suốt ngày theo đúng khế ước, vì họ không làm chỉ vì lương hướng. Chúng ta có thể học điều này nơi thái độ của chủ và thợ Nhật Bản đối xử với nhau.
Kinh Thánh dạy rằng tất cả những việc làm chân thật đều đáng quí trọng và Cơ-đốc nhân phải là những công nhân trung tín, hữu hiệu, và sẵn lòng hơn hết. Cơ-đốc nhân phải là người đứng lên giữa cơ xưởng hoặc cửa hàng đòi hỏi công lý, đồng thời cũng phải là người không chịu cúi xuống nhận một điều lợi không chính đáng.
Cũng vậy, Cơ-đốc nhân làm chủ phải đối xử rộng rãi và tôn trọng công nhân, nêu gương cho giới chủ nhân. Một chủ nhân có những quan điểm Cơ-đốc chân thật không thể không quan tâm đến những biện pháp an toàn lao động, điều kiện làm việc tốt và phúc lợi của công nhân. Ông sẽ không coi công nhân như là “nhân lực” nhưng là những con người.
Cả chủ và thợ cần phải nhớ rằng những điều kiện được cải thiện hiện tại, cùng với những cảm thông chúng ta có ngày nay giữa hai giai tầng đã có khởi nguyên từ kết quả của một cuộc phục hưng tâm linh vĩ đại. Di sản về các nghiệp đoàn lao động đến từ hội thánh và từ những cuộc phục hưng mạnh mẽ thời Wesley ở thế kỷ 18. Tự do xã hội cho các tầng lớp lao động khởi sự có là khi một lãnh tụ Cơ-đốc Lord Shaftesbury, dù bị cả gia tộc chống đối dữ dội, vẫn suốt đời theo đuổi cuộc tranh đấu cho việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân - làm ít giờ hơn, lương cao hơn và được đối xử tử tế hơn.
Nếu không nhờ cuộc phục hưng tâm linh của thế kỷ 18, những thành quả lao động đã thâu đạt chắc hẳn chưa thể có hoặc đã phải đợi đến một thời điểm trễ hơn nhiều trong lịch sử của chúng ta. Khi một số các lãnh tụ lao động nói đến việc loại trừ tôn giáo ra ngoài vòng pháp luật, loại bỏ Ðức Chúa Trời, bất chấp Kinh Thánh, coi thường hội thánh... họ cần phải nhớ rằng rất nhiều điều họ có hôm nay là thành quả quyền năng tin mừng của Chúa Cứu Thế.
Một số các lãnh tụ lao động cũng như các nhà kỹ nghệ đã trở nên kênh kiệu, kiêu ngạo, giàu có, tự mãn, và say mê, đeo đuổi quyền lực. Tất cả những người này cần phải hạ mình xuống trước Ðức Chúa Trời, nhận thức nhu cầu của nhau, cố gắng áp dụng Luật Vàng (làm cho người điều mình muốn người ta làm cho mình) trong nghĩa thực tiễn hơn hết.
Quan Ðiểm Cơ-đốc Về Chủng Tộc
Thứ sáu: Cơ-đốc nhân nhìn vấn đề chủng tộc theo nhãn quan của Chúa Cứu Thế và nhận rằng hội thánh chỉ mới giải quyết được một phần nan đề lớn này. Chúng ta đã để cho giới thể thao, giải trí, chính trị, quân lực, giáo dục và kỹ nghệ qua mặt. Hội thánh đúng ra phải chủ động hơn trong vai trò lãnh đạo. Hội thánh đúng ra phải tự nguyện làm điều các tòa án liên bang Mỹ làm là áp lực và bắt buộc. Nhưng phân tích cho đến cùng, chỉ có thể có giải pháp chung cuộc, đích thực ở chân thập tự giá, là nơi tất cả chúng ta có thể gặp nhau trong tình huynh đệ. Càng đến gần Chúa Cứu Thế bao nhiêu thì những người thuộc nhiều chủng tộc có thể đến gần nhau bấy nhiêu.
Kinh Thánh dạy rằng trong Chúa Cứu Thế không còn phân biệt Do thái hay ngoại bang, nam hay nữ, Hy-lạp hay dã man, giàu hay nghèo. Kinh Thánh cho biết tất cả chúng ta là một trong Chúa Cứu Thế. Mặt đất tại chân thập tự giá rất bằng phẳng. Khi Chúa Cứu Thế mở mắt thuộc linh cho chúng ta, chúng ta sẽ không thấy màu da, giai cấp hay điều kiện, nhưng chỉ thấy những con người với cùng những khát khao, âu lo, thiếu thốn với những ước vọng cũng y như chúng ta. Chúng ta sẽ khởi sự nhìn người khác bằng nhãn quan của Chúa là Thầy chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành bạn hữu của những người đó, mời họ vào nhà.
Quan Ðiểm Cơ-đốc Về Chủ Nghĩa Duy Vật
Thứ bảy: Thái độ Cơ-đốc phải là thái độ ưu thắng trong lãnh vực kinh tế. Chúa Giê-xu dạy rằng sự sống con người không cốt tại của cải dư dật. Ðồng tiền la một tên nô lệ tốt nhưng là một ông chủ xấu. Của cải, tài sản là để sử dụng, để vui hưởng, để chia xẻ, để ban cho chứ không phải để tích lũy. Thánh Phao-lô bảo rằng lòng mê tham tiền bạc là gốc rễ mọi điều ác (I Ti-mô-thê 6:10). Của cải có chỗ riêng và quyền hạn của nó nhưng nó không được chiếm địa vị kiểm soát, chủ trị đời sống chúng ta. Lòng tham sẽ đặt tiền bạc lên trên cuộc sống. Nó xiềng xích và nô lệ hóa kẻ tôn thờ nó. Nó làm chai cứng tấm lòng, làm chết lịm mọi thôi thúc thanh cao và hủy diệt những phẩm tính linh hoạt của sự sống.
Chúng ta cần cảnh giác đối với lòng tham ở mọi mức độ và ở mọi hình thức! Tất cả mỗi chúng ta phải giữ mình khỏi tham dục qua tinh thần cảnh giác, qua sự cầu nguyện, tự chế và kỷ luật. Ðời sống không phải chỉ có tiền bạc, nhà cửa, đất ruộng, khả năng kiếm tiền và những thành đạt về phương diện tài chánh. Lòng tham lam không được phép biến con người thành nô lệ cho tiền của.
Khi có người xin Chúa Giê-xu giải quyết tranh chấp trong việc chia gia tài giữa hai anh em, Chúa từ chối bằng một lời cảnh cáo và dùng một ẩn dụ qua đó Chúa thường đưa ra những áp dụng thực tiễn trong cuộc sống trần gian từ những sứ điệp thiên đàng. Chúa kể câu chuyện về một điền chủ giàu có giữa lúc thịnh đạt lại nghĩ đến một tài sản vĩ đại hơn với một kế hoạch lâu dài đầy ắp những lạc thú vật chất và danh vọng cá nhân. Hiển nhiên ông ta là một người có tài năng, biết tiết kiệm, cần mẫn, khôn ngoan, thành thật và ngay thẳng trong mọi giao dịch, nhưng ông ta là nạn nhân của tham vọng và lòng ích kỷ, như bao nhiêu người khác.
Ông ta đo lường thành công của mình bằng những thửa ruộng thẳng cánh cò bay với những kho lẫm đầy lúa gạo và nuôi linh hồn mình bằng những cái hư không của loài người. Cuộc đời ông ta được tóm thâu trong tiền của và tập trung vào bản thân khi ông ta lập kế hoạch không hề nghĩ gì đến Ðức Chúa Trời hay những cái bất trắc trong đời sống.
Nhưng Ðức Chúa Trời là Ðấng đưa ra quyết định tối hậu cho nên chương trình lâu dài của ông điền chủ bỗng dưng đứt đoạn do cái chết bất ngờ. Tất cả tài sản ông ta nhọc nhằn thâu góp bỗng dưng tuột khỏi những ngón tay lạnh cứng để bị phân chia tứ tán cho người khác, trong khi ông ta phải một mình đứng trước Ðức Chúa Trời với hai bàn tay trắng, không có gì biện bạch cho cuộc đời đã sống trên trần gian.
Hơn bất cứ ai, Cơ-đốc nhân phải ý thức rằng chúng ta vào đời với hai bàn tay không và cũng sẽ lìa đời với hai bàn tay trắng. Trong suốt hành trình chúng ta không thể sở hữu điều gì- đất ruộng hoặc con người. Chỉ duy Ðức Chúa Trời là Ðấng sở hữu tất cả và chúng ta là những người quản lý tài sản của Ngài trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời trên đất. Tất cả những gì chúng ta thấy mình có thật ra chỉ là những món Ðức Chúa Trời cho mượn. Khi không thấy chân lý muôn đời quan trọng này chúng ta sẽ trở thành những kẻ ham hố, tham lam.
Khi chúng ta giựt lấy một điều gì hay một người nào và bảo rằng “Cái này của tôi,” khi chúng ta nhìn vật gì của ai với con mắt ghen tuông rồi toan tính sang đoạt bằng cách này hay hay cách khác, chúng ta quên rằng dù điều thâu đoạt có là gì đi nữa, chúng ta cũng không thể đem theo khi phải tường trình trước tòa phán xét.
Ðiều này không có nghĩa của cải trần gian tự nó là xấu. Kinh Thánh không hề dạy như vậy nhưng khẳng định rằng Ðức Chúa Trời muốn chúng ta tận dụng mọi tài nghệ, khả năng, và mọi cơ hội cuộc sống đem lại. Tuy nhiên cần nhớ rằng có những cách thủ đắc tiền tài đúng và những cách sai; có những cách thâu đoạt quyền lực đúng và cũng có những phương cách sai lầm. Nhiều Cơ Ðốc Nhân hiểu lầm điều này nên đã rơi vào một tình trạng tội lỗi vô cùng nguy hại khi kiêu hãnh về sự nghèo khổ đến mức đau thương, đứng đó trong tình trạng vô vọng bảo rằng “ý Chúa được nên”, trong khi con cái nheo nhóc, thiếu thốn không ai chăm sóc. Thánh Phao-lô nói, “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa.”
Chúa Giê-xu kể một trong những thí dụ đặc sắc hơn cả minh giải điểm này khi Ngài kể lại câu chuyện về một ông nhà giàu giao cho các tôi tớ mỗi người một số tiền để đầu tư sinh lợi trong khi ông đi xa. Trở về, ông thấy có những đầy tớ đã đầu tư rất khôn ngoan, gia tăng gấp bội số vốn ông đã giao. Chủ khen ngợi họ biết phán đoán và khéo quản lý. Trong khi đó, tên đầy tớ hèn nhát, không biết làm gì với số tiền được giao, ngoài việc đem chôn giấu, đã bị chủ lên án nặng nề.
Hãy cố gắng kiếm tiền càng nhiều càng tốt bằng phương cách phù hợp với luật pháp Ðức Chúa Trời và sử dụng tiền bạc để thực hiện mạng lịnh của Ngài. Dâng một phần mười cho Chúa, dâng hoa quả đầu mùa, “Hãy lấy tài vật và hoa lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Chúa Hằng Hữu” (Châm Ngôn 3:9). Hãy dâng hiến trung tín vì Kinh Thánh dạy rằng đó là việc tốt và phải lẽ. Sau khi đã dâng một phần mười, tìn hữu cũng cần có những của dâng lạc hiến khác. Khi nào có bất cứ một nghi ngại nào về các giá trị của vật chất, bạn hãy lấy Kinh Thánh ra đọc xem Chúa dạy gì về tiền bạc, về việc kiếm tiền, về việc sử dụng cũng như phân chia tài sản. Bạn chỉ cần tự hỏi, “Chúa Giê-xu sẽ hành xử như thế nào trong tình huống này?” và qua đó, chỉ qua đó bạn sẽ được hướng dẫn.
Có một thời gian, trong số những bạn thân của tôi là một kỹ nghệ gia rất giàu có. Một ngày kia chúng tôi đi ăn trưa với nhau, người bạn này bình thản bảo rằng ông vừa bán được một sản phẩm và gia đình ông đã thâu được đến 13 triệu đô la trong lần làm ăn này. Nhưng rồi ông bất ngờ đổi đề tài, nói lên mối quan tâm sâu sắc nhất, ông bảo, “Ðể tôi nói cho ông nghe tôi đã khám phá được gì trong lời Chúa sáng nay!” Người bạn kỹ nghệ gia giàu có này đã có thứ tự ưu tiên đúng.
Quan Ðiểm Cơ Ðốc Về Những Người Chịu Khổ
Thứ tám: Cơ-đốc nhân là người quan tâm đến những nỗi khổ đau của đồng loại xung quanh. Những khu nhà ổ chuột trên đất nước bạn sẽ làm lòng bạn nặng trĩu. Cảnh nghèo đói và khổ đau của hàng ngàn người gần nơi bạn ở sẽ trở thành mối quan tâm của bạn. Bạn sẽ cộng tác với các tổ chức và hội đoàn để giúp giảm bớt những nỗi đau khổ của con người quanh bạn. Nhiều người đổ quá nhiều thì giờ cho các chương trình vĩ đại, xa vời mà không đóng góp gì cho việc cứu khổ trong tầm tay. Ai là người lân cận chúng ta? Bất cứ người nào gần chúng ta nhất, có thể là vợ, là chồng, là con cái, hay những người hàng xóm, trong thành phố, rồi trong đất nước chúng ta.
Kinh Thánh bảo rằng giới bình dân vui lòng nghe Chúa Giê-xu. Chúa đi đến đâu Ngài chữa lành người đau đến đó. Ngài an ủi người buồn thảm, khích lệ họ một cách thực tiễn. Nhiều năm trước, một giám mục người Anh nói với tôi rằng ông không biết có một tổ chức xã hội nào ở nước Anh (kể cả hội bảo vệ súc vật) lại không khởi sự từ một cuộc thức tỉnh đối với tin mừng. Cơ-đốc nhân quan tâm và giúp đỡ việc xây dựng và phát triển nhà thương, cô nhi viện, nhà dưỡng lão và các cơ sở từ thiện khác nhắm vào nỗ lực giúp đỡ những thành phần thiếu may mắn trong xã hội. Cơ-đốc nhân mong muốn góp phần trong việc chia xẻ sự giàu có lớn lao của đất nước này với những người thiếu thốn trong các miền khác trên thế giới. Cơ-đốc nhân sẽ là người hỗ trợ những tổ chức xã hội quốc gia hay quốc tế có tiếng tốt trong việc giúp đỡ những người kém may mắn trên thế giới. Tuy nhiên có một điểm chúng ta cần thận trọng đó là khi dâng tặng tiền bạc của Chúa cho một tổ chức từ thiện nào, chúng ta cần kiểm soát xem nó được chi tiêu ra sao. Có nhiều tổ chức làm việc đầy tinh thần trách nhiệm đáng cho chúng ta hỗ trợ và cầu nguyện, nhưng cũng có những tổ chức khác chúng ta không nên đóng góp.
Không một chỗ nào trong Kinh Thánh dạy chúng ta trốn đời mà trái lại, chúng ta cần tham gia, cùng với những người có thiện chí tích cực hoạt động cho mục đích nâng đỡ những người kém may mắn. Ðức Chúa Trời cần ó những công tác viên xã hội, lính gác tù, cảnh sát, bác sĩ, trợ tá bệnh viện, y tá, những người làm công tác từ thiện và nhiều thành phần khác có thể giúp giảm bớt những đau khổ của con người.
Khẩu hiệu của Hội Rotary là “Ðể sự phục vụ lên trên bản thân.” Khẩu hiệu của Hội Kiwanis là “Chúng tôi xây dựng”. Khẩu hiệu của Hội Lions là “Tự do, sáng suốt và an ninh quốc gia”. Tất cả những ý tưởng này bắt nguồn từ Cơ-đốc giáo. Nhiều tôn giáo ngoại bang chưa từng có một hội đoàn chủ trương phục vụ như những hội đoàn trên. Tất cả những hội đoàn này thật sự là những phó sản của Cơ-đốc giáo cho dù một số hội viên không phải là Cơ-đốc nhân. Mùi thơm của Chúa Cứu Thế là mùi thơm của những tổ chức xã hội này.
Tình Yêu Thuơng Anh Em
Thứ chín: Cơ-đốc nhân có một bổn phận đặc biệt đối với các anh em tín hữu khác. Họ thuộc một tầng lớp đặc biệt và chúng ta phải dành một tình yêu siêu đẳng cho họ, “Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình. Còn ai chẳng yêu thì ở trong sự chết” (IGiăng 3:14).
Chúng ta phải yêu kẻ thù, yêu cả những người bách hại chúng ta, “những người lấy mọi điều dữ nói vu cho chúng ta” (Ma-thi-ơ 5:11). Nhưng tình yêu thương lớn nhất trong tình thương nhân loại là tình thương dành cho các tín hữu khác. Chúa Giê-xu dạy rằng, “Ðiều răn của ta là các ngươi hãy yêu nhau như ta đã yêu các ngươi” (Giăng 15:12). Chúng ta cũng được dạy phải phục vụ lẫn nhau, “Hỡi anh em, hãy vì tình thương làm đầy tớ lẫn nhau.”
Lạy Chúa xin giúp con sống từng ngày
Quên mình
Ðến nỗi ngay cả khi quì gối cầu nguyện,
Con cũng chỉ cầu thay cho người khác.
Xin giúp con trong mọi công việc,
Con làm ngay thật, chân thành
Biết rằng mọi việc con làm cho Chúa
Ðều phải là làm cho tha nhân.
Tha nhân, Lạy Chúa, phải, tha nhân,
Xin hãy lầy điều này làm khẩu hiệu,
Xin để con sống cho người khác
Ðể con có thể sống như Ngài.
C.D. Meigs
Với tư cách là Cơ-đốc nhân, Kinh Thánh dạy rằng đối với nhau chúng ta có bổn phận phải nêu gương tốt. Thánh Phao-lô bảo rằng, “phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (ITi-mô-thê 4:12). Ðây không phải là gợi ý của Phao-lô, nhưng là một mệnh lệnh; không phải một đề nghị mà là một bổn phận. Chúng ta phải là những Cơ-đốc nhân gương mẫu.
Kinh Thánh cũng dạy chúng ta phải tha thứ cho nhau, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Ðấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32). Chúa Giê-xu dạy rằng “nếu không tha thứ cho người ta thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ cho các ngươi” Chúa cũng dạy, “Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi” (Mác 11:25).
Chúng ta cũng được dạy rằng Cơ-đốc nhân không được đoán xét lẫn nhau nhưng phải quyết định không bao giờ để đá vấp chân hay một trở ngại nào trên lối đi của anh em mình.
Kinh Thánh dạy chúng ta phải tùng phục nhau, chúng ta phải mặc lấy sự khiêm nhường khi đối xử với nhau. Chúng ta phải tôn trọng, quí mến nhau, phải đặt người khác lên trước và chúng ta sau cùng.
Sau khi bị tai biến mạch máu não, trong sáu năm cuối đời, nhạc mẫu tôi phải ngồi trên xe lăn, nhạc gia tôi là bác sĩ L. Nelson Bell, một nhà chơi thể thao, bác sĩ, nhà truyền giáo và nhà văn (trong năm cuối đời, ông còn là người điều hành hội thánh Giám Lý Miền nam trước khi liên kết), đã tận tụy săn sóc bà với tất cả tâm tình thương mến. Một ngày kia ông bảo nhà tôi, “Con biết không, đây là những ngày hạnh phúc nhất của bố mẹ! Săn sóc mẹ con là một đặc ân lớn nhất trong đời ba.” Những ai thấy lúc ông săn sóc cho bà, biết những điều ông nói là chân thật.
Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải mang gánh nặng cho nhau. Có những gánh nặng mỗi người phải tự mang lấy, không ai mang thay cho ai được. Nếu xao nhãng, gánh nặng cá nhân kia sẽ mãi còn đó. Tuy nhiên, có những gánh nặng khác bạn bè có thể giúp như những lúc buồn đau, tai họa, thử thách, cô đơn, những gánh nặng gia đình, những khó khăn thuộc linh, con cái mắc vòng nghiện ngập ma túy hay lao lý hay mất tích. Nhưng chúng ta không nên lo lắng về gánh nặng, chúng ta phải gom hết và chất lên vai Ðức Chúa Trời, hướng về Chúa xin Ngài ban quyền năng, nâng đỡ và bổ sức cho chúng ta. Tuy nhiên bổn phận chúng ta là phải giúp đỡ anh em mình mang gánh nặng riêng.
Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải sống rộng rãi với nhau. Chúa dạy bổn phận Cơ-đốc nhân là săn sóc cô nhi quả phụ và giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng Cơ Ðốc. Kinh Thánh dạy chúng ta phải đóng góp cho các nhu cầu của các tôi tớ Chúa... tiếp đãi khách lạ... rửa chân các thánh đồ, cứu giúp những người khốn khổ... Chúa Giê-xu cũng dạy “Hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy”... và “ban cho có phước hơn nhận lãnh.” Tất cả những điều này là các bổn phận xã hội của tín hữu với nhau.
Ân Sủng Thể Hiện Trong Hành Ðộng
Ðiểm cuối cùng, Cơ-đốc nhân phải là những người thể hiện lòng nhân hậu, và đây là một trong những mỹ đức quan trọng và lớn nhất của người tin Chúa. Chính sức mạnh niềm tin của chúng ta đôi khi khiến chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng mình đúng và tất cả những người khác sai. Ðây là điều tốt nếu những tín niệm của chúng ta dựa trên những mạng lịnh minh thị của Chúa “Ngươi phải” hoặc “Ngươi chớ” thay vì dựa trên ý kiến riêng của chúng ta. Nhiều phe nhóm khác nhau, thường khi chống đối nhau trong hội thánh đều nhấn mạnh khuynh hướng ghê sợ của con người là qui tụ lại thành từng nhóm riêng, xây dựng trên những tín niệm sâu sắc về những vấn đề vụn vặt mà mỗi nhóm tin rằng chỉ một mình họ có lời giải đáp. Cố tiến sĩ Harry Ironside từng nói: “Chúng ta phải cẩn thận đừng nhầm thành kiến với tín niệm.”
Tất nhiên chúng ta phải ghê tởm sự gian ác, những việc xấu xa, sai trái, nhưng thái độ không dung nạp tội lỗi thường biến thành thái độ không chấp nhận tội nhân. Chúa Giê-xu ghét tội lỗi, nhưng thương yêu tội nhân. Tôi thấy vừa sửng sốt, vừa khôi hài khi nghe một người có một nền tảng tôn giáo khá căn bản tuyên bố trong một chương trình truyền hình rằng “bạn không hề thấy Chúa Giê-xu gần gũi những người có tư cách đáng ngờ hay những người có quan niệm và thái độ không phù hợp với những điều Chúa Giê-xu biết là cao quí, đúng đắn.”
Người nói như thế cần phải biết rằng Chúa Giê-xu không ngại tiếp xúc với bất cứ ai! Một trong những điều các thấy thông giáo và phe Pha-ri-si chỉ trích Chúa Giê-xu là thái độ sẵn sàng giúp đỡ cũng như trò chuyện, trao đổi ý kiến với mọi người, dù đó là thành phần thâu thuế, trộm cắp, các giáo sư, gái buôn hương, kẻ giàu hay người nghèo! Ngay cả các môn đệ cũng trách Chúa đã tiếp xúc với những người bất xứng ở nơi công cộng, nhưng tất cả những điều này không làm giảm bớt lòng thương cảm của Chúa đối với những thành phần bần cùng, đui mù, bẩn chật trong xã hội.
Chúa Giê-xu có một tinh thần cởi mở, bao quát hơn hết thế giới từng chứng kiến. Ngài có một tín niệm vô cùng mạnh mẽ trong lòng rằng Ngài có thể hòa nhập với mọi hạng người mà không sợ bị ô nhiễm. Chính sự sợ hãi làm cho chúng ta không muốn nghe quan điểm của người khác, ngại rằng quan điểm của chúng ta bị phê phán. Chúa Giê-xu không hề có nỗi lo sợ đó, không hề có những quan niệm hẹp hòi, không cần gì phải giữ kẽ hay thủ thế để tự bảo vệ. Chúa biết rõ khác biệt giữa lòng bao dung với tinh thần thoả hiệp và đây chính là những điều chúng ta cần học nơi Ngài. Chúa đã nêu cho chúng ta một gương mẫu trong sáng, vĩ đại, hơn hết về chân lý kết hợp vơí tình thương và khi từ giã Ngài phán rằng, “Hãy đi, làm theo như vậy” (Lu-ca 10:37).
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những bổn phận xã hội của Cơ-đốc nhân. Cơ-đốc nhân không thể ẩn dật trong cuộc sống cô độc nhưng anh là một thành viên trong xã hội. Vì thế, những lời dạy của Chúa Giê-xu thường có liên quan đến thái độ của chúng ta đối với đồng bào, đồng loại.
Bạn cần học Kinh Thánh, đọc và sống theo lời dạy của Kinh Thánh. Chỉ lúc đó bạn mới có thể bày tỏ về quyền năng biến đổi của Chúa Cứu Thế đang ngự trị trong lòng mình cho một thế giới đầy bối rối.